Thiền là cách rèn luyện duy nhất dành cho tâm. Muốn huấn luyện thân phải có những kỷ luật về thân. Tâm cũng cần những kỷ luật về tâm, như thực hành thiền.
Trước hết ta cần chuyển hóa tâm từ những suy nghĩ bất thiện thành thiện. Cũng giống như người muốn trở thànhvận động viên phải bắt đầu bằng việc rèn luyện cơ thể, ta cũng cần phải làm thế với việc rèn tâm. Đầu tiên chúng tagiải quyết những điều bình thường, sau đó mới đến những điều cao xa hơn. Việc quán tưởng về cái chết của bản thân sẽ giúp chúng ta nhận thức rằng tất cả những gì đang xảy ra, sẽ sớm chấm dứt, vì tất cả chúng ta sẽ chết đi. Dầu chúng ta không thể biết chính xác ngày giờ, điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Khi luôn quán tưởng về cái chết trong tâm, những gì xảy ra quanh ta không quan trọng mấy nữa, vì tất cả chỉ quan trọng trong một thời gian rất giới hạn.
Chúng ta có thể thấy rằng chỉ việc tạo nghiệp mới quan trọng, do đó hãy làm những điều tốt nhất mà ta có thể làm trong từng ngày, từng giây phút. Giúp đỡ người khác trở thành ưu tiên. Không có gì có thể thay thế điều đó. Tha nhân có thể được lợi ích nhờ tài năng hay sở hữu của ta vì ta không thể giữ hay mang chúng theo mình. Tốt hơn hết là ta cho đi tất cả càng sớm càng tốt.
Một trong những định luật của vũ trụ là bạn càng cho ra nhiều, thì bạn được vô nhiều hơn. Dầu đó là luật nhân quả, nhưng có mấy ai tin điều đó. Đó là lý do tại sao ai cũng cố gắng kiếm nhiều tiền hơn và sở hữu nhiều thứ hơn nữa. Nếu ta tin và sống dựa vào nhân quả, thì chẳng bao lâu ta sẽ khám phá ra sự thật. Tuy nhiên điều đó chỉ hiệu nghiệm nếu việc bố thí được làm với tâm trong sạch. Chúng ta có thể chia sẻ thời gian, sự quan tâm, chăm sóc vì lợi ích của kẻ khác. Chúng ta cũng được lợi ích ngay, đó là hạnh phúc trong lòng, khi ta thấy được niềm vui mà ta đã tạo ra cho người. Đây có thể là niềm hạnh phúc duy nhất ta có thể tìm thấy trên cõi đời này mà nó không nhanh chóng qua đi, vì chúng ta có thể hồi tưởng lại việc thiện và niềm hạnh phúc của riêng mình.
Nếu chúng ta thực sự tin rằng cái chết lơ lửng trên đầu, không chỉ bằng lời nói, thì thái độ của chúng ta đối với người và sự việc sẽ hoàn toàn thay đổi. Chúng ta sẽ không còn như trước nữa: Con người mà chúng ta từng là, cho đến bây giờ không mang đến cho ta sự hài lòng, bình an và hạnh phúc trọn vẹn. Chẳng thà là ta trở nên một con người khác, với cái nhìn mới mẻ. Chúng ta sẽ không còn cố gắng để duy trì thứ gì dài lâu, vì ta biết tính chất tạm bợ của việc ta làm. Do đó không có gì còn quan trọng nữa.
Có thể so sánh với việc ta mời bạn bè đến nhà dùng cơm. Chúng ta lo lắng, quan tâm không biết các món ăn có vừa miệng khách, họ có thoải mái không và có gì sơ sót chăng. Nhà cửa phải sạch bóng cho khách. Khi có khách,chúng ta rất quan tâm, lo cho khách có đầy đủ những thứ họ cần. Sau đó chúng ta lại quan tâm không biết họ có thích nhà ta không, có thoải mái ở đó không, có nói lại với những người bạn khác rằng bữa tiệc đó thật vui. Đó là các thái độ của ta vì ta sở hữu chỗ đó, vì ta là chủ. Nếu ta là khách, ta chẳng quan tâm đến món ăn vì đó là việc của chủ nhà. Ta chẳng quan tâm xem mọi thứ có chỉn chu không vì đó không phải là nhà của ta.
Thân này không phải là nhà của ta, dầu ta có sống bao lâu trong đó. Nó chỉ là một chỗ tạm bợ, không đáng quan tâm. Không có gì thuộc về ta, ta chỉ là khách ở đây. Có thể ta chỉ có mặt một tuần hay một năm nữa, hay mười, hai mươi năm nữa. Nhưng chỉ làm thân khách, thì mọi sự diễn ra thế nào có quan trọng gì đâu? Điều duy nhất ta có thể làm khi là khách trong nhà ai đó, là cố gắng hòa nhã, làm lợi ích cho những người ở quanh ta. Mọi thứ còn lại đềuhoàn toàn vô nghĩa, nếu không thần thức ta sẽ dính mắc lại nơi phố thị.
Hơn nữa, chẳng phải là việc nâng cao tâm thức và tỉnh giác tới mức độ ta có thể nhìn xa hơn những mối bận tâmtrước mắt mới là điều quan trọng sao? Lúc nào cũng là những việc giống nhau: thức dậy, điểm tâm, vệ sinh, thay đồ, nghĩ ngợi, lên kế hoạch, nấu ăn, mua sắm, trò chuyện, đi làm, đi ngủ, rồi lại thức dậy... Cứ thế lặp đi, lặp lại. Vậy có đáng cho một kiếp người? Tất cả chúng ta đều cố gắng tìm điều gì đó trong những sinh hoạt hàng ngày có thểmang đến niềm vui cho mình. Nhưng không có gì lâu bền, hơn nữa mọi thứ đều liên quan đến việc ta phải hướng ra ngoài để tìm thứ gì đó. Nếu mỗi buổi sáng ta đều nhớ là cái chết chắc chắn sẽ đến, nhưng giờ ta có thêm một ngày để sống, thì lòng biết ơn và ý chí có thể phát khởi để giúp ta làm điều gì đó ích lợi trong ngày.
Điều quán tưởng thứ hai của ta có thể là về việc làm thế nào để chuyển hóa tâm từ sân hận, tổn thương, bất hạnh, sang những điều ngược lại. Việc nhớ đi, nhớ lại sẽ giúp ta dần dần thay đổi được tâm. Ta không thể thay đổi thân qua đêm, để trở thành vận động viên, thì tâm cũng không thể chuyển đổi ngay lập tức. Nhưng nếu ta không liên tụcrèn luyện nó, thì nó sẽ mãi giống như xưa, không thể đưa ta đến một cuộc sống hài hòa, hạnh phúc. Phần đông đều thấy cuộc sống đầy bất hạnh, lo âu và sợ hãi. Sợ hãi là một bản chất của con người, do ảo tưởng về ngã tạo nên. Ta sợ rằng cái ngã của mình sẽ bị hủy diệt, xóa bỏ.
Ý muốn chuyển hóa tâm sẽ giúp ta có thể sống một cách có ý nghĩa mỗi ngày, là sự khác biệt giữa còn sống và thực sự sống. Chúng ta sẽ có thể làm ít nhất một việc mỗi ngày, hoặc là thúc đẩy sự phát triển tâm linh cho bản thân, hoặc quan tâm, làm lợi ích cho người, tốt nữa là cả hai. Nếu ngày này qua ngày khác, ta đều sống có ý nghĩa, thì rốt cục ta sẽ có một cuộc sống có ý nghĩa. Nếu không ta sẽ có một cuộc sống vị kỷ, không bao giờ biết thỏa mãn. Nếu ta quên nghĩ đến những ham muốn hay ghét bỏ của bản thân, mà chỉ quan tâm đến sự phát triển tâm linh và đem lại hữu ích cho người, thì cái khổ (dukkha) của ta giảm đáng kể. Nó sẽ đi đến chỗ mà nó chỉ còn là mộttính chất tiềm ẩn trong tất cả mọi hiện hữu, chứ không còn là cái khổ, hay bất hạnh riêng của cá nhân. Khi nào ta còn đau khổ, bất hạnh, thì cuộc sống của ta không có ích lợi gì. Khổ sở, đau đớn, than khóc không có nghĩa là ta rấtnhạy cảm, mà đúng ra là ta không thể tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Chúng ta dành bao nhiêu thời gian để mua thực phẩm, nấu nướng, ăn uống, sau đó dọn dẹp, rồi lại lo nghĩ cho bữa ăn kế tiếp. Hai mươi phút quán tưởng xem ta nên sống thế nào, sẽ không tiêu tốn nhiều thời gian của ta. Dĩ nhiên, ta cũng có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc quán tưởng này, là phương cách giúp tâm có một hướng đi mới. Không có sự rèn luyện, tâm sẽ ù lì, thiếu thiện xảo, nhưng khi ta chỉ cho tâm hướng đi mới, thì sau đó ta sẽ học được cách bảo vệ hạnh phúc của riêng mình. Điều này không liên hệ với việc ta có được điều ta muốn hay loại bỏđược điều ta không mong muốn. Đó chỉ là sự thiện xảo của tâm khi nhận biết điều gì là lợi ích và mang lại hạnh phúc.
Phương hướng mới này, phát khởi từ quán tưởng, có thể đem ứng dụng vào trong hành động. Chúng ta thực sự có thể làm gì? Mọi người chúng ta đã nghe quá nhiều những mỹ từ, nhưng chỉ nói suông không thôi thì chẳng lợi íchgì. Phải nhận thức rằng những lời này cần đi kèm theo hành động nơi thân hay tâm. Đức Phật nhắc nhở ta rằng nếu ta nghe pháp mà có lòng tin vào chân lý đó, thì trước tiên ta phải nhớ lý thuyết. Sau đó ta phải xét xem mình có thểthực hiện được những gì mà bài pháp đòi hỏi ta phải làm.
Nếu ta quán niệm để giải thoát khỏi sân hận, ta có thể hồi tưởng lại quyết chí đó nhiều lần. Bước kế tiếp là: Làm sao ta thực hiện điều đó? Trong cuộc sống hàng ngày, ta phải để ý xem sân hận có phát khởi, nếu có, ta phải thay thế nó với tình thương và lòng bi mẫn. Đó là cách huấn luyện tâm. Lúc đó tâm không còn cảm thấy quá nặng nề, quáchấp chặt vào các thành kiến vì ta biết rằng chuyển hóa là điều có thể xảy ra. Khi tâm cảm thấy nhẹ nhàng, trong sáng hơn, nó có thể khai mở. Ứng dụng giáo lý của Đức Phật giúp tâm tỉnh giác, nên các hoạt động bình thường, hàng ngày không còn quá quan trọng. Chúng chỉ cần thiết để giúp thân sinh động và tâm biết đến những sự phát triển trên nhiều phương diện ở thế gian.
Từ đó phát khởi sự nhận thức rằng nếu chúng ta đã có thể thay đổi tâm đến dường ấy, thì có thể còn có nhiều điều trên vũ trụ này mà ta chưa thể thấy với tâm bình thường. Từ đó ta có thể quyết chí đạt đến những điều siêu phàm. Cũng giống như với vận động viên, việc giữ thăng bằng, kỷ luật và sức mạnh của thân là điều có thể, thì tâm cũng có thể làm như thế. Đức Phật đã nói về sự tỉnh giác sâu xa do kết quả của việc hành thiền đúng đắn, liên tục. Chánh định có nghĩa là sự chuyển đổi của tâm thức vì lúc đó ta không còn kết nối với cái biết bình thường, tương đối. Khi đã có thể chuyển đổi đường hướng của tâm, chúng ta không còn chìm đắm trong những vấn đề tầm thường, mà biết rằng còn có nhiều thứ hơn thế nữa.
Vì đã được rèn luyện, làm tăng thêm sức mạnh, khéo thăng bằng nên tâm có thể thể hiện ý thức, sự tỉnh giácdường như khá đặc biệt, nhưng đó chỉ là kết quả của quá trình rèn luyện. Có nghĩa là ta đã thoát khỏi sự sáo mòn của tâm. Nếu ta cứ lái xe trên một con đường trơn ướt, thì vết xe lún ngày càng sâu hơn, cuối cùng có ngày xe sẽ bịdính chặt vào đó. Đó cũng giống như các phản ứng theo thói quen trong đời sống hằng ngày của ta. Công phuhành thiền sẽ kéo chúng ta ra khỏi những vũng lầy đó vì tâm giờ có các định hướng mới. Thiền tập và hành động theo đó tạo nên con đường mới trong cuộc sống của chúng ta, trong khi các vũng lầy cũ bị ta bỏ lại phía sau… Đó là những phản ứng đối với các duyên khởi của nghe, thấy, nếm, ngửi, xúc chạm và tưởng. Thật uổng phí nếu ta để kiếp làm người quý báu này để chỉ làm kẻ phản ứng (reactor). Trái lại làm người chủ động (creator) thì ích lợi hơn, có nghĩa là suy nghĩ, nói năng và hành động có tính toán.
Dần dần ta có thể không cần đến đối tượng thiền quán. Nó chỉ là chìa khóa, hay cái móc để treo tâm lên đó, để nó không chạy theo việc thế gian. Khi định đã phát khởi, thì cũng giống như chiếc chìa khóa đã tìm được ổ khóa, và ta đã mở được cửa vào. Khi mở cửa chánh định, ta thấy được ngôi nhà với tám phòng, là tám tầng thiền định (jhanas). Đã vào được phòng thứ nhất, thì không có lý do gì, với sự thiền tập, ý chí và tinh tấn, ta không thể dần dần đi vàođược tất cả. Lúc ấy tâm thức sẽ buông bỏ mọi quá trình suy tưởng trước kia và chuyển qua trạng thái trải nghiệm sự việc.
Điều đầu tiên xảy ra khi định phát khởi là một cảm giác tự tại. Đáng tiếc là có quan niệm sai lầm cho rằng các tầngthiền định không thể đạt được mà cũng không cần thiết. Quan niệm đó trái ngược lại với giáo lý của Đức Phật. Bất cứ lời dạy nào của Ngài về con đường đi đến giải thoát luôn bao gồm các tầng thiền định (samma-samadhi). Đó là tám bước trong Bát Thánh đạo. Cũng sai lầm khi tin rằng không thể đạt được chánh định. Những hành giả này cần được hỗ trợ và tư vấn để phát triển nỗ lực. Thiền tập phải bao gồm các tầng thiền định vì chúng là sự khai mở củatâm thức đưa đến một thế giới hoàn toàn khác với những gì ta từng biết qua.
Trạng thái tâm phát khởi qua các tầng thiền định giúp ta có thể sống mỗi ngày với ý thức được gì là quan trọng, gì là không. Thí dụ, đã nhìn thấy ta có thể trồng cây to, không ai còn tin rằng cây luôn nhỏ, dầu các cây trong vườn nhà ta nhỏ xíu, vì đất xấu. Nếu ta đã nhìn thấy những cây đại thụ, ta biết rằng chúng hiện hữu, và ta có thể cố gắngtìm nơi có thể trồng chúng. Các trạng thái tâm cũng thế. Đã nhìn thấy khả năng khai mở tâm thức, ta không còn tin rằng chỉ có tâm thức bình thường hiện hữu, hay chỉ có hơi thở là đối tượng thiền quán duy nhất.
Hơi thở là chiếc móc để ta treo tâm lên đó, để ta có thể mở cánh cửa đến với thiền chân chánh. Đã mở được cánh cửa, ta trải nghiệm được thân tự tại, thể hiện qua nhiều cách khác nhau. Có thể là một cảm giác nhẹ nhàng hay mãnh liệt, nhưng nó gắn với cảm giác dễ chịu. Đức Phật đã nói về sự dễ chịu đó như sau: “Đây là lạc mà Ta cho phép mình được hưởng thụ”. Trừ khi ta trải nghiệm được niềm vui của trạng thái thiền định, là điều hoàn toàn khôngtùy thuộc vào các điều kiện bên ngoài, và ta cuối cùng có thể nói: “Thế gian với bao quyến rũ tầm thường không còn làm bận lòng ta”, và tâm nhàm chán sẽ phát sinh. Nếu không, tại sao người ta lại phải từ bỏ cái đôi khi cũng mang lại khoái lạc cho họ, nếu họ không có gì khác ngoài những thứ đó? Làm sao người ta có thể làm điều đó? Khó thể buông bỏ tất cả những lạc thú mà thế gian có thể mang đến cho ta, nếu ta không có gì để thay thế chúng. Đó làlý do đầu tiên tại sao trong giáo lý của Đức Phật các tầng thiền định chiếm vị thế quan trọng. Ta sẽ không thể buông bỏ khi vẫn còn nghĩ rằng với thân này và các giác quan này ta có thể đạt được điều mình kiếm tìm, có tên gọi làhạnh phúc.
Đức Phật khuyến khích ta tìm hạnh phúc, nhưng ta phải tìm đúng hướng. Ngài cho rằng ta có khả năng bảo vệhạnh phúc của riêng mình. Ngay giây phút đầu tiên khi đạt được sự thoải mái nơi thân lúc hành thiền cũng đã minh họa cho sự thật là có điều gì đó bên trong chúng ta đem lại hỷ lạc, hạnh phúc. Sự tự tại nơi thân cũng khơi lên ý thích sự dễ chịu đó để giữ ta ngồi lại gối thiền. Dầu đó cũng là một cảm giác nơi thân, nhưng nó không phải là cảm giác mà ta thường biết đến. Nó khác vì nó phát xuất từ nguồn khác. Những cảm giác vật lý dễ chịu quen thuộc đến từ sự xúc chạm, còn cảm giác này đến từ thiền định. Rõ ràng là vì có nguồn gốc khác nhau, các kết quả cũng khác nhau. Sự xúc chạm thì thô, định thì vi tế. Do đó cảm giác đến từ thiền cũng có đặc tính tâm linh vi tế hơn là cảm giác dễ chịu đến từ sự xúc chạm. Đã biết rõ ràng rằng điều kiện duy nhất cần thiết để được hạnh phúc là thiền định, thì ta sẽ kiềm chế những sự chạy đuổi, tìm kiếm đối tượng thích hợp, món ngon, thời tiết tốt, tiền tài, và khôngphung phí năng lượng tâm linh cho những thứ này. Do đó, đây là bước đầu tiên cần thiết để tiến tới sự nhàm chán.
Giờ chúng ta đang bước vào các trạng thái tâm vượt lên trên những vấn đề thế tục hàng ngày… Tất cả chúng tađều biết đến cái tâm hay gắn với những điều bình thường. Tâm đó lo lắng về đủ mọi thứ chuyện, bồn chồn, toan tính, hy vọng, nhớ tưởng, mơ mộng, ưa, ghét và phản ứng. Đó là một tâm bận rộn. Có thể đây là lần đầu tiên ta làm quen với một tâm không có những đặc tính này. Sự thư thái thoải mái không có những suy tưởng bám theo, đó là một trải nghiệm. Cuối cùng ta nhận ra rằng loại suy tưởng mà ta quen thuộc không mang đến cho ta những kết quả mà ta mong muốn. Nó chỉ có ích trong việc giúp ta lập ý nguyện hành thiền. Chúng ta biết, ngay ở bước đầu tiên đó, rằng cuộc sống thế gian không thể mang đến cho ta những gì mà thiền có thể. Hạnh phúc không tùy thuộc vào những điều kiện bên ngoài mang đến sự thỏa mãn hơn bất kỳ thứ gì có thể tìm thấy trên thế gian này. Chúng tacũng được thấy là tâm có khả năng khai mở vào một tâm thức khác mà ta chưa từng biết qua, do đó ta có đượckinh nghiệm tự chứng về việc thiền là phương tiện cho vấn đề giải phóng tâm linh.
Do đã có được cảm giác dễ chịu này, niềm hỷ lạc nội tâm sẽ phát khởi. Điều này tạo cho thiền giả niềm tin rằng con đường đến “vô ngã” là con đường của hỷ lạc chứ không phải khổ đau. Từ đó phản ứng bản năng chống lại “vô ngã” sẽ giảm đi đáng kể. Nhiều người không thể chấp nhận ý nghĩ rằng họ “không là ai cả”, ngay cả khi họ hiểu điều đó bằng tri thức. Nhưng khi đã có thể trải nghiệm được hai đặc tính đầu tiên của thiền, ta sẽ nhận thức rõ ràng rằng điều đó chỉ có thể khi “cái ngã” luôn suy tư, được tạm thời dẹp qua một bên. Vì khi cái ngã hoạt động, nó lập tứcthốt lên, “Ồ, thật tuyệt vời”, và ngay lập tức ta không còn định tĩnh. Nó phải có mặt và trải nghiệm ở nơi không có gì nói “Tôi đang trải nghiệm”. Sự giải thích và tìm hiểu về những gì ta đã trải nghiệm có thể thực hiện sau.
Đó là sự nhận thức rõ ràng rằng, không có “cái ngã”, niềm hỷ lạc nội tâm sẽ lớn và sâu sắc hơn nhiều so với bất cứhạnh phúc nào mà ta đã biết ở thế gian. Do đó sự quyết tâm để thực sự nắm bắt những điều dạy của Đức Phật sẽthành quả. Cho đến lúc đó, đa số chúng ta chỉ chọn một vài khía cạnh của Pháp, mà ta đã được nghe qua, và nghĩ rằng vậy là đủ. Có thể đó là sự cúng dường, tán tụng, lễ hội, làm điều thiện, hay giữ giới, tất cả đều tốt, nhưng thực tại của giáo lý là một bức tranh ghép vĩ đại, nơi tất cả những mảnh ghép khác nhau sẽ tụ lại thành một tổng thể khổng lồ, bao gồm tất cả. Mà tâm điểm là “vô ngã” (anatta). Nếu ta chỉ sử dụng một vài mảnh ghép này, ta sẽ chẳng bao giờ có được bức tranh toàn cảnh. Nhưng có khả năng hành thiền mang lại sự khác biệt lớn lao trong phương cách ta tiến đến với cái tổng thể của giáo lý, nó trùm phủ cả thân và tâm, và thay đổi hoàn toàn người hành theo đó.
Chúng ta phải dựa vào khả năng hành thiền của mình trên từng ngày. Ta không thể hy vọng là mỗi khi ngồi xuống, ta sẽ thành công, nếu ta chỉ lo nghĩ chuyện thế gian, và nếu như ta không cố gắng giảm bớt sân, ghen tỵ, tham, chống đối trong cuộc sống hàng ngày. Nếu ta sử dụng chánh niệm, tỉnh giác rõ ràng và lắng lòng dục, là ta có nền tảng để hành thiền. Khi chúng ta thực hành đem thiền vào công việc hàng ngày, ta sẽ thấy sự thay đổi dần dầntrong ta, giống như một vận động viên đang trong thời kỳ luyện tập. Tâm sẽ trở nên mạnh mẽ, và hướng đến nhữngvấn đề quan trọng trong cuộc sống. Nó không bị xao động bởi bất cứ điều gì xảy ra.
Nếu mỗi ngày ta đều dành thời gian quán niệm, hành thiền và không quên chánh niệm, ta sẽ có một bắt đầu tốt đẹpcho việc khai mở tâm thức. Dần dà vũ trụ và bản thân chúng ta sẽ chuyển đổi, dựa trên sự thay đổi quan điểm của ta. Có câu nói trong thiền là: “Lúc đầu núi là núi, sau đó núi không còn là núi, rồi cuối cùng núi lại là núi”. Đầu tiên ta nhìn thấy mọi thứ với cái thực tại tương đối của chúng; mỗi người là một cá nhân riêng lẻ, mỗi cây là một loại khác nhau, mọi thứ phần nào đều có tầm quan trọng trong cuộc sống của ta. Rồi khi bắt đầu tu hành, bỗng nhiên ta thấy ra một thực tại khác, toàn cầu và rộng mở. Ta trở nên rất chú tâm vào việc hành thiền của mình, không còn để ýnhiều đến những gì xảy ra quanh ta. Ta cảm nhận được sự khai mở, thăng hoa của tâm thức, biết rằng các phản ứng hàng ngày của ta không quan trọng. Có lúc ta chỉ chú tâm đến thiền, và dường như sống trong một thực tạikhác. Nhưng cuối cùng, ta lại trở về ngay nơi ta từng có mặt, làm tất cả mọi thứ như trước kia, nhưng không còn để chúng lay động lòng mình. Núi lại chỉ là núi. Mọi thứ lại trở về với bản chất bình thường như xưa, chỉ có điều là chúng không còn cá biệt hay quan trọng nữa.
Trong kinh Điều lành lớn (Maha-Mangala Sutta), một vị A-la-hán được mô tả như là: “… dù bị ảnh hưởng bởi nhữnghoàn cảnh thế tục, tâm vị ấy không hề lay động”. Bậc Giác Ngộ dầu sống trong thế tục, hành động như mọi ngườikhác, cũng ăn, ngủ, tắm giặt, trò chuyện với người, nhưng tâm Ngài không lay động. Tâm đó luôn mát mẻ và bình an.
Nguyên tác: Ni sư AYYA KHEMA
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Theo Expansion in Consciousness,
một trong mười Pháp thoại của sách TO BE SEEN: HERE AND NOW)
(Theo Expansion in Consciousness,
một trong mười Pháp thoại của sách TO BE SEEN: HERE AND NOW)