VƯỜN THƯƠNG YÊU

Chúng ta có thể tưởng tượng tâm của chúng ta là một khu vườn – với những hoa tươi, cỏ dại, chim chóc bay chuyền, với nắng và mưa – và quan trọng nhất: với những hạt mầm
Hãy hình dung một bông sen. Trong đạo Phật, bông sen là biểu tượng của bình an và trên và hạnh phúc. Hình tượng Phật và Bồ-tát thường được thiết trí đứng hay ngồi tòa sen. Mong muốn cho mình và người được bình an và hạnh phúc là lý tưởng của người theo đạo Phật. Lòng mong muốn đó, hay tâm từ bi đó, vốn có sẵn trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nó cũng cần một không gian để được nuôi dưỡng và đơm hoa. Nó cũng là bản chất chân thật của mỗi chúng ta, vì vậy khi làm điều gì lợi ích cho người khác, chúng ta cảm nhận được niềm hạnh phúc và cảm thấy tâm hồn mở rộng vươn cao.
Sống với tình thương chân thật đó trong đạo Phật gọi là brahmavihara (phạm trú), là cách sống cao thượng.

Cách sống đó bao gồm trong “bốn tâm vô lượng”, bốn tâm rộng lớn không thể đo lường. Tâm chúng ta sẽ mở rộng vô cùng khi thực hành bốn tấm đó, bốn tâm Từ, Bi, Hỉ và Xả.
Ý chí và khả năng đem đến niềm vui và hạnh phúc cho mình và cho người là Từ – maitri. Nhìn sâu và lắng nghe đời sống làm phát triển tâm Từ trong chúng ta, giúp chúng ta trở thành người bạn tốt của chính chúng ta và người khác. Khi đó, chúng ta sẽ biết yêu thương chúng ta và yêu thương người khác nhiều hơn.
Nói đến Bi – karuna, là nói đến ý chí và khả năng chuyển hóa hay làm vơi đi những phiền não và khổ đau của chúng ta và người khác. Có thể nói Bi là thang thuốc hiệu quả nhất để chữa lành những vết thương của thế giới. Chánh niệm trong hơi thở, biết nhìn và lắng nghe, chúng ta sẽ hiểu được đời sống, cảm thông với mọi hoàn cảnh của đời sống. Khi đó, sức mạnh của tâm Bi vốn sẵn trong mỗi chúng ta sẽ khởi lên một cách tự nhiên.
Từ và Bi là chất liệu nền tảng của hạnh phúc. Nếu trong tâm chúng ta thiếu vắng từ bi thì không thể nào chúng ta có được hạnh phúc.
Và tình thương chân thật phải là một thứ tình thương luôn đem đến niềm vui. Niềm vui đó được gọi là Hỉ –mudita. Tính chất hỉ này có thể dùng để trắc nghiệm tình thương. Tình thương của chúng ta có thật sự đem đến niềm vui cho người hay chỉ đem đến sự ngột ngạt, đau khổ. Nếu tình thương không đem đến niềm vui cho cả hai thì đó không phải là tình thương chân thật. Niềm vui này, .niềm vui của của tình thương chân thật, chứa đầy sự bình an và mãn nguyện. Nó ổn cố, vững chắc và nhẹ nhàng
Yếu tố thứ tư của tình thương chân thật là Xả – upekshà. Trong tiếng Phạn, upa có nghĩa là “khắp” và iksh có nghĩa là “nhìn”. Với upeksha chúng ta có thể nhìn, toàn khắp khu vườn của chúng ta. Chúng ta không đặc biệt ưa thích một đóa hoa nào hơn đóa hoa nào, không đặc biệt quan tâm đến một chỗ nào trong vườn hơn những chổ khác. Nếu tình thương của chúng ta có tính cách níu kéo, vướng mắc, thành kiến hay phân biệt, đó không phải là tình thương chân thật.
Upekshà – Xả – là trí tuệ biết để cho sự việc ra đi. Không có Xả, tình thương của chúng ta sẽ trở thành chiếm hữu. Nếu chúng ta nói yêu thương một người mà không hiểu và cảm thông được ý muốn, nhu cầu và những phấn đấu của người đó, tình thương đó chỉ có thể là một nhà tù. Với tình thương chân thật, chúng ta dành sự tự do cho người chúng ta thương cũng như sự tự do cho chính chúng ta.
Và khi chúng ta chưa thể thương yêu trọn vẹn chúng ta, sự hướng đến người khác của chúng ta sẽ còn nhiều giới hạn. Yêu thương chính chúng ta, làm cho tâm hồn chúng ta mở rộng, khi đó chúng ta sẽ dung chứa được mọi người, mọi vật mà không cảm thấy vướng bận, khổ đau. Như mặt đất có thể chấp nhận mọi thứ vì nó rộng lớn, chúng ta hãy học hạnh của đất để mở tâm rộng lớn, để có thể dung chứa mọi thứ mà không cảm thấy khổ đau như lời Đức Phật dạy.
Một nắm muối cho vào một chén nước thì nước sẽ không uống được. Nhưng nắm muối đó sẽ không có tác Do đó, điều đầu tiên để chúng ta thực hành tình thương chân thật là yêu thương chính mình. Chỉ những người biết yêu thương chính mình mới có thể hướng tình thương đến kẻ khác.
Do đó, điều đầu tiên để chúng ta thực hành tình thương ch6an thật là yêu thương chính mình. Chỉ những người biết yêu thương chính mình mới có thể hướng tình thương đến kẻ khác.
Tất cả chúng sanh đều yêu mến bản thân mình nhất. Trong một bài kệ trả lời vua Pasenadi (Ba-tư-nặc), Đức Phật đã nói như vậy*. Tất cả mọi người đều muốn được sống và phát triển. Và khi biết rằng mình yêu mến tự ngã của chính mình thì cũng biết rằng người khác yêu mến tự ngã của họ. Nhận ra điều đó là bước đầu của tâm từ bi đối với chính bản thân cũng như đối với người khác.
Để có thể thương yêu người đồng sự, đồng hành của chúng ta cũng như yêu thương những người khác, trước tiên chúng ta phải là người bạn tốt của chính chúng ta, chúng ta phải hoàn toàn chấp nhận chúng ta. Để có đươc điều đó, chúng ta cần nhìn sâu vào chúng ta một cách không do dự, và chấp nhận toàn bộ những gì chúng ta nhìn thấy. Nếu chúng ta nói “tôi sẽ thương anh khi anh giảm bớt năm ký” hoặc “anh phải thực hiện điều này điều nọ trước khi tôi thương anh” thì đó không phải tình thương chân thật. Những điều kiện cho hạnh phúc luôn hiện diện và sẵn sàng cho chúng ta ngay bây giờ, không đòi hỏi chúng ta phải cải thiện. Khi chúng ta nhận diện được rằng chúng ta là người khác trú ngụ.
Do đó, để tu tập tâm Từ, chúng ta phải biết đối thoại với chính mình. Lắng nghe tiếng nói từ bên trong chúng ta. Đó là tiếng nói của ai? Tiếng nói đó là sự phê phán hay tình thương? Chúng ta có tiếp xúc được với tiếng nói thiêng liêng từ bên trong đó không? Cuộc đối thoại nội tâm liên tục này là nền tảng của mối quan hệ thương yêu giữa chúng ta với chính chúng ta, là con đường khám phá ra tính chất chân thật là tánh Phật trong mỗi chúng ta.
Tu tập Từ là khai mở ánh sáng và tình thương có sẵn trong mỗi chúng ta. Ánh sáng này thường bị che khuất bởi vô minh, sợ hãi, nóng giận, và những vết thương do đời sống gây nên. Nhưng nó vẫn nguyên vẹn ở đó. Chữ mitta đến từ chữ mitra trong tiếng Phạn có nghĩa là bạn. Chúng ta bắt đầu bằng việc đối xử tốt với chính chúng ta. Tập nói năng tử tế và ngọt ngào với chúng ta, ban cho chúng ta sự chúc lành thay vì nguyền rủa hay than phiền. Thương yêu chính mình một cách tích cực là nền tảng đầu tiên của sự tu tập:

Nguyện cho tôi thoát ly mọi khổ nạn
Nguyện cho tôi có được tâm an lạc
Nguyện cho tôi có được thân an lạc
Nguyện cho tôi được tự tại an vui.

Nguyện cho tôi thoát ly mọi khổ nạn. Với lời nguyện này, chúng ta tiếp xúc với niềm mong muốn tất cả chúng sanh được bảo vệ, an toàn và có nơi nương tựa; tất cả chúng sanh không còn gặp phải những tai nạn, chịu những xung đột và bạo lực đến từ bên ngoài. Nói chung, chúng ta mong muốn chúng ta cũng như mọi chúng sanh khác có được một nơi nương náu an toàn; muốn cho chiếc thuyền vượt bể khổ chung của chúng ta được xuôi chèo mát mái.
Nguyện cho tôi có được tâm an lạc. Ngay cả trong những hoàn cảnh tốt đẹp nhất, chúng ta cũng có thể làm cho chúng ta vướng vào khổ đau. Tâm an lạc là tâm thoát khỏi nóng giận, ưu phiền, sợ hãi, và lo âu. Tâm đó có được khi chúng ta nhìn chúng ta với con mắt hiểu biết và thương yêu; nhìn thấy được nguồn gốc của sự nóng giận, ham muốn và vô minh; nhận ra và tiếp xúc với những hạt mầm của niềm vui và hạnh phúc trong chính chúng ta.
Nguyện cho tôi có được thân an lạc. Chúng ta mong muốn có được một thân thể khỏe mạnh và hạnh phúc. Lúc đó, chúng ta cũng tiếp xúc với lòng mong muốn sâu xa rằng tất cả chúng sanh đều muốn được sống một đời sống không bịnh hoạn và đau đớn về thể xác.
Nguyện cho tôi được tự tại an vui. Với nguyện này, chúng ta nhắm đến đời sống mỗi ngày của chúng ta. Chúng ta mong muốn đời sống của chúng ta được tràn đầy ân sủng và hòa điệu, không có tranh đấu và đối nghịch, một đời sống vững chãi, tươi mát và tự do, một môi trường bình an, nhẹ nhàng, không mâu thuẫn, xung đột.
Khi chúng ta tu tập để trở thành người bạn tốt của chính chúng ta, chúng ta đang thực tập tâm Từ. Căn bản của Từ là hiểu biết và chấp nhận. Chúng ta thực tập trước tiên với chính bản thân chúng ta, nhìn sâu vào chính chúng ta, chấp nhận những gì chúng ta nhìn thấy. Với sự tu tập này, tình thương dần dần lớn mạnh. Chúng ta sẽ cảm nhận sự phát triển của một ý muốn tự nhiên hướng về sự chân thật, thiện lành và đẹp đẽ.
Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách hồi tưởng lại những lúc chúng ta xúc động trước sự đối xử tử tế của một người nào đó. Khi nghĩ về sự thiện lành, chúng ta thường nghĩ đến những hành động tử tế – một lời chào buối sáng, mời một ly cà phê, nở một nụ cười đón nhận.
Thực hành tình thương chân thật cho chúng một đời sống được hướng dẫn bằng sức mạnh của lòng tốt. Bước đầu, việc thực hành này đi theo một tiến trình có định hướng và ý thức. Buổi sáng thức dậy, chúng ta có thể chào đón ngày mới một cách tích cực với ý hướng sẽ có một ngày sống với tình thương, lòng tốt và an lạc. Sau đó chúng ta dùng kinh nghiệm của ngày đó như một phương tiện học hỏi. Lòng tốt được cảm nhận ra sao, có mùi vị như thế nào, tác động ra sao? Cái gì là hiện thân của lòng tốt? Mặt mũi của lòng tốt ra sao? Tôi có cảm nhận được lòng tốt bên trong và chung quanh tôi chăng?
Thực hành theo cách này, lòng tốt phát triển thành một hệ thống đáp ứng bén nhạy, giúp chúng ta có khuynh hướng tự nhiên đi theo con đường của lòng tốt. Và càng ngày chúng ta càng được sức mạnh của lòng tốt chuyên chở nhiều hơn. Chúng ta sẽ không cần phải suy nghĩ. Chúng ta sẽ cảm thấy xúc động, mời gọi, thúc đẩy bởi những điều tốt, chân thật và đẹp đẽ một cách tự nhiên.
Như đã nói ở trên, cuộc đối thoại nội tâm xảy ra liên tục bên trong chúng ta là căn bản của mối liên hệ thương yêu của chúng ta đối với chính chúng ta. Mục đích của quán Từ là mở ra ánh sáng và tình thương có sẵn nơi mỗi chúng ta. Trước tiên hãy là một người bạn thương yêu của chính chúng ta. Hãy lặp lại một cách ân cần và nhẹ nhàng những câu kệ đã có từ ngàn xưa của đạo Phật:

Nguyện cho tôi thoát ly mọi khổ nạn
Nguyện cho tôi có được tâm an lạc
Nguyện cho tôi có được thân an lạc
Nguyện cho tôi được tự tại an vui.

Chúng ta gởi đi những lời này như một sự chúc lành và cầu nguyện. Chúng ta kết nối với uớc vọng và niềm mong muốn chí thành được an toàn, hạnh phúc, sức khỏe và an vui. Chúng ta kết nối với những ý nghĩ này sức mạnh của ánh sáng và tình thương.


PEGGY ROWE WARD LARRY WARD 

THỊ GIỚI lược dịch

Chú thích của người dịch

* Khi vua Pasenadi trình bày câu chuyện giữa nhà vua và hoàng hậu về câu hỏi “Ai là người thương mình nhất”, Đức Phật nói bài kệ sau đây:
Tâm ta đi cùng khắp, Tất cả mọi phương trời Cũng không tìm thấy được, Ai thân hơn tự ngã; Tự ngã đối mọi người, Quá thân thiết như vậy; Vậy ai yêu tự ngã, Chớ hại tự ngã người.

Nguồn: Love’s Garden, Shambhala Sun số tháng 11-2008.