...Hơn 2500 năm trước ở Ấn Độ có vị đạo sư nổi tiếng là Đức Phật Đại Bi đã được giác ngộ qua sự tu tập thiền định, với lòng từ bi trải đến khắp chúng sanh mọi loài. Ngài khuyến khích các tín đồ mỗi năm trồng một cây để vun xới nguồn sống cho đất đai. Trải qua bao nhiêu thời đại, giáo lý của ngài đã giúp cho hàng triệu người bước theo con đường của ngài tìm được hạnh phúc bền lâu, sự hòa hợp, thành tựu và chân lý. Bạn thấy không, mỗi người chúng ta đều có nơi tự thân mình cái gọi là “Phật tánh” – chúng ta được sinh ra với Phật tánh có sẵn - thể hiện bằng lòng tốt tự nhiên biết lo cho người khác, bằng tình thương cho chính mình và cho mọi người, dẫn đến hạnh phúc, sự điều hòa, an định và quân bình trong đời sống chúng ta.
Đức Phật dạy chúng ta có bốn Tâm Vô Lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả, giúp cuộc sống chúng ta có sự hài hòa và an bình. Ngài dạy rằng hạnh phúc thực sự và sự an bình trong tâm chỉ có được khi bớt nghĩ đến chính mình và những gì mình có, mà nghĩ đến người khác nhiều hơn, và đến những cách nào để có thể giúp đỡ và chia xẻ với họ nhiều hơn.
Những câu chuyện đạo ở Tây Tạng đã được truyền khẩu lại qua hàng bao nhiêu thế kỷ. Những lời giảng không được ghi chép lại mãi cho đến thời gian gần đây, nhưng đã được các đại sư hay các vị thầy truyền lại cho các đệ tử trẻ. Tôi nghĩ đây là một câu chuyện đạo hay, giúp chúng ta suy nghĩ và quán tưởng sâu xa hơn về vấn đề tâm linh và vật chất. Người ta không thể chỉ sống với quần áo, vóc dáng bên ngoài, tiền bạc, ăn uống ngủ nghỉ. Bạn hãy tin tôi đi, tôi đã từng làm như vậy rồi đó!
Mỗi người chúng ta đều có một món quà trời cho trong tinh thần để cống hiến cho người khác trong thế giới chung quanh; việc mỗi người chúng ta cần làm là tìm ra kho báu có sẵn trong chính mình và chia xẻ với người khác. Món quà đó có thể là tài năng sáng tạo trong nghệ thuật hay âm nhạc, khả năng lực sĩ, lòng tử tế giúp người, hay lắng nghe người khác; có biết bao món quà đủ loại chúng ta có đang chờ đợi để được chia xẻ với người khác! Đừng bỏ qua những kho báu này. Cũng giống như hơi thở ra thở vào, ta càng cho nhiều lại càng nhận được nhiều, như cách ngôn thường nói. Những gì có đi sẽ có lại; đây chỉ là quy luật chung của nghiệp báo, nhân quả.
Lama Surya Das
Đức Phật dạy chúng ta có bốn Tâm Vô Lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả, giúp cuộc sống chúng ta có sự hài hòa và an bình. Ngài dạy rằng hạnh phúc thực sự và sự an bình trong tâm chỉ có được khi bớt nghĩ đến chính mình và những gì mình có, mà nghĩ đến người khác nhiều hơn, và đến những cách nào để có thể giúp đỡ và chia xẻ với họ nhiều hơn.
Những câu chuyện đạo ở Tây Tạng đã được truyền khẩu lại qua hàng bao nhiêu thế kỷ. Những lời giảng không được ghi chép lại mãi cho đến thời gian gần đây, nhưng đã được các đại sư hay các vị thầy truyền lại cho các đệ tử trẻ. Tôi nghĩ đây là một câu chuyện đạo hay, giúp chúng ta suy nghĩ và quán tưởng sâu xa hơn về vấn đề tâm linh và vật chất. Người ta không thể chỉ sống với quần áo, vóc dáng bên ngoài, tiền bạc, ăn uống ngủ nghỉ. Bạn hãy tin tôi đi, tôi đã từng làm như vậy rồi đó!
Mỗi người chúng ta đều có một món quà trời cho trong tinh thần để cống hiến cho người khác trong thế giới chung quanh; việc mỗi người chúng ta cần làm là tìm ra kho báu có sẵn trong chính mình và chia xẻ với người khác. Món quà đó có thể là tài năng sáng tạo trong nghệ thuật hay âm nhạc, khả năng lực sĩ, lòng tử tế giúp người, hay lắng nghe người khác; có biết bao món quà đủ loại chúng ta có đang chờ đợi để được chia xẻ với người khác! Đừng bỏ qua những kho báu này. Cũng giống như hơi thở ra thở vào, ta càng cho nhiều lại càng nhận được nhiều, như cách ngôn thường nói. Những gì có đi sẽ có lại; đây chỉ là quy luật chung của nghiệp báo, nhân quả.
Lama Surya Das
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không là điều không thể chắc chắn. Tích cực khai triển trí tuệ thế gian trước khi ta bước trên con đường đạo của sự trải nghiệm thực chứng là việc làm thực tiễn, hữu ích và quan trọng, tuy nhiên chỉ với điều kiện ta đủ sắc bén để không bị ‘lạc đường’ mà điều này thì dĩ nhiên phụ thuộc nơi sức mạnh của nội tâm. Ở đây, tôi dùng từ ‘lạc đường’ để hàm chỉ rằng thông qua trí tuệ thế gian tầm thường ta có thể làm đánh mất Đại Trí Tuệ.
Thực tế là tất cả chúng ta đều biết rất nhiều điều về thế giới sự vật hiện tượng và điều đó không hề giúp ích gì cho chúng ta tìm ra con đường chân thật tới giác ngộ. Mà trái lại, nó gây chướng ngại cho trí tuệ chân thực và vì thế, chúng ta lừa dối chính bản thân mình. Những gì mà rất nhiều người trong chúng ta cho là rất có ý nghĩa thì thực tế chúng lại chẳng có ý nghĩa gì, và chúng ta cứ mãi hành động một cách si mê tất cả chỉ vì chúng ta không có chiếc chìa khóa vàng Đại Trí Tuệ.
Có hai loại si mê - si mê về mặt tâm linh và si mê thế gian. Si mê trong tâm linh đơn giản là một sự bám chấp vào cuộc sống, đặc biệt là bám chấm vào những nghi lễ mà không một chút hiểu biết chân thực về ý nghĩa sâu xa của nó. Loại si mê này sẽ tan biến khi bạn khai triển được Đại Trí Tuệ chân thật về những gì mà bạn gắn kết trong quá trình tu tập như bản tôn, các nghi thức, thiền định và cầu nguyện, v.v…
Sự gắn kết này cũng có thể được gọi là tín tâm chí thành hay đức tin (hay chính tín chứ không phải mê tín, niềm tin mù quáng). Là một hành giả thực hành chính đạo, bạn cần phải có sự hiểu biết tư duy logic và chân thực. Sẽ rất đáng kinh ngạc nếu một ai đó có thể đặt chân bước đi trên con đường đạo pháp với một niềm tin mù quáng. Cho dù không có gì là không thể xảy ra trên thế giới này, điều này là hầu như không thể.
Về tín tâm chí thành dâng hiến, một hành giả cần phải biết phân biệt giữa tín tâm chí thành và ái chấp hay sự bám chấp thường tình. Hầu hết chúng ta đều thủ nhiễm ái chấp một cách rất tự nhiên mà không một chút trí tuệ hiểu biết. Nếu con đường giác ngộ chỉ yêu cầu thứ ái chấp này thì tại sao chúng ta đến giờ vẫn chưa giác ngộ? Như đã bàn đến trước đó, tín tâm chí thành dâng hiến là trí tuệ hiểu biết sâu xa không điều kiện. Ví dụ như, nếu một người nào đó hiểu biết về cây tre rằng thân tre rỗng ở bên trong thì dù người khác có cố thuyết phục họ rằng một thân tre nào đó là đặc, không rỗng đâu thì cũng không thể thuyết phục nổi họ.
Vì thế, bạn cần phải thực sự hiểu được sự khác biệt giữa tín tâm dâng hiến và thủ chấp. Để làm được điều này, như đã đề cập tới ở trên, bạn phải có được trí tuệ đúng đắn. Trong tiếng Tạng, trí tuệ này được gọi là ‘sherab’, nghĩa là ‘đại trí’. Trí tuệ ấy siêu việt hơn mọi thứ trí tuệ hiểu biết thông thường khác. Gọi là ‘đại’ vì nó thù thắng hơn sự hiểu biết thế gian của phàm nhân, bởi vì nó có năng lực giúp ta tái sinh vào những cõi giới cao hơn và cuối cùng là vì nó mang lại sự giải thoát tối thượng. Ngoài ra, trí tuệ ấy ‘vĩ đại’ vì nó có năng lực ban mọi điều tốt đẹp của thế gian và xuất thế gian.
Nếu bạn thực hành tiệm tu hoặc bằng cách sử dụng thứ trí tuệ siêu việt này như là nền tảng căn bản, hoặc bằng cách xem nó như phần tinh túy bên trong bất khả phân của tín tâm dâng hiến, thì bạn sẽ nuôi dưỡng được tín tâm đúng đắn chân thật dựa trên một nền tảng vững chãi. Thông qua sức mạnh năng lực trưởng dưỡng tín tâm chân thật ấy, một cách tự nhiên vô tác, bạn sẽ khai phát tâm nguyện muốn giải phóng khỏi cỗ máy của luân hồi sinh tử và mong muốn đạt đến sự an lạc thù thắng siêu vượt luân hồi tử sinh. Quan kiến vô biên về thực tại sẽ bừng sáng trong tâm bạn thông qua trưởng dưỡng tín tâm chân thành ấy. Bạn sẽ thực chứng rõ ràng minh xác Đức Thượng Sư, Phật, Pháp, Tăng của chính mình, lý nhân quả, ý nghĩa của kiếp sống quá khứ và vị lai cũng như trực nhận được rằng vạn pháp đều là thân giác ngộ. Tất cả những âm thanh bạn nghe thấy đều là khẩu giác ngộ và bạn sẽ biết được tâm của người khác như tâm của chính mình vậy. Được truyền cảm hứng từ niềm tin xác quyết rằng trí tuệ bí mật này hiện hữu trong tất cả mọi chúng sinh phàm tình, bạn sẽ phát khởi tâm nguyện thành tựu đại giác ngộ. Đây được gọi là tâm chí thành tín nguyện.
Thủ chấp hoàn toàn đối lập với tâm chí thành tín nguyện. Bạn cần phải quán chiếu tầm quan trọng để không bị lẫn lộn mịt mờ.
Bạn cũng cần phải soi xét tìm hiểu xem mục đích đến với đạo pháp của mình là gì. Thực hành đạo vì mục đích mưu cầu hạnh phúc cho đời này và để được tái sinh vào cảnh giới cao hơn được gọi là sơ tín tâm. Tuy nhiên, một số Phật tử trong xã hội hiện đại ngày nay xem đây là tín tâm chân thành vì tín tâm khởi phát nơi mỗi người có thể là ngụy tạo và duy ý chí.
Nếu bạn thực hành Phật Pháp với tâm nguyện muốn giải thoát mình khỏi luôn hồi thì đó gọi là trung tín tâm.
Nếu phát tâm thực hành đạo pháp không chỉ vì lợi ích giải thoát khỏi luân hồi của riêng mình mà còn thành tâm mong muốn giải thoát hết thảy chúng sinh khỏi luân hồi và thiết lập họ trong đại giải thoát vô thượng thì đây gọi là thượng tín tâm. Sự tín tâm này được thực hành chủ yếu dựa trên tâm từ bi. Sẽ khá là khó khăn nếu trưởng dưỡng lòng tín tâm thượng đẳng này mà không có sự hỗ trợ của tình yêu thương và lòng bi mẫn, cho dù thậm chí nếu nó có thể được dựa trên nền tảng trí tuệ đã được khai triển ở một mức độ nhất định.
Bàn về tín tâm dâng hiến, tôi cho rằng những hành động như ‘ngước mắt sùng bái’ hay chảy nước mắt xúc động trước một bài pháp là rất không phù hợp bởi lẽ đó đơn thuần chỉ là những cảm xúc bột phát của một sự xả ly giả tạo. Phản ứng này giống như bông hoa khô héo vào buổi cuối thu vậy. Tín tâm dâng hiến chân thật là thứ trí tuệ tôn quý hợp nhất của tín tâm, tinh tiến, trí tuệ và hạnh xả ly.
Đặc biệt là trong mối liên kết thượng sư và đệ tử, tôi chẳng thấy ở đó bất kỳ một ý nghĩa nào trừ phi mối quan hệ ấy được truyền cảm hứng từ tâm xả ly mạnh mẽ của đại trí tuệ trân quý. Mọi người theo đuổi nó rất nghiêm chỉnh nhưng thực sự giống như họ đang chơi trò xây lâu đài bằng cát của trẻ con vậy. Những người thày và đệ tử như thế thật đáng chê cười. Mối quan hệ của họ được gắn kết với nhau bằng một sự dính chấp mạnh mẽ ngụy trang dưới vỏ bọc của tín tâm nhưng lại không có sự xả ly trong đó.
Một hành giả phải có ít nhất là sơ tín tâm như giảng giải ở trên. Dường như những người đệ tử thời nay không chịu trưởng dưỡng sơ tín tâm cũng như chẳng tìm thấy lý do gì để dự phần vào mối liên kết thày trò ngoại trừ họ tự mắc bẫy chính mình với tâm bám chấp và ái nhiễm, giống như loài thú đói khát hau háu tìm miếng mồi ngon vậy, và họ sẽ chỉ chuốc lấy khổ đau và lừa dối lẫn nhau mà thôi.
Tựu chung, một cảm giác an lạc trong sáng tự nhiên hiện khởi khi bạn hiểu được những nguyên nhân căn bản dẫn bạn đến với đạo pháp, rồi sau đó lắng nghe, tìm hiểu và ghi nhớ những phẩm tính giác ngộ. Đây được gọi là tín tâm chí thành minh quang (đức tin chân thật).
Sự khác biệt giữa chính tín tâm này với dục lạc đến từ thủ chấp rất vi tế cho nên rất khó phân biệt chúng. Câu kệ dưới đây trích từ một trong những bài ca của Đức Jetsun Milarepa vô song có lẽ sẽ giúp ta phân biệt được sự khác biệt:
Ngươi, giống như loài cá,Tín tâm càng nhiều
Con nước càng sâu hơn,
Còn ta, hành giả yogi
Mang lòng sùng kính trong tâm.
Tín tâm của một hành giả yogi sẽ bất động không đổi thay trước những khó khăn dù là khắc nghiệt nhất. Nó không phụ thuộc vào hoàn cảnh thuận hay nghịch. Cho nên tôi thiết nghĩ các bạn cũng có thể phân biệt được theo cách này.
Ha! Ha! Hãy kiểm chứng xem điều này đúng hay không!
Hi! Hi! Như Đức Phật Thích Ca đã dạy:
Tựa như vàng phải dùng lừa để thử,
Cắt, mài và dũa,
Hãy kiểm chứng chân lý
Đừng vội chấp nhận chỉ vì lòng tôn kính.
Vì thế, bạn có quyền được kiểm chứng chiêm nghiệm.
Người thầy ít nhất phải là người có sự trải nghiệm thực chứng trong tu tập thực hành, có những phẩm hạnh hoàn hảo rõ ràng không lầm lẫn như tín tâm chí thành và những phẩm chất khác mà tôi đã đề đề cập đến ở trên về những tiêu chí yêu cầu đối với người đệ tử. Chắc chắn không phải là người thầy không cần tuân theo những quy tắc còn người đệ tử thì bị buộc phải kinh qua những thử thách gam go. Vai trò trách nhiệm của người thầy phải là nhấn mạnh được tầm quan trọng của sự gắn kết với Phật đạo (chứ không phải là với tích cách của người thày). Trong khi nhất tâm hướng về Phật đạo một cách đúng pháp vì lợi ích tha nhân, người thày cũng đồng thời bảo hộ chăm lo cho những người đệ tử bắt đầu bước trên con đường đạo. Dẫn dắt đệ tử trên con đường tu Phật và nhiêu ích tha nhân là mục đích chính yếu của thực hành Phật đạo. Nếu không làm lợi ích cho hữu tình thì toàn bộ sự nghiệp tu hành Phật Pháp mất đi mục đích đích thực của nó.
Đức Jetsun Milarepa đã hát rằng:
‘Là điên đảo nếu một người dẫn dắt những người khác ra khỏi luân hồi trong khi bản thân họ còn chưa đáo bỉ ngạn. Cũng giống như một người đuối nước mà lại cố sức giải cứu mình bằng cách túm lấy một kẻ chết đuối khác vậy’.
Theo cách này, mọi nỗ lực chắc chắn đều tan thành mây khói. Mục đích ý nghĩa chân thực của đời này và các kiếp vị lai đều là uổng phí, bản thân mình và tha nhân đều chuốc lấy khổ đau mà thôi.
Tôi, Drukpa đời thứ XII, tên thường gọi đơn giản là ‘Padma’, vì không thể khước từ lời cầu pháp chân thành của bạn hữu nên viết bài pháp này với mong nguyện nhỏ nhiệm thôi là có thể đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Lời khai thị tâm yếu từ Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII)
Nguồn/Source: The Key to Enlightenment (www.drukpa.com)