Trạng thái của chứng ngộ - Hốt nhiên chứng ngộ - Cái gì còn lại sau chứng ngộ

Trạng thái của chứng ngộ

Trạng thái của chứng ngộ không phải là trạng thái của cá nhân. Không có người trong nó. Người chứng ngộ là chứng ngộ chỉ bởi vì người đó không có; không có ai để vận hành. Vận hành tiếp tục, nhưng không có ai làm nó. Vận hành tiếp tục, nhưng không có ai vận hành nó. Thế thì nó tiếp tục theo cách riêng của nó... cũng như các vì sao cứ di chuyển và mùa vụ , và mặt trời mọc, và mặt trăng tới, và thuỷ triều, và biển cả, và dòng sông. 
Người chứng ngộ là một với cái toàn thể; cái toàn thể vận hành qua người đó. Vận hành của người đó là hoàn hảo bởi vì người đó không có đó để bóp méo nó. Người đó giống hệt cây trúc hổng - bất kì bài hát nào cái toàn thể chọn để hát qua người đó, nó đều được hát lên. Không có người nào cản trở, không có người nào gây chướng ngại. 


Người chứng ngộ là cái trống rỗng chứng ngộ... Cái trống rỗng chói sáng. Người đó đã biến mất. Nếu bạn tin vào khái niệm thượng đế, nếu bạn dùng thuật ngữ đó, thế thì bạn có thể nói thượng đế vận hành qua người đó. Nếu bạn không thích thuật ngữ đó, thế thì bạn có thể nói cái toàn thể vận hành qua người đó. Nhưng người đó không vận hành ở đó. 
...
Người chứng ngộ đơn giản cho phép; bất kì điều gì xảy ra đều là việc xảy ra. Rất khó quan niệm điều đó bởi vì nó không phải của tâm trí. Rất khó hiểu điều đó bởi vì không có kinh nghiệm. Bạn có thể hiểu điều đó chỉ khi bạn đã tan biến, khi bạn đã trở thành cái đó. 
Không có cách nào để hiểu vị phật trừ phi bạn trở thành vị phật - bởi vì đó là một chiều hướng hoàn toàn khác của sự tồn tại. Chúng ta chưa bao giờ nếm trải điều đó. Tâm trí đơn giản không thể nào quan niệm nổi, bởi vì tâm trí vận hành qua động cơ: phải có ham muốn, phải có mục đích, phải có người làm. Tâm trí nói nếu bạn không làm, làm sao điều đó sẽ xảy ra? 
Nhưng hàng triệu điều đang xảy ra mà không có ai làm chúng cả. Ai đang làm cho các vì sao chuyển động? Việc vận hành của chúng chẳng tuyệt đối hoàn hảo đó sao? Cái gì lỡ? Cái gì thiếu? Ai đang xô những dòng sông này ra đại dương? Ai cứ điều khiển triều lên triều xuống? Ai cứ duy trì cái vô hạn này, cái mênh mông này? Chẳng có ai cả. Bởi vì không có ai cả, đó là lí do tại sao nó lại đẹp thế. Bởi vì không có ai cả, đó là lí do tại sao nó lại tuyệt đối hoàn hảo thế. Nếu ai đó có đó, thì có khả năng lỗi lầm. Nếu ai đó có đó, thì có khả năng sai lầm. 
Không có ai cả - nó là từ cái trống rỗng. 
Hạt mầm cứ nhú ra. Từng khoảnh khắc đều là phép màu, bởi vì từng khoảnh khắc sự tồn tại tới từ cái không. Từng khoảnh khắc hoa xuất hiện ra từ trời xanh. Không ai ép buộc nó, không ai kéo nó lên. Không có ai mở nụ; nó mở ra theo cách riêng của nó. Đây là điều Phật gọi là pháp, là luật, là luật tối thượng của cuộc sống. 
Người chứng ngộ không còn trong xung đột với luật tối thượng; người đó đã buông xuôi. Người đó nổi, người đó chảy cùng dòng sông. Người đó gần như trở thành con sóng trong dòng sông, người đó không tồn tại một cách tách biệt. 
Người ta có thể sống và vận hành trong thế giới trong trạng thái của chứng ngộ hay vô trí không? Có chứ, người ta có thể vận hành. Người ta đã vận hành. Phật sống bốn mươi hai năm sau khi ngài trở nên chứng ngộ. Mahavira sống bốn mươi năm sau khi ngài trở nên chứng ngộ. Họ vận hành hoàn toàn tốt. Và vậy mà, cái đẹp hiện hữu, sự vĩ đại hiện hữu, điều không có ai làm nó cả. 
Nó là phép màu từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia. Nó là điều tuyệt đối không thể nào tin được, điều lạ thường là nó vận hành từ cái không, vận hành từ không mục đích, vận hành từ vô trí. Chỉ vận hành mà không có trung tâm, không có cái ngã. 
Người chứng ngộ là tự nhiên, tự phát. Người đó không có giải thích tại sao người đó lại đang vận hành. Người đó sẽ nhún vai nếu bạn hỏi câu hỏi 'Tại sao?' Người đó không thể giải thích được điều đó, người đó nhiều nhất có thể nói, 'Nó là cách nó thế. Nó là cách nó đang xảy ra.' Người đó sẽ nói, 'Tôi không biết, bởi vì không có ai để biết điều đó.' Nó là một vận hành bí ẩn. 
Tất nhiên việc vận hành sẽ là khác toàn bộ với việc vận hành của bạn. Từ vận hành của bạn, lo âu nảy sinh, căng thẳng. Từ vận hành của bạn, nỗi sợ nảy sinh. Nỗi sợ - bạn sẽ thành công hay không? Căng thẳng - bởi vì có cạnh tranh, xung đột; người khác cũng xô về cùng mục đích. Bạn sẽ có khả năng trở nên giầu không? Bạn sẽ có khả năng trở thành cái bạn muốn không? Điều đó dường như là dễ dàng. 
Mulla Nasruddin một hôm nói với tôi, 'Khi tôi mười bốn tuổi tôi đã quyết định rằng tôi sẽ trở thành người giầu nhất trên thế giới, bằng bất kì giá nào.' 
Thế là tôi hỏi anh ta, 'Thế rồi điều gì đã xảy ra? Anh chưa bao giờ trở thành người giầu nhất thế giới. Anh có thể là người nghèo nhất. Vậy thì điều gì đã xảy ra?' 
Anh ta nói, 'Vào lúc tôi hai mươi mốt tuổi tôi nghĩ dễ thay đổi tâm trí mình hơn và trở thành người giầu nhất trên thế giới. Thay đổi tâm trí dễ dàng hơn.' 
Mọi người đều muốn trở thành người giầu nhất thế giới. Mọi người đều muốn là người quyền lực nhất trên thế giới. Mọi người đều muốn là người mạnh nhất, đẹp nhất, thông minh nhất, nổi tiếng nhất trên thế giới. Tất nhiên nhiều lo âu đã được tạo ra. Trong lo âu đó bạn ở trong một loại ốm yếu liên tục, không thoải mái, bồn chồn, lên cơn sốt, trong đó bạn cứ liên tục run rẩy. Và mọi khoảnh khắc đều có thất vọng chờ đợi bạn. 
Do đó mọi người nói, 'Con người đề nghị và thượng đế quyết định.' Thượng đế chưa bao giờ quyết định cái gì cả. Trong chính đề nghị của mình bạn đang quyết định thượng đế, do đó bạn lâm vào rắc rối. Bởi vì tự nhiên có cách riêng của nó, Đạo có cách riêng của nó; nó có định mệnh riêng của nó. Cứ dường như bộ phận đang cố gắng đi con đường riêng của nó, bỏ cái toàn thể đằng sau. Điều đó là không thể được - bộ phận phải đi cùng với cái toàn thể. Cái đuôi phải đi cùng với con voi. Nếu cái đuôi bắt đầu đi theo cách riêng của nó ngược với voi, tách rời khỏi voi, thế thì sẽ có rắc rối - cái đuôi sẽ phát điên. Và thực tế nó sẽ phải lôi theo con voi; không có cách khác. 
Cho nên chỉ có hai kiểu người trên thế giới. Một kiểu, những người có mục đích riêng tư - họ cảm thấy họ đang bị kéo lê; họ cảm thấy con người đề nghị, thượng đế quyết định. Thế rồi có kiểu người khác trên thế giới - rất ít, hiếm hoi, xa xôi, xa xăm và ít ở giữa, rất ít - những người đã vứt bỏ tất cả những đề nghị của mình. Họ không kéo lê, họ nhảy múa. Họ nhảy múa, bởi vì bất kì điều gì thượng đế đề nghị họ đều chấp nhận. Và họ không có đề nghị riêng tư nào, họ không có ham muốn nào của riêng mình. 
Đó là điều Jesus nói trên cây thánh giá, đó là thông điệp cuối cùng của ngài cho thế giới - 'Vương quốc của ngài tới, ý chí của ngài sẽ được thực hiện'. Chỉ một khoảnh khắc trước ngài còn ngần ngại chút ít, ngay khoảnh khắc trước ngài đã kêu lên và nói, 'Sao ngài đã từ bỏ con? Tại sao? Tại sao ngài lại cho con xem tất cả những điều này?' 
Bạn không thể phàn nàn Jesus được - điều đó nữa cũng là tự nhiên và con người. Ngài mới chỉ ba mươi ba tuổi, ngài còn chưa già, ngài vẫn còn trẻ, ngài chưa thấy toàn thể cuộc sống, ngài còn chưa nếm trải, ngài còn chưa sống - và bỗng nhiên ngài thấy bản thân mình trên cây thánh giá, kì quặc, bị lăng mạ, bị bác bỏ bởi chính người của mình. Và điều đó là tự nhiên khi ngài kêu lên với thượng đế, 'Sao ngài lại từ bỏ con? Sao ngài lại cho con xem tất cả những điều này?' - mang tính con người, rất con người. 
Nhưng lập tức ngài trở nên nhận biết về điều đó. Điều đó phải đã vô tình buột ra - việc kêu lên phản đối thượng đế - vào khoảnh khắc của vô nhận biết. Nỗi đau có thể đã quá nhiều, khốn khổ quá nhiều. Cái chết kề ngay bên cạnh; ngài đã bị sốc. Nhưng ngài đã lấy lại cân bằng. Ngài đã định đề nghị điều gì đó. Ngài đơn giản nói, 'Vương quốc của ngài tới, ý chí của ngài sẽ được thực hiện.' Ngài đã buông xuôi. Ngài chết như Christ. 
Trong một khoảnh khắc ngài không còn là Jesus nữa, ngài đã là Christ. Trong một khoảnh khắc ngài không còn là con người nữa, ngài là siêu nhân. Lỗ hổng là rất nhỏ. Đó là lí do tại sao Phật nói, 'Bỏ lỡ nó chỉ một li thôi, hay một khoảnh khắc thôi, và các ông bị ném đi xa hàng triệu dặm.' Chỉ một li là khác biệt giữa hai câu này - không có mấy lỗ hổng, có thể chỉ một hơi thở. Nhưng ngài đã là người thường khi ngài kêu lên phản đối thượng đế - con người, yếu đuối. Ngay một khoảnh khắc sau đó ngài đã được hoà giải; đã không có vấn đề nào. Nếu đây là cách thượng đế muốn nó xảy ra, thế thì đây là cách nó phải xảy ra. Ngài đã chấp nhận. 
Nụ cười phải đã tới cho khuôn mặt ngài, và không chỉ cho khuôn mặt ngài mà còn cho cả trái tim ngài nữa. Trong khoảnh khắc đó ngài phải đã mở rộng. Bây giờ không có gì để co lại, để vẫn còn khép kín. Ngay cả cái chết cũng được chấp nhận. Khi bạn chấp nhận cái chết, bạn đã chấp nhận thượng đế. Mọi người đều ham muốn cuộc sống. Khi bạn chấp nhận cuộc sống bạn không chấp nhận nhiều. Khi bạn chấp nhận cái chết bạn đã chấp nhận tất cả. 
Người chứng ngộ là người đã không chỉ chấp nhận cái chết, người đã thực sự chết. Người đó không còn đó nữa, ngôi nhà tuyệt đối trống rỗng. Hay người đó là sự trống rỗng ấy. Sự trống rỗng ấy là chói sáng, đầy ánh sáng. Bây giờ người đó đi tay trong tay với thượng đế. Bây giờ bất kì chỗ nào thượng đế đưa người đó tới, bất kì mảnh đất nào - chưa lên bản đồ, chưa vẽ bản đồ - người đó vẫn đi, nhảy múa. Người đó không bị kéo lê. 
Nếu bạn bị cuộc sống kéo lê đi, thế thì bạn phải tranh đấu với nó. Nếu bạn bị cuộc sống làm cho chán chường, thế thì bạn phải tranh đấu với nó. Nếu bạn bị cuộc sống làm cho thất vọng, bạn phải tranh đấu với nó. Đây là những chỉ báo rằng bạn không được hoà giải với cuộc sống, rằng bạn vẫn chưa trở nên đủ chín chắn để buông xuôi; bạn vẫn còn trẻ con, bạn đang trong cơn cáu kỉnh trẻ con. 
Người thực sự chín chắn không có ý chí của riêng mình. Người đó nói, 'Ý chí của ngài sẽ được thực hiện.' Chỉ tâm trí chưa chín chắn mới cứ mang ý chí riêng của mình, và tất nhiên họ khổ sở. Ý chí đem tới khổ sở, ý chí là con đường tới địa ngục. Bạn đem vào đau khổ, bạn là con đường tới địa ngục. Bạn tạo ra đau khổ. 
Tất nhiên, người chứng ngộ vận hành hoàn toàn khác. Bản thân người đó không biết mình đang đi đâu, và người đó không lo nghĩ về nó. Người đó không nghĩ về nó - nơi người đó đi. Người đó tin cậy: bất kì chỗ nào người đó đi, nó đều tốt. Sự tin cậy của người đó là toàn bộ và vô hạn. 
Người đó tin cậy vào cuộc sống, người đó tin cậy vào bản thân mình. Người đó tin cậy vào cái toàn thể, bạn tin cậy vào bộ phận tí hon. Người đó tin cậy vào cái mênh mông, cái vô hạn, bạn tin cậy vào tâm trí con người tầm thường. Tin cậy của người đó làm cho người đó thành trí huệ, tin cậy của bạn làm cho bạn thành ngu xuẩn. Bạn hoài nghi cái toàn thể và bạn tin cậy vào bản thân mình. Người đó đã vứt bỏ bản thân mình và người đó tin cậy vào cái toàn thể. Người đó không bao giờ bị thất vọng, người đó không nuối tiếc. Người đó không bao giờ nhìn lại sau, bởi vì bất kì cái gì có, đều đã có - và bất kì cái gì có, đều tốt. 
Và đó không chỉ là điều tâm trí. Người đó cảm thấy nó, toàn thể sự tồn tại của người đó được rạng ngời với 'có!' Người đó nói 'có' với cuộc sống, bạn cứ nói 'không'. Nói không tạo ra bản ngã, nói có vứt bỏ bản ngã, giúp cho bản ngã được vứt bỏ và biến mất. 
Người chứng ngộ là 'có' tuyệt đối, vô điều kiện. Rất khó hiểu điều đó trừ phi bạn đã nếm trải cái gì đó của nó. Đó là cách duy nhất để biết về nó. 
Liệu người chứng ngộ có tự đầy đủ trong thế giới không? Đó là lí do tại sao tôi nói bạn có thể hiểu nó chỉ nếu bạn đã biết nó, nếu bạn đã trở thành nó. Bằng không bạn sẽ cứ hỏi những câu hỏi chẳng liên quan. Chẳng hạn: Liệu người chứng ngộ có tự đầy đủ trong thế giới không? 
Người đó không có cái ngã, cho nên làm sao người đó có thể là tự đầy đủ được? Người đó không có cái ngã, cho nên làm sao người đó có thể là tự đầy đủ theo bất kì cách nào được? Tôi không nói rằng người đó không hài lòng. Tôi không nói rằng người đó không được thoả mãn, và tôi không nói rằng người đó không đầy đủ. Tôi đơn giản nói rằng người đó không thể tự đầy đủ được bởi vì người đó không có cái ngã. 
Người chứng ngộ đi tới biết rằng độc lập là không thể được, phụ thuộc cũng không thể được. Thực tại thì không phụ thuộc không độc lập; thực tại là liên thuộc. Chúng ta cùng tồn tại với nhau. Và khi tôi nói 'chúng ta', cây cối cũng được bao hàm, núi non cũng được bao hàm, bầu trời cũng được bao hàm. Khi tôi nói 'chúng ta', mọi thứ đều được bao hàm, không cái gì bị loại trừ. Chúng ta cùng tồn tại với nhau. Chúng ta cùng hiện hữu với nhau. Chính hiện hữu của chúng ta là sự cùng nhau. Không ai là tự đầy đủ. 
Đó là điều thông thường chúng ta cố gắng để trở thành - tự đầy đủ. Đó là toàn thể cuộc tranh đấu của chúng ta - để cho chúng ta không còn phụ thuộc vào bất kì ai. Những thử nghĩ mà xem: liệu có thể tự đầy đủ được không? Và nếu điều đó là có thể cho con người trở thành tự đầy đủ, người đó có còn sống động không? Người đó sẽ chết. Chỉ khi bạn trong nấm mồ thì bạn mới tự đầy đủ. Bằng không bạn sẽ phải thở chứ - và bạn không thể là tự đầy đủ về điều đó được. Bạn sẽ phải lấy hơi thở, sinh lực, prana. Bạn sẽ phải đợi để mặt trời làm bạn ấm. Bạn sẽ phải ăn quả của cây để cho nước quả trở thành máu bạn. Bạn sẽ cần cả tỉ thứ. Làm sao bạn có thể là tự đầy đủ được? Chính ý tưởng này là ngu xuẩn. 
Nhưng có những người, cái gọi là thánh nhân - người cứ dạy bạn 'trở nên tự đầy đủ'. Đó là việc đề cao lòng tự trọng. Tự đầy đủ không thể có được trong bản chất của mọi vật bởi vì cái ngã là giả. Cái ngã chỉ là một ý tưởng, nó không có thực tại nào, cho nên làm sao bạn có thể tạo ra sự đầy đủ quanh một ý tưởng giả tạo? Cái ngã trong bản thân nó là mang tính không tồn tại, cho nên làm sao bạn có thể tạo ra sự đầy đủ xung quanh cái gì đó không tồn tại? 
Người chứng ngộ là người nhìn vào cuộc sống và đi tới biết rằng 'Mình không có, chỉ thượng đế có, chân lí có. Chân lí là tự đầy đủ, cái toàn thể là tự đầy đủ. Làm sao mình có thể là tự đầy đủ được?' Chúng ta được nối với mọi thứ khác, và việc nối này thực sự phức tạp. Tôi không chỉ được nối với bạn, bạn không chỉ được nối với những cây này, bạn không chỉ được nối với mặt trời hôm nay - bạn được nối với tất cả mọi người đã từng sống trên trái đất. Nếu cha mẹ bạn mà không có đó thì bạn đã không có ở đây rồi. Nếu ông bà bạn mà không có đó thì bạn đã không có ở đây rồi. Hãy đi ngược lại, đi lùi lại - nếu Adam và Eve mà không có đó thì bạn đã không có ở đây rồi. 
Cho nên không chỉ chúng ta được nối với sự tồn tại đương đại, chúng ta được nối với toàn thể quá khứ - không chỉ với nhân loại, mà với toàn thể vũ trụ. Điều này là dễ hiểu - rằng chúng ta được nối với toàn thể quá khứ - bằng không thì làm sao chúng ta có thể hiện hữu được? Chúng ta là một phần của cuộc diễu hành, một phần của dòng sông, dòng sông đang tiếp diễn. Bạn cũng được nối với tương lai. Có chút ít khó khăn hơn bởi vì chúng ta nghĩ rằng có thể điều đó là đúng - chúng ta được nối với quá khứ - nhưng làm sao chúng ta lại được nối với tương lai? 
Dòng sông có đôi bờ. Nó không thể chảy chỉ với một bờ, bằng không nó sẽ chẳng bao giờ đạt tới đại dương. Bờ bên kia có thể bị ẩn kín trong sương mù dày đặc, bạn có thể không có khả năng thấy nó, nó có thể ở rất xa xăm. Bạn không thể thấy được nó - nó ở bên ngoài đường chân trời - nhưng dầu vậy bạn vẫn có thể nghĩ rằng nó phải có đó. Quá khứ là bờ này của dòng sông thời gian, tương lai là bờ kia. Không có tương lai, quá khứ không thể tồn tại được; và không có quá khứ và tương lai thì hiện tại không thể tồn tại được. Hiện tại là dòng sông, quá khứ là bờ này, tương lai là bờ kia. 
Chúng ta không chỉ được nối với quá khứ, chúng ta đang được nối với tương lai nữa. Bạn không chỉ được nối với cha mẹ mình, bạn được nối với con cái mình nữa - con cái còn chưa được sinh ra. Bạn không chỉ là một với quá khứ đã từng ở đây, mà cả với tương lai sẽ diễn ra ở đây. Bạn được nối với hôm qua và ngày mai - bằng không thì hôm nay không thể tồn tại được. Nó phải tồn tại giữa hôm qua và ngày mai - những hôm qua và những ngày mai. Hôm nay chỉ là bước chuyển ở giữa. 
Nếu bạn nhìn theo cách đó, thế thì trong không gian chúng ta được nối với mọi thứ. Nếu mặt trời chết hôm nay chúng ta tất cả đều sẽ chết. Nó ở xa thế; ánh sáng mất mười phút để tới chúng ta. Mười phút chẳng có vẻ gì là thời gian lớn cả, nhưng để ánh sáng đi ngần đó thời gian thì thực sự là lớn, bởi vì ánh sáng đi nhanh thế - ba trăm nghìn ki lô mét một giây. 
Mặt trời ở xa mười phút. Nhưng nếu nó chết, bỗng nhiên bạn sẽ thấy những cái cây này chết, bỗng nhiên bạn sẽ thấy bản thân mình co lại và chết. Bỗng nhiên bạn sẽ thấy toàn thể cái đẹp biến mất khỏi trái đất, bởi vì toàn thể hơi ấm biến mất khỏi trái đất. Hơi ấm là cuộc sống. Chính sự đập rộn ràng của trái tim là được nối với mặt trời đấy. Nhưng các nhà khoa học nói bản thân mặt trời lại được nối với nguồn ánh sáng nào đó, vẫn còn chưa được phát hiện ra. Ở đâu đó tại chính trung tâm của toàn thể sự tồn tại phải có một nguồn mà mặt trời được nối vào. 
Mọi thứ đều được nối. Bạn đã từng quan sát mạng nhện chưa? Chạm vào nó ở bất kì đâu và cả cái mạng rung lên. Đích xác theo cách đó là cuộc sống. Chạm vào nó ở bất kì đâu... chạm vào cái một nhành cỏ và bạn đã chạm vào tất cả các vì sao, bởi vì mọi thứ được liên nối thế. Không có biên giới - chúng ta không là những hòn đảo, chúng ta là lục địa. Không cái gì định nghĩa bạn cả. Tất cả mọi định nghĩa đều nhân tạo. Tất cả mọi định nghĩa đều giống như hàng rào quanh nhà bạn - nó không phân chia trái đất. Tất cả các biên giới đều giống như trên bản đồ - nó không phân chia trái đất, nó không phân chia đại dương, nó không phân chia bầu trời. Nó chỉ là trên bản đồ. 
Người chứng ngộ là người đã vứt bỏ mọi lằn ranh; không là người Ki tô giáo, không là người Hindu, không là người Mô ha mét giáo, không là Phật tử, không là người cộng sản, không là người phát xít, không là đàn ông, không là đàn bà, không là thanh niên, không là người già - người đã vứt bỏ tất cả mọi đường ranh giới, người sống không có định nghĩa. Sống không định nghĩa là sống một cách vô hạn, bởi vì mọi định nghĩa đều là điều hữu hạn. Định nghĩa tức là làm thành hữu hạn. 
Người chứng ngộ là người không định nghĩa được, vô hạn. Người đó không có ranh giới. 
Ai đó hỏi Bokuju, một Thiền sư, 'Thưa thầy, thầy nói mọi thứ đều là một. Thế thì con chó cũng là vị phật sao?' Đó là cách thức hỏi của Thiền, 'Chó cũng là thượng đế được không?' Bokuju không trả lời bằng miệng; ông ấy nhảy trên bốn chi và bắt đầu sủa. Ông ấy đã là vị phật, một người chứng ngộ. Ông ấy đơn giản chỉ ra rằng, 'Có chứ. Trông đây - đây là con chó sủa, và đây cũng là vị phật.' Chó không là gì ngoài thượng đế đảo ngược. Cứ đọc ngược nó lại mà xem (dog - god); đó là sự khác biệt duy nhất. 
Mọi thứ đều thiêng liêng và mọi thứ đều là một. 
Người chứng ngộ không là tự đầy đủ. Người đó là đầy đủ, chắc chắn - nhưng không tự đầy đủ. Đầy đủ bởi vì không có vấn đề với người đó - cái toàn thể có sẵn cho người đó. Cái toàn thể cứ cung cấp cho người đó cho dù không được hỏi. Cái toàn thể chăm nom. Người đó đã tan biến vào trong cái toàn thể; bây giờ cái toàn thể chịu trách nhiệm. Cái toàn thể chăm nom người đó. Người đó được bảo vệ bởi cái toàn thể, người đó được che chở bởi cái toàn thể. Người đó ở nhà trong cái toàn thể. Bất kì cái gì xảy ra cũng đều được đón chào, bởi vì nó đang xảy ra qua cái toàn thể. Làm sao nó có thể sai được? 'Ý chí của ngài sẽ được thực hiện, vương quốc của ngài tới.' Người đó chỉ là con số không. 
Cho nên tôi không thể nói người đó là tự đầy đủ được. Người đó là cực kì đầy đủ, nhưng không tự đầy đủ. Sự đầy đủ của người đó không tới từ cái ngã của người đó, sự đầy đủ của người đó tới bởi vì người đó đã vứt bỏ cái ngã của mình. Người đó là đầy đủ bởi vì người đó là cùng với cái toàn thể - bây giờ làm sao người đó có thể thiếu được cái gì? Không thể nào thiếu được cái gì cả. Mặt trời cùng với người đó, mặt trăng cùng với người đó, cây cối, dòng sông, đại dương - người đó không còn nghèo nàn nữa. 
Người chứng ngộ là người giầu nhất có thể có, nhưng cái giầu của người đó tới từ việc buông xuôi, không từ tranh đấu. Người đó không tranh đấu... người đó không có xung đột gì với cái toàn thể. Người đó đã rơi vào trong hài hoà, người đó là sự hài hoà.

_________________
Herenow-Consciousness-Alert

Hốt nhiên chứng ngộ
Bạn hỏi tôi, “Cái gì xảy ra khi ông hốt nhiên chứng ngộ?

Tôi cười to, một tiếng cười ầm ĩ (uprorious) thực sự, vì thấy toàn bộ cái buồn cười (absurdity) của việc cố đạt tới sự chứng ngộ. Toàn bộ sự việc thật là buồn cười, bởi vì ngay từ lúc mới sinh ra, ta đã chứng ngộ rồi, [5] và cố đạt một cái gì mà đã bạn đã có, là điều buồn cười (absurb) nhất. Nếu bạn đã có nó rồi, thì thành tựu cái gì? Bạn chỉ có thể đạt tới cái mà bạn không có; nhưng cái mà bạn đạt tới đó, nó không phải là những phần nội tại (intrinsic) của tồn tại bạn. Mà sự chứng ngộ lại chính là bản chất (tự nhiên) của bạn.
Tôi đã phấn đấu để đạt tới nó (sự chứng ngộ) trong nhiều kiếp sống – nó đã là cái đích nhắm duy nhất trong nhiều, nhiều kiếp. Và tôi đã làm tất cả những gì có thể, để đạt tới nó, nhưng tôi đã luôn luôn thất bại. Tất yếu phải thế – bởi vì nó phải là một “thành tựu” (attainment). Nó là bản chất của bạn, cho nên, không thể gọi nó là một “ thành tựu “. Bạn không thể biến nó thành một tham vọng.
Tâm trí [6] (mind) thì đầy tham vọng – tham vọng có tiền bạc, quyền lực, uy tín. Và rồi một hôm, khi nó trở nên chán ngấy với những hoạt động hướng ngoại, nó trở nên tham vọng được chứng ngộ, được giải thoát, đạt tới niết bàn, Thượng Đế. Nhưng, cùng một tham vọng đã trở lại; chỉ có cái đối tượng là thay đổi. Ban đầu, cái đối tượng là ở bên ngoài, bây giờ, đối tượng là ở bên trong. Nhưng thái độ của bạn, cái cách tiếp cận của bạn thì chưa thay đổi; bạn vẫn là cùng một con người, trong cùng một cái vết xe đổ, trong cùng một cái lề thói.
“ Cái ngày tôi hốt nhiên chứng ngộ” chỉ đơn giản có nghĩa là, cái ngày mà tôi nhận thức rằng, không có cái gì để thành tựu cả, không có nơi nào để đi, không có gì phải được làm. Chúng ta đã có sẵn cái thiêng liêng (divine), và chúng ta đã hoàn hảo rồi – như chúng ta đang là (as we are). Không có sự cải thiện nào được cần đến, không cần sự cải thiện nào cả. Thượng Đế không bao giờ sáng tạo ra một người nào bất toàn. Ngay cả nếu bạn tình cờ gặp một người bất toàn, bạn sẽ thấy sự bất toàn của anh ta là hoàn hảo. Thượng Đế không bao giờ sáng tạo một sự thể (thing) bất toàn.
Tôi đã nghe nói về một vị đạo sư Zen (master), Bokuju, ông đang nói sự thật này cho các đệ tử của mình, rằng tất cả đều hoàn hảo. Một người đứng lên – một kẻ gù lưng, rất già – và ông ta nói, “ Còn về con thì sao? Con là một kẻ gù lưng. Thầy nói gì về con ?” Bokuju nói, “ Ta chưa bao giờ thấy một người hoàn hảo như thế trong đời ta.”
Khi tôi nói, “ cái ngày tôi chứng ngộ,” tôi đang dùng ngôn ngữ sai – bởi vì không có ngôn ngữ nào khác, bởi vì ngôn ngữ của chúng ta được sáng tạo bởi chúng ta. Nó gồm có những từ như “sự thành tựu”, “sự cải thiện”, “sự tiến bộ”, “sự tiến hoá”. Ngôn ngữ của chúng ta không được sáng tạo ra bởi những người chứng ngộ; và thật ra, họ không thể sáng tạo ra ngôn ngữ, cho dẫu họ muốn thế, bởi vì sự chứng ngộ xảy ra trong im lặng. Làm thế nào bạn diễn đạt cái im lặng đó bằng ngôn từ? Và bất luận bạn diễn đạt bằng cách nào, thì những từ ngữ cũng sẽ tiêu diệt một cái gì đó của cái im lặng đó.
Lão Tử đã nói, “ Cái khoảnh khắc mà chân lý được nói ra (asserted), nó trở nên sai lầm (false).” [7] Không có cách nào truyền thông chân lý cả. Nhưng ngôn ngữ phải được dùng; không có cách nào khác. Cho nên, chúng ta luôn luôn phải dùng ngôn ngữ, nhưng ta phải hiểu được giới hạn của nó – nó luôn bất cập trong việc diễn đạt cái kinh nghiệm đó. Do vậy, tôi nói, “ cái ngày mà tôi chứng ngộ.” Nhưng nó không phải là một thành tựu, nó cũng không phải là của tôi.
________________

Chú thích:
[5] Osho muốn nói: “trạng thái” giác ngộ đã có sẵn ngay trong mỗi người, nhưng ta không nhận biết mà thôi. Do vậy, chỉ cần “tìm lại”, chứ không cần chạy tìm ở bên ngoài. Kinh điển Phật giáo cũng nói tương tự: Phật tính có sẵn trong mọi người, nhưng do “vô minh” che lấp, nên ta không nhận biết. Cho nên, ta chỉ cần “tìm lại” cái đã có sẵn bên trong mình. Sự chứng ngộ mà Osho nói ở đây, dĩ nhiên nó chỉ ở thế tiềm năng, chứ chưa phải là hiện thực.
[6] Từ “tâm trí” (mind) ở đây phải hiểu là “trí năng” biện biệt, không phải là “trí tuệ Bát nhã” vượt lên “trí năng.”

[7] Có lẽ Osho muốn “diễn nôm” câu nói của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh: “ Đạo khả đạo phi thường Đạo, danh khả danh phi thường danh.” Câu này ý nghĩa rất sâu xa. Ở đây, tạm hiểu rằng: không thể dùng ngôn ngữ - là cái tương đối – để diễn đạt chân lý, là cái Tuyệt đối.


Tự truyện Osho - phan1-4


Cái gì còn lại sau chứng ngộ


Hỏi: Thầy đã nói chứng ngộ là có tính cá nhân, nhưng tính cá nhân có còn lại sau chứng ngộ không?
Trả lời: Không. Tính cá nhân không còn lại sau chứng ngộ, nhưng chứng ngộ có tính cá nhân. Bạn sẽ phải hiểu điều đó. Sông rơi vào đại dương. Khi nó đã rơi vào, sông đã biến mất - không có tính cá nhân của sông còn lại, nhưng chỉ riêng một sông rơi vào trongđại dương. Bạn rơi vào trong đại dương của chứng ngộ như một cá nhân: bạn không thể đem vợ bạn đi cùng bạn được hay bạn của bạn đi cùng bạn - không có cách nào. Bạn đi một mình. Không ai có thể đem được bất kì ai.
Làm sao bạn có thể đem được bất kì ai? Khi bạn thiền bạn thiền một mình. Khoảnh khắc bạn nhắm mắt lại và bạn trở nên im lặng, mọi người đã biến mất - vợ, bạn, con. Cái gần nhất cũng không còn gần; cái gần nhất bây giờ là xa nhất. Trong im lặng sâu của bạn, bình thản bên trong, bạn tồn tại một mình. Một mình này sẽ rơi vào trong đại dương.
Cho nên, chứng ngộ có tính cá nhân. Tất nhiên sau chứng ngộ tính cá nhân biến mất; không có tính cá nhân. Cho nên nhớ điều này: bạn không thể đi theo đám đông được; bạn không thể đi như một tổ chức được; bạn không thể đi như một giáo phái. Bạn không thể nói, "Mọi người Ki tô giáo lại đây," hay "Mọi người Hindus lại đây. Tôi sắp chứng ngộ và tôi sẽ đem mọi người Hindus cùng tôi." Không ai có thể đem được bất kì ai khác. Nó tuyệt đối là một mình. Và đó là cái đẹp của nó, thuần khiết của nó. Trong tính một mình tuyệt đối của bạn, bạn rơi vào trong niết bàn đại dương. Mới khoảnh khắc trước, bạn còn là dòng sông; mới khoảnh khắc trước, bạn còn là một cá nhân - chính đỉnh của tính cá nhân, vị phật - và chỉ một khoảnh khắc sau đó chẳng cái gì tồn tại. Bạn không còn là sông nữa; bạn đã trở thành đại dương. Bây giờ bạn thậm chí không thể nói, "tôi đây." Đại dương hiện hữu; sông đã biến mất.
Bạn có thể nói điều đó theo hai cách: rằng sông đã biến mất - một cách, cách của Phật tử; hay bạn có thể nói sông đã trở thành đại dương - cách kia, cách của Vedanta. Nhưng cả hai là một. "Sông đã trở thành đại dương," hay, "Sông đã biến mất; chỉ đại dương hiện hữu," chỉ là các cách nói cho cùng một điều.
Trích từ "Yoga: Alpha và Omega - Tập 5"