Cái mà hiện hữu, là bất sinh và bất diệt. Từ đâu mà việc sinh sẽ tới? Chẳng cái gì sinh ra từ cái trống rỗng. Cái chết xảy ra ở đâu? Chẳng cái gì mất đi trong cái trống rỗng. Cái mà hiện hữu là vĩnh hằng. Thời gian không tạo ra phân biệt cho nó; thời gian không ảnh hưởng tới nó. Sự tồn tại này không bên trong sự hiểu của chúng ta bởi vì các giác quan của chúng ta chỉ có thể hiểu hình và dạng. Các giác quan của chúng ta không thể hiểu thấu cái ở bên ngoài tên và hình.
Thế giới của tên gọi và hình dạng được sinh ra chỉ bởi vì các giác quan. Nó không phải là mang tính tồn tại. Bất kì cái gì có tên và dạng đều được sinh ra và sẽ chết đi còn cái vượt ra ngoài tên và dạng là vĩnh hằng.
Với thân thể tôi ngụ ý cái biểu lộ qua sinh với tên và dạng. Bởi linh hồn tôi ngụ ý cái vẫn còn lại cho dù cái tên và dạng đã mất đi. Khi không có tên và dạng như vậy, thế thì nó vẫn hiện hữu. Bởi linh hồn tôi ngụ ý biển cả còn bởi thân thể tôi ngụ ý sóng. Cần phải hiểu những điều này một cách rõ ràng.
Cái ở bên trong chúng ta chưa bao giờ chết, cho nên ở bên trong chúng ta cảm thấy rằng "Mình sẽ không bao giờ chết." Chúng ta thấy rằng hàng trăm nghìn người đang chết nhưng vậy mà chúng ta vẫn không bị thuyết phục rằng chúng ta cũng sẽ chết. Trong chiều sâu nhất của chúng ta không có tiếng vọng rằng "Mình nữa sẽ chết." Mọi người chết trước chính mắt chúng ta và vậy mà cảm giác bên trong về tính bất tử vẫn cứ còn đấy. Trong những khoảnh khắc sâu sắc hơn chúng ta bao giờ cũng nhận biết rằng "Mình sẽ chết." Chúng ta biết rằng những sự kiện chỉ ra cái giả tạo của niềm tin này và rằng các biến cố bên ngoài chỉ ra rằng không thể nào mà "Mình sẽ không chết." Lí lẽ nói rằng nếu mọi thứ khác đều phải chết, thế thì bạn cũng sẽ chết. Nhưng một tiếng nói nào đó bên trong vẫn cứ phục vụ cho mọi móc nối với lí lẽ và cứ nói, "Mình sẽ không chết."
Đó là lí do tại sao chúng ta không tin rằng chúng ta sẽ chết. Đó là lí do tại sao chúng ta có khả năng sống trong làn sương mờ của cái chết; nếu không, như chúng ta thường xuyên bị bao quanh bởi cái chết, chúng ta sẽ chết ngay tức thì. Tại sao chúng ta lại tin tưởng và chắc chắn về việc sống thế? Niềm tin đó là do cái gì đó bên trong vẫn cứ bảo chúng ta rằng chúng ta sẽ không chết, bất kể chúng ta có thể nói nhiều thế nào, hay sự xuất hiện của một cái chết thực tại có thể nói, rằng chúng ta sẽ chết.
Khoảnh khắc chúng ta đồng nhất bản thân mình với tiếng nói của thân thể, tâm linh chúng ta bắt đầu run rẩy với sự kiện là thân thể nhất định phải chết. Dù chúng ta có thể cố gắng đến đâu để bác bỏ điều này hay tìm kiếm sự giúp đỡ của khoa học hay phát minh ra hệ thống y tế hay bao quanh chúng ta bằng các bác sĩ trị liệu nổi danh, thân thể vẫn không một khoảnh khắc nào xác nhận rằng "Mình sẽ sống." Thân thể không có cảm giác về cái bất tử đó; nó biết rằng hàng ngày nó đang chết.
Không người nào mang tính bất tử làm điều đó. Đồng nhất này là dốt nát; việc thoát khỏi đồng nhất này là nhận biết. Chẳng cái gì thay đổi cả; mọi thứ vẫn còn lại như nó trước đây. Thân thể vẫn còn ở nơi nó hiện hữu; linh hồn cũng còn ở nơi nó hiện hữu. Chỉ ảo tưởng là biến mất. Thế thì chúng ta biết rằng khi thân thể sẽ chết đi thì chúng ta không phải sợ hãi, bởi vì không có nhu cầu phải sợ hãi. Thân thể nhất định sẽ chết. Sợ là hữu dụng khi có khả năng được cứu thoát. Nhưng trong tình huống không có khả năng nào được cứu, thật là vô dụng để mà trở nên sợ hãi.
Khoảnh khắc người ta nhận ra rằng cái chết là bản chất của thân thể, bỗng nhiên vấn đề trở thành rõ ràng rằng cái ở bên ngoài thân thể chưa bao giờ sinh và do vậy không có vấn đề về cái chết của nó. Vậy, cũng với linh hồn nữa, hoảng hốt tan biến, bởi vì không có lí do gì để mà sợ cái không thể nào chết được. Nỗi sợ nảy sinh là do thân thể và linh hồn trở thành bị đồng nhất với nhau. Nó nảy sinh bởi vì tiếng nói bên trong nói, "Mình sẽ không chết," còn tiếng nói bên ngoài lại nói, "Mình chắc chắn chết!" Những tiếng nói này trở nên lẫn lộn. Chúng ta không nhận biết rằng hai giai điệu khác nhau này quyện lẫn vào nhau, và chúng ta lắng nghe chúng cứ dường như chúng là giai điệu của cùng một nhạc cụ. Đó là sai lầm.
Trong dốt nát của mình bao giờ cũng có nỗi hoảng sợ về cái chết, nhưng chúng ta cứ sống dường như không có cái chết. Mỗi khoảnh khắc người dốt nát lại sống cứ dường như không có cái chết, nhưng người đó vẫn nhận biết rằng cái chết có thể xảy ra vào bất kì lúc nào. Người đó sống ở hai mức khác nhau. Cuộc sống cho người đó đã chẻ ra thành hai phần: chu vi đã trở nên tách rời với trung tâm; dạng đã trở thành tách rời với vô dạng. Tuy nhiên, người ta không thể chạy thoát khỏi cái chết. Điều ngạc nhiên là với việc biết của chúng ta, một thứ cứ tự nó xuất hiện rằng nó là ảo tưởng. Bởi việc biết của chúng ta, chỉ đau đớn hợp lí là dừng lại.
Linh hồn không được biết tới với chúng ta, nhưng thân thể thì hàng ngày được chúng ta nhìn thấy. Cái mà hàng ngày được thấy trở thành chân lí cho chúng ta. Đó là lí do tại sao tôi đã nói rằng thân thể là hướng cái chết và bản thân nó là cái chết. Linh hồn là bất tử, không hướng cái chết. Nhưng trên tính bất tử của nó lại có điệu vũ của cái chết trên thân thể.
Với tính bất tử, hỗ trợ của cái chết là không cần thiết, nhưng chỉ trong mối quan hệ với khái niệm về bất tử mà sự xuất hiện của cái chết mới được hiểu. Sự tồn tại thuần khiết không có nhu cầu cho cái thay đổi được, nhưng cái đang thay đổi có thể được hiểu chỉ trong mối quan hệ với cái không đổi.
Osho