SỨC MẠNH CỦA SỰ XẢ LY

1. Làm việc phước thiện theo cách đúng đắn

Thường có những giới hạn khi làm việc phước thiện như: cái gì, khi nào, ở đâu, ai và thế nào. Trên thực tế, chỉ có con đường Trung Đạo khi làm việc phước thiện. Không nên chấp nhận ý nghĩ về việc cái gì đang diễn ra và coi đó là thực tại mà cũng không nên chấp nhận ý nghĩ là chẳng có gì cả và coi đó là thực tại. Không dính mắc vào việc làm việc phước thiện mà cũng không chối bỏ điều đó. Tức là không nên lấy bản thân làm trung tâm khi làm việc phước thiện hay làm với sự hiểu biết giới hạn mà cũng không nên né tránh việc làm đó.


Mọi người có thói quen làm việc phước thiện với những hạn chế và sự ép buộc. Con đường Trung Đạo (con đường làm việc phước thiện một cách đúng đắn) vượt lên trên những giới hạn và kiến thức. Để làm các việc phước thiện theo cách đúng đắn, cần thiếtlàm theo sự hướng dẫn của Phật, Pháp, Tăng
Mọi người có khả năng làm các công việc với những hạn chế như câu thành ngữ “Khi ở Rome, làm như người Rome”
Ví dụ: Mọi người có những khả năng hạn chế dưới đây:
(a) Thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu
(b) Làm các việc phước thiện với những giới hạn
(c) Tránh xa làm các việc bất thiện với bản ngã
Nếu làm các việc phước thiện mà tập trung vào bản thân, không có sự hướng dẫn của Phật, Pháp, Tăng thì bạn sẽ không thể làm theo cách đúng đắn (chỉ làm mà thôi). Con đường Trung Đạo duy nhất (con đường làm việc phước thiện một cách đúng đắn) không dính mắc và cũng không chối bỏ.
Hãy cố gắng làm việc phước thiện theo cách đúng đắn (chỉ làm mà thôi) với sự giúp đỡ của Phật, Pháp, Tăng. Cố gắng làm việc phước thiện nhiều nhất có thể và bạn sẽ có khả năng làm nhiều hơn những gì bạn đã từng làm. Nếu bạn không bao giờ cố gắng, làm sao bạn có thể học để làm được như vậy?
Theo thói quen, chúng ta thường làm việc phước thiện với những sự chấp chặt. Ví dụ, chúng ta làm việc phước thiện với ý niệm dính mắc hoặc nhận định: việc phước thiện, việc bất thiện, người cúng dường, người nhận cúng dường, vật cúng dường là thực tại. Nói cách khác, chúng ta làm việc phước thiện với sự dính mắc, với những giới hạn.

2. Làm thế nào để loại bỏ thói quen dính mắc 


Chúng ta sẽ không thể làm việc phước thiện theo cách đúng đắn (chỉ làm mà thôi) chừng nào chúng ta còn làm việc phước thiện với sự dính mắc. Cố gắng từ bỏ thói quen dính mắc, bằng việc làm việc phước thiện theo cách đúng đắn đó là chỉ làm mà thôi. Cố gắngtừ bỏ thói quen dính mắc vào kinh nghiệm tốt, kết quả tốt, với ý niệm chốt chặt vào những kinh nghiệm và kết quả đó. Cố gắng thoát khỏi sự tập trung vào bản thân hay những kiến thức giới hạn khi làm việc phước thiện.
Một cách truyền thống, chúng ta làm việc phước thiện với sự dính mắc. Như là “tôi làm việc phước thiện”, “tôi làm việc bất thiện” với ý niệm coi “tôi, bạn, việc phước thiện, việc bất thiện, hành động, kinh nghiệm, thời gian, nơi chốn” là quan trọng.
Cũng như người vận động viên cố gắng đánh bại đối thủ với ý niệm coi sự chiến thắng hay thất bại và cuộc đấu đó là thực tại.
Hãy cố gắng từ bỏ thói quen dính mắc bằng cách làm việc phước thiện không giới hạn.
Nếu như không có sức mạnh trong việc làm các phước thiện, làm sao chúng ta có khả năng làm các phước thiện?
Chúng ta sẽ không thể từ bỏ được thói quen dính mắc vào các sự thật tâm tạo trừ phichúng ta có sức mạnh của việc làm việc phước thiện.
3. Cách thức để trở nên vô tham (alobha), vô sân (adosa), vô si (amoha)

Dính mắc, tập trung vào các sự thật tâm tạo thì vừa tham, vừa sân, vừa si.
Hãy cố gắng chinh phục tham bằng sự vô tham (bằng lòng/hào phóng), sân bằng vô sân( tâm từ), si bằng vô si( trí tuệ)
Năng lực làm, suy nghĩ hay kiến tạo là những năng lực bình thường mà chúng ta có, đó là những năng lực của tham, sân, si.
Cố gắng chuyển từ năng lực tham, sân, si sang năng lực vô tham, vô sân, vô si bằng cách sử dụng năng lực cao nhất của việc làm việc phước thiện: Bố thí (dana) - Trì giới(sila) – Hành thiền (bhavana).
Làm việc phước thiện càng nhiều,
năng lượng của tham, sân, si càng giảm;
sức mạnh tối cao của vô tham, vô sân, vô si càng lớn.
Theo thói quen, chúng ta luôn tập trung vào các sự thật tâm tạo, như là giàu hay nghèo, khỏe hay yếu, có giáo dục hay không, trẻ hay già, đàn ông hay đàn bà, làm cái gì hoặc không làm gì.
Thông thường, chúng ta nghĩ tiền của chúng ta sẽ bị dùng hết nếu như chúng ta cúng dường, mà không xem xét đến điều kiện của tâm. Trong khi cúng dường, chúng ta chú trọng vào việc “giàu hay không giàu”, “có dùng hết tiền không”

4. Phá vỡ truyền thống

Bố thí, cúng dường (dana) thực sự phá vỡ thói quen của lòng tham - (chiếm giữ, vơ vào, dính mắc) liên tục tiếp diễn
Giữ giới cũng phá vỡ thói quen của tham, sân - (ví dụ làm điều gì với tham muốn)
Hành thiền (bhavana) phá vỡ những phiền não (kilesa) đang có mặt nơi tâm
Bằng việc hành thiền, chúng ta thách thức thói quen cúa các phiền não – như là làm với tham muốn
Làm việc phước thiện như Đức Phật dạy là thực hành sự xả ly và nó không phải là sự nỗ lực vô ích. Điều đó có nghĩa là phá vỡ truyền thống và thói quen cá nhân. Nói cách khác, làm việc phước thiện là xả ly tham, sân, si.
Bằng việc thách thức và từ bỏ các thói quen cá nhân, sức mạnh xả ly khỏi tham, sân, si sẽ lớn mạnh. Bằng việc thường xuyên từ bỏ bất cứ tham muốn nào, sức mạnh của sự xả ly sẽ lớn hơn và lớn hơn nữa.
(a) Bố thí, cúng dường (dana) là phá vỡ thói quen của lối suy nghĩ thế gian
(b) Giữ giới (sila) là thách thức những truyền thống thế gian như là làm với tham muốn(nghĩa là chúng ta đặc biệt chú trọng vào vấn đề sống và chết, phương tiện trợ giúp gia đình, các vấn đề xã hội, giáo dục, làm ăn, sự tự tin)
(c) Hành thiền (bhavana) là một loại từ bỏ phiền não (kilesa) – thói quen cá nhân của việc làm với tham muốn
Trong tâm của chúng ta có các quan điểm như “chúng ta phải học ngoại ngữ, chúng taphải cố gắng học diễn thuyết, chúng ta phải làm việc”…mà không có những ý nghĩ như: “chúng ta phải nỗ lực làm việc phước thiện”, “chúng ta phải cúng dường (dana), “chúng ta phải giữ giới (sila), “chúng ta phải hành thiền (bhavana)”
Chúng ta làm việc phước thiện (bố thí, trì giới, hành thiền) càng nhiều
sức mạnh của vô tham, vô sân, vô si càng lớn.
Sức mạnh xả ly khỏi tham, sân, si đặc biệt liên quan đến tâm
Con người chỉ hiểu rõ về các đối tượng thô và nghĩ khả năng, năng lực của họ là thật (ví như khả năng của diễn viên được thể hiện trên bộ phim). Trên thực tế, các khả năng, năng lực này chỉ là các khả năng tâm tạo, không có thực
Chúng ta không hiểu được sức mạnh của sự xả ly (vô tham, vô sân, vô si). Như là: Sức mạnh xả ly đối với các sự thật tâm tạo hay sức mạnh xả ly đối với những vấn đề thế gian. Đó là lý do tại sao chúng ta không dám từ bỏ các sự thật tâm tạo.
Nếu như chúng ta dám từ bỏ, sức mạnh của sự xả ly sẽ trở nên lớn mạnh. Chỉ khi đó, sức mạnh của việc phá vỡ các truyền thống thế gian như là “làm ăn, học hành, cạnh tranh, trả thù” trở nên lớn mạnh hơn.

5. Thực hành Chánh Pháp

Tôi chỉ dạy Pháp theo cách dạy thực sự, chứ không dạy theo cách truyền thống - phải dạy thế nào
Tôi dạy Giáo Pháp theo cách đúng đắn thông qua sức mạnh của việc làm việc phước thiện không giới hạn.
Chỉ khi bạn có đủ sức mạnh để làm việc phước thiện, bạn mới có thể hiểu được lời dạy của tôi. Nếu như bạn muốn hiểu, bạn phải làm việc phước thiện với khả năng cao nhất để có thể tạo ra nghiệp lành tối thượng.
Bạn sẽ không thể hiểu nếu như bạn dính mắc chặt chẽ vào các sự thật tâm tạo, những truyền thống giới hạn như là “cái gì, khi nào, ở đâu, ai, thế nào…”
Chúng ta đã quen bị cuốn vào các sự thật tâm tạo hay sự dán nhãn cúa tâm lên những thứ chúng ta ưa thích, ví dụ như là các đặc tính, thời gian, nơi chốn và các trạng thái tâm tạo. Bởi thế, chúng ta không thể chấp nhận và nghe Chánh Pháp vì chúng ta không thấy ưa thích điều đó.
Tôi dạy Giáo Pháp theo cách đúng đắn, không dính mắc vào các sự thật tâm tạo như “cái gì, ở đâu, khi nào, thế nào, ai, tính cách, ý tưởng”
“Nghe được Chánh Pháp càng nhiều,
sự dính mắc vào các sự thật tâm tạo càng ít”

6. Mục tiêu của việc làm việc phước thiện

Cần thiết phải từ bỏ thói quen dính mắc của tâm vào thời gian, nơi chốn, kinh nghiệm, phương pháp, Pháp mà chúng ta đang nghe, vị thầy và thiền sinh, việc nghe và hành thiền.
Điều chúng ta thực sự phải làm khi làm việc phước thiện đó là tự do khỏi sự dính mắc. Có nghĩa là mục tiêu của việc làm phước thiện là tự do khỏi sự dính mắc.
Làm việc phước thiện (bố thí, trì giới, hành thiền) là một loại công việc không thông thường và vì thế, nó thách thức và phá vỡ truyền thống và các tập quán.
Chúng ta phải làm việc phước thiện theo cách đúng đắn. Không dính mắc cũng không chối bỏ. Chỉ làm mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi, chỉ áp dụng mà thôi. Chúng ta phải làm việc phước thiện theo cách đúng đắn để mà đạt đến điểm mấu chốt là không dính mắc mà cũng không chối bỏ, chỉ làm mà thôi. Có nghĩa rằng chúng ta phải làm việc phước thiện để thực sự là việc phước thiện. Để trở thành bố thí thực sự, trì giới thực sự, hành thiền thực sự, trí tuệ thực sự (dana, sila, bhavana, panna) - để có thể làm việc phước thiện theo cách đúng đắn, chúng ta phải sử dụng sự bố thí tâm tạo, trì giới tâm tạo, hành thiền tâm tạo, trí tuệ tâm tạo
Chúng ta có thói quen làm việc phước thiện với mong muốn trở thành cái gì đó (như chúng ta chú trọng vào việc: có đạt kết quả gì hay không. Một số người làm việc phước thiện với mong muốn cắt bỏ luân hồi samsara thì coi quá trình cắt bỏ luân hồi hay không cắt bỏ vòng luân hồi là thực tại)
Thường thì chúng ta có những khả năng tâm tạo. Ví dụ: (1) chúng ta có thể làm việc phước thiện bằng việc cố gắng che đậy lòng tham mà không phải là sự từ bỏ. (2) chúng ta có khả năng rải tâm từ (metta) đến tất cả bằng việc che giấu sự sân hận mà không buông bỏ sân hận. (3) chúng ta cũng kiên nhẫn mà không từ bỏ sự sân hận
Cũng như thế với “khả năng hiểu Pháp”, có nghĩa là chúng ta có khả năng hiểu mà không thể từ bỏ vô minh một cách toàn diện. Tất cả những điều này chỉ là khả năng tâm tạo.
Làm việc phước thiện phải, cố gắng để:
(1) Làm việc phước thiện thực sự
(2) Bố thí thực sự
(3) Tâm từ thực sự
(4) Hiểu biết thực sự
(5) Xả ly thực sự
(6) Vô tham, vô sân, vô si thực sự
Chúng ta có thể từ bỏ cái gì đó với mục đích nào đó mà không có khả năng từ bỏ sự dính mắc của tâm. Đầu tiên, chúng ta cố gắng từ bỏ và rồi lại cố gắng dính mắc lại. Loại từ bỏ đó là cách từ bỏ theo truyền thống và thói quen mà không có khả năng từ bỏ sự dính mắc của tâm.
Theo thói quen, chúng ta giữ giới mà không có khả năng từ bỏ làm các việc thế gian. Chúng ta giữ giới cùng lúc với làm các việc thế gian
Cũng như thế với hành thiền. Chúng ta hành thiền cùng lúc với làm các việc thế gian. Đó là lý do tại sao không thể trở thành vipassana thực sự. Cũng như thế với việc giữ giới, sila, không thể trở thành giữ giới thực sự mà chỉ là giữ giới tâm tạo.
Vì không thực sự nên không an toàn và chắc chắn. Đó là lý do tại sao có những vấn đềnhư phá giới, mất định, mất niềm tin ở ai đó.
Nếu tâm từ thực sự, sẽ không bao giờ bị mất mà rất chắc chắn, thậm chí khi chúng tađối mặt với những sự việc có thể làm mất tâm từ. Như tâm từ của Đức Phật, vì tâm từcủa Đức Phật là thực sự, Đức Phật không bao giờ bị mất tâm từ cho tất cả chúng sinh, trong đó bao gồm cả Devadatta, người mà luôn cố gắng làm hại Đức Phật. Nếu tâm từcủa chúng ta không phải là tâm từ thực sự, chúng ta sẽ mất nó ngay cả khi đối mặt với những trường hợp rất tầm thường.
Nếu như chúng ta không hành thiền, một cách tự nhiên, chúng ta sẽ sử dụng dana, sila, bhavana, panna tâm tạo. Chúng ta đã quen hài lòng với những thứ tâm tạo. Chúng taphải cố gắng làm việc phước thiện theo cách đúng đắn. Có nghĩa là chúng ta phải làm việc phước thiện để thực sự là việc phước thiện: giữ giới thực sự, định thực sự, tuệ thực sự mà không bao giờ có thể mất.

7. Hành thiền theo cách đúng đắn

Nghe Pháp và hành thiền là các việc phước thiện.
Tôi cũng giúp mọi người làm việc phước thiện bằng cách giúp cho họ nghe Pháp và hành thiền.
Bằng việc dạy Pháp theo cách đúng đắn (chỉ dạy mà thôi, chỉ làm mà thôi), tôi cũng đang giúp mọi người hành thiền theo cách đúng đắn (chỉ thực hành thiền mà thôi)
Nếu tôi dạy Pháp mà chú trọng vào các sự thật tâm tạo như cái gì, khi nào, ở đâu, thế nào, ai là thầy và thiền sinh thì thiền sinh sẽ hành thiền với sự chú trọng vào các sự thậttâm tạo
Tôi dạy Pháp theo cách đúng đắn (chỉ dạy mà thôi) với khả năng cao nhất để giúp đỡ cho thiền sinh có thể hành thiền theo cách đúng đắn (chỉ thực hành thiền mà thôi)
Người mà chưa có khả năng Chỉ dạy mà thôi
(1) Thì mặc dù đã thực hành được việc chỉ sử dụng mà thôi những cuộc sống khác nhau của thiền sinh, của thầy, thời gian, nơi chốn…
(2) Và thực hành được việc chỉ làm mà thôi, chỉ hành mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi trong việc nghe Pháp, hành thiền
Thì người đó vẫn chưa hoàn thiện trong việc chỉ dạy mà thôi, người thầy cần phải làm rất nhiều việc phước thiện để giúp người khác hiểu Pháp và giải quyết những khó khăn của họ mà không có sự phân biệt và giới hạn, vì thế mà vị thầy có thể chỉ dạy mà thôi, dù cho người đó đã rất thành thạo và đã thành tựu hoàn toàn trong việc thực hành thiền
Việc có trách nhiệm với bản thân là một loại trợ giúp lớn lao cho việc có trách nhiệm với người khác.
Với tôi, làm việc phước thiện là chỉ làm mà thôi. Quan trọng là thiền sinh cần cố gắng chỉ kinh nghiệm mà thôi. Tôi sử dụng cuộc sống của vị thầy, cuộc sống của thiền sinh. Các cuộc sống khác nhau chỉ để áp dụng mà thôi, chỉ để kinh nghiệm mà thôi, mà không có dính mắc và nhầm lẫn là tồn tại thực sự.
Cố gắng làm việc phước thiện theo cách đúng đắn, (chỉ làm mà thôi), mà không dính mắc hay chối bỏ, thay vì làm việc phước thiện với sự dính mắc chặt chẽ như thường lệ.

8. Khả năng tìm kiếm sự thật

Tôi dạy Pháp theo cách đúng đắn, chỉ dạy mà thôi, vì vậy thiền sinh cần nghe theo cách đúng đắn, chỉ nghe mà thôi và chỉ kinh nghiệm mà thôi. Làm việc phước thiện là phá vỡ truyền thống, thói quen và lối hành động thông thường. Bằng việc làm việc phước thiệntheo cách đúng đắn, chúng ta có thể thành tựu khả năng không theo quy ước. Thông thường chúng ta sử dụng các hành động vô minh với tham, sân, si. Các loại khả năng tâm tạo đó chỉ tạo ra những suy nghĩ, sáng tạo, phát minh mang tính tạm thời, giả tạo.
Bằng việc cố gắng làm các việc phước thiện bố thí, trì giới, hành thiền như Đức Phật đã dạy, sức mạnh của sự xả ly sẽ tăng trưởng. Nếu chúng ta dám từ bỏ tài sản, chúng tasẽ có được sức mạnh của sự từ bỏ tài sản. Nếu chúng ta không dám từ bỏ như vậy, chúng ta sẽ không có khả năng đó mà chỉ có khả năng làm kinh doanh( trao đổi) mà thôi.
Nếu bạn giữ giới, bạn sẽ có sức mạnh của việc từ bỏ tham muốn của tâm. Nếu bạn không giữ giới, bạn sẽ chỉ có sức mạnh từ việc làm gì đó với tham muốn. Bằng việc từ bỏ việc chạy theo các tham muốn và cố gắng tìm ra sự thật, bạn sẽ có khả năng tìm kiếm được sự thật. Không quan trọng là bạn có tìm thấy nó không mà quan trọng là đi tìm nó.
Cố gắng làm việc phước thiện không giới hạn để có được khả năng mà bạn chưa từng có.

9. Thay đổi năng lực:

Bản thân tôi có cơ hội hành thiền vào năm 29 tuổi, khi đó tôi nhận ra sức mạnh của sự xả ly và học để có thể sử dụng nó. Tôi từ bỏ công việc thế gian và hành thiền. Bằng việc làm như vậy, tôi có thể phá vỡ lối cư xử truyền thống của những người làm kinh doanh. Tôi đã không thể phá vỡ truyền thống của đời sống sinh viên khi tôi đang đi học. Tôi đánh giá nền giáo dục tâm tạo như một trò điên rồ. Tôi đã đánh giá quá cao mọi thứ tâm tạo. Tôi chủ yếu tập trung vào tiền, vấn đề lãi lỗ trong việc kinh doanh. Tôi chỉ có được sức mạnh của sự xả ly đối với truyền thống và những sự thật tâm tạo khi bắt đầu hành thiền.
Bằng việc làm các việc phước thiện một cách bền bỉ, khả năng của tôi đã chuyển từ khả năng của việc làm với những kỹ năng tâm tạo sang khả năng cao hơn của việc làm với sự xả ly. Bằng việc làm các việc phước thiện, tôi có khả năng từ bỏ suy nghĩ, làm kinh doanh và đánh giá cao việc thế gian. Và tôi có khả năng đánh giá sâu sắc và coi trọng giá trị của sự thật (Phật, Pháp, Tăng)
“Sức mạnh của việc làm gì đó” không hoàn hảo
“Sức mạnh của việc xả ly” là hoàn hảo

10. Làm sao từ bỏ hành động theo thói quen của tâm

Chúng ta phải làm việc phước thiện để có thể có đủ phước cao thượng.
Theo thói quen, chúng ta làm việc phước thiện với tâm chú trọng vào các sự thật tâm tạo như cái gì, khi nào, ở đâu, ai, thế nào, với những hạn chế và giới hạn và thái độ vô thứcvề việc trở thành cái gì đó hoặc mọi thứ mà chúng ta thèm muốn hay chạy trốn khỏi những thứ chúng ta không mong muốn.
Chúng ta phải thực sự làm việc phước thiện như thế nào: làm việc phước thiện theo cách đúng đắn bằng việc chỉ làm một cách bền bỉ. Làm càng nhiều càng tốt và bạn sẽ có sức mạnh lớn hơn để tiếp tục làm. (Ví dụ, nếu bạn làm một cách tạm thời, sẽ có sức mạnh tạm thời. Nếu làm với ít sự xả ly, có sức mạnh của việc xả ly ít. Nếu làm với sự xả ly nhiều, có sức mạnh của sự xả ly nhiều. Nếu có thể từ bỏ đến khi không còn gì để từ bỏ, bạn sẽ có sức mạnh của sự xả ly hoàn toàn)
Làm với sự xả ly nhằm tạo ra sức mạnh tối cao của sự xả ly
Sức mạnh xả ly càng lớn,
Sự dính mắc vào các sự thật tâm tạo càng ít.
Và bạn sẽ có thể từ bỏ sự tập trung vào các sự thật tâm tạo. Bạn có thể từ bỏ được thói quen truyền thống của tâm
Theo thói quen, chúng ta sử dụng tâm với sự dính mắc vào các sự thật tâm tạo. Chúng ta sẽ không thể từ bỏ sự dính mắc vào các sự thật tâm tạo trừ phi chúng ta có sức mạnhcủa việc làm việc phước thiện. Chúng ta sẽ không thể dừng lại hay kiểm soát tâm của chúng ta và các hành động của tâm.
Chỉ khi chúng ta cố gắng làm các việc phước thiện cho Phật, Pháp, Tăng thì chúng ta có thể từ bỏ thói quen hành động của tâm. Chúng ta sẽ có thể kiểm soát được tâm.

11. Sử dụng cuộc sống và tài sản theo cách đúng đắn

Tôi đã xuất gia làm nhà sư nhờ sức mạnh của sự xả ly và bây giờ tôi sử dụng cuộc sống của nhà sư với sức mạnh của sự xả ly.
Cuộc sống và tài sản liên tục trôi đi. Vì vậy sử dụng cuộc sống và tài sản với sức mạnhcủa sự xả ly thì thích hợp và đúng đắn (sử dụng theo cách đúng đắn). Nếu không, bạn sẽ không thể sử dụng cuộc sống và tài sản vốn chỉ là để xả ly và từ bỏ, theo cách đúng đắn.
Chẳng có gì phải lo lắng cho bản thân hay người khác nếu như có sức mạnh xả ly. Chỉ khi bạn có sức mạnh của sự xả ly, bạn có thể làm việc phước thiện không giới hạn.

12. Chúng ta có thể áp dụng vào cuộc sống hiện nay không?

Làm việc phước thiện là cách để tạo ra sức mạnh cao nhất của tâm Vô tham, vô sân, vô si.
Chúng ta nên cố gắng làm việc phước thiện (bố thí, trì giới, hành thiền - chỉ làm mà thôi). Nếu chúng ta có sức mạnh lớn lao của việc làm việc phước thiện, chúng ta sẽ hiểu được cuộc sống này chỉ để sử dụng mà thôi. Và chúng ta sẽ hoàn toàn có thể chịu đựngđược những điều tốt và xấu xảy đến trong đời. (như là đau, khổ, bệnh, già, chết)
Chúng ta phải tăng khả năng chịu đựng nhiều nhất có thể, như vậy chúng ta có thể thích ứng được với cuộc sống đầy khổ đau hiện nay. Nếu chúng ta có khả năng đó thì không có gì quan trọng với chúng ta, dù tốt hay xấu. Nếu không, mọi thứ dường như quan trọng và theo đó, tạo ra thêm những vấn đề mới.

13. Tại sao chúng ta cần kiên nhẫn với cái đau, sự khổ sở:

Tôi có thể truyền bá Giáo Pháp như Đức Phật đã dạy, qua sức mạnh của sự xả ly, sức mạnh của sự bao dung, và sức mạnh của sự kham nhẫn cái đau, cái khổ mà không dính mắc, kết quả là, không có vấn đề gì với tôi ngay cả khi những người khác cố gây khó dễ cho tôi.
Chúng ta cần phải bao dung với cái đau, cái khổ khi làm các việc phước thiện bằng cách quy y Phật, Pháp, Tăng. Nếu không thể bao dung với những cái khổ đó, chúng ta sẽ không thể tiếp tục làm việc phước thiện.

14. Cách làm các việc phước thiện một cách thực sự:

Chúng ta sẽ không thể tiếp tục hành thiền nếu chúng ta không thể kham nhẫn với những sự chỉ trích
Không quan trọng là cái gì đang thay đổi hàng ngày trên thế giới bất ổn của chúng ta. Quan trọng là có sức mạnh tối cao của việc làm việc phước thiện.
Tôi có thể hành thiền vì tôi có sức mạnh của sự xả ly cuộc sống và tài sản. Nếu không, tôi sẽ phải tiếp tục công việc kinh doanh, sợ mất hết tiền, tôi sẽ phải tiếp tục chữa trị vì sợ chết.
Tôi bền bỉ hành thiền, vì thế mà sức mạnh của sự xả ly ngày càng lớn mạnh. Tôi có thể từ bỏ các truyền thống của thế gian, những cái mà cản trở con đường làm việc phước thiện thực sự. Bằng việc hành thiền, không cần phải quan tâm đến điều gì nữa (như sức khỏe, sự an toàn, cuộc sống, những lời nhận xét tiêu cực…)
Cách làm việc phước thiện thực sự là cố gắng làm việc phước thiện mọi lúc, mọi nơi, với mọi người, trong mọi tình huống, giàu hay nghèo, khỏe hay không khỏe…

Câu hỏi:
Thiền sư luôn nói đến sự buông bỏ tất cả thân, tâm, hành động, sự hiểu biết, tất cả dính mắc từ trước đến giờ, sự hành thiền, đó mới là con đường Trung Đạo. Xin Thiền Sư giải thích rõ hơn ý nghĩa của con đườngTrung Đạo?

- Con đường Trung Đạo không phải là cách thực hành thế này hay thế kia, mà con đường Trung Đạo vượt lên trên cái này hay cái kia. Chúng ta có thể làm gì đó, nhưng con đường Trung Đạo vượt lên khỏi việc làmhay không làm, hành động hay không hành động.
Chúng ta có thể tham gia các khóa tu 5 ngày, 7 ngày, 10 ngày hay ở cả đời trong trường thiền nhưng con đường Trung Đạo vượt lên trên thời gian. Chúng ta sử dụng thời gianvới một sự dính mắc, sử dụng toàn bộ cuộc đời mình với sự dính mắc. Để có thể đi trên con đường Trung Đạo, cần vượt qua sự dính mắc vào những khoảng thời gian nhất định, và toàn bộ thời gian của cuộc đời mình. Nếu chúng ta không thể buông bỏ được ý nghĩ là tham gia 7 ngày hay 10 ngày cho một khóa tu hay cả đời hoặc nhiều kiếp trong trường thiền thì sẽ không thể thiết lập được con đường Trung Đạo.
Chúng ta cũng luôn sử dụng nơi chốn với sự dính mắc. Ở nhà thì dính mắc vào ngôi nhà; đến trường thiền thì dính mắc vào trường thiền; khi tới bệnh viện hay trạm xá thì lại dính mắc vào bệnh viện, trạm xá. Chúng ta sống trên cõi đời này với sự dính mắc. Chúng ta sử dụng toàn bộ vũ trụ này với sự dính mắc. Chính vì vậy, để đi được trên con đường Trung Đạo, chúng ta cần buông bỏ được sự dính mắc với tất cả nơi chốn.

Câu hỏi: Con biết mình luôn dính mắc và cần buông bỏ xả ly. Nhưng 5 triền cáiluôn là bức tường ngăn cản sự buông bỏ. Vậy phải làm sao?


- Hầu hết sự dính mắc của chúng ta là do môi trường xung quanh chúng ta. Trong môi trường chúng ta đang sống, những người xung quanh không quan tâm đến phẩm chất, hoạt động của tâm cũng như các vấn đề nảy sinh từ đó. Nếu chúng ta quá để ý tới môi trường và những người xung quanh, chúng ta càng có nhiều dính mắc. Chúng ta không thể chối bỏ cộng đồng chúng ta đang sống, những việc đang diễn ra xung quanh nhưng chúng ta có thể buông bỏ được xã hội bên ngoài, buông bỏ được bản thân mình.
Có rất nhiều người trên thế giới và chúng ta là một thành viên trong đó. Chúng ta luôn luôn có mối quan tâm tới bản thân mình cũng như những người xung quanh. Những người xung quanh cũng có những suy nghĩ giống như chúng ta. Chúng ta quan tâm tới bản thân mình cũng như quan tâm tới người khác, và họ cũng như thế. Đây chính là nguyên nhân của sự dính mắc.
Khi hành thiền, chúng ta dính mắc với sự buồn ngủ, với cái đau và rất nhiều ham muốn, tham ái khác: lo lắng, buồn phiền, ganh tị, nghi ngờ...tất cả những cái đó đều là những căn bệnh của tâm. Tất cả những cái đó là những dính mắc mà chúng ta phải buông bỏ. Để có thể buông bỏ sự dính mắc, chúng ta phải hiểu rõ được căn nguyên của những sự dính mắc này.
Thực hành theo những điều Đức Phật đã chỉ dạy, chúng ta hành thiền, là một cách để buông bỏ đối với xã hội bên ngoài. Nếu chúng ta không thể buông bỏ được xã hội và các hoạt động bên ngoài, thì luôn luôn có sự dính mắc.
Dĩ nhiên chúng ta cần có những công việc xã hội nhưng những điều này chỉ nên mang tính chất tạm thời, không nên để chúng chiếm toàn bộ thời gian của chúng ta. Chúng tacần biết cách ngưng tất cả các hoạt động, các vấn đề liên quan đến xã hội bên ngoài và chúng ta cần làm tất cả các việc phước thiện
Chỉ có giáo Pháp của Đức Phật và công phu thực hành thì mới giải quyết được những sự dính mắc của chúng ta. Chúng ta ở đây cùng nhau thực hành để giải quyết những dính mắc của mình. Càng ngày càng có nhiều người sẽ tham gia, giúp sức cùng chúng ta, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đối với bản thân mình, chúng ta cần có sự nỗ lực, cố gắng cao nhất.

Câu hỏi: Con nghe thiền sư nhắc đi nhắc lại rằng chúng ta phải buông bỏ, xả ly, không dính mắc, chỉ có buông bỏ, xả ly, không dính mắc mới đi trên con đường Trung Đạo. Vậy xin thiền sư chỉ cho con đường buông bỏ, xả ly sự dính mắc đối với bản thân.

- Tâm của chúng ta giống như tù nhân. Xã hội bên ngoài giống như ngục tù. Chỉ khi nào chúng ta hiểu được bản chất luôn luôn vô thường hoặc bản chất thường hằng của các Pháp thì lúc đấy mới thoát ra khỏi ngục tù. Tâm giống như tù nhân mà không thoát khỏingục tù thì không thể hiểu được Sự thật Gốc. Trong ngục tù, mọi thứ đều vô thường, luôn luôn thay đổi. Mọi người, mọi sự vật trong môi trường ngục tù đó luôn luôn không được an toàn và bất ổn. Tâm của chúng ta, là một tù nhân, còn ở trong ngục tù thì không thể nào vượt ra khỏi những sự dính mắc.
Khi còn trong ngục tù, tâm của chúng ta với sự hiểu biết của nó thì không khác gì những người khác. Đối với mỗi chúng ta, chúng ta quá quan tâm đến bản thân mình. Chúng taluôn luôn biết điều gì đó với khái niệm tôi ta, đàn ông, đàn bà, của tôi, của anh...sự hiểu biết này của chúng ta không khác nhau là mấy. Chừng nào còn ở trong ngục tù, chúng tachỉ biết chừng đó mà thôi, không vượt ra ngoài đó được. Chúng ta đã quen với việc biết như thế và chúng ta dính mắc với sự hiểu biết như vậy. Toàn bộ nhân loại không khác nhau nhiều. Chúng ta cũng có hai con mắt, hai lỗ tai và tâm thức thì giống nhau. Chúng tacó cùng chung sự hiểu biết, trí thông minh chung. Lúc nào chúng ta cũng để ý đến những người xung quanh. Tất cả những cái này đã được huân tập, trở thành thói quen, tập quán của mỗi người, chúng ta không thể ngưng được những thói quen này vì có sự dính mắc cố hữu ở đó.
Chỉ khi nào chúng ta thực hành, tạo ra được nhiều việc phước thiện thì mới có cơ hội tiếp cận sự thật. Chính vì vậy mà chúng ta cần thay đổi thói quen của mình. Chúng tacần hướng tâm tới sự hiểu biết vượt ra ngoài cái gì đó. Chúng ta cần học giáo Pháp của Đức Phật để vượt ra khỏi ngục tù. Chúng ta cần ngưng việc bắt chước, học hỏi lẫn nhau những vấn đề trong cuộc sống, thay vì thế, chúng ta cần hướng tới học hỏi giáo Phápcủa Đức Phật. Nếu có bắt chước, làm theo thì hãy bắt chước những hoạt động thân, khẩu, ý của Đức Phật, càng nhiều càng tốt.
Chúng ta chỉ học hỏi, làm theo những cái mà Đức Phật đã nói, những quan điểm, thái độđúng đắn, chánh kiến mà Ngài đã làm cũng như những chỉ dạy của ngài. Đức Phật là người luôn luôn có các hành động thiện và Ngài đã dứt hẳn các hành động bất thiện nghiệp. Làm điều đó có thể khó khăn nhưng không có nghĩa là chúng ta không cố gắng. Khi chúng ta tạo được nhiều việc phước thiện, tức là chúng ta đang làm theo những gì Đức Phật đã chỉ dạy.
Nếu chúng ta có thể thay đổi được các nguyên nhân thì kết quả sẽ thay đổi. Chúng ta sẽ có khả năng làm những điều vượt ra ngoài những giới hạn cũng như khả năng của bản thân. Chúng ta sẽ có được sự hiểu biết vượt ra ngoài những sự hiểu biết thông thường. Nếu chúng ta có thể làm được như vậy thì cuộc sống, hành động của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn.
Chúng ta cũng đừng quá thất vọng về bản thân và những điều mình làm. Bản thân chúng ta chỉ là tù nhân, vì vậy phải học cách để thoát ra khỏi bản thân, vượt ra khỏi ngục tù. Chỉ khi nào đi trên con đường Trung Đạo, chúng ta mới có thể giải thoát ra khỏi bản thân, giải thoát khỏi ngục tù. Tất cả chúng ta cần cố gắng đi trên con đường Trung Đạo, cải thiện bản thân. Để vượt thoát ra khỏi bản thân, chúng ta cũng cần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong tiến trình này, nếu làm được như vậy, việc đi trên con đường Trung Đạo sẽ ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Việc đi trên con đường Trung Đạo để giải quyết các vấn đề, không chỉ dành riêng cho chúng ta mà dành cho tất cả mọi người, cho những người có quan tâm.
Tất cả chúng ta cần buông bỏ sự dính mắc của chính bản thân mình. Trong tiến trình này, chúng ta cũng cần để ý tới những người cùng đi trên con đường và điều đó cần được mở rộng, áp dụng cho tất cả mọi người, chúng ta cần hành thiền vì tất cả mọi người, tạo ra được phước thiện cho tất cả mọi người. Nếu chúng ta có thể thực hiệnnhững điều như vậy, điều đó sẽ giúp chúng ta buông bỏ được những sự dính mắc, buông bỏ được bản thân.
“ Chúng ta cần hành thiền vì tất cả mọi người, tạo ra được phước thiện cho tất cả mọi người, điều đó sẽ giúp chúng ta buông bỏ được những sự dính mắc, buông bỏ được bản thân.”

Câu hỏi: Thưa Ngài, sự buông xả Ngài dạy chúng con là môt điều hết sức cần thiết và lợi lạc. Nhưng để có thể buông xả thực sự con phải làm sao? Con phải tu Định – Tu Giới – Tu Tuệ theo phép tuần tự? Mong Ngài giảng giúp con?

Chúng ta cần buông bỏ đối với tất cả các tiến trình thân – tâm của mình. Nếu không thể buông bỏ được mọi thứ, chúng ta sẽ luôn ở trong tình trạng cố gắng tầm cầu, cố gắng để có được mọi thứ. Nếu không thể buông bỏ được các thói quen của mình, lúc nào chúng ta cũng sẽ bận rộn với các thói quen, tập khí đó.
Chúng ta hãy học cách san sẻ những gì mình có được cho những người khác đang có nhu cầu. Chúng ta cần dành cuộc đời, khả năng, tri thức, kiến thức…mình có được để chia sẻ, giúp đỡ những người khác. Chúng ta cũng cần giữ giới trong sạch để có thể buông bỏ được những thói quen, tập khí của mình. Hành thiền cũng là một điều cần thiếtgiúp buông bỏ các mối lo toan trong cuộc sống và các phiền não trong tâm. Càng thực hành nhiều Giới – Định –Tuệ, năng lực buông xả sẽ càng mạnh mẽ hơn.
Chúng ta cũng đang sử dụng bản thân, gia đình, xã hội, cộng đồng với sự dính mắc. Chúng ta dính mắc với tất cả chúng sinh và tất cả sự vật. Nếu có thể làm được các phước thiện mà không có sự dính mắc thì chúng ta có thể buông bỏ mọi sự dính mắc đối với bản thân.
Với sức mạnh của sự dính mắc, chúng ta chỉ có thể làm theo cách này hay cách kia mà thôi. Chỉ với năng lực của sự buông bỏ mới có thể giúp chúng ta hiểu được và đi trên con đường Trung Đạo.

Hỏi: Ngài nói về xả ly có nghĩa là Ngài muốn nhắc khi mình xả ly là chắc chắn sẽ chửa được bệnh tham, khi chữa được bệnh tham thì phiền não không bám được. Khi phiền não không bám được thì thấy rõ trí tuệ đến.Khi trí tuệ đến thì thấy rõ vô thường và nhân quả.Khi thấy được như vậy thì mình sẽ ra đi thôi phải không ạh?
Đáp: cái hiểu của bạn là nó mang cái ngã kiến ở bên trong, nó không có cái hiểu về vô ngã ở trong đó. Trên thực tế là bây giờ bạn không từ bỏ cái hiểu đó được, một lúc khác khi mà bạn có thể từ bỏ cái hiểu biết hạn chế đó, khi đó bạn sẽ đi tới Niết Bàn.

Hỏi: Về lý thuyết thì hiểu như vậy nhưng khi thực hành bị luyến ái cột vô thì gượng dậy không được vậy thì mình phải cố gắng thôi, nhưng phải cố gắng bằng phương pháp nào?

Đáp: Đó cũng là câu hỏi chung của mọi người, làm thế nào để tư tuệ thành trí tuệ thực sự. Thay cho việc nghĩ như vậy thì hãy nghĩ đến chân lý mà thôi; đừng nắm giữ, đừng chấp thủ chỉ sử dụng mà thôi, không chấp thủ. Cái vấn đề thực sự là chúng ta chú ý quá nhiều đến bản thân, chính vì vậy cái ý niệm về tôi luôn luôn xuất hiện trong tâm của bạn, để có thể ngưng lại cái tôi trong tâm mình thì bạn phải chú ý đến sự thật, đến chân lý, chỉ sử dụng mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi. Bạn cần phải chú ý đến chân lý về sự thậtngụy tạo, cố gắng nhớ được cái chân lý rằng chỉ sử dụng thôi, chỉ kinh nghiệm thôi.Bằng cách ấy bạn có thể chú ý đến bản thân mình và người khác.

Thiền sư U. Ottamasara Sayadaw
(Thiền Giữa Đời Thường)