1. Thái độ là nhân, trạng thái là quả
Câu hỏi: Kính thưa thầy, Trong 1 bài giảng, thầy có giảng là ta nên thay đổi thái độ thay vì thay đổi trạng thái. Con chưa hiểu chỗ này. Ví dụ: mình đang bực bội, nên mình có thái độ cư xử gắt gỏng, khó chịu, vì vậy khi thay đổi trạng thái từ bực bội sang vui vẻ thì thái độ mình mới trở lại hiền hòa. Như vậy thì mình thay đổi trạng thái rồi mới thay đổi thái độ. Trong khi Thầy giảng là nên thay đổi thái độ. Theo con nghĩ thái độ nghĩa là hành động bên ngoài, mình thay đổi từ tâm trạng bên trong rồi mới ra bên ngoài được chứ ạ? Thầy hoan hỷ giảng giải cho con thêm chỗ này.
Trả lời:
Con nói ngược với thầy rồi! Thái độ là nhân, trạng thái là quả, thay đổi nhân thì quả mới thay đổi, đúng không? Thí dụ một học sinh lười học (thái độ nhân) nên có điểm thấp (trạng thái quả). Vậy muốn điểm cao thì thay đổi thái độ học trước hay thay đổi điểm trước? Bực bội, vui vẻ, hiền hoà... đều có thể là nhân, có thể là quả. Nếu là nhân thì đó là thái độ, nếu là quả thì đó là trạng thái. Trạng thái thì không có hành động, chỉ thái độ mới có hành động. Thay đổi thái độ tức thay đổi chủ ý của hành động, và đó mới là một hành động. Thực ra vấn đề là ở chỗ có hiểu đúng cách dụng ngữ của người nói thì mới hiểu được người nói muốn nói gì.
2. Pháp như là pháp có gì hỏi đâu.
Câu hỏi: Bạch thầy, thầy khỏe không ạ, từ ngày con nghe thầy nói về vipassana, con cũng dần dần hiểu được đôi chút "như nó đang là" rồi thầy ạ, "vô pháp tức pháp mà thầy" .... Con biết nếu hỏi thầy câu này tức là cũng vẫn kẹt lại ở đâu đó rồi, thế nên con cứ băn khoăn hoài mà chả biết nên hỏi thầy điều gì nữa, thật là kỳ phải không thầy?
Trả lời:
Băn khoăn không hỏi cũng kỳ,
Pháp như là pháp có gì hỏi đâu.
Chẳng qua như một thoại đầu.
Đại nghi, đại ngộ, mong cầu mà chi.
3. Bỏ cha mẹ già yếu để đi hành thiền cho mau đắc định, quả là đáng tiếc...
3. Bỏ cha mẹ già yếu để đi hành thiền cho mau đắc định, quả là đáng tiếc...
Câu hỏi:
Thưa Thầy, Được biết dạo này Thầy thường đi hoằng pháp ở xa, con thường xuyên đọc thông tin trên trungtamhotong và nhận được nhiều thông tin từ các Phật tử đang hoan hỉ được Thầy chỉ dậy. Khi nào Thầy về cho chúng con biết để chúng con lên thăm Thầy. Thầy đi vắng lâu ngày, chúng con ở TP HCM cũng rất nhớ Thầy đấy ạ. Con xin được báo cáo với Thầy là con đã thực hành được lời Thầy chỉ dậy cách đây hơn 1 năm về việc thực tập lòng từ bi đối với những người thân của mình và từ bỏ oán hận. Cha con mất đã được 1 năm. Trước khi mất, ông đã nói rằng ông rất mãn nguyện với sự chăm sóc của vợ chồng con. Sau khi ông mất, chúng con cũng đã thực hiện nghiêm chỉnh các nghi lễ cần thiết để ông sớm được siêu thoát. Hiện giờ, con vẫn đang chăm sóc mẹ bệnh. Con không còn cãi lại mẹ hoặc nói những lời nặng nề nữa nên mẹ cũng trở nên hiền hòa hơn mặc dù vẫn trái tính (có lẽ do tuổi già và bệnh tật). Con đã chiêm nghiệm được sự thật là khi mình bình tâm và yêu thương thì đối tượng dần dần cũng tự điều chỉnh. Ôi! lòng Từ bi quả thật hiệu nghiệm. Con xin tri ân Thầy đã dậy dỗ, chỉ bảo con. Con cũng rất cám ơn người chồng đã giúp con trong suốt quá trình thực tập hàng ngày. Anh ấy như một tấm gương giúp con nhìn lại mình mỗi khi nóng giận với cha mẹ. Ôi! Phật Pháp quả thật mầu nghiệm!
Trả lời:
Thật tuyệt vời con nhỉ. Yêu thương thông cảm không những giúp ích người khác mà còn giúp ích chính bản thân mình. Lòng từ bi bao gồm nhiều đức tính như kham nhẫn, nhu hoà, hy sinh, khiêm tốn và nhất là vô ngã vị tha. Việc chăm sóc bố mẹ không những là thể hiện lòng tri ân và hiếu thảo mà còn là bài học giác ngộ. Nhiều người bỏ cha mẹ già yếu để đi hành thiền cho mau đắc định, quả là đáng tiếc, vì họ không biết rằng hết lòng yêu thương cha mẹ một cách đúng pháp là đã bao hàm giới định tuệ, bát chánh đạo trong đó rồi, phải không con? Con giỏi lắm, thầy rất hoan hỷ về thể hiện đờ sống tuỳ duyên thuận pháp vô ngã vị tha của vợ chồng con. Sàdhu lành thay!
4. Sắp đặt tương lai chỉ mất thì giờ cho việc trọn vẹn trong sáng với thực tại.
Thưa Thầy, Được biết dạo này Thầy thường đi hoằng pháp ở xa, con thường xuyên đọc thông tin trên trungtamhotong và nhận được nhiều thông tin từ các Phật tử đang hoan hỉ được Thầy chỉ dậy. Khi nào Thầy về cho chúng con biết để chúng con lên thăm Thầy. Thầy đi vắng lâu ngày, chúng con ở TP HCM cũng rất nhớ Thầy đấy ạ. Con xin được báo cáo với Thầy là con đã thực hành được lời Thầy chỉ dậy cách đây hơn 1 năm về việc thực tập lòng từ bi đối với những người thân của mình và từ bỏ oán hận. Cha con mất đã được 1 năm. Trước khi mất, ông đã nói rằng ông rất mãn nguyện với sự chăm sóc của vợ chồng con. Sau khi ông mất, chúng con cũng đã thực hiện nghiêm chỉnh các nghi lễ cần thiết để ông sớm được siêu thoát. Hiện giờ, con vẫn đang chăm sóc mẹ bệnh. Con không còn cãi lại mẹ hoặc nói những lời nặng nề nữa nên mẹ cũng trở nên hiền hòa hơn mặc dù vẫn trái tính (có lẽ do tuổi già và bệnh tật). Con đã chiêm nghiệm được sự thật là khi mình bình tâm và yêu thương thì đối tượng dần dần cũng tự điều chỉnh. Ôi! lòng Từ bi quả thật hiệu nghiệm. Con xin tri ân Thầy đã dậy dỗ, chỉ bảo con. Con cũng rất cám ơn người chồng đã giúp con trong suốt quá trình thực tập hàng ngày. Anh ấy như một tấm gương giúp con nhìn lại mình mỗi khi nóng giận với cha mẹ. Ôi! Phật Pháp quả thật mầu nghiệm!
Trả lời:
Thật tuyệt vời con nhỉ. Yêu thương thông cảm không những giúp ích người khác mà còn giúp ích chính bản thân mình. Lòng từ bi bao gồm nhiều đức tính như kham nhẫn, nhu hoà, hy sinh, khiêm tốn và nhất là vô ngã vị tha. Việc chăm sóc bố mẹ không những là thể hiện lòng tri ân và hiếu thảo mà còn là bài học giác ngộ. Nhiều người bỏ cha mẹ già yếu để đi hành thiền cho mau đắc định, quả là đáng tiếc, vì họ không biết rằng hết lòng yêu thương cha mẹ một cách đúng pháp là đã bao hàm giới định tuệ, bát chánh đạo trong đó rồi, phải không con? Con giỏi lắm, thầy rất hoan hỷ về thể hiện đờ sống tuỳ duyên thuận pháp vô ngã vị tha của vợ chồng con. Sàdhu lành thay!
4. Sắp đặt tương lai chỉ mất thì giờ cho việc trọn vẹn trong sáng với thực tại.
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, “tuệ hồi quán (paccavekkhana-nàna) tự thấy rõ tiến trình đã qua mà không cần cái ta suy xét.” Vậy tuệ dùng để sắp xếp công việc sắp tới, (ví dụ ghi nhớ ngày mai lúc 2 giờ chiều có cuộc họp, hoặc ngày mốt nên đi đâu đó) hoặc một dự định trước cho nhiều năm, thì có phải là tuệ nắm bắt duyên sinh hay không? Con chưa biết cách dùng tâm như thế nào trong trường hợp dự định, sắp xếp công việc sắp tới mà không bị chen vào khái niệm, tư tưởng, thời gian và bản ngã. Kính mong Thầy cho ban tổ chức ghi âm lại tất cả các thời giảng pháp của Thầy ở Mỹ, để chúng con có thể nghe được ở website. Con kính cảm ơn Thầy.
Trả lời:
Ở Mỹ hay ở đâu thì thầy cũng chỉ nói lên lẽ thật thôi chứ không cung cấp thêm thông tin gì khác đâu, vì vậy điều quan trong là con có thấy ra lẽ thật không thôi chứ không phải là thầy nói gì hay nói ở đâu. Nếu con trọn vẹn trong sáng trong quá khứ và hiện tại thì con sẽ thấy rõ tương lai mà không cần lập trình tương lai bằng tưởng tượng. Thí dụ một em học sinh học hành trọn vẹn toàn bộ bài vở của mình trước đây và bây giờ thì em chẳng cần lo nghĩ mai mốt sẽ thi học kỳ như thế nào. Chỉ có những em học kém môn này môn kia thì mới sợ ngày mai mà thôi. Vậy muốn sắp xếp ngày mai tốt nhất thì hãy trọn vẹn thông suốt hiện tại. Sắp đặt tương lai chỉ mất thì giờ cho việc trọn vẹn trong sáng với thực tại. Thí dụ một em học sinh bỏ ra hàng giờ để tính toán đến kỳ thi sắp tới thay vì chuyên tâm học bài cho thông suốt thì điểm thi chắc chắn sẽ thấp mà thôi.
5. Trở về trọn vẹn trong sáng với thân tâm... chính là giới định tuệ, bát chánh đạo
Ngày gửi: 14-05-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, Trong khi đi làm thì thời gian giải lao là 30 phút để ăn uống. Con luôn cảm thấy bị thời gian hối thúc. Con cứ nghĩ ăn nhanh để làm việc tiếp, vì giải lao quá giờ thì bị nhắc nhở. Như vậy thì không được thoải mái ăn uống. Vì thầy giảng là ăn thì ăn, không nghĩ ăn rồi để làm gì nữa. Và lúc đi làm thì chạy xe cứ nghĩ chạy nhanh đến nơi, không thì bị trễ, như vậy thì chẳng có lúc nào được định tĩnh. Con dễ bị căng thẳng. Đầu óc bị căng thẳng về mặt thời gian. Trước đây thì con bị chạy về phía trước mà không nhận ra, giờ con nhận ra một chút ít, nhưng con chưa biết làm sao thay đổi thói quen này. Nó giống như 1 quán tính. Kính Xin Thầy cho con lời khuyên.
Trả lời:
Trở về trọn vẹn trong sáng với thân tâm khi ăn, khi chạy xe... chính là cách thoát khỏi thời gian tâm lý và thói quen, nghĩa là thoát khỏi sự sợ hãi, căng thẳng và mệt mỏi. Đó cũng chính là giới định tuệ, bát chánh đạo đó con.
6. Thấy pháp là bản chất tánh biết của tâm còn kiểm duyệt là bản chất ý đồ của ngã
Ngày gửi: 14-05-2013
Câu hỏi:
Kính Thưa Thầy,
Khi nhận được câu trả lời của Thầy, con nói thật là lúc đầu con chẳng hiểu gì cả và cũng chẳng nhớ được gì cả, chỉ có chữ "bình thản" thôi mà con phải vào đọc lại 5,6 lần vẫn chưa nhớ được. Xong, đọc hết cả câu mà con cũng chỉ còn nhớ được 2 từ "bình thản", "thấu hiểu" mà thôi. Thầy nói con chỉ muốn loại bỏ mà không chịu thấu hiểu, con bâng khuâng lắm. Rồi con chợt thấy những luồng suy nghĩ cứ nối tiếp nhau cái này dựa vào cái trước cứ như một câu chuyện diễn biến liên tục, như một cuốn phim vậy và chẳng có gì là thực, tham ái cũng chỉ là một tiến trình tâm thôi phải không Thầy, bao gồm những xung động trong vô thức do duyên mà thành. À, thì ra bấy lâu nay con muốn loại bỏ mà không hề biết, nhìn thấy diễn biến các tâm trạng đấu đá nhau như vậy thì đúng là mầu nhiệm, tâm trở nên sâu và rộng hơn, con bỗng chợt thấy sự yêu thương lớn hơn, yêu từng khoảng khắc của sự xung đột nội tâm hơn nữa, có một thoáng cảm nhận được cái mà Thầy nói là tính phi thời gian của Pháp.
Pháp đã cho con may mắn để được gặp Thầy, khi đi vào ngõ cụt lại có Thầy dẫn dắt, khai mở.
Con xin thành kính tri ân, đảnh lễ Thầy, con chúc Thầy pháp thể khinh an và Phật sự viên thành!
Trả lời:
Thấy pháp là bản chất tánh biết của tâm còn kiểm duyệt là bản chất ý đồ của ngã. Chỉ bình thản thấy thôi thì con mới thấu hiểu vấn đề, còn bản ngã muốn cố gắng loại đi hay giữ lại chỉ tạo thêm phiền não mà thôi. Chúc mừng con đã thấy ra những yếu tố cốt lõi này.
7. Muốn lặp lại thì lại hữu ngã rồi
Ngày gửi: 13-05-2013
Câu hỏi:
Thưa Thầy, theo như Thầy hướng dẫn, giờ ngồi thiền con buông xả, thư giãn về thân tâm. Con không chú ý đến một đối tượng cố định nào, chỉ lắng nghe lúc thì hơi thở, lúc tiếng chim hót, lúc là sự xúc chạm của làn gió vào cơ thể... Con ngồi như vậy gần 1 giờ. Sau khi mở mắt xả thiền, con cảm thấy thân tâm mình như có thêm sức mạnh và được tiếp thêm sinh lực, trong con cảm thấy nhẹ nhàng như có dòng nước mát làm mình tươi mới. Thưa Thầy, đó là lần đầu tiên con có cảm giác đó. Sau này, con không còn gặp lại cảm giác đó nữa. Con không biết mình tu có đúng không, xin Thầy chỉ dạy thêm cho con.
Trả lời:
Tốt lắm, đúng rồi con. Nhưng khi đó thì vô ngã, còn khi con muốn lặp lại thì lại hữu ngã rồi. Buông xả là buông xả còn cố ý buông xả thì làm sao buông xả được. Tự nhiên, vô tâm và giản dị thì nó sẽ tự đến ngay con.
8. Thể nghiệm mà tìm kết luận là gốc của vô minh.
Ngày gửi: 13-05-2013
Câu hỏi:
Thầy kính,
Con đã nghe qua các bài pháp của thầy và con có một thắc mắc xin thầy giải đáp. Theo những bài thầy giảng thì quá trình điều chỉnh hành vi và nhận thức phải thực hiện thông qua sự trực nhận tất cả những gì đang diễn ra trong hiện tại một cách hoàn toàn tự nhiên. Vậy nếu như có những lúc con chiêm nghiệm lại những việc đã xảy ra để rút ra bài học hoặc bỏ thời gian để suy ngẫm tìm ra bài học từ những điều đã quan sát được (có thể ngay lúc quan sát, có thể là sau đó) thì có còn là thiền không ạ? (những lúc ấy con vẫn sáng suốt chứ không đắm chìm). Bởi vì con cảm thấy chỉ quan sát thôi mà thiếu một chút suy ngẫm tìm ra bài học thì nhận thức của mình sẽ không sâu sắc bằng việc đúc kết trải nghiệm. Không biết con nghĩ vậy có đúng không?
Chân thành tri ân thầy!
Trả lời:
Nếu trong quá khứ con đã trọn vẹn trong sáng và thông suốt từng giây phút thì con sẽ chẳng bao giờ cần suy ngẫm lại. Cũng vậy nếu con trọn vẹn trong sáng với thực tại ngay đây và bây giờ thì con không cần tính toán tương lai, bởi hiện tại hoàn mãn thì tương lai cũng hoàn mãn. Nếu chiêm nghiệm có nghĩa là soi sáng sự kiện đang trải nghiệm thì được, còn nếu có nghĩa là suy ngẫm thì coi chừng xen khái niệm, tư tưởng, thời gian và bản ngã vào che lấp sự thật hơn là thấy rõ sự thật. Trong khi "thấy" con khởi lên ý niệm muốn "biết" thì lý trí xen vào che lấp trí tuệ sáng suốt vốn có của tánh biết tự nhiên. Nhưng con đừng lo, trong sự vận hành tự nhiên của tánh biết khi trực nhận pháp luôn kèm theo tuệ hồi quán (paccavekkhana-nàna) tự thấy rõ tiến trình đã qua mà không cần cái ta suy xét. Chính vì thế mà Đức Phật dạy trong kệ Pháp Cú 72 là: Quả thật điều nguy hại Người ngu sinh sở tri Hủy phần sáng của mình Tự chẻ đầu chính nó. Và kinh Lăng Nghiêm cũng nói: "Tri kiến lập tri tức vô minh bổn" nghĩa là thể nghiệm mà tìm kết luận là gốc của vô minh.
9. Định mà không tuệ thì rơi vào trì trệ.
Tuệ mà thiếu định thì rơi vào phân vân nghi hoặc
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, lúc trước con có đọc sách và ứng dụng tu theo bằng cách không cho tâm khởi lên niệm nào, con ứng dụng vậy khoảng một tháng thì thấy người đờ đẫn, ngu ngơ dần nên dừng lại.
Có một lần con đọc một quyển sách thiền tông thì chợt hiểu ra được tâm vắng lặng không một niệm khởi nhưng nhận biết được mọi vật xung quanh chính là chân tâm, lúc đó con trở về được tâm này và vui vô cùng suốt cả buổi chiều, lúc đó tâm con tự nhiên sáng rỡ và vắng lặng lắm.
Nhưng sau đó thì con không biết cách ứng dụng cái tâm này trong đời sống như thế nào, vì hễ khởi suy nghĩ thì chạy theo suy nghĩ chứ không trụ trong trạng thái vắng lặng được. Do đó, chỉ có lúc ngồi thiền hay lúc rảnh rỗi, lúc không cần suy nghĩ gì, con mới trở về được tâm này.
Một thời gian lâu sau đó, hễ con ngồi xếp bằng khoảng 10 phút là con có cảm giác cơ thể tự cao lớn lên vô tận, không gian cũng rộng dần ra, cảm giác lâng lâng nhẹ nhàng rất dễ chịu, nhắm mắt hay mở mắt gì cũng bị như vậy. Con cố phớt lờ đi không để tâm vào cảm giác đó, nhưng cả nửa tháng mà vẫn không hết, con sợ bị điên nên từ đó không dám ngồi thiền nữa thì cảm giác đó mới mất. Nhiều năm sau, cho đến gần đây, con có lại cảm giác gần giống như trước, chỉ mới xuất hiện một lần, nhưng nó thô kệch không được dễ chịu như trước.
Qua sự trình bày của con, kính mong Thầy chỉ dạy thẳng thắn để con biết tháo bỏ những gút mắc, và nếu cảm giác đó xuất hiện nữa, con phải làm thế nào? Con lại làm phiền Thầy vì đã khiến Thầy phải đọc những câu hỏi thật dài. Con kính cảm ơn Thầy.
Trả lời:
Nếu chỉ định mà không tuệ hay chỉ tịch mà không chiếu thì rơi vào trì trệ. Nếu tuệ mà thiếu định thì rơi vào phân vân nghi hoặc. Con đọc hai bài kệ này mà tu thì khỏi rơi vào trì trệ và phân vân như con đã nói:
- Khi vô sự thì:
Học Đạo quý vô tâm
Làm, nghĩ, nói không lầm
Sáng, trong và lặng lẽ
Giản dị mới uyên thâm.
- Khi hữu sự thì:
Nói, làm thường thận trọng
Luôn trọn vẹn chú tâm
Lắng nghe quan sát rõ
Đến đi pháp lặng thầm.
10. Định tuệ đi đôi với nhau mới thấy được pháp tánh
Kính thưa Thầy, lúc trước con có đọc sách và ứng dụng tu theo bằng cách không cho tâm khởi lên niệm nào, con ứng dụng vậy khoảng một tháng thì thấy người đờ đẫn, ngu ngơ dần nên dừng lại.
Có một lần con đọc một quyển sách thiền tông thì chợt hiểu ra được tâm vắng lặng không một niệm khởi nhưng nhận biết được mọi vật xung quanh chính là chân tâm, lúc đó con trở về được tâm này và vui vô cùng suốt cả buổi chiều, lúc đó tâm con tự nhiên sáng rỡ và vắng lặng lắm.
Nhưng sau đó thì con không biết cách ứng dụng cái tâm này trong đời sống như thế nào, vì hễ khởi suy nghĩ thì chạy theo suy nghĩ chứ không trụ trong trạng thái vắng lặng được. Do đó, chỉ có lúc ngồi thiền hay lúc rảnh rỗi, lúc không cần suy nghĩ gì, con mới trở về được tâm này.
Một thời gian lâu sau đó, hễ con ngồi xếp bằng khoảng 10 phút là con có cảm giác cơ thể tự cao lớn lên vô tận, không gian cũng rộng dần ra, cảm giác lâng lâng nhẹ nhàng rất dễ chịu, nhắm mắt hay mở mắt gì cũng bị như vậy. Con cố phớt lờ đi không để tâm vào cảm giác đó, nhưng cả nửa tháng mà vẫn không hết, con sợ bị điên nên từ đó không dám ngồi thiền nữa thì cảm giác đó mới mất. Nhiều năm sau, cho đến gần đây, con có lại cảm giác gần giống như trước, chỉ mới xuất hiện một lần, nhưng nó thô kệch không được dễ chịu như trước.
Qua sự trình bày của con, kính mong Thầy chỉ dạy thẳng thắn để con biết tháo bỏ những gút mắc, và nếu cảm giác đó xuất hiện nữa, con phải làm thế nào? Con lại làm phiền Thầy vì đã khiến Thầy phải đọc những câu hỏi thật dài. Con kính cảm ơn Thầy.
Trả lời:
Nếu chỉ định mà không tuệ hay chỉ tịch mà không chiếu thì rơi vào trì trệ. Nếu tuệ mà thiếu định thì rơi vào phân vân nghi hoặc. Con đọc hai bài kệ này mà tu thì khỏi rơi vào trì trệ và phân vân như con đã nói:
- Khi vô sự thì:
Học Đạo quý vô tâm
Làm, nghĩ, nói không lầm
Sáng, trong và lặng lẽ
Giản dị mới uyên thâm.
- Khi hữu sự thì:
Nói, làm thường thận trọng
Luôn trọn vẹn chú tâm
Lắng nghe quan sát rõ
Đến đi pháp lặng thầm.
10. Định tuệ đi đôi với nhau mới thấy được pháp tánh
Ngày gửi: 12-05-2013
Câu hỏi:
Thầy ơi, con đang học thuộc và ngẫm nghĩ hai bài kệ Thầy cho, bất chợt con rất vui vì con nhận được hai bài kệ pháp của Thầy, trong khi chư tổ ngày trước mỗi vị chỉ nhận được mỗi một bài kệ truyền pháp.
Trả lời:
Không cần giữ tâm vắng lặng vì tâm vốn vắng lặng. Khi con thận trọng, chú tâm, quan sát thực tại thân-tâm-cảnh một cách tự nhiên thì chính là con đang sử dụng tâm vắng lặng ấy vào những sinh hoạt đời sống. Ngồi giữ tâm vắng lặng thì chỉ là định thôi, còn sử dụng tâm rỗng lặng trong sáng để thấy pháp là trong định có tuệ, trong tuệ có định. Định tuệ đi đôi với nhau mới thấy được pháp tánh, cho nên thầy nói với con là nếu tách hai yếu tố ra riêng để tu thì định sinh trì trệ, tuệ sinh hoài nghi, khó thấy được thực tánh pháp (sabhàva) như nó đang là (yathàbhùtà) của thực tại chân đế (paramattha sacca) mà Thiền Tông gọi là pháp tánh chân như.
11. Những trường hợp hành giả bị tâm thần điên loạn sau một thời gian thiền
Ngày gửi: 11-05-2013
Câu hỏi:
Thưa thầy, vì sao có những trường hợp hành giả bị tâm thần điên loạn sau một thời gian thiền?
Trả lời:
- Căn cơ yếu kém mà muốn với lên cao, như cây còn non mà muốn ra hoa kết trái.
- Trong đời sống hàng ngày cứ để tâm phan duyên tán loạn theo cảnh mà ngồi lại thì muốn định ngay, không tẩu hỏa nhập ma mới lạ.
- Chưa thông lý mà ham chứng sự, chỉ như người tìm nhà mà không địa chỉ, càng cố đi càng xa không kiệt sức sao được.
- Ham làm thiền sư hơn là thật sự thiền, nếu không điên thì cũng cuồng. Cuồng con tệ hơn điên nữa đó.
- Chấp vào pháp môn phương tiện mà tưởng là đã tới cùng đích. Giống như người mới cầm cái chén không mà đã tưởng là ăn cơm rồi vậy.
- Đi lạc đường mà ai chỉ cho vẫn cứ cố mà đi...
- Tưởng mà đinh ninh là tuệ, tập trung tư tưởng mà cho là định, chấp vào hình thức mà nghĩ là giới... không tâm thần thì cũng mộng mơ thôi...
Nhiều lắm con ơi, nói sao cho hết!
12. Những câu chuyện trong các ngữ lục Thiền Tông phần lớn là hư cấu nhằm mục đích nói lên một đạo lý nào đó để thị chúng chứ không phải là sự kiện có thực...
Ngày gửi: 10-05-2013
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, con có một vấn đề thắc mắc như sau, kính mong được Thầy giải đáp dùm.
Câu chuyện kể về Thiền Sư Vô Căn khi nhập định sâu thì không hay biết hay có cảm giác về thân .Lần nọ, Thiền sư nhập định ba ngày, các đệ tử Ngài nghĩ Ngài đã viên tịch nên làm lễ Trà tỳ. Khi xuất thiền, Ngài lang thang đi tìm thân xác cũ... và sự việc diễn tiến như trong giai thoại đã kể.
Câu hỏi của con là, khi Ngài nhập định, thần thức Ngài ở trong thân hay ngoài thân, đễ có thể nói lên thân của ta đâu rồị.
Con mong ước được nghe lời giải thích của Thầy để phá nghi cho con. Xin chân thành cảm ơn Thầy.
Trả lời:
Khi nhập định mà chỉ còn thân sắc ngồi đó thôi, không biết gì nữa là đạt được tứ thiền thuộc loại hữu sắc vô tưởng. Thiền Nguyên Thuỷ và Thiền Đông Độ đều không khuyến khích loại thiền này, do đó câu chuyện trên có ý nêu lên khuyết điểm của loại thiền này thôi. Những câu chuyện trong các ngữ lục Thiền Tông phần lớn là hư cấu nhằm mục đích nói lên một đạo lý nào đó để thị chúng chứ không phải là sự kiện có thực. Trong câu chuyện này có nhầm lẫn vài chi tiết rất quan trọng: Một là "khi xuất thiền ngài lang thang đi tìm xác cũ". Nếu vị này đã đắc được thiền hữu sắc vô tưởng thì khi chết đương nhiên sinh vào cõi sắc giới vô tưởng thiên rồi thì làm sao có cái thần thức lang thang đi tìm xác mình được? Cái gọi là "thần thức" đó bên Nam Tông có tên là Peta, bên Bắc Tông có tên là thân trung ấm, là một cảnh giới thấp hơn cõi người, thì làm sao một vị đã đắc được tứ thiền vô tưởng, một loại định tuy không được bậc trí ưa chuộng nhưng là bậc định rất cao, không thể đọa vào cõi Peta hay Trung ấm được. Hai là khi một vị đắc được định này thường nguyện giữ xác để khi xuất thiền sử dụng lại, nguyện lực của một vị Tứ thiền rất mạnh nên không ai có thể thiêu cháy hay hủy hoại xác ngài được. Điển hình là câu chuyện khi ngài Xá-lợi-phất nhập định một con quỷ Dạ-xoa đánh trên đầu Ngài một thiết bảng mà có thể đánh vỡ một núi đá nhưng không động được thân của Ngài. Còn chuyện "thần thức" vị ấy ở đâu thì rất rõ: trong tứ thiền hữu sắc vô tưởng, chỉ là tâm thức tạm thời ngưng hoạt động thôi chứ có mất đi đâu mà lúc đó ở trong hay ở ngoài. Ví như một người bị chụp thuốc mê tuy không biết gì cả nhưng tâm thức vẫn ở dưới dạng bhavanga hay alaya chứ không đi đâu cả.
13. Còn "nắm" là còn phiền muộn khổ đau
Câu hỏi:
Thưa thầy, xưa nay cảnh vật, con người luôn thay đổi liên tục, nhưng ta lai đem cái bản ngã nhìn mọi vật nên không theo kịp sự thay đổi, dần dần tạo thành thói quen và thành kiến. Để theo kịp sự thay đổi chỉ có chánh niệm, tỉnh thức, khi đó sẽ thấy sự vật đúng mà không cần bản ngã xen vào, những lúc như thế con thấy không dính mắc gì, mà không dính mắc thì không tạo nghiệp, tâm sẽ không bị ràng buộc, không tạo mầm mống phiền não trong tiềm thức. Con muốn hỏi thầy xem con thấy đúng không a, con tu tập mà chưa tìm được một vị thầy, với con còn trẻ nữa, con rất thích nghe thầy thuyết pháp, tiếc là thầy ở xa, con chưa có duyên để gặp thầy mong thầy nhiều sức khoẻ ạ!
Trả lời:
Con tuy xa thầy mà lại gần, vì con đã thấy đúng và sống đúng như những gì thầy nói. Chỉ vì nhiều người không thấy ra điều này mà cứ mãi đem cái ngã để tu, để hành, để biết, để đắc... để rồi cứ loay hoay trong sinh tử mà tưởng đã "nắm" được lý tưởng của mình, ngờ đâu còn "nắm" là còn phiền muộn khổ đau. Chúc mừng con.
14. Chỉ thấy mà không xen quan niệm và ý đồ của bản ngã vào mới gọi là thấy rõ.
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, có những tham ái con nhìn thấy rất rõ ràng nhưng con cứ chìm đắm vào đó mà không tìm được lý do để thoát ra. Con hiểu là chỉ cần tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác là được mà không cần phải có lý do, nhưng đối diện với tham khó hơn với sân nhiều thầy ạ, phải chăng con chưa nhìn thấy được sự nguy hại của nó nên chưa thể thoát ly hả Thầy?
Đây là những dục vọng không xảy ra thường xuyên với con mà 2,3 tháng mới xảy ra một lần, và lần nào con cũng thất bại trong việc tỉnh giác, nhưng mỗi lần như vậy con lại rút ra được nhiều trải nghiệm hơn, có phải bình thường con đã vô tình tích lũy nó để đến lúc nào đó nó bùng phát phải không Thầy?
Có những giới con không thấy được sự nguy hại của nó thì làm sao mà giữ được hả Thầy?
Con xin tri ân thầy, cầu chúc Thầy luôn được khỏe mạnh, và mong được Thầy khai mở!
Trả lời:
Vấn đề là ở chỗ con không đủ bình thản để thấy hiện trạng và nhân duyên của tham ái như nó là. Con nói con nhìn thấy nó rõ ràng nhưng thực ra con vẫn nhìn nó theo một quan niệm hay kiến thức nào đó. Thực tế là con không thực sự muốn thấu hiểu nó mà chỉ muốn loại trừ nó nhưng không có cách nào, chứ không phải là không tìm được lý do thoát ra, chính vì thế mà con thấy mình vẫn đắm chìm trong đó. Mong thoát ra cũng là trói buộc chẳng khác gì chìm đắm. Mong thoát ra là "bước tới", bị chìm đắm là "dừng lại". Không bước tới, không dừng lại mới thoát khỏi dòng sông ái dục như Đức Phật đã làm. Chỉ thấy mà không xen quan niệm và ý đồ của bản ngã vào mới gọi là thấy rõ. Nếu con đã thấy rõ tức không còn cái Ta thấy thì lúc đó cái gì tham ái, cái gì thoát khỏi tham ái?
15. Khởi lên ý đồ muốn chuyển biến tức rơi vào bản ngã, thời gian, nhân quả, trói buộc và khổ đau. Đó chính là rơi vào sinh tử.
Câu hỏi:
Con chào Sư. Hôm qua, một người bạn của con có trao đổi với con về một câu hỏi, nội dung câu hỏi như sau: "Con ứng dụng những điều đã học (học đạo) vào trong cuộc sống như thế nào?". Con thưa Sư, câu hỏi này là do vị Thầy của bạn con đặt cho bạn ấy. Câu trả lời của bạn con là: "Dạ thưa, con làm gì thì biết cái nấy, và qua đó khám phá hành trình của bản ngã nơi chính bản thân mình. Cái gì khởi lên thì chỉ thấy thôi". Vị Thầy của bạn con nói rằng câu trả lời ấy "chung chung quá", cần phải có chuyển biến gì đặc biệt hơn. Bản thân con, con đồng ý với câu trả lời của bạn con.
Theo cái hiểu của con, thực ra một người học đạo thì không phải trả lời câu hỏi: "tu như thế nào?", mà phải trả lời câu hỏi: "ai tu, mà tu để làm gì", hay: "kẻ tu và cái thực thể sẽ phải bị đem ra để tu, sự tách biệt ấy là thực hay chỉ là một ảo tưởng". Con có trao đổi với bạn con về những điều con hiểu. Hai đứa cũng đồng ý với nhau. Có phải tụi con đang đi ngược lại với cách sống thông thường của mọi người, nhưng lại trở về ngày càng gần hơn với cuộc sống thực, với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, với sự sống bất tận, và yên bình muôn đời vẫn như "nó đang là" không ạ? Như vậy, Sư ơi, vậy là tụi con chỉ còn thiếu cái duy nhất là sự dũng cảm và chú tâm hoàn toàn vào cuộc sống thực ấy thôi.
Con xin sư từ bi chỉ dạy cho tụi con một con đường sáng. Con thành kính tri ân Sư.
Trả lời:
Cả hai con đều trả lời câu hỏi rất xuất sắc. Đạo lý sống thực thì "chung chung" vậy thôi, nhưng một khi cái chung chung ấy trọn vẹn trong từng sát-na sự sống thì đâu cần "chuyển biến" làm gì. Chuyển biến là việc của pháp, nên thấy tức chuyển biến cực kỳ mầu nhiệm, còn một khi khởi lên ý đồ muốn chuyển biến tức rơi vào bản ngã, thời gian, nhân quả, trói buộc và khổ đau. Đó chính là rơi vào sinh tử. Và đó là lý do vì sao Đức Phật không bước tới (chuyển biến đến tương lai), không đừng lại (dính mắc trong hiện tại) mà thoát khỏi dòng thác sinh tử trầm luân.