Tôi không ngụ ý rằng bạn sẽ trở thành vô trách nhiệm; tôi không ngụ ý rằng bạn sẽ trở thành tội nhân. Tội lỗi sẽ là không thể được vì tội lỗi có thể xảy ra chỉ quanh bản ngã. Sẽ không có trách nhiệm vì tội lỗi chỉ có thể xảy ra quanh bản ngã. Chỉ bạn hiện hữu, cho nên bạn có thể có trách nhiệm với ai? Và bây giờ nếu bạn thấy ai đó sắp chết, bạn sẽ cảm thấy bạn đang chết cùng người đó, bên trong người đó. Vũ trụ đang chết và bạn là một phần của nó. Và nếu bạn sẽ thấy đoá hoa nào đó đang nở, bạn sẽ nở hoa cùng nó. Toàn thể vũ trụ sẽ trở thành bạn bây giờ...
Thiền là cách thức, và hài hoà này của tính một, việc cảm về tính một này với tất cả, là cái đích, là mục đích. Thử nó đi! Nhớ đại dương và quên sóng đi. Và bất kì chỗ nào bạn nhớ tới sóng và bắt đầu cư xử như sóng, nhớ, bạn đang làm cái gì đó sai và bạn sẽ tạo ra khổ vì nó.
Không có Thượng đế nào đang trừng phạt bạn. Bất kì khi nào bạn sa ngã thành con mồi của ảo vọng nào đó, bạn trừng phạt bản thân bạn. Luật, dharma, Đạo có đó. Nếu bạn đi trong hài hoà với nó, bạn cảm thấy phúc lạc. Nếu bạn đi ngược nó, bạn cảm thấy bản thân bạn trong khổ. Không có người nào ngồi đó trên trời để trừng phạt bạn. Không có sổ sách ghi chép về tội của bạn; không có nhu cầu về điều này. Nó cũng giống như sức hút. Nếu bạn bước đi đúng, sức hút là sự giúp đỡ. Bạn không thể bước đi mà không có nó. Nếu bạn bước sai, bạn sẽ ngã, bạn có thể bị gẫy xương. Nhưng không ai đang trừng phạt bạn; nó chỉ là luật, sức hút - sức hút vô nhân tính.
Trích: Osho - "Vigyan Bhairav Mật tông - tập 2"
“Có một người đang làm đường; người đó chính là tôi; cái cuốc anh ta đang cầm trên tay cũng là tôi; cục đá anh ta vừa đập bể cũng là một phần của tôi; ngọn cỏ và cái cây bên đường cũng chính là tôi. Tôi có thể cảm và nghĩ như người làm đường đó và cả con kiến, con chim, hạt bụi, tiếng động, tất cả là một phần của tôi. Vừa lúc ấy có một chiếc xe hơi chạy qua, tôi là người lái xe, tôi cũng là cái máy xe hơi và cả những bánh xe; khi cái xe đi xa hơn, tôi đã rời khỏi tôi. Tôi đã là tất cả hay tất cả đã là tôi…”
Trích: Krishnamurti - "Cuộc Đời Và Tư Tưởng"
Khi tâm trong sáng tự nhiên thấy ra sự thật chứ không phải cố tìm, tức do chánh niệm tỉnh giác trong sáng vừa đủ bỗng nhiên bật ra soi rõ mọi sự, nên mới gọi là hoát nhiên, bất chợt. Như Tỳ kheo ni Paṭācārā thấy nước rửa chân chảy xuống liền giác ngộ, Ngài Ānanda buông mọi nỗ lực, nằm xuống nghỉ thì bỗng chứng quả A-la-hán.
Thấy biết tự nhiên là tri kiến, còn muốn biết chỉ tạo sở tri, có những pháp tu cứ muốn biết, muốn được nên càng tu càng tham lam thêm mà thôi. Giới Định Tuệ chính là bình tâm mà thấy, bình tâm chính là không có ý đồ gì cả, trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe… thì còn tìm kiếm này nọ làm gì! Tìm kiếm chỉ làm cho tâm mệt mỏi căng thẳng và sự mệt mỏi căng thẳng đó làm mất sự bén nhạy, nhu nhuyến, uyển chuyển vốn có của tâm để rồi trở nên khô cứng.
Tâm là bén nhạy nhất, không có cái gì nhanh hơn tâm, môi trường tâm vô cùng rộng lớn, có thể bao trùm cả vũ trụ. Vì chấp vào cái thấy, cái nghe, khái niệm, quan niệm này kia mới mất đi tính vô hạn đó. Khi buông ra mọi kiến thức giới hạn của kinh nghiệm căn trần thì tâm liền nhanh như chớp, vì nó không còn bị giới hạn bởi thời gian không gian nữa, có thể đồng thời chu biến khắp mọi nơi, nên tâm đức Phật có thể thấy tam thiên đại thiên thế giới.
Trích: Viên Minh - "Soi Sáng Thực Tại"
Với tâm tỉnh thức, sẽ không có sợ hãi. Chỉ có sự thấy và biết, chỉ có sự trong sáng rõ ràng và không có cái gì là thuộc cá nhân cả. Tâm tỉnh thức nầy không là của tôi; nó cũng không phải là của bạn; Khi tất cả mọi vật ngừng nghỉ và chấm dứt, chỉ có sự trong suốt, trí tuệ, và rạng rỡ còn lại. Lúc đó, chúng ta có thể gọi đó chính là "chủ thể thật sự." Khi có người hỏi, "Thế thì cái gì là bản chất thật sự của tôi?" Tôi xin trả lời "Đó là sự bình yên, trí tuệ, thanh thản, bình tĩnh, và trong sáng. Đó là sự bất tử -- nhưng xin nhớ là đừng bao giờ xem sự bất tử nầy như là của riêng bạn nhé."
Trích: Ajahn Sumedho - "Tâm Và Đạo"
Trang tử cùng Huệ Tử đứng chơi trên cầu sông Hào. Trang tử nói: "Đàn cá xanh bơi lội thung dung. Cá vui đó."
Huệ Tử nói: "Ông không phải là cá, sao biết cá vui?"
Trang Tử nói: "Ông không phải là tôi, sao biết tôi không biết?"
Huệ Tử nói: "Tôi không phải là ông, nên không thể biết được ông, còn ông không phải là cá, ông cũng hẳn không sao biết được cái vui của cá!"
Trang Tử nói: "Xin hãy xét lại câu hỏi đầu. Ông đã hỏi tôi là làm sao biết được cá vui? Đã biết là tôi biết, ông mới có hỏi "làm sao mà biết"... Thì đây, làm thế này: Tôi đứng trên cầu sông Hào mà biết được."
Trích: Trang Tử Nam Hoa Kinh - Cá Vui
“Có một người đang làm đường; người đó chính là tôi; cái cuốc anh ta đang cầm trên tay cũng là tôi; cục đá anh ta vừa đập bể cũng là một phần của tôi; ngọn cỏ và cái cây bên đường cũng chính là tôi. Tôi có thể cảm và nghĩ như người làm đường đó và cả con kiến, con chim, hạt bụi, tiếng động, tất cả là một phần của tôi. Vừa lúc ấy có một chiếc xe hơi chạy qua, tôi là người lái xe, tôi cũng là cái máy xe hơi và cả những bánh xe; khi cái xe đi xa hơn, tôi đã rời khỏi tôi. Tôi đã là tất cả hay tất cả đã là tôi…”
Trích: Krishnamurti - "Cuộc Đời Và Tư Tưởng"
Khi tâm trong sáng tự nhiên thấy ra sự thật chứ không phải cố tìm, tức do chánh niệm tỉnh giác trong sáng vừa đủ bỗng nhiên bật ra soi rõ mọi sự, nên mới gọi là hoát nhiên, bất chợt. Như Tỳ kheo ni Paṭācārā thấy nước rửa chân chảy xuống liền giác ngộ, Ngài Ānanda buông mọi nỗ lực, nằm xuống nghỉ thì bỗng chứng quả A-la-hán.
Thấy biết tự nhiên là tri kiến, còn muốn biết chỉ tạo sở tri, có những pháp tu cứ muốn biết, muốn được nên càng tu càng tham lam thêm mà thôi. Giới Định Tuệ chính là bình tâm mà thấy, bình tâm chính là không có ý đồ gì cả, trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe… thì còn tìm kiếm này nọ làm gì! Tìm kiếm chỉ làm cho tâm mệt mỏi căng thẳng và sự mệt mỏi căng thẳng đó làm mất sự bén nhạy, nhu nhuyến, uyển chuyển vốn có của tâm để rồi trở nên khô cứng.
Tâm là bén nhạy nhất, không có cái gì nhanh hơn tâm, môi trường tâm vô cùng rộng lớn, có thể bao trùm cả vũ trụ. Vì chấp vào cái thấy, cái nghe, khái niệm, quan niệm này kia mới mất đi tính vô hạn đó. Khi buông ra mọi kiến thức giới hạn của kinh nghiệm căn trần thì tâm liền nhanh như chớp, vì nó không còn bị giới hạn bởi thời gian không gian nữa, có thể đồng thời chu biến khắp mọi nơi, nên tâm đức Phật có thể thấy tam thiên đại thiên thế giới.
Trích: Viên Minh - "Soi Sáng Thực Tại"
Với tâm tỉnh thức, sẽ không có sợ hãi. Chỉ có sự thấy và biết, chỉ có sự trong sáng rõ ràng và không có cái gì là thuộc cá nhân cả. Tâm tỉnh thức nầy không là của tôi; nó cũng không phải là của bạn; Khi tất cả mọi vật ngừng nghỉ và chấm dứt, chỉ có sự trong suốt, trí tuệ, và rạng rỡ còn lại. Lúc đó, chúng ta có thể gọi đó chính là "chủ thể thật sự." Khi có người hỏi, "Thế thì cái gì là bản chất thật sự của tôi?" Tôi xin trả lời "Đó là sự bình yên, trí tuệ, thanh thản, bình tĩnh, và trong sáng. Đó là sự bất tử -- nhưng xin nhớ là đừng bao giờ xem sự bất tử nầy như là của riêng bạn nhé."
Trích: Ajahn Sumedho - "Tâm Và Đạo"
Huệ Tử nói: "Ông không phải là cá, sao biết cá vui?"
Trang Tử nói: "Ông không phải là tôi, sao biết tôi không biết?"
Huệ Tử nói: "Tôi không phải là ông, nên không thể biết được ông, còn ông không phải là cá, ông cũng hẳn không sao biết được cái vui của cá!"
Trang Tử nói: "Xin hãy xét lại câu hỏi đầu. Ông đã hỏi tôi là làm sao biết được cá vui? Đã biết là tôi biết, ông mới có hỏi "làm sao mà biết"... Thì đây, làm thế này: Tôi đứng trên cầu sông Hào mà biết được."
Trích: Trang Tử Nam Hoa Kinh - Cá Vui
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét