ĐÀM ĐẠO VỚI THIỀN SƯ AJAHN SUMEDHO

Roger Wheeler: Điều gì thu hút ngài đến với Phật giáo? Theo ngài, Phật giáo đã cống hiến những gì?

Ajahn Sumedho:
Con đường giải thoát.

Wheeler:
Ngài cũng đã từng tu tập vài pháp môn phải không?

Sumedho: Có một thời tôi hoàn toàn một con chiên ngoan đạo của Chúa Giê-su, nhưng sau đó tôi đoạn tuyệt với Thiên Chúa giáo, chủ yếu là do tôi không hiểu được giáo lý và không thể tìm được bất cứ ai có thể giúp tôi thấu hiểu nó. Dường như không có bất cứ phương pháp tu tập nào trong Thiên Chúa giáo, khác hơn là niềm tin đơn giản hoặc sự chấp nhận mù quáng những gì đã được rao giảng.
Điều gây ấn tượng nhất cho tôi đó là Phật giáo này không đòi hỏi người ta tin tưởng một cách đơn thuần.

Đó là một cách thức giúp người ta thoát khỏi sự hoài nghi. Nó cống hiến một phương pháp thực tiễn phát hiện chân lý thông qua kinh nghiệm bản thân, tốt hơn thông qua sự chấp nhận giảng dạy của người khác. Tôi nhận ra rằng đây là phương cách tôi phải thực hiện, bởi vì đó là bản chất của tôi: ưa hoài nghi và chất vấn, hơn là có niềm tin. Do đó, những tôn giáo yêu cầu người ta chấp nhận bằng đức tin là không thể được. Tôi không thể nào ngay cả sự khởi lên tiếp cận chúng.
Khi tôi hiểu được Phật giáo, nó giống như một sự soi sáng cho tôi, bởi vì tôi đã thấy rằng những khuynh hướng tôn giáo của một người có thể được đáp ứng bằng cách này. Trước đây, tôi cảm thấy buồn phiền trong một sự kiện rằng tôi đã biết thế giới vật chất không làm cho tôi hài lòng; và tuy tôn giáo mà tôi được nuôi dưỡng bằng sự dâng hiến, đã không đem lại một pháp tu nào khác hơn là đức tin mù quáng.
Phật giáo thật sự là một điều khám phá đầy lý thú.

(Tiếp đến Ajahn Sumedho đề cập đến việc ngài có những nguồn cảm hứng do những cuốn sách của thiền sư Suzuki, và đã gặp gỡ được Phật giáo ở Nhật Bản trong lúc tham gia vào lực lượng Hải Quân Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên).

Wheeler: Sau khi kết thúc sự phục vụ trong lực lượng Hải quân, ngài lưu lại California hay quay trở lại Châu Á?

Sumedho: Sau khi rời Hải quân, tôi đi học lại ở Trường Đại học để hoàn tất bằng cử nhân (B.A) về môn Nghiên Cứu vùng Viễn Đông. Rồi ghi danh ở đại học California ở Berkeley lấy bằng M.A về môn Nghiên cứu Á Châu. Khi tôi hoàn tất chương trình học này vào năm 1963, tôi tham gia vào Tổ chức Hòa Bình.

Wheeler: Điều nào thu hút Ngài đến Thái Lan hơn là Nhật Bản, ví dụ những lời giáo huấn của Suzuki xuất phát từ đâu?

Sumedho: À, tôi đã sống một nơi thuộc về thế giới này. Tôi cũng nhớ đến những mùa đông lạnh giá của xứ sở Nhật Bản. Bởi vì Thái Lan có một khí hậu nắng ấm ôn hòa, tôi cảm thấy rằng mình cũng tìm được điều gì đó mà thời tiết đã dành cho tôi, vì tôi sợ phải sống suốt những mùa đông băng giá.

Wheeler: Có phải ngài đã đi thẳng đến Tu Viện của thiền sự Ajahn Chah?

Sumedho: Không, đầu tiên tôi đến Bangkok, ở đó, tôi hành thiền với tư cách là một cư sĩ. Vào buổi sáng tôi dạy Anh ngữ ở đại học Thammasat và buổi tối bắt đầu tu tập thiền.
Rồi sau đó tôi quyết định xuất gia, nhưng tôi không muốn sống ở Bangkok. Trong khi tôi đi nghỉ hè ở Lào, tôi gặp gỡ một nhà sư Canada. Ông ta góp ý rằng tôi có thể xuất gia ở một thành phố nhỏ của Thái Lan, nằm ngang bờ sông Mekong. Vì thế, tôi nghe theo lời khuyên của ông ta và xin xuất gia ở một ngôi chùa ở Nong Khai.
Vào năm đó, cơ bản là tôi tự mình tu tập, không có vị thầy nào hướng dẫn. Năm sau, tôi gặp một môn đồ của thiền sư Ajahn Chah. Ông ta là một nhà sư Thái biết nói tiếng Anh, và rồi ông ta đưa tôi đến gặp thiền sư Ajahn Chah. Tôi lưu lại tu viện của ngài Ajahn Chah gần 10 năm.

Wheeler: Ngài đề cập rằng chính khía cạnh hoài nghi của Phật giáo đã thu hút ngài. Người ta có thể hoài nghi. Chính điều này thường xảy ra với những người bị thu hút đến với truyền thống Phật giáo Tây Tạng do bởi nhân cách hoặc trí tuệ của người thầy. Có phải những vị thiền sư có vai trò quan trọng như thế trong truyền thống Nguyên Thủy?

Sumedho: Không. Họ cố gắng giảm bớt việc đặt nặng vấn đề này, tuy vậy, người ta thường bị các thiền sư thu hút. Đây là điều rất tự nhiên. Tuy vậy, chính giới luật đã được đặt ra để điều này ngăn tô điểm thêm cho vị thầy. Một người tuân giữ giới luật bằng thái độ tôn kính và hành động bi mẫn đến bất cứ vị thầy nào hoặc bất cứ ai.
Thật sự tôi không đi tìm kiếm một vị thầy. Tôi không cảm thấy cần có một vị thầy đặc biệt. Tuy vậy tôi có lòng tin vào giáo pháp của Đức Phật. Khi tôi gặp ngài Ajahn Chah, lòng tin của tôi lại càng gia tăng, khi tôi nhận ra được ngài thật là một người thông thái. Trước hết là tôi yêu mến ngài, nhưng tôi không cảm thấy mộ đạo. Tuy vậy, tôi đã lưu lại nơi này... và tôi thật sự không hiểu được lý do, bởi vì nơi này có nhiều điều tôi không thích lắm. Tuy thế, dường như tôi lại ở đây - đến 10 năm chứ!

Wheeler: Ngài Ajahn Chah thường dạy dỗ các môn đồ của mình ra sao?

Sumedho: Ngài Ajahn Chah thành lập tu viện để đem lại cơ hội cho mọi người muốn xuất gia và tu tập thiền Phật giáo. Như vậy, điều chính yếu ngài đem lại là một nơi tu tập, một môi trường dẫn dắt.
Bản thân giáo lý chỉ là giáo lý truyền thống Phật giáo về Tứ Diệu Đế. Ngài triệt để tôn trọng Giới Luật (Vinaya) - quy tắc về các luật lệ tu tập do đức Phật đặt ra và có ghi trong Kinh Tạng Pali. Một phần của sự hòa hợp để sống nơi đây, đó là các nhà sư thích nghi cách cư xử của họ đối giới luật truyền thống.
Tôi cảm thấy đó là điều tôi rất cần. Đó là một cơ hội để sống theo quy ước thuộc giới luật truyền thống. Bản thân tôi rất tùy tiện, buông thả và tôi nhận ra rằng đó là sự yếu đuối quá lớn lao trong bản chất của tôi. Tôi bực bội với quyền lực, và không biết cách nào để thích nghi với giới luật. Vì thế tôi hết sức hài lòng có cơ hội để thực hiện điều này. Nó là một sự thử thách tốt đẹp đối với bản thân tôi và tôi biết rằng điều đó tôi cần phải làm. Nơi tôi vẫn còn nhiều ngã mạn, tôi muốn sống theo ý riêng của mình. Ngài Ajahn Chah rất nghiêm khắc, chúng tôi phải sống theo những điều kiện mà tu viện đặt ra. Tôi học tập để thực hành giới luật ở nơi đây.
Ngài Ajahn Chah không nhấn mạnh phương pháp. Ngài chỉ nhấn mạnh sự tỉnh giác suốt ngày đêm, giữ chánh niệm và theo dõi sự vô thường của các điều kiện như là người ta cảm nhận về cuộc sống.
Suốt năm đầu tiên trong khi sống ở Bangkok, tôi hành thiền một mình. Bởi vì tôi hiểu được kỹ thuật thiền, nên khi tôi đặt chân đến tu viện Wat Pah Pong, ngài Ajahn Chah chỉ khuyến khích tiếp tục thực hành những gì tôi đã từng học hỏi ở Bangkok. Ngài không đòi hỏi tôi thích nghi cách ăn ở của mình ở bất cứ hình thức đặc biệt hoặc kỹ thuật khác, ngoài giới luật (vinaya) của các nhà sư.
Tôi xin đọc cho ông nghe một vài điều về truyền thống Krishnammti. Ông ta nói:
"Dời quá khứ đến hiện tại, giải thích hoạt động của hiện tại dưới dạng quá khứ là hủy hoại vẻ đẹp sống động của hiện tại. Truyền thống dù cổ hay tân cũng không phải là bất khả xâm phạm. Một đầu óc chứa nặng những ký ức về quá khứ, mà quá khứ là truyền thống - và không dám buông bỏ, là vì đầu óc đó không có khả năng đương đầu với những điều mới lạ. Truyền thống trở thành sự an toàn của chúng ta, và khi tâm an toàn là tâm đang ở trong tình trạng suy nhược. Người ta phải lên đường nhẹ nhàng, không vướng bận, không cần chút nỗ lực nào cả, và cũng không bao giờ dừng lại ở bất cứ đền thờ nào, bất cứ đài kỷ niệm nào, hoặc vì bất cứ vị anh hùng nào, xã hội hay tôn giáo nào. Hãy lên đường một mình với vẻ đẹp và tình yêu thương." [1]

Wheeler: Bây giờ sự hiện diện của ngài ở đây là một sự thể hiện rõ ràng về sự nối tiếp một truyền thống đã và đang tiếp diễn hơn 2500 năm. Về lời trích dẫn này. Tôi tự hỏi liệu người ta cũng có thể bị dính mắc trong hình thức, quên mất đi mục đích theo đuổi? Hoặc nói cách khác, làm cách nào người ta có thể tránh được sự chấp thủ hình thức?

Sumedho: À, nó giống như việc lái một chiếc xe. Người ta có thể gạt bỏ đi tập quán sử dụng xe hơi, và nói "Tôi sẽ không lệ thuộc vào điều này bởi vì nó xuất phát từ quá khứ. Vì thế tôi sẽ đi bộ đến thành phố New York"; hoặc, "Tôi sẽ tự mình phát minh một chiếc xe, bởi vì tôi không muốn sao chép của một người nào khác". Điều mấu chốt nói về chiếc xe được sử dụng thì không nhiều lắm, nhưng vấn đề là việc đến được New York. Dù người ta đi chậm hay nhanh, người ta nên dùng những gì đã có sẵn, bất cứ phương tiện gì mà người ấy có thể tìm thấy ở chung quanh mình. Nếu không có, hãy sáng chế một cái, hoặc đi bộ. Người ta phải làm hết khả năng của mình nếu có thể được. Nhưng nếu có một điều gì gần gũi, tại sao không học hỏi để sử dụng nó -- nhất là nó vẫn còn có thể hoạt động được?
Vì vậy truyền thống là như thế đó. Nó không phải là sự bám víu. Người ta cũng có thể bám víu vào tư tưởng mà người đó không cần đến truyền thống, nó chỉ là một khái niệm hoặc một quan điểm khác. Những lời trích dẫn như thế này là nguồn cảm hứng, nhưng chúng không phải luôn luôn hết sức thực tiễn, bởi vì người ta có thể tạo nên quan điểm khác mà những truyền thống bị sai lệch hoặc có hại như ông thấy. Vấn đề không nằm trong truyền thống, nhưng lại nằm trong sự bám víu, chấp thủ. Thân xác này là một hình thức quy ước đến từ quá khứ. Ngôn ngữ chúng ta dùng, thế giới chúng ta sinh sống, và những xã hội mà chúng ta góp phần, tất cả là những hình thức qui ước được sản sinh ra từ quá khứ. Chúng ta đang ở trong một thế giới quy ước. Chúng ta không đặt thành vấn đề việc nương dựa vào những quy ước, nhưng học cách sử dụng chúng một cách thiện xảo. Chúng ta có thể dùng ngôn ngữ để tán gẫu, dối trá, và trở thành những diễn giả làm cho người ta mê muội; chúng ta có thể trở thành những người cầu toàn với lời lẽ dao to búa lớn. Điều quan trọng là người ta phải hiểu rằng ngôn ngữ dùng để giao tiếp, truyền đạt. Khi tôi truyền đạt điều gì đó cho anh, tôi đây cố gắng trình bày càng rõ ràng và thẳng thắn càng tốt. Đó là một kỹ năng. Nhưng nếu lưỡi của tôi bị cắt đi, tôi sẽ chỉ học hỏi để sống mà không có lời nói - vấn đề là như vậy. Sự việc này sẽ không phải là một nỗi muộn phiền lớn lao, nhưng có một chút bất tiện - đối với một đôi điều; nhưng có thể thuận lợi đối với nhiều điều khác.
Những truyền thống tôn giáo chỉ là những quy ước có thể được người ta dùng hoặc không, tùy theo thời gian và nơi chốn. Nếu một người biết sử dụng truyền thống, người này có nhiều thuận lợi hơn người không biết, họ cho rằng đó là những điều làm mất thời giờ vô ích. Một người có thể đến nhà thờ Thiên Chúa giáo, đến ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thủy, hoặc một giáo đường Do Thái, và tôn kính, cảm xúc theo một quy ước mà người ấy tự mình khám phá, không có cảm nghĩ rằng nó xấu xa hay sai trái. Điều này không tùy thuộc chúng ta quyết định: tất cả chúng đều dựa trên cơ bản làm điều thiện, tránh xa điều ác. Do đó, nếu ai bám víu vào chúng, sẽ bị chúng trói buộc. Nếu một người xem tôn giáo chỉ là một quy ước, như thế, người này có thể học cách sử dụng nó thích đáng. Tôn giáo là chiếc bè đưa người đó sang sông.

Wheeler: Ngài đề cập rằng những truyền thống có thể sử dụng tùy thuộc thời gian và nơi chốn. Tôi nhận thấy rằng ngài thường đi khất thực vào buổi sáng. Về khía cạnh này, tôi phát hiện điều này thật đáng ca tụng. Mặt khác, tôi tự hỏi loại ảnh hưởng nào tác động đến xã hội không theo đạo Phật? Đối với một người gia trưởng trung lưu, một người mặc y vàng hoặc y đỏ có thể là bất cứ một điều gì đó đối với một thí chủ Hare Krishna, để làm ... bất cứ điều gì.
Truyền thống đang theo, vào thời điểm này, vào nơi chốn này, đang làm hại hơn là lợi phải không? Liệu nó có thể làm xúc phạm những người này không?

Sumedho: Vâng, mục đích là tốt lành, thời điểm là bây giờ, và nơi chốn là ở đây. Một số người sẽ lấy làm khó chịu; một số người khác nhận thấy nó thật tốt đẹp. Ở Anh quốc, điều này khiến cho một số người khó chịu, nhưng đôi lúc người ta cũng cần phải bị khó chịu. Họ cần phải bị lay động một chút, bởi vì người ta có thể tự mãn ở những quốc gia này.
Đi khất thực cũng thu hút những người tốt, những người thích thú điều này. Chúng ta không có ý định gây "sốc" hoặc gây nguy hại. Tôi được che chở một cách khiêm tốn và tôi không lừa họ trong bất cứ mối quan hệ nào, hoặc làm hại họ dưới bất cứ hình thức nào. Ngược lại, việc khất thực nó mang lại cho họ cơ hội để bố thí (dana), nếu họ thật sự sẵn lòng.
Ở Anh quốc, có một điều phải công nhận rằng hầu hết mọi người không hiểu được điều này. Tuy thế đối với tôi, dường như việc đi khất thực là một quy ước tôn giáo đáng được duy trì.
Việc này giống như đem lại chất bồi dưỡng vào tôn giáo lần nữa. Nó thúc đẩy các nhà sư hoạt động trong xã hội.
Khi đức Phật còn là một hoàng tử (trước khi thành đạo), ngài đi ra khỏi cung điện và thấy được 4 vị sứ giả, họ đã thay đổi cuộc đời của ngài. Đầu tiên là một người già, thứ hai là một người bệnh, thứ ba là một tử thi, thứ tư là một nhà sư tham thiền dưới một cội cây. Tôi xem điều này như một thông điệp. Tôi không mang theo nó khắp nơi như là một bổn phận tôi phải thực hiện nó, nhưng chỉ một phần cuộc sống của tôi, cách tôi sống ở đời. Nếu mọi người phản đối và nhận thấy nó sai trái, nếu nó gây khó khăn cho tất cả mọi người, như vậy tôi sẽ không thực hành nó. Tuy vậy điều này đã chưa hề xảy ra.
Nhiều người nghĩ rằng tôi đừng nên đi khất thực trong làng. Họ cho rằng đây là điều ngớ ngẩn. Một số người Anh cũng như những Phật tử đều cảm thấy rằng, chúng tôi nên thích nghi với phong tục nước Anh. Tuy vậy, tôi quyết đi khất thực khi có cơ hội. Tốt hơn là quyết định liệu tôi có nên thích ứng với phong tục của người Anh hay không. Đơn giản là tôi chỉ mang đến một truyền thống và thực hiện nó bằng việc nghe. Do đó tôi cảm thấy nó sẽ diễn ra phù hợp với hình thức của nó. Nếu một người xén bỏ truyền thống ngay trước khi gieo nhân mới, người ấy thường cắt đứt hoặc xem nhẹ toàn bộ tinh thần của truyền thống đó. Toàn bộ truyền thống dựa trên lòng bác ái, nhân từ, sự tốt lành, đạo đức... và tôi không làm điều gì sai trái. Tôi có thể đang thực hiện tốt đẹp những việc mà mọi người không hiểu được...

Wheeler: Trong tâm tôi, và tôi tưởng tượng trong tâm của những người khác cũng vậy, việc đi khất thực dường như là một loại chấp thủ vào hình thức và truyền thống.

Sumedho: Như vậy người đó không có chánh niệm.

Wheeler: Làm thế nào để người ta giữ được tâm tỉnh giác cả ngày lẫn đêm? Trong khi thực hiện những nghi lễ nào đó tụng kinh hoặc đi khất thực, làm thế nào để người ta có thể tránh được trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta lập đi lập lại một cách máy móc?

Sumedho:
Cuộc sống hàng ngày là máy móc và đều đặn. Thân xác là máy móc và đều đặn. Xã hội cũng cùng một cách thế. Tất cả những sự việc pha trộn nhau cứ lập đi lập lại giống nhau. Nhưng tâm của chúng ta không còn bị những thói quen đó đánh lừa nữa.

Wheeler: Krishnamurti nói: "Những người tu hành sống trong tu viện, trong sự cách ly, hoặc đi đến một ngọn núi cao, một nơi vắng vẻ, tâm của họ bị bắt buộc phải thích nghi với một khuôn mẫu đã được đặt để " [2]. Trước đây ngài nói rằng ở tu viện của ngài Ajahn Chah, ngài đang thích nghi với một quyền lực bởi vì ngài đã cảm thấy rằng trước đó ...

Sumedho: Người ta đang thích nghi hành động của mình vào một khuôn mẫu. Sự việc là thế đó.

Wheeler: Đúng vậy, Krishnamurti nói: " Họ đang buộc tâm của họ đi vào một khuôn mẫu. Tâm thật sự thích nghi với một khuôn mẫu đã được đề ra, chứ không chỉ thân xác. Chúng phụ thuộc vào nhau."

Sumedho: Đúng. Đó là sự thực hành Samatha (thiền định): tin vào giáo lý và thấm nhuần vào sự tu tập. Nhưng đấy không phải là mục đích của thiền Phật giáo.

Wheeler: Thiền Samatha hòa hợp với giáo lý chứ?

Sumedho: Nếu một người tin tưởng vào giáo lý, những ý tưởng trong tâm của một người đó sẽ chấp nhận một giáo lý nào đó, và loại bỏ những giáo lý nào không thích hợp. Như vậy cũng có sự tu tậpthiền vắng lặng (samatha), ở đây, người ta rèn luyện tâm tập trung vào một đề mục. Sự tu tập này làm cho tâm yên tĩnh và vững chắc.

Wheeler: Có phải ngài đang gọi nó là "một khuôn mẫu" đã được đặt để?

Sumedho: Đúng. Nhịp thở đầu đều của một người là một khuôn mẫu (nền tảng) mà anh bám vào và chấp thủ nó phải không? Nó đem lại một sự vắng lặng nào đó cho tâm.

Wheeler: Người ấy không được "bám víu" vào hơi thở. Sự thở xảy ra tự nhiên. Người ấy có thể nói rằng mình quan sát hơi thở ...

Sumedho: Người ấy chỉ tập trung vào hơi thở. Vào một khoảnh khắc đặc biệt người ấy hoàn toàn tập trung và không còn để ý đến các đối tượng khác.

Wheeler:
Tôi hoàn toàn không đồng ý. Điều đó như thế nào với cái tâm có thói quen theo một giáo điều?

Sumedho: Bất cứ vật gì cũng là một khuôn mẫu hoặc một điều kiện (sankhara), nếu một người đặt niềm tin vào sankhara đó, người ấy sẽ trở thành sankhara đó. Nếu một người chấp thủ vào bất cứ đối tượng nào, rồi sẽ trở thành đối tượng đó. Như vậy, khi một người đang tập trung vào hơi thở bình thường, rồi người ấy sẽ trở thành hơi thở bình thường đó, Theo tinh thần, hình dáng của một người diễn ra theo hình thức này, một người đồng hóa với đối tượng đó cho đến bao lâu sự tập trung còn hiện hữu.
Sự kiện giống như vậy phù hợp với giáo lý. Chúng là những thế giới của những hình thể (sắc) quy ước và thói quen. Một người có thể được ví như là một đức tin trong ý nghĩ của những người khác, trong những giáo pháp và các tín ngưỡng, trong những điều mà người khác phát biểu.
Chánh niệm là không bám víu. Điều mà Krishnamurti vạch ra là sự tỉnh giác về bản chất biến đổi, cái cách mà vạn vật đích thực hoàn hữu trong một khoảnh khắc. Nhưng ông ta phát biểu quá cao siêu. Hầu hết mọi người, dù cho họ cố suy nghĩ những điều mà ông ta phát biểu, cũng không thể thấu hiểu được.
Đó là những gì mà người ta nhận biết được qua sự từ bỏ. Một người phải đi xuống một vị trí hết sức hèn mọn, điều đó được ngài Ajahn Chah gọi là con giun đất, chỉ là một điều rất đơn giản và không mong đợi được bất cứ kết quả nào. Làm lành, lánh dữ, luôn giữ thân, khẩu, ý, trong chánh niệm

Wheeler: Tại sao các tôn giáo suy thoái?

Sumedho: Bởi vì chúng chỉ là tục đế (sự thật quy ước). Chúng không phải chân đế (sự thật tối thượng).

Wheeler: Nhưng người ta không hành trì. Họ chỉ tu tập một cách máy móc. Khi một vị thầy (thiền sư) hướng dẫn một khóa thiền ở đây, người ta thường nêu lên một câu hỏi Đạo Phật được coi là một tôn giáo hòa bình, và người ta cho rằng chiến tranh chưa bao giờ khởi lên do đạo Phật. Nhưng hãy nhìn vào Tây Tạng và Campuchia, nhiều người đã bị tàn sát. Ở nước Lào, các nhà sư làm việc trên các cánh đồng. Một người đến viếng nhà sư Campuchia, đã nói rằng, về cơ bản, người ta không hành trì, và đó là lý do Phật giáo bị tan rả, là lý do có quá nhiều hỗn loạn.

Sumedho:
À, tại sao thế giới lại như thế? Tại sao họ lại hủy diệt hàng triệu người Campuchia? Người ta có thể suy đoán. Nhưng một điều duy nhất mà người ta có thể biết là những điều kiện về cái tâm của một người - tham, sân và si - là phản ánh về thế gian, cái cách của nó là thế. Thế giới có những vụ thảm sát, chết chóc, bạo ngược và hủy diệt bởi vì chúng ta thực hiện những việc đó suốt trong tâm trí chúng ta.
Ông đã làm gì trước khi xuất gia, hoặc ngay trong khi được xuất gia? Ông đã cố gắng loại trừ nhiều điều ra khỏi tâm của mình phải không? Nếu ông nổi giận, ganh tỵ, có những ý nghĩ bẩn thỉu, ông loại trừ chúng, do bởi anh nghĩ rằng đó là phương cách để giải quyết vấn đề. Một người diệt trừ những điều này vì cho rằng chúng là nhân khổ đau của mình.
Bây giờ hãy áp dụng những điều này cho một quốc gia như Campuchia. Chính quyền Khơme Đỏ cho rằng giai cấp tư sản trung lưu là nhân của khổ - vì thế chánh quyền này tiêu diệt nó. Sự việc diễn ra ở cùng một nguyên tắc.
Giáo lý của Phật giáo là bất bạo động. Người ta không hủy diệt loài gây hại, nhưng còn phải hiểu rằng ngay cả tâm của loài gây hại cũng là vô thường và vô ngã. Chúng sẽ tự mình biến mất.
Nhiều điều mà chúng ta sợ lại thật sự là những người bạn thân thiết của mình - giống như sự tự sợ hãi. Chúng ta lo sợ về cái chưa từng biết, nhưng chính điều không biết là con đường dẫn đến giác ngộ. Không biết là điều mang đến nỗi khiếp sợ cho cuộc sống con người. Nhiều người dành phần lớn cuộc đời để cố gắng tìm sự an toàn ở một số hình này hoặc hình thức khác, do bởi sợ hãi. Nỗi lo sợ đưa đẩy họ trở thành như thế này, hoặc bám víu vào điều khác, dành dụm thật nhiều tiền, đi tìm lạc thú hoặc tìm một nơi an toàn để sống, hoặc tìm kiếm một con người lý tưởng họ hy vọng rằng sẽ giúp họ hạnh phúc mãi mãi. Đó là nỗi sợ hãi cô đơn, sợ điều chưa từng biết - về những gì chúng ta không thể biết. Trong lúc tham thiền, khi người ta có chánh niệm (sự chú tâm), chính sự sợ hãi đó - nhận thấy được chân tướng của nó - đưa chúng ta đến sự bất tử, sự vắng lặng. Tuy thế, nỗi sợ hãi là một cái gì đó mà chúng ta phản ứng rất mạnh mẽ.
Như vậy, nếu một người không thể bình an với những điều làm hại cái tâm của mình, người ấy không thể mong đợi quá nhiều vào một chánh quyền giống như Khờ me Đỏ, hoặc phần lớn các nguyên lý vũ trụ được khá hơn. Chúng ta cũng không có quyền đổ trách nhiệm to tát như vậy cho xã hội. Vạch lỗi của Mỹ, đó là điều dễ làm, - hoặc vạch lỗi của Campuchia hoặc Tây Tạng - do bởi các nhà sư đã không tu tập chuyên cần hoặc người dân Campuchia không phải là những Phật tử thuần thành, điều này thật sự hơi ngớ ngẩn.
Anh sẽ xử sự ra sao về việc này? Đó là điều tôi đang đề cập. Tôi không thể trợ giúp thế giới quan điên rồ của Pol Pot. Cái cách mà hắn ta dự định giải quyết vấn đề thật vô cùng ngu dại. Nhưng tôi cũng đã từng nhận ra chính sự ngu ngốc giống như thế trong bản thân tôi; nỗi ham muốn tiêu diệt điều mà tôi không ưa thích, hoặc điều mà tôi cho là nguyên nhân đau khổ của thế giới, hoặc của bản thân tôi. Đó là nơi người ta có thể thấy được những gì phát sinh ra vấn đề. Người ta có thể nói "Ồ, các nhà sư tu tập không nghiêm túc" nhưng điều này thật sự không công bằng.

(Câu hỏi tiếp không được ghi vào)

Tôi đã từng có một kinh nghiệm rất thuận lợi với thiền sư, Ajahn Chah, và thấy được ngài là người hạnh phúc, khoan dung và hài hòa biết bao. Lẽ dĩ nhiên, có nhiều đệ tử của ngài cũng không hiểu những điều ngài dạy dỗ. Tuy vậy ngài thực sự làm cho nó rõ ràng và mang lại cho họ từng cơ hội để tu tập và khám phá.
Khi người ta nói về dukkha (khổ), (Đế thứ nhất) Khổ Đế, người ta không nói một cách trừu tượng về dukkha - "ngoài dukkha". Dukkha tồn tại như một sự việc vô danh. Tôi đang nói về chính cái cảm giác đó trong một người, ở nơi đây (chỉ về bản thân người ấy), điều này cảm thấy không hoàn toàn hạnh phúc hoặc cảm thấy khó chịu một chút, lo lắng, không hài lòng, không an toàn, hoặc không được thanh thản. Người ấy tự mình cảm nhận được Khổ Đế.
Người ta không chỉ rõ dukkha như một điều mơ hồ nào đó đang lơ lửng khắp thế gian. Nếu một người thật sự nhìn vào tâm của mình, người này thấy sự bất mãn, bất an, sợ hãi và lo lắng. Đó là những gì mà người ấy có thể tự mình nhận thấy được. Người ta không buộc phải tin. Thật là ngu xuẩn khi nói rằng; "Tôi tin vào khổ đế" hoặc "Tôi không tin vào khổ đế. Tôi tin rằng mọi điều đều tuyệt vời". Tin hay không tin thì không quan trọng, nhưng đúng hơn, người ta hãy nhìn sâu vào nội tâm và tự hỏi "Tôi có luôn luôn cảm thấy tuyệt vời và hạnh phúc không? Có phải cuộc sống là một nguồn vui liên tục? Hoặc đôi khi tôi có cảm thấy phiền muộn, hoài nghi, lo sợ v.v...?"
Chỉ nói riêng về cảm nhận của bản thân tôi, tôi có thể nhận thức rất nhiều về khổ đế. Không phải là tôi muốn chấp nhận một ý hệ bi quan. Tôi nhận ra rằng có một nỗi sợ hãi, bất an, phiên muộn trong bản thân tôi.
Tuy vậy, khổ đế (thánh đế thứ I) không phải là một chủ thuyết. Nó không nói "Đời là khổ" nhưng chính xác hơn nó chỉ nói rằng "Có điều này". Nó đến rồi đi. Nó sinh (Tập đế), nó diệt (Diệt đế; thứ ba) và từ đó dẫn đến sự hiểu biết Bát Chánh Đạo (Đạo đế). Đó là một cái nhìn rõ ràng vào sự siêu nghiệm của khổ, tất cả của thông - qua chánh niệm. Bát Chánh Đạo chỉ là sự chánh niệm trong đời sống hàng ngày.

Wheeler:
Tuy vậy chính chánh niệm không phải là một yếu tố nhân thiện.

Sumedho: Trung tính. Nó không thuộc về bất cứ ai. Nó không phải là những gì mà người ta thiếu; nó không phải là một sở hữu cá nhân.

Wheeler: Có những sở hữu tâm thiện và sở hữu bất thiện, và có những sở hữu luôn luôn hiện diện, giống như chánh niệm. Chánh niệm không phải là tốt đẹp bẩm sinh.

Sumedho: Đó là sự tỉnh giác về thiện, ác như là sự đổi thay. Bằng cách dùng tuệ phân biệt (sati-panna), người ta thấy những điều thiện và ác là vô thường và vô ngã. Sự chánh niệm này giúp cho người ta thoát khỏi ảo tưởng cho rằng những điều thiện ác này có khuynh hướng có sẵn.

Wheeler: Tôi xin được quay trở lại một chốc lát về vai trò của truyền thống. Ngài có cảm thấy rằng sự trung thành tuyệt đối với một truyền thống đặc biệt thường có khuynh hướng phân biệt giữa truyền thống này và truyền thống khác mà đã có những giá trị chắc chắn nào đó?

Sumedho: À, theo mức độ quy ước, dù gì đi nữa mọi vật đều riêng biệt. Anh với tôi là một người khác biệt, là một thân xác khác biệt. Điều khác biệt này chỉ có thể được giải quyết khi chúng ta hợp nhất với nhau bằng sự phát triển trí tuệ. Còn với hình dạng quy ước này thì chỉ có sự phân biệt. Sẽ luôn luôn có đàn ông, đàn bà và vô số quy ước tôn giáo. Tất cả những điều này đều theo nằm trên sự nhận thức của giác quan, đó là luôn luôn phân biệt và kỳ thị. Sự việc này không thể khác đi được – Nhưng nếu một người có chánh niệm, chính những quy ước này đưa người ta đến bất tử, ở nơi đó chúng ta hợp nhất lại thành một. Ở nơi đấy không có "anh" hoặc "tôi".

Wheeler: "Bất tử" - ngài sử dụng thuật ngữ này như thế nào?

Sumedho:
Nó chỉ có ý nghĩa là không sanh không diệt. Thật sự, không có gì để nói thêm, bởi vì các từ là sanh và tử.

Wheeler: Liệu người ta có thể nói rằng "bất tử" là đồng nghĩa với sự chấm dứt bám víu và chấp thủ?

Sumedho: Không chấp thủ đưa đến những điều kiện chết.

Wheeler: Tôi nhận ra nó có nhiều tình huống hơn ngoại lệ khi lệ thuộc vào một nhóm, có một khuynh hướng cảm thấy an toàn, khuynh hướng kết tội, xem thường hoặc chê bai những người không có cùng đức tin tôn giáo hoặc giáo điều triết lý. Làm cách nào để người ta vượt qua được cái ý tưởng phân biệt này, tạo ra bả chất phản kháng? Làm thế nào người ta không còn bị vướng mắc ở hình thức, liệu việc này còn ở trong sự nghiên cứu hay môi trường thiền?

Sumedho: À, chỉ cần được giác ngộ thì sẽ giải quyết được mọi vấn đề của anh

Wheeler: Cám ơn nhiều.

Sumedho: Người ta phải thực hiện việc tốt nhất trong tất cả các việc này.Tu viện Chithurt là một điển hình của một nơi không tốt nhất mà cũng không tồi tệ nhất. Nó vừa phải. Một số người sẽ sử dụng nó, một số người không. Tôi không muốn nó trở thành quá hoàn hảo hoặc lý tưởng, bởi vì mọi người cần có sự va chạm, bằng không, họ sẽ trở nên tự mãn hoặc buồn chán. Cần phải cho mọi người một không gian để làm việc vì thiên hướng hoặc vấn đề cảm xúc của họ.
Trong cuộc sống của mình tôi đã thấy rõ cái cách mình bị vị thầy, truyền thống, và quy tắc thu hút ra sao. Nếu một người nghiêm túc và theo dõi dukkha, sau đó bắt đầu nhận thấy được điều này và xả bỏ nó. Đó không có nghĩa người này từ bỏ truyền thống; nó chỉ có nghĩa là người này có thể cư xử thanh thản với nó.
Tôi thích đời sống ở tu viện. Tôi thích mình là một nhà sư. Tôi nghĩ rằng đó là một cách sống rất đáng yêu khi làm con người. Nhưng nếu ý thích sống ở tu viện không còn nữa, khi tới lúc, nó sẽ chấm dứt. Nó là như thế đó. Đâu có hề gì.
Tuy thế cũng không cần phải loại bỏ lễ xuất gia. Tôi trở nên chín chắn nhờ nó. Tuy vậy tôi chưa từng thấy một cách sống nào tốt đẹp hơn để sống cuộc sống của một con người. Vì thế tôi sống cách này cho tới lúc nó thay đổi. Khi đến thời điểm thay đổi nó sẽ tự mình thay đổi. Tôi không quyết định được, "Chà, tôi chán việc này. Tôi sẽ thử làm một cái gì khác".
Người có thể nhận thấy toàn bộ ý nghĩa chung về cuộc sống của một nhà sư thật tuyệt vời. Nó vô hại, nó thật đáng kính trọng; nó cũng rất hữu ích cho xã hội. Tôi biết cách sử dụng nó. Tôi có thể dạy dỗ qua truyền thống này. Tôi có thể dạy cho mọi người cách sử dụng truyền thống này, mà tôi nghĩ rằng biết cách dùng nó là một điều tốt. Người ta có thể học hỏi cách dùng những quy ước thay vì chỉ chối bỏ chúng.
Nếu tôi cho anh một con dao, anh có thể sử dụng nó với mục đích xấu hay tốt. Vấn đề là không phải con dao, phải không? Nếu anh dùng nó để giết tôi, anh sẽ nói "con dao này xấu", phải không? Con dao này có thể là một con dao rất tốt, một công cụ khéo và hữu ích. Điều này giống như truyền thống Nguyên Thủy và Phật giáo Tây Tạng; sự việc là học cách sử dụng chúng khéo léo - và điều này tùy thuộc vào anh đấy!
Người ta phải công nhận rằng những thiền sư Á Châu đến từ một xã hội (ví dụ như Tây Tạng) nơi đây mọi điều không ít thì nhiều đã được người ta cho là có giá trị. Họ được nuôi dưỡng trong một xã hội nghĩ và sống theo Đạo Phật. Dù họ có lòng mộ đạo hay không, điều này không có sự khác biệt. Tuy thế, điều này ảnh hưởng đến quan điểm của họ và thế giới. Trong khi bạn đến từ một quốc gia mang chủ nghĩa vật chất, và nơi đó, những giá trị - được đặt trên cơ bản tham lam và cạnh tranh, sự tin cậy và đức tin còn nằm trong sự hiểu biết khái niệm - đã tác động đến tâm của anh. Đức tin của chúng ta ở Hoa Kỳ nằm trong sách vở, phải không? Ở các trường đại học, ở khoa học, ở sự hiểu biết khái niệm, ở lý lẽ hiện thực.

Wheeler: Ngài có nhận thấy rằng loại hiểu biết này không có căn cứ phải không? Hoặc có thể nó cũng được sử dụng thích đáng?

Sumedho: Sự học hỏi cách sử dụng các sự vật như thế đó là đúng đắn có trí tuệ. Chẳng có điều gì trên thế gian là vô giá trị. Tất cả đều hoàn hảo. Không có bất cứ điều gì trong vũ trụ mà chúng ta phải loại ra hoặc thêm vào. Thật sự, chẳng có điều gì sai lệch.
Người ta đang đi tìm một sự hoàn hảo, tuy thế nó lại nằm trong sự sai sót, nơi mà mọi người lầm lạc. Nếu một người đi tìm sự hoàn hảo nơi một vị thiền sư Phật giáo hoặc ở truyền thống Phật giáo, người này sẽ bị vỡ mộng vì nó. Nếu một người đi tìm sự hoàn hảo ở bất cứ ai, hoặc sự hoàn hảo nơi thân xác của một người, và những trạng thái tâm của một người... điều này không thể đạt được! Người ta không thể buộc tâm chỉ nghĩ đến những ý nghĩ tốt lành, hoặc luôn luôn từ bi bác ái, không có thù hận hoặc ác cảm.
Tâm giống như một tấm gương - nó phản chiếu. Như vậy những bậc có trí tuệ biết được phản chiếu là phản chiếu, và không phải là ngã (cái tôi). Những sự phản chiếu không làm hư hại chiếc gương chút nào. Chiếc gương có thể phản chiếu những điều cực kỳ xấu xa nhất nhưng không bị điều xấu xa làm dơ bẩn. Và những sự phản chiếu sẽ thay đổi. Chúng vô thường.
Sự xấu xa nhất và dơ bẩn cũng đóng một vai trò quan trọng. Sân hận và những điều xấu xa trong tâm của một người giống như phân bón bốc mùi hôi hám. Nó không tốt đẹp và người ta không thích thú khi gần nó. Tuy thế nó thật sự mang lại nhiều nguồn dinh dưỡng tốt cho rễ cây, để chúng sẽ trổ ra nhiều cành hoa xinh đẹp. Nếu người ta có thể xem xét phân bón và biết nó dùng cho việc gì, như vậy người ấy có thể đánh giá được giá trị của nó, thay vì nói "Ồ, hãy đem nó đi nơi khác! Tôi không cần nó cho bất cứ điều gì".
Ngay cả sân hận là Dhamma (Chân lý), dạy chúng ta rằng nó là vô thường và vô ngã. Mọi việc đều đưa chúng ta đến chân lý tuyệt đối, nhờ thấy rằng bất cứ điều gì điều sanh rồi cũng diệt. Như vậy ngay những ý tưởng xấu xa nhất trong tâm của một người cũng như thế; nó đơn thuần là điều kiện thay đổi. Nếu một người không cưỡng lại được hoặc buông thả, nó khởi lên từ sự rỗng không và quay trở lại sự rỗng không. Nó hoàn hảo. Không có điều gì là sai lệch và đó là lý do tại sao không có gì để lo sợ.
Nếu một người cố gắng suy nghĩ ra những phương cách để thay đổi để mà thế giới sẽ thật hoàn hảo, người ta sẽ hết sức chua xót và thất vọng. Mọi người cảm thấy rất khó chịu khi tôi nói điều này, bởi vì họ nghĩ rằng tôi không làm gì cả. Điều gì cần phải làm, tôi sẽ làm. Điều gì không cần làm, tôi không làm.
Chỉ duy điều này: Người ta làm điều thiện và tránh xa điều xấu. Đó là tất cả những gì mà tôi có thể gánh vác. Tôi không thể làm điều gì khác cho thế gian ngoài điều này. Khái niệm về thế gian sẽ thay đổi khi trí tuệ phát sinh từ trong bản thân của chúng ta. Rồi lúc ấy chúng ta sẽ nhìn thế giới theo bản chất thật của nó, đúng hơn là tin tưởng vào thế giới như chúng ta nghĩ nó là như thế.
Chân lý không phải là tín đồ Phật giáo. Nghĩa là không phải các Phật tử đều có bất cứ tuệ giác nào với chân lý. Nó chỉ là một cách để tiến hành.

Wheeler: Ngài đề cập rằng vấn đề được đặt nặng ở tu viện của thiền sư Ajahn Chah là sự duy trì Vinaya, giới luật của nhà sư. Có nhà sư nào của ngài Ajahn Chah học kinh điển, chẳng hạn như Abhidhamma, có phải thiền sư Ajahn Chah nhận thấy việc học là cần thiết, hoặc không xem trọng việc học?

Sumedho:
Tất cả các nhà sư đều phải học. Vẫn còn các kỳ thi của chánh quyền dành cho các nhà sư, mà người ta có thể đạt tới ba trình độ. Ngài Ajahn Chah khuyến khích các nhà sư tham dự các kỳ thi dựa trên sự hiểu biết cơ bản về Dhamma và Vinaya. Vì thế, ngài khuyến khích các nhà sư học nhiều vào.
Ngài Ajahn Chah sẽ gởi những nhà sư có sở thích và năng khiếu theo học tiếng Pali ở một tu viện đặc biệt chuyên dạy ngôn ngữ này. Tuy thế, ngài không đi lệch ra ngoài đường lối của mình trong việc khuyến học, bởi vì ngài nhận thức rằng việc hiểu biết văn phạm Pali không phải là điều kiện cần đưa đến giác ngộ.
Đó là một sự việc rất đặc thù. Người ta không thể may chỉ một bộ quần áo mà vừa vặn cho tất cả mọi người. Tuy vậy, khuôn mẫu chung được khuyến khích ở tu viện là phát triển chánh niệm của mình trong khi an trú trong giới luật.

Wheeler: Có phải thiền sư Ajahn Chah mong muốn các nhà sư của mình giảng dạy một mục nầy hoặc mục khác phải không?

Sumedho: Khi họ có đầy đủ khả năng, ngài đề nghị họ bắt đầu giảng dạy.

Wheeler: Như vậy, một ngày nào đó hầu hết hoặc tất cả các nhà sư sẽ giảng dạy?

Sumedho: Điều này tùy thuộc vào nhà sư. Một số nhà sư không thể giảng dạy; họ không có khả năng về phương diện này - nghĩa là, không có khả năng sư phạm. Một số vị khác hướng dẫn bằng những hình thức khác, chỉ bằng gương sống của họ.

Wheeler: Lúc ban đầu, ngài nói rằng ngài đã gặp nhiều khó khăn khi ở chùa Wat Pah Pong. Đó là những khó khăn? Lẽ đương nhiên, lúc mới đầu, ngài gặp khó khăn về ngôn ngữ và tôi chắc rằng đó là một khó khăn hơn

Sumedho:
Vâng, chính là ngôn ngữ và văn hóa mới lạ. Trong hoàn cảnh đó người ta phải từ bỏ mọi thứ mà người ta đã từng quen thuộc trong cuộc sống của mình.

Wheeler: Ngài đã xử lý việc đó thế nào?

Sumedho: Thực tế, tôi đã hành động như vậy. Tôi thật sự không biết diễn tả như thế nào về phương sách tôi giải quyết về vấn đề này. Nếu một người muốn ở lại và học hỏi những điều ở nơi đây, người ấy chỉ làm những gì cần phải làm. Tôi tìm cách thay đổi lối sống của mình cho phù hợp với cách sống của những người ở đấy.
Các nhà sư Thái rất tử tế. Đây không phải là nơi những ta gây khó khăn cho tôi. Luôn luôn có sự bao dung và nhân ái. Tôi chỉ tập làm quen với tính cách khác biệt, ăn thức ăn lạ, tập nói ngôn ngữ của họ.

Wheeler:
Đôi khi, những người từ hai nền văn hóa khác lạ gặp gỡ nhau, một hình thức kiêu ngạo về nền văn hóa của mình có thể phát sinh từ phía này hay phía khác, hoặc cả hai. Ngài có đối mặt sự kiện này không?

Sumedho: Vâng, đúng như vậy. Người Thái có những cảm nghĩ giống như những người khác về nền văn hóa và xã hội của họ. Tuy vậy, tất cả mọi người chúng tôi cùng chia xẻ một lối sống chung trong tu viện; nơi đây không chú trọng về di sản văn hóa mà chú trọng về giáo pháp của Đức Phật. Vì thế những khác biệt về văn hóa dường như không phải là điều lớn lao với bất cứ ai.
Tôi sành sõi cuộc đời hơn họ rất nhiều. Tôi đã từng đi đây đó nhiều nơi, và nói chung, biết rất nhiều điều trên thế giới. Họ cao cả hơn tôi ở khả năng sống thật tốt đẹp và hòa hợp vào duy nhất một truyền thống mà họ hiểu biết. Tôi thường cảm thấy mình rất ngớ ngẫn và vụng về, giống như một người rất đần độn, bởi vì tôi không có sự phối hợp về thể chất hoặc sự nhạy bén ở hành động mà họ có.

Wheeler:
Hôm nọ, chúng ta đã trò chuyện về các truyền thống và tập quán, và một thái độ tự mãn có thể phát sinh như thế nào đối với sự tu tập của một người. Thường thường, nhà sư trẻ phải tuân giữ chặt chẽ lời nguyện và giữ gìn giới luật nghiêm minh. Sau đó người ta nhận thấy mình thật sự không đi sâu hoặc tu tập nghiêm túc. Một người có khuynh hướng trở thành máy móc trong những hành động của mình, và có lẽ muốn khám phá chân lý, người đó sẽ bị ngộp thở bởi sự đè nặng của sự tổ chức cơ cấu hoặc truyền thống. Ngài có nhận thấy rằng loại suy thoái này đã diễn ra ở Wat Pah Pong không?

Sumedho: À, tôi không tìm kiếm truyền thống cho chính bản thân tôi, bởi vì tôi có nhiều động cơ cho riêng mình, không để cho bất cứ truyền thống nào cản trở tôi. Tuy thế tôi có thể thấy một số nhà sư không năng động lắm. Họ chỉ trong khuôn khổ, bởi vì nó là truyền thống của họ. Do đó, họ có khuynh hướng chìm sâu vào lối sống quen thuộc của một nhà sư.
Ngài Ajahn Chah thật sự là một chuyên viên đưa mọi người vượt ra khỏi những tập quán bất di bất dịch. Tuy vậy ngài không thể liên tục hoạt động như vầy. Người ta không thể mong đợi ngài làm vú em cho tất cả các nhà sư. Tôi nghĩ rằng vào lúc ban đầu, ngài đã hoạt động rất mạnh. Tôi nhận thấy rằng bây giờ, Ngài thực hiện điều này dễ dàng hơn nhiều và hầu như để việc này lại cho các nhà sư phát triển. Phương pháp phải là như thế. Đây là một phương pháp tu tập rất chính chắn. Thiền sinh không cần đến các vị thiền sư liên tục đến khuyến khích và khuấy động. Chúng tôi tự mình thực hiện công việc này. Tuy thế các nhà sư Thái và sư phương Tây dường như đã lún sâu vào thói quen. Họ thường hành động như thế dù họ ở bất cứ nơi nào. Họ không có "sự thôi thúc" trong cuộc sống của mình.

Wheeler: Tôi nghĩ rằng ngài đang chế giễu tôi ... Krishnamurti nói: "vai trò của Guru, người thầy tinh thần, là vạch rõ con đường. Thế là hết bổn phận. Sau đó để người ta học hỏi. Nếu vị này muốn tìm hiểu, vị này sẽ tự mình khám phá. Nhưng nếu ngài hướng dẫn cho vị này mọi điều, như vậy ngài đã đối xử người như một đứa bé. Không còn gì là ý nghĩa đối với nó!" [3]

Sumedho: Đúng vậy, đúng vậy.

Wheeler: Trong vai trò của ngài là một tu viện trưởng, bằng cách nào Ngài hướng dẫn các môn đồ của mình để ngăn ngừa việc thọ nhận những vật có giá trị; đặc biệt trong việc thọ nhận những lễ vật cúng dường của các thí chủ? Làm cách nào để ngài đề nghị họ ngăn chặn những sự việc trở thành lề thói, quả thật đó là sự an toàn; cái cảm nghĩ rằng đó đúng là một cuộc sống tốt đẹp, thoải mái?

Sumedho: À, chính xác nó không phải là một cuộc sống thoải mái. Ở Anh quốc, vấn đề này không biến thành một thông lệ, bởi vì không có truyền thống để mà ăn sâu vào. Nó thật mới lạ. Như vậy nó không phải là một cảnh ngộ để người ta thật sự có thể chìm sâu vào bất cứ điều gì.
Ở Anh quốc không an toàn như ở một xứ sở đạo Phật. Làm một nhà sư ở Anh quốc là sự mạo hiểm, sự may rủi, không được đảm bảo. Như vậy người ta cần phải cảnh tỉnh nhiều hơn nữa, trong khi đó ở Thái Lan, người tu đương nhiên là được bởi vì Phật giáo đã được chính thức hơn và vững chắc ở xứ sở này.
Tất cả những gì người ta có thể làm là khuyến khích liên tục nhắc nhở mọi người - bởi vì họ quên lãng. Nhưng họ thật sự phát triển như thế nào là tùy thuộc vào họ. Như họ nói "Anh có thể đưa một con ngựa xuống nước..." Và đó là tất cả những gì anh có thể thực hiện được.

Wheeler:
Tuy thế đối với một số người có thể có một khoảng trống giữa khuynh hướng và sở thích của chính họ; và hệ tư tưởng mà họ đang theo đuổi. Làm cách nào để nối kết khoảng trống đó?

Sumedho: Tại sao người ta phải thừa nhận một khoảng trống giữa mọi người. Đó là giá trị thật của đời sống tu hành. Người ta phải thừa nhận con người cần có thời gian và cơ hội để phát triển, đúng hơn là kỳ vọng họ tạo nên những thay đổi lớn lao ngay lập tức. Một số người hiểu biết liền lúc ấy; một số khác phải mất nhiều năm. Điều này không có nghĩa là người ta sẽ chỉ giảng dạy cho những người hiểu ngay liền - họ không cần phải được dạy dỗ thật nhiều!
Người ta cũng có thể cung cấp ít nhất một nơi trong tu viện cho những người sống một đời sống tốt đẹp thay con đường thiện . Cuối cùng điều gì đó cũng sẽ thấm vào họ. Ít ra đó là nghiệp thiện. Người ta không làm bất cứ hành động bất thiện nào. Loại môi trường này khuyến khích người ta làm lành tránh dữ. Đó là một môi trường đạo đức. Sự đặt nặng ở đây là chú ý, cảnh giác và theo dõi; đối mặt với cuộc sống của mình là như mình người ấy đang cảm nhận nó, xem xét nó, và học hỏi từ nó.
Cải cách mà một người cương quyết và quyết tâm trong tu tập là vấn đề cá nhân. Một số người tiến bộ rất nhanh, những người khác lại rất chậm; một số lại trung bình. Trong tu viện, người ta có thể cho phép nhanh hoặc chậm. Sự việc không phải là người ta đang chỉ chọn lựa người giỏi nhất, những người nhanh nhất. Sự lợi ích của việc có một cộng đồng tu tập là có cơ hội cho nhiều người phát huy. Một vài người chẳng bao giờ giác ngộ được nhưng ít ra họ có phát triển sự tốt đẹp trong cuộc sống của mình.

Wheeler:
Như thế, ngài không cho rằng một cộng đồng tu sĩ sẽ giống như một chỗ dựa hoặc một nơi giam cầm, ngăn chặn người ta phát triển?

Sumedho: Không. Bất cứ cái gì cũng có thể là chỗ dựa, là nơi giam cầm. Tất cả đều tùy thuộc vào việc người ta sử dụng hoặc nương dựa vào nó. Nhiều người nghĩ rằng có chỗ dựa là tồi tệ. Những sự nương tựa tự nó không chống đỡ không có gì tồi tệ. Đôi lúc chúng ta cần nương tựa.
Hãy tưởng tượng khi nói với một đứa bé sơ sinh, "Con có đôi chân rồi. Hãy đứng dậy và bước đi! Ta sẽ không ẵm con đứng dậy, cho con ăn hoặc làm bất cứ việc gì cho con. Bây giờ con đã sinh ra đời. Con phải học hỏi và tự lo cho bản thân". Tuy thế đứa bé vẫn chưa sẵn sàng. Hiểu được hoàn cảnh nầy tình huống, người ta nuôi nấng và chăm sóc bé.
Vừa lúc đứa bé biết bò, người ta không nói rằng, "Nếu con dựa vào việc bò, con sẽ bò suốt toàn bộ cuộc đời còn lại và không đến được bất cứ chỗ nào. Hãy đứng dậy và bước đi!" Nhưng đứa bé không thể làm được. Nó chưa sẵn sàng. Nó vẫn chưa đủ sức mạnh.
Nó dùng chân tay của mình để bò và vẫy, leo lên ghế, và người mẹ nắm lấy bàn tay của nó v.v..., nó đang phát triển sức mạnh và lớn lên dần, cho tới lúc nó bước đi được bước chân đầu tiên trong cuộc đời. Khi nó tự mình bước đi, Theo lẽ tự nhiên, nó không còn cần dùng đến những sự nương dựa nữa. Khi đứa bé bắt đầu học đi một mình, nó bỏ đi những sự nương tựa. Nó không còn muốn nắm bàn tay của mẹ nữa.
Trên con đường tâm linh cũng thế, đôi lúc những sự nương tựa có chủ ý tăng thêm sức mạnh. Khi người ta đủ mạnh, người ta bắt đầu bước đi - tự lập.

Wheeler: Ngài đã đưa ra phép loại suy về một đứa bé đang tập bò, phát triển chầm chậm, dần dần. Một người ở trong hệ thống, chỉ thích nghi với khuôn mẫu của nó mà không thật sự đào sâu - làm cách nào mà một hệ thống hoặc một tổ chức có thể giúp anh ta vượt ra khỏi lối mòn mà anh ta đã lún sâu?... À, tôi chỉ đang nói về bản thân tôi, ngài biết đấy... Đôi lúc tôi cảm thấy cần thiết phải trốn thoát khỏi chủ định duy nhất về sự thức tỉnh, cái mà có thể tạo thành lối sống tự mãn.

Sumedho: Chính cuộc sống là một sự thay đổi không ngừng. Đó không phải là những cơ cấu và những điều kiện tự thay đổi. Một số nhà sư phải từ bỏ y áo và trở về đời. Một số khác, sau nhiều năm không tìm được điều gì cho bản thân, và tìm kiếm cái điều gì khác để làm. Tất cả những gì mà người ta có thể yêu cầu họ làm là cố gắng sống trung thực với những ý định của họ. Mỗi một cá nhân phải giải quyết chính cuộc đời của mình...
Nếu một ai đó cảm thấy mình đã sống đủ cuộc đời tu hành và muốn sống theo một cách khác, điều này là hoàn toàn đúng thôi; đó là sự lựa chọn của người đó. Nhưng người ấy nên trung thực với những ý định của mình, tốt hơn là chỉ dùng như lời bào chữa. Điều này rất quan trọng. Điều duy nhất không được tốt đẹp mà người ta nghe thấy được là khi một ai đó rời bỏ tăng đoàn (giới luật tu tập), nhưng không trung thực với lý do người ấy từ bỏ để trở lại đời thường. Một người có thể biện hộ sự ra đi của mình bằng cách bôi bác truyền thống. Tuy thế đôi khi người ta rời bỏ cuộc sống tu tập vì những hoài nghi chính đáng.

Wheeler:
Là một tu viện trưởng, làm cách nào ngài khuyên các đệ tử của mình có cách nhìn về những lễ nghi và nghi thức mà dường như có thể khá xa cách với sự tu tập thực tế?

Sumedho:
Riêng cá nhân tôi thích những nghi lễ. Thực thú vị khi thực hiện chúng; chúng yên lặng. Người ta thực hiện chúng với một nhóm người. Đó là đang thực hiện một điều thú vị, cùng với nhau và trong một trạng thái hợp nhất. Ý định này luôn luôn tốt đẹp; tỏa ra tình nhân ái và tụng lên những lời dạy của Đức Phật bằng tiếng Pali. Nó thường nâng cao và truyền cảm hứng cho tâm của nhiều người. Đó là chức năng duy nhất mà tôi có thể trình bày.
Tôi cho rằng lễ hội làm cho cuộc sống càng tốt đẹp hơn. Nếu một người chưa bao giờ sử dụng lễ nghi và không hiểu được mục đích của nó. Như vậy khi một người gặp gỡ một hình thức lễ nghi, người ấy có thể phản đối, và nghĩ rằng "Tôi không thích sự việc này", hoặc "Những lễ nghi là không đúng". Nhưng chúng không phải như vậy! Chẳng có điều gì sai trái với lễ nghi. Chúng hoàn toàn đúng khi người ta có những sự kiện này.
Chúng ta không đặt thành vấn đề để nói người ta nên hay không nên có những nghi lễ. Chúng là một phần truyền thống của chúng ta, như vậy chúng ta sử dụng chúng nếu chúng thích hợp. Nếu chúng không thích hợp, chúng ta không sử dụng chúng. Nó là vấn đề của sự hiểu biết, hơn là có những quan điểm về nó.

Wheeler: Ngài quan niệm như thế nào về vai trò của một tu viện trưởng? Ngài nhận xét bản thân mình như thế nào khi mình là một nhân vật có quyền lực?
Sumedho:S À, tôi thật sự không suy nghĩ về điều này. Tôi hành động đúng mực của một vị tu viện trưởng. Đó là bản tính biết đánh giá phẩm hạnh và những cơ cấu tôn ti trật tư của tôi. Tôi không cảm thấy những điều này là không thể chịu đựng được Thực sự, tôi nhận thấy (vai trò một tu viện trưởng) là một niềm vui lớn lao. Đó thật là một chức vụ thú vị. Nó có sự bất lợi của mình trong ý nghĩa là tôi phải nhận các thứ bị ném đến cho tôi chứ không phải được chọn lựa.
Tuy thế tôi cũng rất thích phục vụ người khác. Tôi thích quay trở lại và đứng số 10 trong hàng. Ở Thái Lan, điều rất tốt đẹp là không phải một người quan trọng, không cần phải luôn luôn đứng trước mọi người.
Tuy thế, sự tu tập của chúng tôi là tập thích nghi dần, chứ không phải chọn lựa. Trước tiên là không dễ dàng làm một người tu viện trưởng. Có một điều thật khó khăn đối với tôi để nhận lấy vị trí này, bởi vì nhiều ý tưởng không tương xứng và tự hoài nghi phát sinh. Vì thế tôi thể nhập vào nó. Tôi làm việc với những ý tưởng này, dùng làm đề mục tham thiền của tôi đưa tới cái điểm mà ở đó vị trí này trở nên dễ dàng đối với tôi. Tôi thích nghi dần với vị trí hơn là tin tưởng vào những ý nghĩ: "Ô, tôi chưa sẵn sàng cho vị trí, hoặc chức vụ này, hoặc tôi không muốn làm công việc này!" Gắn bó vào vai trò của một thầy trụ trì cũng là một điều dễ dàng để thực hiện. Nghĩa là, tự đưa bản thân mình trở thành một người quan trọng.
Nếu một người có chánh niệm, người ấy đang kiểm soát và theo dõi; những điều này chỉ là những tình huống đổi thay của samsara (luân hồi, cõi ta bà). Lúc này là thầy trụ trì, lúc khác là người hầu - mọi điều đang thay đổi. Nếu một người không có sự yêu thích hơn, như vậy người này không gặp phải sự đau khổ khi hoàn cảnh thay đổi. Nhưng nếu một người quyết tâm không trở thành chức tu viện trưởng hoặc giữ một địa vị có trách nhiệm, thì khi hoàn cảnh xảy ra người ấy giả thử phải giữ địa vị nầy, ông ta sẽ đau khổ.
Về một mặt khác, nếu một ai đó muốn trở thành một người quan trọng, nhưng chỉ ở vị trí số 10, người đó cũng đau khổ, bởi vì cảm giác phẫn uất và ganh tị với những người trên mình. Như vậy người ta cũng phải theo dõi điều này.
Điểm chủ yếu ở giáo pháp của Đức Phật là phải nhận biết về khổ. Mọi người đều phải gặp khổ, như vậy tất cả chúng ta đều phải theo dõi điều này. Sự kiện không phải là để chọn bất cứ vị trí nào ở trong hàng là "của mình". Một người có thể lên, xuống hoặc ở lại, tùy theo thời gian và nơi chốn.

Wheeler:
Làm cách nào ngài đã tham thiền về sự "không tương xứng này" mà ngài cảm thấy? Làm cách nào mà ngài đã đối diện với điều đó?

Sumedho: Tôi chỉ theo dõi. Tôi chỉ lưu ý và lắng nghe, những tình huống của tâm tôi than vãn, kêu ca tiếp tục mè nheo, "Tôi chưa sẵn sàng..."

Wheeler: Một lần nữa, trong buổi tham thiền sáng nay, nỗi giận hờn và phẫn uất lại nổi lên. Lần này tôi để cho nó đến tự nhiên, theo dõi, quan sát nó... sinh rồi diệt... không đồng hóa với nó, không bám víu vòa nó. Và khi nó đi - và chắc chắn sẽ trở lại nữa! Tất cả của sự tu tập có phải là: sự theo dõi liên tục, kiên quyết và vững bền về sự sanh diệt của các hiện tượng?

Sumedho:
Đó chính là sự nhận thức hoặc tỉnh giác.

Wheeler:
Và những chướng ngại sẽ mất dần sau một thời gian nào đó phải không?

Sumedho:
Đúng vậy. Nếu người ta không hành động theo nó. Thói quen sẽ dần dần tàn lụi.

Wheeler:
Mặc dù người ta không hành động theo phiền não nhưng bởi vì khuynh hướng phiền não luôn khởi dậy nên hành động cũng không phải theo đó mà ra hay sao?

Sumedho: Người ta không thể ngăn được tình trạng làm cho ảo tưởng phát sinh trong tâm của người đó. Một trong hai hành động có thể có là: hoặc người đó phản ứng bằng cách bị cuốn hút vào hành động hoặc kềm chế nó.
Nếu một người có khuynh hướng kiềm chế được sự khó chịu, thì sẽ cảm thấy tội lỗi hoặc tự sân hận. Người đó nuôi dưỡng tâm trạng đưa ra tâm trạng đó, "Ồ, tôi không còn gì để hy vọng, ngu xuẩn, tôi không thể làm được bất cứ điều gì đúng đắn. Tôi đang phung phí đời mình..." Chỉ lắng nghe nó! Hãy tiếp tục nuôi dưỡng và lắng nghe nó. Người ta nhận ra nó bằng cách khéo léo phô bày và quan sát nó. Và rồi nó sẽ biến mất. Ngược lại người ta có khuynh hướng chỉ kềm chế nó.

Wheeler:
Mặc dù ảo tưởng hoặc cảm xúc không phát sinh vào lúc đó, bởi vì người ta biết rằng cái nào chiếm ưu thế hơn thì cái đó sẽ gây cho người ta sự lo âu liên tục, như vậy là "nuôi dưỡng nó" đơn giản có nghĩa là để cho nó sinh khởi?

Sumedho: Thậm chí tôi đã đi tìm kiếm nó. Khoảng 7 hoặc 8 năm trước. Tôi gặp phải một vấn đề về sự ganh tị. Tôi chán ghét sự ganh tị. Tôi hiểu rõ rằng ganh tị là điều xấu, vì thế tôi thường cố gắng triệt tiêu nó. Khi tình huống đó phát sinh tôi thường suy nghĩ, "Ô, không được, ganh tị đây này. Tôi cố gắng giải quyết sự việc này ngay bây giờ. Tôi phải làm gì đây? À, người ta lẽ ra phải có niềm vui đồng cảm với những người mà mình ganh tị!". Do đó, tôi nghĩ rằng "Mình phải thật sự hạnh phúc với những gì đại loại như thế. Tôi phải thật sự hoan hỉ hạnh phúc về sự thành công của anh ta..."; nhưng trong lòng, tôi không thật sự muốn như vậy, nên tôi chỉ nói lời đầu môi chót lưỡi. Điều này không giải quyết vấn đề. Tôi thường kềm chế nó; tiêu diệt nó, và nó thường quay trở lại, đập mạnh vào chính tôi.
Cuối cùng, tôi nhận ra rằng vấn đề không còn là việc ganh tị, nhưng là mối ác cảm của tôi dành cho nó. Tôi chỉ căm hận bản thân vì có tính ganh tị. Tôi cảm thấy rằng lẽ ra tôi không nên có trạng thái đó; tôi xấu hổ vì điều này. Khi tôi đạt được sự thấu hiểu sâu sắc này, tôi bắt đầu nêu nó ra, suy nghĩ mọi điều khiến tôi ganh tị. Tôi tiếp tục quan sát nó. Sau một thời gian thực hiện điều này, vấn đề không còn nữa.
Tham ái là một điều gì mà chúng ta đã từng ham muốn, thích thú. Một người không phô bày tham ái ra để quan sát bởi vì người ấy bị cuốn hút vào nó; người ta thật sự dễ dàng bị tham ái lôi cuốn.
Tuy thế, những cảm xúc như hờn giận, và ganh tị là một loại cảm nhận ghê sợ đối với tôi. Tôi hoàn toàn không thích chúng và không ham muốn chúng. Như vậy, thay vào việc xua đổi chúng đi, tôi phải đưa chúng đến với tôi, như vậy tôi có thể nhận thức được chúng.
Tôi cố ý suy nghĩ về những kinh nghiệm ganh tị đã qua; Tôi chỉ nêu ra tất cả những ký ức mà vấn đề ganh tị nầy đã gây ra. Tôi không phân tích nó và tìm cách thấu hiểu nó "Tại sao?" nhưng chỉ quan sát bản chất vô thường của nó. " Xu hướng tiến tới" này đã dung hòa được thói quen bỏ qua mọi việc mà tôi đã có. Như thế chẳng còn vấn đề gì nữa.
Do đó, tại sao phải cần đến trí tuệ. Khi một người hiểu được khuynh hướng về sự yêu, ghét như thế người ấy thật sự biết được cách tu tập. Tìm ra sự quân bình giữa lực hút (yêu) và lực đẩy (ghét) đều xuất phát từ trí tuệ ở đây (chỉ vào trái tim của mình). Tôi chỉ đưa ra một sự hướng dẫn để xem xét việc sử dụng. Hãy quan sát nếu nó xảy ra!

Wheeler: Các đệ tử liên hệ với ngài ra sao? Nó có tương tự như cách liên hệ của ngài với thiền sư Ajahn Chah?

Sumedho:
Các đệ tử (nhà sư) cùng sống chung hiện nay rất tôn kính tôi. Họ là một Tăng đoàn rất tốt. Tôi đã từng gặp những đệ tử gây cho tôi khó khăn. Nhưng người ta cũng học hỏi được từ đấy. Những nhà sư khó tính không thích hoặc không kính trọng một người hay có thể dạy người khác quá nhiều điều. Họ tạo ra sự bất đồng ý kiến.

Wheeler:
Nhưng những điều ấy không gây ra những khó khăn trong Tăng đoàn (Sangha) sao?

Sumedho:
Vâng, chúng tôi tìm cách giải quyết những khó khăn hơn là tạo ra những môi trường lý tưởng.

Wheeler: Làm cách nào ngài góp ý kiến cho một trong những đệ tử của mình nếu vị này có những nỗi băn khoăn về việc tuân giữ những giới luật nào đó? Ví dụ, nếu một trong những vị sư cảm thấy tốt hơn nên mặc quần áo của cư sĩ thay vì mặc áo cà sa của nhà sư khi đến Luân Đôn?

Sumedho: Chúng tôi sẽ không bao giờ mặc quần áo của người đời.

Wheeler: Như vậy, không cần thiết đến lời khuyên.

Sumedho: Mục tiêu là hướng nhà sư đến sự hiểu biết ý định hoặc mục đích của mình, để biết rõ được mình đang làm điều gì, hơn là bắt buộc, hoặc qui định họ.
Chúng tôi đang dùng những tập tục đặc biệt và những truyền thống như là một tiêu chuẩn phản ánh, là một phương cách nhìn lại bản thân. Vấn đề mọi người phải tuân theo giới luật, nhưng cố gắng gợi lên đức hạnh con người, chịu trách nhiệm về phẩm hạnh của mình trong cộng đồng tu sĩ và ở thế gian. Người ta có thể khiến cho mọi người tuân giữ giới luật mà không sợ hãi. Họ lo sợ sẽ phạm giới bởi vì họ sẽ phải bị bắt gặp, bị trừng phạt và bị làm bẻ mặt. Nhưng điều này không gợi lên tính chính trực và đức hạnh.
Về mặt khác, người ta không muốn làm cho giới luật lỏng lẻo mà cũng không để cho bất cứ ai làm theo ý mình. Người ta cần một sự nghiêm khắc, một tiêu chuẩn mà người ta có thể học hỏi từ đó. Nếu không người ta thường nghĩ rằng "Ồ, y cà sa hay áo đời không có gì khác biệt ... Ồ, ăn buổi xế thì được thôi... Ồ, mang theo tiền thì cũng tốt thôi!". Người ta có thể hợp lý hóa bất cứ điều gì.
Có đủ lý do bào chữa cho việc phạm giới luật mà tôi đã từng thấy. Phải làm gì nếu một gia đình bên cạnh đang sắp sửa chết đói? Tại sao tôi không thể ăn cắp bánh mì của người giàu đem phân phát nó cho họ? Người ta luôn luôn có một lý do chính đáng để biện minh về hành động của mình. Như vậy đó không phải là việc hợp lý mà chúng ta đang cố gắng phát huy, nhưng là ý nghĩa của đức hạnh và trí tuệ. Quy định họ bằng sự sợ hãi, trói buộc họ bằng chuỗi giới luật là điều không thể thực hiện được bởi vì giới luật không uyển chuyển và cứng nhắc đến nổi biến họ thành như những con chuột trong mê cung.

Wheeler:
Tôi thường nghĩ rằng các nhà sư Theravada thể hiện những lời nguyện rất chính xác. Tuy vậy bây giờ tôi thấy rằng Giới Luật (Vinaya) có thể được dùng như là một bài học trong sự phát triển chánh niệm. Tất cả là thế đó.

Sumedho: Đúng vậy. Nó thật sự là một phương tiện hết sức tốt đẹp.

Wheeler: Nhưng theo như ngài đã đề cập, những giới luật có thể trở thành một kỷ luật làm loạn tinh thần.

Sumedho: Trước tiên người ta phải thích sự luyện tập rồi. Người ta tự luyện tập. Khi một người học chơi đàn piano, thì không thể khởi đầu với nhiều khúc nhạc khác nhau. Đầu tiên, người ấy phải học từng khúc nhạc. Trước hết người ấy cần phát huy kỹ năng và sau đó phối hợp.
Người ấy phải làm công việc lặp đi lặp lại giống như việc phải ngồi hàng giờ liền cho đến khi đạt được kỹ xảo. Rồi sau đó người ấy bắt chước theo để chơi các khúc nhạc. Cuối cùng, khi kỹ năng đã được phát triển, người ấy không phải học theo hoặc bắt chước bất cứ điều gì nữa. Đây là điều tự nhiên. Sau đó người ấy có thể chơi nhiều thể điệu khác nhau, và nó trở thành một nguồn vui cho mọi người lắng nghe. Nhưng nếu một người cố gắng chơi nhiều thể điệu khác nhau trước khi người này biết đượctừng khúc nhạc, điều này có thể làm cho mọi người cảm thấy khó chịu khi nghe.
Đó là lý do tại sao giới luật tu sĩ (Vinaya) giống như các bài tập piano. Vào những năm đầu tiên thật chán nản. Người ta phải nghe đi nghe lại nhiều lần: mọi việc đều phải thực hiện theo một cung cách nào đó. Mặc dù nó trông có vẻ tiểu tiết và không thích đáng với bất cứ điều gì lớn lao, một khi đã rành rẽ cách sử dụng, người ấy đều phải nghĩ đến nó, cũng không thắc mắc, "Tôi nên ấn phím này hay phím kia?" Nó tự động bởi vì người ta đã được kỹ xảo sử dụng nhạc cụ đặc biệt này rồi. Từ đó về sau, người ta không còn lệ thuộc nó, người ta có thể sử dụng nó.
Một số nhà sư cũng giống như những người chơi dương cầm, họ chỉ chơi đi chơi lại những khúc nhạc tiêu chuẩn bởi vì họ e ngại rời xa tiêu chuẩn cơ bản. Họ không có sự tự tin; họ thiếu trí tuệ; họ chỉ ở trong khuôn khổ của mình. Điểm chủ yếu của giới luật tu sĩ là không quy định ai, trái lại, nó mang lại sự tự do hoàn toàn cho con người - không phải tự do theo đuổi ham muốn, nhưng tự do là tự giác. Người ta chỉ có thể thực hiện điều này nhờ có trí tuệ chứ không phải do ham muốn. Người ta không thể tự giác với lòng ham muốn, người ta bị nó khống chế.
Vinaya là một phương cách rèn luyện thân và khẩu; tạo cho chúng vẻ đẹp và khuôn thước, và thiết lập mối quan hệ với những người khác. Ví dụ, nhiều người chỉ trích những giới luật về phụ nữ: "Tại sao một nhà sư không thể đụng chạm đến người nữ?... Tại sao một nhà sư không thể ở trong phòng với một người nữ?... Tại sao tôi không thể mời một người phụ nữ đến đây để cùng trò chuyện riêng tư?... Điều đó đối với người nữ như thế nào? Có phải đức Phật là một người trọng nam khinh nữ không?" Những câu hỏi như thế thường được nêu lên. Đó là vấn đề thiết lập mối quan hệ thích đáng để người ta có thể tu học được Dhamma.
Nếu tôi mời một người nữ đến đây trong phòng này, mặc dù với ý nghĩ, "Tôi không còn tham dục nữa"; như thế thì người khác thấy có được không? Nó cũng là một cách để bảo vệ người phụ nữ, giữ cho họ khỏi bị đàm tiếu.
Hơn thế nữa, người nữ thường hay yêu các người thầy và những nhân vật có thế lực. Đối với những nhà sư hãy còn bị những người phụ nữ quyến rũ, phụ nữ có một sức hấp dẫn mạnh lôi cuốn họ mạnh mẽ, đặc biệt những người phụ nữ đang bàn cãi những vấn đề riêng tư của họ. Người ta có thể dễ dàng bị tình cảm lôi cuốn vào sự kiện đó.
Đức Phật không dạy rằng một nhà sư không thể hướng dẫn cho phụ nữ. Ngài dạy rằng một nhà sư nên thiết lập một mối quan hệ ở nơi mà có thể truyền dạy giáo pháp. Tôi nhận thấy điều này rất hữu ích trong việc rèn luyện các nhà sư. Không có những vụ tai tiếng hoặc chuyện gì lôi thôi trong tu viện của chúng tôi. Khi những người phụ nữ đến, họ biết những quy luật và chấp nhận chúng. Do đó, chúng tôi có thể truyền dạy giáo lý mà không có liên quan đến tình cảm và tất cả mọi vấn đề bàn ra tán vào.
Nhiều tỳ khưu ở Anh quốc, cả người Thái lẫn người phương Tây, đã bị ô danh do bởi tình trạng dễ duôi về phụ nữ. Đó là một mãnh lực tự nhiên. Khi tôi đến Anh quốc, tôi cũng nghĩ đây nó sẽ là một vấn đề rắc rối. Tôi cảm thấy rằng người phụ nữ phương Tây sẽ rất ghét và phản đối những quy tắc. Nhưng họ lại không như thế. Khi họ hiểu được những quy tắc, họ hết sức tôn trọng chúng. Nhưng chư Ni đôi lúc quá tỉ mỉ hơn cả chúng tôi. Họ rất thận trọng về Vinaya, bởi vì họ thật sự muốn thực hành nó đúng mực.
Trong cộng đồng tu viện của chúng tôi, không có vấn đề ganh tị về với người nữ. Chẳng hạn như, đại đức Sucitto có một người bạn gái hoặc ưu đãi với một trong những ni cô! Những tình trạng như thế này, nơi có sự ganh tị phát sinh, là một vấn đề thường tình của thế gian, phải không? Đây là một hình thức rèn luyện để tránh được những khó khăn này.

Wheeler: Ngài dạy dỗ cho mọi người đồng đều với nhau phải không?

Sumedho: Vâng, các ni cô là một thành phần lớn của cộng đồng tu sĩ. Họ thực hiện tất cả mọi chức năng và có cùng một hình thức rèn luyện.

Wheeler: Ngài có cảm thấy rằng người phương Tây dễ thích hợp trong việc tu tập chánh niệm (satipatthana) hơn là học về phân tích tâm lý (vi diệu pháp).

Sumedho: Chánh niệm là điểm chủ yếu của Giáo Pháp Đức Phật. Người ta không cần dành nhiều thời gian để học nó. Tôi cảm thấy không cần thiết học cũng có thể thực hành được. Tôi không phản đối điều gì cả.
Tuy thế, một số người cảm thấy thiên về sự uyên bác và tiến đến gần sự tu tập ở hình thức này. Tôi chỉ có có thể nói về kinh nghiệm bản thân mình. Tôi cảm thấy sự tu tập căn bản này là đủ rồi: Tứ Diệu Đế và Tứ niệm xứ. Tôi cần đến Vinaya và chánh niệm để hiểu biết được Giáo Pháp của Đức Thế Tôn qua kinh nghiệm thực hành hơn là lý thuyết. Nếu không, nó giống như việc luôn luôn xem bản đồ mà chẳng đi đâu cả.
Sự kiện là người ta không cần biết quá nhiều. Giáo pháp thì thật đơn giản. Cho nên đối với nhiều người việc tu tập là đủ rồi. Tuy thế tôi cũng thành thật hoài nghi liệu người ta hiểu được cái điểm mấu chốt của sự tu tập tứ niệm xứ. Nó vẫn là một điều nhồi sọ trong khi người ta phụ thuộc về những gì chỉ dạy phải thực hành và đã sắp xếp hết mọi điều cho họ.
Bây giờ khi tôi đọc các bộ kinh và Abhidhamma (vi diệu pháp), tôi có thể hiểu được. Tôi biết được những gì đang được trình bày. Trước khi tu tập thiền, tôi đọc nhiều kinh điển nhưng không thể hiểu chúng thật sự muốn nói gì. Khi một người đang tu tập, người ấy thật sự thực sự nhận lấy giáo pháp của Đức Phật và thật sự quán chiếu bản thân. Khi một người xem xét bản chất của sự khổ, người này không nhận lấy sự định nghĩa của một ai đó nhưng đang nhận thức về kinh nghiệm ở bản thân (chỉ vào mình). Giáo pháp của Đức Phật trở nên rõ ràng, trong sáng khi người ta suy niệm về nó.

Chú thích:
[1] J. Krishamrurti The Only Revolution, New York: Harper & Row, 1970, trang 76.
[2] J. Krishnamurti; Freedom from the known, New York : Harper & Row, 1969, trang 10.
[3] J. Krishnamurti; The Awakening of Inlellgence, New York: Avon Books, 1975, trang 147 - 148.


Roger Wheeler

Tỳ kheo Thiện Minh dịch
http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha549.htm