NHỮNG CÂU HỎI ĐẠO CAO SIÊU
Ðã từ lâu, thuở còn ở Trúc Lâm tịnh xá, đức Phật thường tán thán, ca ngợi trưởng lão Phú Lâu Na (Punna Mantaniputta) trước đại chúng. Trưởng lão Phú Lâu Na nổi tiếng về hạnh thiểu dục, tri túc, yêu thích độc cư, tinh tấn, thành tựu giới định tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Và chính trưởng lão cũng hằng khuyến khích, nhắc nhở các hàng tỳ-khưu tấn tu những hạnh kể trên. Nghe vậy, tôn giả Xá Lợi Phất vô cùng hoan hỷ, những mong có ngày diện kiến trưởng lão Phú Lâu Na.
Ngày ấy đã đến. Hôm kia, trưởng lão Phú Lâu Na bộ hành từ một khu rừng thuộc quốc độ Ma Kiệt Đà về nước Kosala, đến Kỳ Viên hầu thăm đức Thế Tôn. Sau khi được đức Ðạo Sư giáo giới, trưởng lão Phú Lâu Na tìm về một khu rừng yên vắng ở Andhavana để nghỉ trưa. Ðược một vị tỳ-khưu cho biết, tôn giả Xá Lợi Phất liền mang y bát lên đường thăm viếng.
Cả hai đều không biết mặt nhau. Họ tương kính, thân ái chào đón, hỏi thăm nhau. Tôn giả Xá Lợi Phất mở lời:
– Thưa hiền giả! Phải chăng chúng ta đang sống đời sống sa-môn hạnh trong giáo pháp của đức Tôn Sư?
Trưởng lão Phú Lâu Na nhìn vị tỳ-khưu đứng tuổi, dung sắc, tướng hảo quang minh, tươi đẹp hiếm thấy, ôn tồn đáp:
– Ðúng như vậy, thưa hiền giả!
Tôn giả Xá Lợi Phất nhũn nhặn:
– Hiền giả sống đời độc cư, viễn ly đô thị, giới hạnh trong sạch; vậy chẳng hay có phải “giới thanh tịnh” là mục đích của hạnh sa-môn?
– Không phải vậy, hiền giả!
Rồi những câu hỏi của tôn giả Xá Lợi Phất như nước chảy mây trôi:
– Chúng sanh, phàm phu thường bị đau khổ bởi tham sân phiền não, còn hiền giả sống đời an tịnh, vắng lặng như thế này; vậy phải chăng “tâm thanh tịnh” là cứu cánh rốt ráo?
– Chẳng phải thế đâu, hiền giả!
– Giữa mọi loại triết học, tư tưởng rối ren trên trần thế, chúng sanh bị quay cuồng, rối loạn bởi những kiến điên đảo, kiến hoang vu, kiến kiết phược, kiến rừng rậm bít bùng; vậy phải chăng “kiến thanh tịnh” là mục tiêu cần phải đạt?
– Cũng không phải thế đâu, hiền giả!
– Hay là chấm dứt trọn vẹn tất cả mọi nghi hoặc, nghi ngờ, phân vân, lưỡng lự, do dự, bất quyết; và “đoạn nghi thanh tịnh” là minh triết ở cuối con đường?
– Cũng không phải vậy, hiền giả!
– Ðen trắng lẫn lộn, tà chánh khó phân; hay mục đích của phạm hạnh là trang bị cho mình sự thấy biết chánh tà, chân ngụy một cách rạch ròi, và “đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh” là ước nguyện của đời ngài?
Trưởng lão Phú Lâu Na chợt mỉm cười:
– Những câu hỏi của hiền giả hay lắm, lưu loát lắm, nhưng rất tiếc, cứu cánh của sa-môn hạnh cũng không phải là thế!
Tôn giả Xá Lợi Phất cảm thấy rất thú vị được tao ngộ với một đồng đạo kiến thức uyên thâm, thực tu, thực chứng, nên ngài hỏi tiếp:
– Hay là thấy rõ con đường chơn chánh? Và “đạo tri kiến thanh tịnh” là mục đích của sa-môn hạnh?
– Cũng không phải vậy, thưa hiền giả!
– Hay là đã vượt qua, ở trên, không còn dính mắc ở cả con đường chơn chánh mà chỉ còn là “tri kiến thanh tịnh” thôi?
– Thưa hiền giả, các câu hỏi đều rất kỳ diệu, tiếc thay, thế vẫn chưa đúng với mục đích tối hậu!
– Hiền giả hãy xem! Tôn giả Xá Lợi Phất nói – Tôi đã hỏi hiền giả về mục đích của sa-môn hạnh; và tôi đã lần lượt đi từ giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh, kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, đạo tri kiến thanh tịnh, tri kiến thanh tịnh. Cả bảy thanh tịnh ấy, cái gì hiền giả cũng bảo rằng không. Vậy cái gì là mục đích của hạnh sa-môn, thưa hiền giả?
– “Vô thủ trước Bát Niết Bàn”(1) mới là cứu cánh tối thượng, thưa hiền giả!
Ðến đây, tôn giả Xá Lợi Phất thắt vấn đề lại:
– Vậy giới thanh tịnh có phải là “Vô thủ trước Bát Niết Bàn” chăng?
– Không phải!
Thế rồi, tôn giả Xá Lợi Phất hỏi đến cả “Bảy thanh tịnh”, Trưởng lão Phú Lâu Na đều trả lời không phải chúng là “Vô thủ trước Bát Niết Bàn”.
– Vậy “Vô thủ trước Bát Niết Bàn” nó liên hệ hoặc không liên hệ với “Bảy thanh tịnh” như thế nào hở hiền giả?
– Hiền giả! Trưởng lão Phú Lâu Na đáp một cách trang nghiêm: Nếu “Giới thanh tịnh” là “Vô thủ trước Bát Niết Bàn” thì “Vô thủ trước” ấy cũng đồng đẳng với “Hữu thủ trước”. Và chúng phàm phu sẽ chấp vào “Giới thanh tịnh” ấy. Về “Sáu thanh tịnh” kia cũng y như thế. Nhưng nếu bảo “Vô thủ trước Bát Niết Bàn” ở ngoài “Bảy thanh tịnh” kia thì tất cả chúng phàm phu, ngoại đạo đều “Vô thủ trước Bát Niết Bàn” cả hay sao?
– Tôi hiểu, thưa hiền giả!
– Hiền giả, tôi sẽ có ví dụ sau đây. Đức vua Ba Tư Nặc (Pāsenadi) đi xe từ Xá Vệ đến Sāketa qua bảy trạm xe. Ðến nơi, triều thần ra đón và hỏi có phải nhờ chiếc xe này mà đức vua đến được Sāketa hay không? Trong trường hợp ấy, thưa hiền giả, đức vua phải trả lời thế nào cho đúng?
– Dĩ nhiên, đức vua sẽ nói rằng, trẫm đi từ trạm một qua trạm hai bằng một cỗ xe, từ trạm hai qua trạm ba trẫm đổi một cỗ xe khác. Và lần lượt như thế, qua bảy trạm trẫm đổi bảy cỗ xe khác nhau.
– Ðúng vậy, hiền giả quả là thông minh, đã nói rất đúng! Như vậy, giới thanh tịnh là mục đích cho tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là mục đích cho kiến thanh tịnh. Kiến thanh tịnh là mục đích cho đoạn nghi thanh tịnh… Và cuối cùng là tri kiến thanh tịnh. Tri kiến thanh tịnh là mục đích để đạt đến Vô thủ trước Bát Niết Bàn! “Vô thủ trước Bát Niết Bàn mới là cứu cánh của sa-môn hạnh”, thưa hiền giả!
Ðến đây, tôn giả Xá Lợi Phất rất hân hoan, ngài chấp tay xá chào trưởng lão Phú Lâu Na.
– Quả thật tôi đã được thông suốt, đã được sáng tỏ, đã được tắm mát tận suối nguồn của giáo pháp. Chẳng hay hiền giả tên gì? Và các vị đồng phạm hạnh thường gọi hiền giả như thế nào?
– Thưa! tôi tên là Phú Lâu Na (Punna), các bạn đồng đạo phạm hạnh thường gọi tôi là Di Đà La Ni Tử (Mantaniputta).
Tôn giả Xá Lợi Phất đứng dậy, chấp tay:
– Thật là hy hữu thay, hiền giả! Thật là kỳ diệu thay, hiền giả! Những câu hỏi sâu kín, tế vi, thâm mật đã được trả lời rõ ràng, minh xác từng điểm một bởi một đệ tử đa văn, quảng kiến, bác học… của đức Ðạo Sư. Và vị ấy là tôn giả Phú Lâu Na! Thật là hạnh phúc thay cho các vị đồng đạo phạm hạnh. Thật là chơn hạnh phúc thay cho tứ chúng, cho chúng tôi được thăm viếng, thân cận tôn giả Phú Lâu Na!
Trưởng lão Phú Lâu Na cũng đứng dậy, chấp tay:
– Hiền giả đã tán thán, ca ngợi quá nhiều làm tôi phải hổ thẹn. Vậy chẳng hay hiền giả cao danh quý tánh? Và các vị đồng phạm hạnh thường gọi tên hiền giả ra sao?
– Thưa, tên tôi là Upatissa, các vị bạn đạo thường gọi tôi là Xá Lợi Phất!
Trưởng lão Phú Lâu Na thất kinh, mở mắt lớn, ngạc nhiên:
– Ồ! Thế ra tôi vừa nói chuyện với ai đây? Tôi đã dám phân tích, lý luận, khen ngợi, đàm đạo với một bậc trí tuệ vĩ đại được xem là ngang hàng với đức Ðạo Sư? Ồ! Ðúng là tôi đã cả gan múa búa trước mắt thợ mộc, đã đem so giọt nước trên tay mình với biển Ðông! Nếu biết ngài là bậc Tướng quân Chánh pháp thì tôi đã không dám đem khoe cái dốt của mình như thế đâu!
Tôn giả Xá Lợi Phất ân cần nắm tay trưởng lão Phú Lâu Na, nói rất thật lòng mình:
– Không phải vậy, quả thật là tôi đã được nghe một thời pháp thật tu, thật thấy của hiền giả! Một đời sa-môn hạnh sẽ vô ích, uổng công nếu không uống được giọt nước tận đầu nguồn!
Thế rồi cả hai vị sa-môn từ giã nhau, rỗng không, thanh thoát và đậm đà tình nghĩa như đã tương ngộ với nhau từ thuở kiếp nào!
Hôm sau, trước nhóm tỳ-khưu đệ tử, tôn giả Xá Lợi Phất kể lại tuần tự trước sau câu chuyện đàm đạo thú vị ấy rồi ngài tán thán ca ngợi không hết lời về đạo hạnh và trí tuệ của trưởng lão Phú Lâu Na.
Có người không hiểu rõ những ngữ nghĩa qua từng trạm xe, tôn giả lại phải ân cần, cặn kẽ giải thích từng từ một, từng nghĩa một. Ai nấy đều hoan hỷ vì được lãnh hội thấu đáo những kiến thức sâu kín, vi diệu của pháp. Cuối lời giải thích, một tỳ-khưu trẻ chợt hỏi:
– Vậy thì Vô thủ trước Bát Niết Bàn là gì, thưa tôn giả?
– Là cái cần phải liễu tri, chứng nghiệm nơi tự thân, nóng lạnh khắc biết!
– Chẳng thể nói ra thành lời được sao, thưa bậc Tướng quân Chánh pháp?
Tôn giả đáp:
– Nói ra như thế nào thì chúng sanh sẽ chấp như thế ấy. Và như vậy thì đâu còn gọi là Vô thủ trước?
Một vị cứ khăng khăng:
– Thưa ngài, xin ngài cứ giải nghĩa cả nhóm từ cũng được.
– Vậy thì nó có nghĩa là: “Rỗng lặng, không còn chấp thủ, dính mắc” gì ở trên đời này nữa!
– Nó có giống “không tâm” không?
– Rất khác. Một vị tỳ-khưu đi đến chỗ trống, ngôi nhà trống rồi khởi lên ý nghĩ “không có ngã mà cũng không có ngã sở”, rồi vị ấy trú vào tưởng ấy. Tưởng ấy chính là “không tâm”. Không tâm ấy không thể là Vô thủ trước Bát Niết Bàn được – vì nó do tưởng sinh!
– Vậy nó có giống với “vô tướng tâm” không, bạch ngài?
– Một vị tỳ-khưu không khởi lên bất kỳ một tướng nào, rồi tác ý “vô tướng với tất cả các tướng”, vậy là “vô tướng tâm”. Ðấy cũng không phải là Vô thủ trước Bát Niết Bàn!
– Còn “vô sở hữu tâm”?
– Một vị tỳ-khưu rời không vô biên, rời thức vô biên, khởi lên tưởng “không có gì cả”, rồi trú vào tưởng ấy, gọi là “vô sở hữu tâm”. Vô sở hữu tâm ấy, chúng ngoại đạo cũng đắc được, thì làm sao dám gọi là Vô thủ trước Bát Niết Bàn?
Cả hội chúng bàng hoàng lẫn ngơ ngác! Từ lâu sống đời ta bà vô trú, rày đây mai đó, họ gặp gỡ, trao đổi, mạn đàm với bạn bè đồng đạo, thân bằng quyến thuộc, với cả chúng ngoại đạo. Họ thường lẫn lộn, không phân tích được, tìm ra sự khác nhau giữa “không tâm”, “vô tướng tâm”, “vô sở hữu tâm” này! Thậm chí có một số ngoại đạo khư khư bảo rằng “không định” là Niết Bàn, “vô tướng định” là Niết Bàn, “vô sở hữu định” là Niết Bàn mà các vị tỳ-khưu cũng không phản bác được!
Yên lặng để nghiền ngẫm ý nghĩa một hồi lâu, một vị khác lại hỏi:
– Bạch tôn giả! Còn “vô lượng tâm” thì sao? Có thể nào có vô lượng tâm giải thoát và vô lượng tâm không giải thoát?
Tôn giả Xá Lợi Phất thấy câu hỏi hay, bèn nói:
– Chính xác lắm! Vậy hãy nghe đây! Một vị tỳ-khưu biến mãn một phương, mười phương với tâm câu hữu với từ, với bi, với hỷ, với xả… ấy gọi là vô lượng tâm! Nếu vị tỳ-khưu ấy đã giải thoát thì vô lượng tâm kia là giải thoát; nếu vị tỳ-khưu kia chưa giải thoát thì vô lượng tâm ấy là không giải thoát. Một bên còn dính mắc thiền xứ sắc giới, một bên đã ở ngoài ba cõi, các con có hiểu không?
Lại im lặng.
– Chúng con đã hiểu. Có thể nào với không tâm, với vô tướng tâm, với vô sở hữu tâm cũng được hiểu như vậy, hở thầy?
– Khá lắm! Ta có thể tóm tắt điều ấy như sau: Với tâm giải thoát, vị ấy trú tâm nào cũng giải thoát; với tâm chưa giải thoát, vị ấy trú tâm nào cũng đồng với sanh tử! Các con đã thông suốt chưa nào?
– Dạ, chúng con hiểu. Phải chăng, cả tứ thiền, bát định cũng được liễu tri như thế?
– Ðúng vậy.
Hội chúng lao xao bàn bạc một lúc rồi có một tỳ-khưu đứng dậy:
– Bạch tôn giả! Mấy khi mà chúng con có dịp được nghe đến những pháp vi tế, cao siêu, sâu kín như thế này. Chúng con biết rõ chúng con bụi trần nhiễm ô còn nhiều, nhưng trang bị cho mình những tri kiến chơn chánh không phải là uổng phí vậy. Xin thầy hoan hỷ giải đáp cho chúng con một số nghi nan nữa!
Tôn giả cười dịu dàng:
– Không sao, cứ hỏi đi, các con đừng có ngại! Thảo luận về Phật Pháp là một hạnh phúc cao thượng, đức Thế Tôn đã không từng dạy như thế đó hay sao?
Thấy tôn giả cười, cả hội chúng cùng hoan hỷ.
– Thưa ngài! Một vị hỏi – Còn “Diệt thọ tưởng định”? Nó là như thế nào?
– Này nhé! Một vị tỳ-khưu đã tu tập thuần thục, đã thuần thục vượt lên các định sắc và vô sắc, vị ấy không khởi lên ý nghĩ: “Ta sẽ, ta đang, ta đã”; vì đã thuần thục nên vị ấy đã từ phi tưởng, phi phi tưởng định, hai sát-na sau là đã đi vào trạng thái “định diệt thọ tưởng” một cách tự nhiên và dễ dàng! Ðây là một loại định bất động, chấm dứt tất cả mọi cảm thọ và chấm dứt tất cả mọi tưởng tri!
– Một xác chết cũng không có thọ, tưởng! Vậy định ấy khác xác chết ở chỗ nào?
– Này các con! Một xác chết chấm dứt thọ, tưởng; chấm dứt tuổi thọ, sức nóng, các căn lần lần bị hư hoại; nhưng định diệt thọ tưởng còn tuổi thọ, còn sức nóng và các căn đều được bảo trì sinh lực!
– Chúng con đã hiểu! Một vị nói – Vậy khi nhập định diệt thọ tưởng, cái gì diệt trước?
– Khẩu hành diệt trước rồi mới đến thân hành và tâm hành!
– Xin tôn giả giảng giải cho chúng con nghe về những cái “hành” ấy?
– Này nhé! “Khẩu hành” là tầm, tứ; bởi có tìm kiếm, quan sát mới có lời nói. “Thân hành” là hơi thở vô, hơi thở ra. Và “tâm hành” chính là thọ, tưởng!
– Chúng con đã hiểu. Ðấy là khi đi vào định, còn đi ra khỏi định thì phải làm thế nào?
– Cũng y như đi vào vậy, khi đi ra cũng đừng khởi lên ý nghĩ “tôi sẽ, tôi đang, tôi đã”
– Chúng con hiểu. Nhưng khi khởi, cái gì khởi trước?
– Tâm hành khởi trước rồi mới đến thân hành, khẩu hành.
– Bạch thầy, khi xuất khởi diệt thọ tưởng định, vị ấy có cảm giác gì không?
– Có cảm giác, và đó là cảm giác với ba loại xúc: Không xúc, vô tướng xúc, vô ái xúc.
– Không, vô tướng, vô tác là Niết Bàn sao?
Tôn giả Xá Lợi Phất điềm đạm giải thích:
– Các con lúc nào cũng muốn ta nói rõ Niết Bàn, muốn ta xác định Niết Bàn là thế này, thế nọ. Nhưng mà xác định Niết Bàn thì đâu còn là Niết Bàn nữa! Niết Bàn không ở nơi điều kiện, không ở nơi các quy định, các phạm trù của lý trí vọng thức. Ðiều ấy không phải là lý luận mà là sự thật. Các con hãy nghe đây. Sở dĩ gọi là “không xúc” vì vị ấy trực kiến được cái vô ngã của tất cả pháp nên gọi rằng không. Vị ấy trực kiến được “vô thường” của tất thảy pháp hữu vi nên gọi là vô tướng. Vị ấy trực kiến được “dukkha” của những saṅkhāra (hành) nên bảo là vô ái! Các con có hiểu thế không?
Hội chúng im lặng. Chỉ riêng có một số các vị A La Hán đầy đủ định tuệ (2) là mỉm cười, bởi vì các ngài từng vào ra định diệt thọ tưởng và đã chứng nghiệm hạnh phúc Niết Bàn. Và rõ ràng là tôn giả Xá Lợi Phất đã và đang khổ công giảng giải những điều khó giảng giải nhất.
Một vị chợt nói:
– Con còn một câu hỏi nữa. Khi vị tỳ-khưu xuất khởi diệt thọ tưởng định, tâm vị ấy thiên về gì, khuynh hướng về gì?
– Tâm vị ấy thiên về Niết Bàn, khuynh hướng về Niết Bàn.
– Ðức Thế Tôn, một số các vị A La Hán thường nhập đại định bảy ngày, có phải là định này không, thưa tôn giả?
– Ðúng thế, đúng là định này!
– Vậy định này cũng coi như là Niết Bàn!
Tôn giả lại cười:
– Thế nữa, các con luôn tò mò, luôn lấy tri thức mà săn tìm những cái bất khả! Ðối với một vị đã giải thoát, rỗng lặng, không còn dính mắc thì vị ấy trú tâm nào cũng giải thoát, rỗng lặng, không còn dính mắc! Ta cần phải lập lại như vậy.
– Cái ấy thì một vị Phật và một vị A La Hán đều giống nhau cả chứ, thưa tôn giả?
– Về phương diện giải thoát, vô sanh thì hoàn toàn giống nhau, nhưng về công hạnh, trí tuệ thì một vị Chánh Ðẳng Giác bất khả tư nghì hơn nhiều.
Hội chúng giải tán. Tôn giả Xá Lợi Phất tự nghĩ:
– Những câu hỏi và đáp ấy thật là quá cao siêu, tế vi và thậm mật; không dễ gì những học giả, luận sư, giáo sư, giáo chủ của ngoại giáo thấy được, biết được. Vì không thấy, không biết nên chúng ỡm ờ đánh lận con đen, cố dùng những từ ngữ cho cao siêu mà rỗng không để diễn đạt. Ôi! Phải chăng là do chúng ngu dốt, kiêu căng, thiếu đạo đức tâm hồn và đạo đức tri thức? Ôi! Không biết giáo pháp trí tuệ và giải thoát của đức Tôn Sư có tồn tại nhiều ngàn năm giữa cõi đời lắm bụi bặm phiền não và lắm bụi bặm kiến thức này?
Chú thích
1) Bát-niết-bàn – âm của chữ Parinibbāna, có nghĩa là giải thoát rốt ráo, không còn dư tàn – mà kinh điển hay nói là Nhập Niết-bàn!
(2) Có hạng A-la-hán đắc tuệ giải thóat mà không có định, trường hợp này được gọi là khô tuệ (hay càn tuệ); vị ấy không nhập diệt thọ tưởng định được.
Cả hai đều không biết mặt nhau. Họ tương kính, thân ái chào đón, hỏi thăm nhau. Tôn giả Xá Lợi Phất mở lời:
– Thưa hiền giả! Phải chăng chúng ta đang sống đời sống sa-môn hạnh trong giáo pháp của đức Tôn Sư?
Trưởng lão Phú Lâu Na nhìn vị tỳ-khưu đứng tuổi, dung sắc, tướng hảo quang minh, tươi đẹp hiếm thấy, ôn tồn đáp:
– Ðúng như vậy, thưa hiền giả!
Tôn giả Xá Lợi Phất nhũn nhặn:
– Hiền giả sống đời độc cư, viễn ly đô thị, giới hạnh trong sạch; vậy chẳng hay có phải “giới thanh tịnh” là mục đích của hạnh sa-môn?
– Không phải vậy, hiền giả!
Rồi những câu hỏi của tôn giả Xá Lợi Phất như nước chảy mây trôi:
– Chúng sanh, phàm phu thường bị đau khổ bởi tham sân phiền não, còn hiền giả sống đời an tịnh, vắng lặng như thế này; vậy phải chăng “tâm thanh tịnh” là cứu cánh rốt ráo?
– Chẳng phải thế đâu, hiền giả!
– Giữa mọi loại triết học, tư tưởng rối ren trên trần thế, chúng sanh bị quay cuồng, rối loạn bởi những kiến điên đảo, kiến hoang vu, kiến kiết phược, kiến rừng rậm bít bùng; vậy phải chăng “kiến thanh tịnh” là mục tiêu cần phải đạt?
– Cũng không phải thế đâu, hiền giả!
– Hay là chấm dứt trọn vẹn tất cả mọi nghi hoặc, nghi ngờ, phân vân, lưỡng lự, do dự, bất quyết; và “đoạn nghi thanh tịnh” là minh triết ở cuối con đường?
– Cũng không phải vậy, hiền giả!
– Ðen trắng lẫn lộn, tà chánh khó phân; hay mục đích của phạm hạnh là trang bị cho mình sự thấy biết chánh tà, chân ngụy một cách rạch ròi, và “đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh” là ước nguyện của đời ngài?
Trưởng lão Phú Lâu Na chợt mỉm cười:
– Những câu hỏi của hiền giả hay lắm, lưu loát lắm, nhưng rất tiếc, cứu cánh của sa-môn hạnh cũng không phải là thế!
Tôn giả Xá Lợi Phất cảm thấy rất thú vị được tao ngộ với một đồng đạo kiến thức uyên thâm, thực tu, thực chứng, nên ngài hỏi tiếp:
– Hay là thấy rõ con đường chơn chánh? Và “đạo tri kiến thanh tịnh” là mục đích của sa-môn hạnh?
– Cũng không phải vậy, thưa hiền giả!
– Hay là đã vượt qua, ở trên, không còn dính mắc ở cả con đường chơn chánh mà chỉ còn là “tri kiến thanh tịnh” thôi?
– Thưa hiền giả, các câu hỏi đều rất kỳ diệu, tiếc thay, thế vẫn chưa đúng với mục đích tối hậu!
– Hiền giả hãy xem! Tôn giả Xá Lợi Phất nói – Tôi đã hỏi hiền giả về mục đích của sa-môn hạnh; và tôi đã lần lượt đi từ giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh, kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, đạo tri kiến thanh tịnh, tri kiến thanh tịnh. Cả bảy thanh tịnh ấy, cái gì hiền giả cũng bảo rằng không. Vậy cái gì là mục đích của hạnh sa-môn, thưa hiền giả?
– “Vô thủ trước Bát Niết Bàn”(1) mới là cứu cánh tối thượng, thưa hiền giả!
Ðến đây, tôn giả Xá Lợi Phất thắt vấn đề lại:
– Vậy giới thanh tịnh có phải là “Vô thủ trước Bát Niết Bàn” chăng?
– Không phải!
Thế rồi, tôn giả Xá Lợi Phất hỏi đến cả “Bảy thanh tịnh”, Trưởng lão Phú Lâu Na đều trả lời không phải chúng là “Vô thủ trước Bát Niết Bàn”.
– Vậy “Vô thủ trước Bát Niết Bàn” nó liên hệ hoặc không liên hệ với “Bảy thanh tịnh” như thế nào hở hiền giả?
– Hiền giả! Trưởng lão Phú Lâu Na đáp một cách trang nghiêm: Nếu “Giới thanh tịnh” là “Vô thủ trước Bát Niết Bàn” thì “Vô thủ trước” ấy cũng đồng đẳng với “Hữu thủ trước”. Và chúng phàm phu sẽ chấp vào “Giới thanh tịnh” ấy. Về “Sáu thanh tịnh” kia cũng y như thế. Nhưng nếu bảo “Vô thủ trước Bát Niết Bàn” ở ngoài “Bảy thanh tịnh” kia thì tất cả chúng phàm phu, ngoại đạo đều “Vô thủ trước Bát Niết Bàn” cả hay sao?
– Tôi hiểu, thưa hiền giả!
– Hiền giả, tôi sẽ có ví dụ sau đây. Đức vua Ba Tư Nặc (Pāsenadi) đi xe từ Xá Vệ đến Sāketa qua bảy trạm xe. Ðến nơi, triều thần ra đón và hỏi có phải nhờ chiếc xe này mà đức vua đến được Sāketa hay không? Trong trường hợp ấy, thưa hiền giả, đức vua phải trả lời thế nào cho đúng?
– Dĩ nhiên, đức vua sẽ nói rằng, trẫm đi từ trạm một qua trạm hai bằng một cỗ xe, từ trạm hai qua trạm ba trẫm đổi một cỗ xe khác. Và lần lượt như thế, qua bảy trạm trẫm đổi bảy cỗ xe khác nhau.
– Ðúng vậy, hiền giả quả là thông minh, đã nói rất đúng! Như vậy, giới thanh tịnh là mục đích cho tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là mục đích cho kiến thanh tịnh. Kiến thanh tịnh là mục đích cho đoạn nghi thanh tịnh… Và cuối cùng là tri kiến thanh tịnh. Tri kiến thanh tịnh là mục đích để đạt đến Vô thủ trước Bát Niết Bàn! “Vô thủ trước Bát Niết Bàn mới là cứu cánh của sa-môn hạnh”, thưa hiền giả!
Ðến đây, tôn giả Xá Lợi Phất rất hân hoan, ngài chấp tay xá chào trưởng lão Phú Lâu Na.
– Quả thật tôi đã được thông suốt, đã được sáng tỏ, đã được tắm mát tận suối nguồn của giáo pháp. Chẳng hay hiền giả tên gì? Và các vị đồng phạm hạnh thường gọi hiền giả như thế nào?
– Thưa! tôi tên là Phú Lâu Na (Punna), các bạn đồng đạo phạm hạnh thường gọi tôi là Di Đà La Ni Tử (Mantaniputta).
Tôn giả Xá Lợi Phất đứng dậy, chấp tay:
– Thật là hy hữu thay, hiền giả! Thật là kỳ diệu thay, hiền giả! Những câu hỏi sâu kín, tế vi, thâm mật đã được trả lời rõ ràng, minh xác từng điểm một bởi một đệ tử đa văn, quảng kiến, bác học… của đức Ðạo Sư. Và vị ấy là tôn giả Phú Lâu Na! Thật là hạnh phúc thay cho các vị đồng đạo phạm hạnh. Thật là chơn hạnh phúc thay cho tứ chúng, cho chúng tôi được thăm viếng, thân cận tôn giả Phú Lâu Na!
Trưởng lão Phú Lâu Na cũng đứng dậy, chấp tay:
– Hiền giả đã tán thán, ca ngợi quá nhiều làm tôi phải hổ thẹn. Vậy chẳng hay hiền giả cao danh quý tánh? Và các vị đồng phạm hạnh thường gọi tên hiền giả ra sao?
– Thưa, tên tôi là Upatissa, các vị bạn đạo thường gọi tôi là Xá Lợi Phất!
Trưởng lão Phú Lâu Na thất kinh, mở mắt lớn, ngạc nhiên:
– Ồ! Thế ra tôi vừa nói chuyện với ai đây? Tôi đã dám phân tích, lý luận, khen ngợi, đàm đạo với một bậc trí tuệ vĩ đại được xem là ngang hàng với đức Ðạo Sư? Ồ! Ðúng là tôi đã cả gan múa búa trước mắt thợ mộc, đã đem so giọt nước trên tay mình với biển Ðông! Nếu biết ngài là bậc Tướng quân Chánh pháp thì tôi đã không dám đem khoe cái dốt của mình như thế đâu!
Tôn giả Xá Lợi Phất ân cần nắm tay trưởng lão Phú Lâu Na, nói rất thật lòng mình:
– Không phải vậy, quả thật là tôi đã được nghe một thời pháp thật tu, thật thấy của hiền giả! Một đời sa-môn hạnh sẽ vô ích, uổng công nếu không uống được giọt nước tận đầu nguồn!
Thế rồi cả hai vị sa-môn từ giã nhau, rỗng không, thanh thoát và đậm đà tình nghĩa như đã tương ngộ với nhau từ thuở kiếp nào!
Hôm sau, trước nhóm tỳ-khưu đệ tử, tôn giả Xá Lợi Phất kể lại tuần tự trước sau câu chuyện đàm đạo thú vị ấy rồi ngài tán thán ca ngợi không hết lời về đạo hạnh và trí tuệ của trưởng lão Phú Lâu Na.
Có người không hiểu rõ những ngữ nghĩa qua từng trạm xe, tôn giả lại phải ân cần, cặn kẽ giải thích từng từ một, từng nghĩa một. Ai nấy đều hoan hỷ vì được lãnh hội thấu đáo những kiến thức sâu kín, vi diệu của pháp. Cuối lời giải thích, một tỳ-khưu trẻ chợt hỏi:
– Vậy thì Vô thủ trước Bát Niết Bàn là gì, thưa tôn giả?
– Là cái cần phải liễu tri, chứng nghiệm nơi tự thân, nóng lạnh khắc biết!
– Chẳng thể nói ra thành lời được sao, thưa bậc Tướng quân Chánh pháp?
Tôn giả đáp:
– Nói ra như thế nào thì chúng sanh sẽ chấp như thế ấy. Và như vậy thì đâu còn gọi là Vô thủ trước?
Một vị cứ khăng khăng:
– Thưa ngài, xin ngài cứ giải nghĩa cả nhóm từ cũng được.
– Vậy thì nó có nghĩa là: “Rỗng lặng, không còn chấp thủ, dính mắc” gì ở trên đời này nữa!
– Nó có giống “không tâm” không?
– Rất khác. Một vị tỳ-khưu đi đến chỗ trống, ngôi nhà trống rồi khởi lên ý nghĩ “không có ngã mà cũng không có ngã sở”, rồi vị ấy trú vào tưởng ấy. Tưởng ấy chính là “không tâm”. Không tâm ấy không thể là Vô thủ trước Bát Niết Bàn được – vì nó do tưởng sinh!
– Vậy nó có giống với “vô tướng tâm” không, bạch ngài?
– Một vị tỳ-khưu không khởi lên bất kỳ một tướng nào, rồi tác ý “vô tướng với tất cả các tướng”, vậy là “vô tướng tâm”. Ðấy cũng không phải là Vô thủ trước Bát Niết Bàn!
– Còn “vô sở hữu tâm”?
– Một vị tỳ-khưu rời không vô biên, rời thức vô biên, khởi lên tưởng “không có gì cả”, rồi trú vào tưởng ấy, gọi là “vô sở hữu tâm”. Vô sở hữu tâm ấy, chúng ngoại đạo cũng đắc được, thì làm sao dám gọi là Vô thủ trước Bát Niết Bàn?
Cả hội chúng bàng hoàng lẫn ngơ ngác! Từ lâu sống đời ta bà vô trú, rày đây mai đó, họ gặp gỡ, trao đổi, mạn đàm với bạn bè đồng đạo, thân bằng quyến thuộc, với cả chúng ngoại đạo. Họ thường lẫn lộn, không phân tích được, tìm ra sự khác nhau giữa “không tâm”, “vô tướng tâm”, “vô sở hữu tâm” này! Thậm chí có một số ngoại đạo khư khư bảo rằng “không định” là Niết Bàn, “vô tướng định” là Niết Bàn, “vô sở hữu định” là Niết Bàn mà các vị tỳ-khưu cũng không phản bác được!
Yên lặng để nghiền ngẫm ý nghĩa một hồi lâu, một vị khác lại hỏi:
– Bạch tôn giả! Còn “vô lượng tâm” thì sao? Có thể nào có vô lượng tâm giải thoát và vô lượng tâm không giải thoát?
Tôn giả Xá Lợi Phất thấy câu hỏi hay, bèn nói:
– Chính xác lắm! Vậy hãy nghe đây! Một vị tỳ-khưu biến mãn một phương, mười phương với tâm câu hữu với từ, với bi, với hỷ, với xả… ấy gọi là vô lượng tâm! Nếu vị tỳ-khưu ấy đã giải thoát thì vô lượng tâm kia là giải thoát; nếu vị tỳ-khưu kia chưa giải thoát thì vô lượng tâm ấy là không giải thoát. Một bên còn dính mắc thiền xứ sắc giới, một bên đã ở ngoài ba cõi, các con có hiểu không?
Lại im lặng.
– Chúng con đã hiểu. Có thể nào với không tâm, với vô tướng tâm, với vô sở hữu tâm cũng được hiểu như vậy, hở thầy?
– Khá lắm! Ta có thể tóm tắt điều ấy như sau: Với tâm giải thoát, vị ấy trú tâm nào cũng giải thoát; với tâm chưa giải thoát, vị ấy trú tâm nào cũng đồng với sanh tử! Các con đã thông suốt chưa nào?
– Dạ, chúng con hiểu. Phải chăng, cả tứ thiền, bát định cũng được liễu tri như thế?
– Ðúng vậy.
Hội chúng lao xao bàn bạc một lúc rồi có một tỳ-khưu đứng dậy:
– Bạch tôn giả! Mấy khi mà chúng con có dịp được nghe đến những pháp vi tế, cao siêu, sâu kín như thế này. Chúng con biết rõ chúng con bụi trần nhiễm ô còn nhiều, nhưng trang bị cho mình những tri kiến chơn chánh không phải là uổng phí vậy. Xin thầy hoan hỷ giải đáp cho chúng con một số nghi nan nữa!
Tôn giả cười dịu dàng:
– Không sao, cứ hỏi đi, các con đừng có ngại! Thảo luận về Phật Pháp là một hạnh phúc cao thượng, đức Thế Tôn đã không từng dạy như thế đó hay sao?
Thấy tôn giả cười, cả hội chúng cùng hoan hỷ.
– Thưa ngài! Một vị hỏi – Còn “Diệt thọ tưởng định”? Nó là như thế nào?
– Này nhé! Một vị tỳ-khưu đã tu tập thuần thục, đã thuần thục vượt lên các định sắc và vô sắc, vị ấy không khởi lên ý nghĩ: “Ta sẽ, ta đang, ta đã”; vì đã thuần thục nên vị ấy đã từ phi tưởng, phi phi tưởng định, hai sát-na sau là đã đi vào trạng thái “định diệt thọ tưởng” một cách tự nhiên và dễ dàng! Ðây là một loại định bất động, chấm dứt tất cả mọi cảm thọ và chấm dứt tất cả mọi tưởng tri!
– Một xác chết cũng không có thọ, tưởng! Vậy định ấy khác xác chết ở chỗ nào?
– Này các con! Một xác chết chấm dứt thọ, tưởng; chấm dứt tuổi thọ, sức nóng, các căn lần lần bị hư hoại; nhưng định diệt thọ tưởng còn tuổi thọ, còn sức nóng và các căn đều được bảo trì sinh lực!
– Chúng con đã hiểu! Một vị nói – Vậy khi nhập định diệt thọ tưởng, cái gì diệt trước?
– Khẩu hành diệt trước rồi mới đến thân hành và tâm hành!
– Xin tôn giả giảng giải cho chúng con nghe về những cái “hành” ấy?
– Này nhé! “Khẩu hành” là tầm, tứ; bởi có tìm kiếm, quan sát mới có lời nói. “Thân hành” là hơi thở vô, hơi thở ra. Và “tâm hành” chính là thọ, tưởng!
– Chúng con đã hiểu. Ðấy là khi đi vào định, còn đi ra khỏi định thì phải làm thế nào?
– Cũng y như đi vào vậy, khi đi ra cũng đừng khởi lên ý nghĩ “tôi sẽ, tôi đang, tôi đã”
– Chúng con hiểu. Nhưng khi khởi, cái gì khởi trước?
– Tâm hành khởi trước rồi mới đến thân hành, khẩu hành.
– Bạch thầy, khi xuất khởi diệt thọ tưởng định, vị ấy có cảm giác gì không?
– Có cảm giác, và đó là cảm giác với ba loại xúc: Không xúc, vô tướng xúc, vô ái xúc.
– Không, vô tướng, vô tác là Niết Bàn sao?
Tôn giả Xá Lợi Phất điềm đạm giải thích:
– Các con lúc nào cũng muốn ta nói rõ Niết Bàn, muốn ta xác định Niết Bàn là thế này, thế nọ. Nhưng mà xác định Niết Bàn thì đâu còn là Niết Bàn nữa! Niết Bàn không ở nơi điều kiện, không ở nơi các quy định, các phạm trù của lý trí vọng thức. Ðiều ấy không phải là lý luận mà là sự thật. Các con hãy nghe đây. Sở dĩ gọi là “không xúc” vì vị ấy trực kiến được cái vô ngã của tất cả pháp nên gọi rằng không. Vị ấy trực kiến được “vô thường” của tất thảy pháp hữu vi nên gọi là vô tướng. Vị ấy trực kiến được “dukkha” của những saṅkhāra (hành) nên bảo là vô ái! Các con có hiểu thế không?
Hội chúng im lặng. Chỉ riêng có một số các vị A La Hán đầy đủ định tuệ (2) là mỉm cười, bởi vì các ngài từng vào ra định diệt thọ tưởng và đã chứng nghiệm hạnh phúc Niết Bàn. Và rõ ràng là tôn giả Xá Lợi Phất đã và đang khổ công giảng giải những điều khó giảng giải nhất.
Một vị chợt nói:
– Con còn một câu hỏi nữa. Khi vị tỳ-khưu xuất khởi diệt thọ tưởng định, tâm vị ấy thiên về gì, khuynh hướng về gì?
– Tâm vị ấy thiên về Niết Bàn, khuynh hướng về Niết Bàn.
– Ðức Thế Tôn, một số các vị A La Hán thường nhập đại định bảy ngày, có phải là định này không, thưa tôn giả?
– Ðúng thế, đúng là định này!
– Vậy định này cũng coi như là Niết Bàn!
Tôn giả lại cười:
– Thế nữa, các con luôn tò mò, luôn lấy tri thức mà săn tìm những cái bất khả! Ðối với một vị đã giải thoát, rỗng lặng, không còn dính mắc thì vị ấy trú tâm nào cũng giải thoát, rỗng lặng, không còn dính mắc! Ta cần phải lập lại như vậy.
– Cái ấy thì một vị Phật và một vị A La Hán đều giống nhau cả chứ, thưa tôn giả?
– Về phương diện giải thoát, vô sanh thì hoàn toàn giống nhau, nhưng về công hạnh, trí tuệ thì một vị Chánh Ðẳng Giác bất khả tư nghì hơn nhiều.
Hội chúng giải tán. Tôn giả Xá Lợi Phất tự nghĩ:
– Những câu hỏi và đáp ấy thật là quá cao siêu, tế vi và thậm mật; không dễ gì những học giả, luận sư, giáo sư, giáo chủ của ngoại giáo thấy được, biết được. Vì không thấy, không biết nên chúng ỡm ờ đánh lận con đen, cố dùng những từ ngữ cho cao siêu mà rỗng không để diễn đạt. Ôi! Phải chăng là do chúng ngu dốt, kiêu căng, thiếu đạo đức tâm hồn và đạo đức tri thức? Ôi! Không biết giáo pháp trí tuệ và giải thoát của đức Tôn Sư có tồn tại nhiều ngàn năm giữa cõi đời lắm bụi bặm phiền não và lắm bụi bặm kiến thức này?
Chú thích
1) Bát-niết-bàn – âm của chữ Parinibbāna, có nghĩa là giải thoát rốt ráo, không còn dư tàn – mà kinh điển hay nói là Nhập Niết-bàn!
(2) Có hạng A-la-hán đắc tuệ giải thóat mà không có định, trường hợp này được gọi là khô tuệ (hay càn tuệ); vị ấy không nhập diệt thọ tưởng định được.
Trích Một cuộc đời một ngôi sao
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Hỏi đáp : Thất Thanh Tịnh