Như Lai là gì?

Một trong các cái tên của Phật là Như Lai (Tathagata). Chúng ta có nhiều tên cho Phật, chỉ để biểu thị các phẩm chất khác nhau của Phật tính. Một trong các tên được dùng nhiều nhất là Như Lai; bản thân Phật đã dùng nó. Ông ấy hiếm khi dùng từ tôi, ông ấy dùng Như Lai. Ông ấy sẽ nói, "Như Lai cư ngụ trong vườn nào đó, và thế rồi điều này xảy ra." "Như Lai đang trên đường, đi vào thành phố nào đó, thế rồi điều này xảy ra." Ông ấy sẽ dùng từ 'Như Lai' thường xuyên hơn là ông ấy dùng từ tôi. 
Câu hỏi là: Như Lai (Tathagata) là gì? 

Về từ ngữ nó có nghĩa là ‘người tới như gió và đi như gió’, 'thoắt tới, thoắt đi'. Đó là nghĩa từ nguyên của từ Như Lai: chỉ là làn gió thoảng chợt đến. Nó đã không có đó một khoảnh khắc trước và thế rồi nó có đó, và thế rồi khoảnh khắc tiếp nó mất rồi. Và nó không để lại dấu vết nào đằng sau. Bạn không thể thấy được làn gió, bạn chỉ có thể cảm nó. Bạn không thể thấy được phật, bạn chỉ có thể cảm thấy ông ấy. Do đó những người tới nhìn phật sẽ đi với tay trống rỗng, bởi vì bất kì cái gì họ sẽ thấy đều không là Phật.
Thấy thân thể tôi không phải là thấy phật. Thân thể chỉ là ngôi nhà nơi Phật cư ngụ. Thấy nhà không phải là thấy người đang ngụ bên trong nó. Bạn không thể thấy được người đang cư ngụ trong ngôi nhà, bạn chỉ có thể cảm thấy người đó. Do đó những người tới với tâm trí suy nghĩ đều bỏ lỡ. Những người tới với trái tim cảm nhận lập tức cảm động, xúc động, được biến đổi.
Nó giống như gió: bạn không thể thấy được nó nhưng bạn có thể cảm được nó. Bạn có thể cảm cái chạm của nó, cái mát mẻ của nó. Nó làm tươi mát thế, nó làm sảng khoái thế, nó làm cho bạn sống động thế!
Ở trong Phật trường là ở trong trường nơi gió này thổi thường xuyên. Nó có thể được thấy chỉ bởi các đệ tử. Với 'thấy' tôi ngụ ý nó có thể được cảm chỉ bởi đệ tử. Đó là cách nó phải được thấy. Và nó có thể được thở vào và thở ra bởi những người sùng kính. Đệ tử cảm thấy nó chạm vào thân thể mình, chơi với tóc mình, lay động quần áo mình. Người đó cảm thấy nó, người đó suy diễn rằng nó có đó. Nhưng người sùng kính thở trong nó; nó luân chuyển trong bản thể người đó, nó trở thành một phần của bản thể người đó.
Học trò tới để nhìn, đệ tử tới để cảm, người sùng kính tới để hiện hữu. 
Bồ đề đạt ma nói: Người biết rằng mình không tới từ đâu cả và không đi từ đâu.
Gió này tới từ đâu và nó đi đâu? Nó không có điểm đích... nó không có động cơ. Nó không đi bất kì đâu và không tới từ bất kì đâu; nó bao giờ cũng ở đây.
Swami Ramateertha thường kể một chuyện ngụ ngôn:
Có một người vô thần lớn. Trong phòng khách của mình ông ấy đã viết lên dòng chữ lớn: God is nowhere - Thượng đế không có ở đâu cả.
Một hôm đứa con nhỏ của ông ấy đang chơi đùa khi ông ấy  đang đọc báo. Cậu bé đang học đọc, cho nên nó thử đọc câu viết trên tường: God is nowhere - Thượng đế không ở đâu cả. Nhưng 'nowhere' là từ lớn, cho nên nó chia từ này ra làm đôi. Nó đọc,"God is now here - Thượng đế là bây giờ ở đây."
Ông bố choáng - ông ấy chưa bao giờ đọc câu này theo cách đó. Toàn thể động thái đã đổi: "God is nowhere - Thượng đế không có ở đâu cả," và đứa con đã đọc là,"God is now here - Thượng đế là bây giờ ở đây." Có khác biệt lớn giữa 'không đâu cả' và 'bây giờ ở đây'! Lần đầu tiên ông ấy đọc câu đó với cái nhìn của đứa trẻ, với sự hồn nhiên của đứa trẻ.
Chuyện kể rằng kể từ ngày đó ông ấy không thể đọc được câu cũ theo cách cũ nữa: "God is nowhere - Thượng đế không có ở đâu cả." Bất kì khi nào ông ấy nhìn ông ấy đều phải đọc, "Thượng đế là bây giờ ở đây." Nó trở thành cái gì đó cố định - tác động của đứa trẻ đến mức đó.
Vị Phật bao giờ cũng ở đây. Bạn bao giờ cũng ở đây. Bạn không tới từ bất kì chỗ nào và bạn không đi chỗ nào đó khác. Toàn thể vũ trụ này chứa bạn; chúng ta là một phần của nó.
Bồ đề đạt ma nói: Như Lai là người biết rằng mình không tới từ đâu cả và không đi từ đâu.
Đọc 'nowhere-không đâu cả' là 'now here - ở đây bây giờ'. Như Lai là người bây giờ ở đây và biết rằng ông ấy bao giờ cũng bây giờ ở đây. Ông ấy đã không tới và ông ấy không đi.
Ramana Maharshi sắp chết, và một đệ tử hỏi, "Bhagwan, thầy sẽ đi đâu?"
Ông ấy mở mắt ra và cười. Đó là không phải là lúc cười chút nào. Ông ấy sắp chết, cái chết của ông ấy là tuyệt đối chắc chắn - ông ấy chết vì ung thư - đau đớn lắm. Dầu vậy ông ấy vẫn cười và ông ấy nói, "Ông ngu thì có! Cả đời mình ta đã từng nói với ông rằng không có đâu mà đi cả, chúng ta bao giờ cũng ở đây. Cho nên ta có thể đi đâu được? Ta sẽ ở đây thôi! Thân thể sẽ mất đi, cát bụi trở về với cát bụi, nhưng ta có thể đi đâu được? Ta sẽ là một phần của vũ trụ này như ta đang là một phần của nó bây giờ. Bây giờ thân thể cho ông ý tưởng rằng ta tách rời - đó là ý tưởng của ông, không phải của ta. Với ta, thân thể của ta không tách rời khỏi sự tồn tại mà bắc cầu với ta."
Bạn có thấy khác biệt giữa người dốt nát và người trí huệ không? Cùng thân thể đó với người dốt nát là bức tường phân tách bạn với sự tồn tại. Cùng thân thể đó với người trí huệ, với người chứng ngộ, là chiếc cầu; nó nối bạn với sự tồn tại.
Quan sát thân thể bạn và bạn sẽ nhận biết về nó. Thân thể bạn liên tục thở không khí vào và ra - không chỉ qua mũi mà còn qua mọi lỗ chân lông của thân thể bạn đang thở vào và ra. Các nhà khoa học nói rằng nếu mọi lỗ chân lông của thân thể bạn bị bít lại, nếu thân thể bạn bị sơn dầy và mọi lỗ chân lông bị bít lại và chất đầy với sơn nhưng mũi được để cho vẫn thở, bạn sẽ chết trong vòng ba giờ, vì chỉ mũi là không đủ. Mọi phần của thân thể bạn đều cần việc thở riêng của nó.
Bạn liên tục trong trao đổi với sự tồn tại. Nếu mặt trời không mọc ngày mai, tất cả chúng ta sẽ chết. Chúng ta sẽ không có khả năng sống chút nào, thậm chí không sống được vài phút, vì không có mặt trời toàn thể hơi ấm sẽ biến mất. Và không có hơi ấm, cuộc sống là không thể có được. Chúng ta sẽ trở nên lạnh, đông cứng tới mức cái chết nhất định xảy ra. Chúng ta liên tục trong trao đổi với sự tồn tại. Chúng ta không tách rời, chúng ta là một.
Và nếu điều này là như vậy với thân thể, với tâm thức bên trong thì sao? Tâm thức bên trong đó không bị phân chia chút nào. Sân trong của bạn được bao quanh bởi một bức tường, nhưng sân trong của bạn vẫn thuộc về bầu trời, là một phần của bầu trời.

Cũng giống điều đó, người biết rằng mình không tới từ đâu cả và không đi từ đâu, người đó là Như Lai. Người đó bao giờ cũng giống như làn gió mát thoảng qua. Những người có thể hiểu được điều này, họ sẽ được làm tươi lại bởi làn gió thoảng này. Họ sẽ nhảy múa trong gió thoảng của vị Phật, trong ánh mặt trời của ông ấy. Họ sẽ cười cùng vị Phật, họ sẽ nhảy múa cùng vị Phật.

Osho