Thầy ơi cho con hỏi: gần đây con có đọc thông tin trên mạng về một loại giấc mơ gọi là Lucid Dream. Trong giấc mơ này người ta có thể làm chủ mọi thứ như bay, nhảy phụ thuộc vào ý nghĩ của mình. Và trên mạng cũng có rất nhiều cách hướng dẫn để thực hiện nó. Xin Thầy cho con hỏi rằng loại giấc mơ này có giống như một loại Thiền Định nào đó không? Khi thực hiện nó có tác hại gì không vì có một số bạn trẻ thực hiện thì không thấy được như những gì mình muốn mà chỉ thấy những thứ ghê rợn (ma,quỷ) và khi muốn thoát ra thì rất khó và có cảm giác như bóng đè. Vậy đây có phải cũng gọi là một cách để xuất hồn hay không? Mong Thầy trả lời cho con hiểu rõ. Con cảm ơn Thầy.
Trả Lời :
Hồi nhỏ thầy tự phát hiện ra một trò chơi và tự chơi một mình chứ chưa bao giờ nói với ai, đó là tự đi vào một giấc mơ lúc đang thức, trò chơi này rất thích thú và sảng khoái vì thấy mình bay rất giỏi, có thể điều khiển đường bay của mình rất ngoạn mục theo ý muốn. Nhờ chơi trò chơi này mà có khi trong giấc mơ thật mà vẫn có thể điều khiển theo ý muốn đồng thời cũng biết mình đang mơ. Trò chơi này rõ ràng là có thể giúp thư giãn rất tốt. Thầy chưa bao giờ tự giải thích hay tìm hiểu có ai làm được điều này không. Sau này tìm hiểu môn cảm xạ học thì hiểu rõ thêm đôi chút nhưng thầy không quan tâm vì cho đó là trò chơi con nít cho vui thôi.
Thầy có tính tò mò nên đã tìm hiểu và thử nghiệm rất nhiều loại thiền đinh tuệ, niệm Phật, trì chú, yoga, khí công, luyện đan, xuất hồn... nhưng cuối cùng bỏ hết để trở về với chính mình và nhờ đó tự mình phát hiện ra mọi giá trị hoàn hảo nhất đã sẵn có ở đó mà mình lại bỏ quên để chạy đông chạy tây tầm cầu, rèn luyện. Tất cả chỉ là trò chơi của bản ngã mà thôi.
***
Sau đây, xin mời quý vị cùng tìm hiểu về một loại giấc mơ gọi là Lucid Dream này:
Lucid Dream là giai đoạn mà người nằm mơ đang trong tình trạng động mắt nhanh và tự biết rằng mình đang mơ. Ở giai đoạn này, người nằm mơ có thể kiểm soát được giấc mơ của chính mình. Do đó, họ có thể thao túng giấc mơ và thậm chí cả kết quả của giấc mơ. Một sự thật thú vị là, con người thường mơ những thứ mà họ từng trải nghiệm vào thời điểm nào đó trước đây trong cuộc đời mình.
Lucid dream là một giấc mơ mà người có giấc mơ đó nhận biết được mình đang mơ và đặc biệt, có thể kiểm soát vai trò hoặc điều khiển những kinh nghiệm tưởng tượng của mình trong môi trường “ảo” ấy. Lucid Dream là một khái niệm vẫn đang được đưa ra tranh cãi vì nó khá "ảo", cũng giống như người ngoài hành tinh hay quái vật hồ Lochness - những thứ không phải hầu hết mọi người đều chấp nhận. Những giấc mơ đặc biệt này đã được đưa ra nghiên cứu nhiều năm nay, và liệu con người thực sự có thể điều khiển được giấc mơ của mình không, câu hỏi đó vẫn để ngỏ.
Nền tảng của Lucid Dream
Những giấc mơ luôn có vai trò tối quan trọng đối với văn hóa xuyên suốt tất cả các thời đại. Thổ dân châu Mỹ xem những giấc mơ như những cánh cổng nối thế giới thực tại với thế giới tâm linh, là con đường dẫn tới những hành trình và những lời tiên tri. Họ cho rằng, thế giới khởi đầu từ những giấc mơ.
Lucid Dream không phải là một khái niệm quá mới mẻ. Aristotle có thể đã viết về nó, mặc dù ông chưa hề đặt tên cho nó. Và một số Phật tử Tây Tạng đã trải nghiệm một thứ gì đó rất giống với Lucid Dream từ rất lâu: Yoga Dreaming.
Mục tiêu của những giấc mơ yoga là khảo sát ý thức của bạn và đưa bạn đến một trạng thái tinh thần sáng suốt và ổn định. Một phần vô cùng quan trọng trong ý thức hệ của Phật giáo, đó là việc nhận ra bản chất của thế giới, giải phóng con người khỏi những ảo ảnh đã che mờ bản chất đó. Và khi bạn chìm vào những giấc mơ, bạn đang đi trên chính con đường nhận thức của riêng bạn. Cách bạn nhìn nhận thế giới và những trở ngại tâm lý ngăn cản bạn, giờ đây hiện ra vô cùng rõ ràng.
Frederik van Eeden, một bác sỹ tâm lý người Hà Lan đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm "Lucid Dream" vào năm 1913. Ông cho rằng, có tất cả 9 loại giấc mơ, trong đó bao gồm những giấc mơ bình thường, những giấc mơ biểu tượng và những giấc mơ sống động. Ông đã ghi chép lại tất cả những Lucid Dream của mình, những suy nghĩ của mình trong mơ và sau khi thức giấc. Ông nhận xét rằng, việc sải cánh bay lượn trên bầu trời mênh mông xuất hiện một cách rất thường xuyên.
Vậy, chính xác thì cảm giác được điều khiển giấc mơ của mình sẽ là như thế nào? Liệu bạn có thể biết được mình đang nằm mơ hay không? Hãy đọc tiếp để có câu trả lời.
Lucid dream và những trải nghiệm chân thực
Hãy thử cố nhớ lại một giấc mơ nào đó gần đây nhất. Những thứ vô cùng kỳ quái và phi lý, với một trật tự sắp xếp đến chính bạn cũng chẳng hiểu nổi. Giờ hãy đặt mình trở lại giấc mơ đó, với càng nhiều chi tiết càng tốt. Bạn đang bay trên bầu trời, chưa đủ. Hãy cố tưởng tượng thêm những chi tiết khác - những đám mây, mặt đất phía dưới, cảm giác gió mơn man bàn chân bạn, và một mùi hương nào đó đang làm bạn trở nên vô cùng ngây ngất. Và quan trọng nhất, ý nghĩ này phải luôn thường trực trong đầu bạn, "Tôi đang mơ".
Lucid Dream thường xuất hiện vào giai đoạn thứ 5 của giấc ngủ, Rapid Eye Movement - REM Sleep. Cơ thể, về cơ bản, hoàn toàn bị tê liệt, ngoại trừ mí mắt. Người ta đã lợi dụng hiện tượng này để tiến hành thí nghiệm, và thông qua chuyển động của mí mắt, họ có thể biết được khi nào đối tượng đang nằm mơ. Những chuyển động vô cùng nhỏ bé này kết hợp với điện não đồ trong giấc ngủ, cho tới nay là cách duy nhất để nghiên cứu Lucid Dream.
Cho tới nay, vẫn chưa ai biết được điều gì xảy ra với bộ não trong những giấc mơ có-thể-được-kiểm-soát. Đây có thể là một giả thuyết: khi ngủ, phần não bộ phụ trách việc suy luận, nhận xét sẽ được nghỉ ngơi. Nhưng nó hoàn toàn có thể bị dựng dậy bất cứ lúc nào, và khi đó, khả năng suy xét sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt giấc mơ, cho phép bạn điều khiển giấc mơ của mình.
Vậy, chính xác thì bạn có thể làm gì trong những giấc mơ này?
Bay
Cả tôi và bạn đều không biết bay, nhưng hãy một lần tận hưởng cảm giác này - nó rất đáng để bạn bỏ công ra thử. Bạn có thể bay như siêu nhân, hoặc bạn cũng có thể tưởng tượng ra một đôi cánh gắn trên lưng mình. Dù bạn có bay bằng cách nào đi nữa, trải nghiệm một lần được tự do trên bầu trời và nhìn xuống dưới đầy ngạo nghễ - điều đó sẽ làm bạn lên đỉnh, ngay cả khi bạn đã thức giấc.
Mấu chốt ở đây chính là sự tin tưởng. Bạn phải tin rằng mình CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC. Chỉ một phút giây hoài nghi, vì bất cứ lý do gì - bạn đã thất bại. Bạn có thể làm được, hãy luôn tin vào điều đó. Hãy thử nhảy xuống và cố gắng vươn lên. Cố gắng đập mạnh đôi cánh của mình, hết sức có thể. Tất nhiên bạn có thể rơi tự do và tan xác ở một xó nào đấy, nhưng tại sao phải bận tâm, khi đây chỉ là một giấc mơ?
Đánh thức tiềm thức của chính bạn
Bạn luôn gặp phải những vướng mắc trong cuộc sống, và có những vấn đề khiến bạn phải điên đầu trong việc tìm ra lời giải? Lucid Dream có thể là một cách giúp bạn có hướng giải quyết.
Hãy nhớ rằng, dù bạn thấy vấn đề còn rất mơ hồ, nhưng trong tiềm thức, thực sự chúng đã trở nên sáng tỏ. Chắc hẳn ít nhất một lần bạn đã có cảm giác này, rằng bạn đã đến rất gần với lời giải của một bài toán nào đó, rằng mấu chốt của vấn đề đã một lần hiện lên trong óc bạn, nhưng rồi nó chỉ như một ngôi sao băng, lóe sáng và tắt lịm, để mặc bạn tiếp tục mò mẫm trong bóng tối. Đừng tuyệt vọng, vì thực sự lời giải đó đã được ghi lại trong tiềm thức của bạn - vấn đề giờ đây chỉ là đánh thức nó.
Với Lucid Dream, bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng ra một người đại diện cho tiềm thức của bạn. Nó cũng giống như việc dựng lên hình ảnh 3D của một nhân vật nổi tiếng nào đó. Và rồi, bạn chỉ cần đặt câu hỏi - tiềm thức sẽ trả lời bạn thông qua nhân vật đại diện này. Đôi khi, câu trả lời có thể sẽ khiến bạn phải há hốc mồm vì kinh ngạc, nhưng trong phần lớn các trường hợp, đây là cách giúp bạn tìm ra lời giải.
Những nghiên cứu cơ bản nhất về " Lucid Dream".
Cuốn sách đầu tiên công bố khả năng khoa học của “” là cuốn “Những nghiên cứu về Lucid dream” của Celia Green ra mắt năm 1968. Trong cuốn sách này, Green đã phân tích những đặc trưng của “mơ tỉnh” dựa trên các tác phẩm đã xuất bản trước đây về chủ đề này, kết hợp với dữ liệu nghiên cứu mới của riêng bà. Bà đi đến một kết luận: “Lucid Dream” là một hiện tượng khác với những giấc mơ thông thường và nó có liên quan tới giấc ngủ REM (Trạng thái não bộ của chúng ta ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất, mắt của chúng ta di chuyển nhanh, liên tục và chúng ta dần chìm vào những giấc mơ. Giấc ngủ REM là cái đích cần phải cán tới để có một giấc ngủ ngon thực sự. Hiểu một cách đơn giản, đó là trạng thái ngủ say). Lần đầu tiên Green cũng liên hệ hiện tượng “Lucid Dream” này với hiện tượng thức giả (hiện tượng thức giấc trong giấc mơ, hay còn gọi là mơ đôi - mơ trong mơ).
Chuyển động của mắt được đánh dấu bởi đường màu đỏ trong giấc ngủ REM.
Vào năm 1970, tình nguyện viên Alan Worsley đã sử dụng chuyển động của mắt mình để khởi đầu cho việc xuất hiện một giấc “Lucid Dream”. Điều này đã được ghi lại bởi một cỗ máy đo giấc ngủ (polysomnograph machine). Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc chuyển động mắt diễn ra trong giấc mơ có thể gợi lại những hoạt động của người đó trong lúc tỉnh và chuyển hóa chúng một cách rõ ràng vào giấc mơ. Chính vì lí do này mà nhiều người không thể phân biệt nổi đâu là tỉnh, đâu là mơ khi còn đang ngái ngủ, ví dụ như chúng mình đã làm bài tập về nhà... trong mơ rồi hay thậm chí là… đi tiểu trong mơ đấy!
Kết quả nghiên cứu này được ghi lại bởi nhà tâm lí học người Anh - Keith Hearne nhưng nó không được công bố rộng rãi. Vài năm sau, tiến sĩ Stephen LaBerge công bố một cách độc lập phần nghiên cứu về hiện tượng “Lucid Dream” này trong luận án tiến sĩ của mình.
Lucid dream là một giấc mơ mà người có giấc mơ đó nhận biết được mình đang mơ và đặc biệt, có thể kiểm soát vai trò hoặc điều khiển những kinh nghiệm tưởng tượng của mình trong môi trường “ảo” ấy. Lucid Dream là một khái niệm vẫn đang được đưa ra tranh cãi vì nó khá "ảo", cũng giống như người ngoài hành tinh hay quái vật hồ Lochness - những thứ không phải hầu hết mọi người đều chấp nhận. Những giấc mơ đặc biệt này đã được đưa ra nghiên cứu nhiều năm nay, và liệu con người thực sự có thể điều khiển được giấc mơ của mình không, câu hỏi đó vẫn để ngỏ.
Nền tảng của Lucid Dream
Những giấc mơ luôn có vai trò tối quan trọng đối với văn hóa xuyên suốt tất cả các thời đại. Thổ dân châu Mỹ xem những giấc mơ như những cánh cổng nối thế giới thực tại với thế giới tâm linh, là con đường dẫn tới những hành trình và những lời tiên tri. Họ cho rằng, thế giới khởi đầu từ những giấc mơ.
Lucid Dream không phải là một khái niệm quá mới mẻ. Aristotle có thể đã viết về nó, mặc dù ông chưa hề đặt tên cho nó. Và một số Phật tử Tây Tạng đã trải nghiệm một thứ gì đó rất giống với Lucid Dream từ rất lâu: Yoga Dreaming.
Mục tiêu của những giấc mơ yoga là khảo sát ý thức của bạn và đưa bạn đến một trạng thái tinh thần sáng suốt và ổn định. Một phần vô cùng quan trọng trong ý thức hệ của Phật giáo, đó là việc nhận ra bản chất của thế giới, giải phóng con người khỏi những ảo ảnh đã che mờ bản chất đó. Và khi bạn chìm vào những giấc mơ, bạn đang đi trên chính con đường nhận thức của riêng bạn. Cách bạn nhìn nhận thế giới và những trở ngại tâm lý ngăn cản bạn, giờ đây hiện ra vô cùng rõ ràng.
Frederik van Eeden, một bác sỹ tâm lý người Hà Lan đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm "Lucid Dream" vào năm 1913. Ông cho rằng, có tất cả 9 loại giấc mơ, trong đó bao gồm những giấc mơ bình thường, những giấc mơ biểu tượng và những giấc mơ sống động. Ông đã ghi chép lại tất cả những Lucid Dream của mình, những suy nghĩ của mình trong mơ và sau khi thức giấc. Ông nhận xét rằng, việc sải cánh bay lượn trên bầu trời mênh mông xuất hiện một cách rất thường xuyên.
Vậy, chính xác thì cảm giác được điều khiển giấc mơ của mình sẽ là như thế nào? Liệu bạn có thể biết được mình đang nằm mơ hay không? Hãy đọc tiếp để có câu trả lời.
Lucid dream và những trải nghiệm chân thực
Hãy thử cố nhớ lại một giấc mơ nào đó gần đây nhất. Những thứ vô cùng kỳ quái và phi lý, với một trật tự sắp xếp đến chính bạn cũng chẳng hiểu nổi. Giờ hãy đặt mình trở lại giấc mơ đó, với càng nhiều chi tiết càng tốt. Bạn đang bay trên bầu trời, chưa đủ. Hãy cố tưởng tượng thêm những chi tiết khác - những đám mây, mặt đất phía dưới, cảm giác gió mơn man bàn chân bạn, và một mùi hương nào đó đang làm bạn trở nên vô cùng ngây ngất. Và quan trọng nhất, ý nghĩ này phải luôn thường trực trong đầu bạn, "Tôi đang mơ".
Lucid Dream thường xuất hiện vào giai đoạn thứ 5 của giấc ngủ, Rapid Eye Movement - REM Sleep. Cơ thể, về cơ bản, hoàn toàn bị tê liệt, ngoại trừ mí mắt. Người ta đã lợi dụng hiện tượng này để tiến hành thí nghiệm, và thông qua chuyển động của mí mắt, họ có thể biết được khi nào đối tượng đang nằm mơ. Những chuyển động vô cùng nhỏ bé này kết hợp với điện não đồ trong giấc ngủ, cho tới nay là cách duy nhất để nghiên cứu Lucid Dream.
Cho tới nay, vẫn chưa ai biết được điều gì xảy ra với bộ não trong những giấc mơ có-thể-được-kiểm-soát. Đây có thể là một giả thuyết: khi ngủ, phần não bộ phụ trách việc suy luận, nhận xét sẽ được nghỉ ngơi. Nhưng nó hoàn toàn có thể bị dựng dậy bất cứ lúc nào, và khi đó, khả năng suy xét sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt giấc mơ, cho phép bạn điều khiển giấc mơ của mình.
Vậy, chính xác thì bạn có thể làm gì trong những giấc mơ này?
Bay
Cả tôi và bạn đều không biết bay, nhưng hãy một lần tận hưởng cảm giác này - nó rất đáng để bạn bỏ công ra thử. Bạn có thể bay như siêu nhân, hoặc bạn cũng có thể tưởng tượng ra một đôi cánh gắn trên lưng mình. Dù bạn có bay bằng cách nào đi nữa, trải nghiệm một lần được tự do trên bầu trời và nhìn xuống dưới đầy ngạo nghễ - điều đó sẽ làm bạn lên đỉnh, ngay cả khi bạn đã thức giấc.
Mấu chốt ở đây chính là sự tin tưởng. Bạn phải tin rằng mình CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC. Chỉ một phút giây hoài nghi, vì bất cứ lý do gì - bạn đã thất bại. Bạn có thể làm được, hãy luôn tin vào điều đó. Hãy thử nhảy xuống và cố gắng vươn lên. Cố gắng đập mạnh đôi cánh của mình, hết sức có thể. Tất nhiên bạn có thể rơi tự do và tan xác ở một xó nào đấy, nhưng tại sao phải bận tâm, khi đây chỉ là một giấc mơ?
Đánh thức tiềm thức của chính bạn
Bạn luôn gặp phải những vướng mắc trong cuộc sống, và có những vấn đề khiến bạn phải điên đầu trong việc tìm ra lời giải? Lucid Dream có thể là một cách giúp bạn có hướng giải quyết.
Hãy nhớ rằng, dù bạn thấy vấn đề còn rất mơ hồ, nhưng trong tiềm thức, thực sự chúng đã trở nên sáng tỏ. Chắc hẳn ít nhất một lần bạn đã có cảm giác này, rằng bạn đã đến rất gần với lời giải của một bài toán nào đó, rằng mấu chốt của vấn đề đã một lần hiện lên trong óc bạn, nhưng rồi nó chỉ như một ngôi sao băng, lóe sáng và tắt lịm, để mặc bạn tiếp tục mò mẫm trong bóng tối. Đừng tuyệt vọng, vì thực sự lời giải đó đã được ghi lại trong tiềm thức của bạn - vấn đề giờ đây chỉ là đánh thức nó.
Với Lucid Dream, bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng ra một người đại diện cho tiềm thức của bạn. Nó cũng giống như việc dựng lên hình ảnh 3D của một nhân vật nổi tiếng nào đó. Và rồi, bạn chỉ cần đặt câu hỏi - tiềm thức sẽ trả lời bạn thông qua nhân vật đại diện này. Đôi khi, câu trả lời có thể sẽ khiến bạn phải há hốc mồm vì kinh ngạc, nhưng trong phần lớn các trường hợp, đây là cách giúp bạn tìm ra lời giải.
Những nghiên cứu cơ bản nhất về " Lucid Dream".
Cuốn sách đầu tiên công bố khả năng khoa học của “” là cuốn “Những nghiên cứu về Lucid dream” của Celia Green ra mắt năm 1968. Trong cuốn sách này, Green đã phân tích những đặc trưng của “mơ tỉnh” dựa trên các tác phẩm đã xuất bản trước đây về chủ đề này, kết hợp với dữ liệu nghiên cứu mới của riêng bà. Bà đi đến một kết luận: “Lucid Dream” là một hiện tượng khác với những giấc mơ thông thường và nó có liên quan tới giấc ngủ REM (Trạng thái não bộ của chúng ta ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất, mắt của chúng ta di chuyển nhanh, liên tục và chúng ta dần chìm vào những giấc mơ. Giấc ngủ REM là cái đích cần phải cán tới để có một giấc ngủ ngon thực sự. Hiểu một cách đơn giản, đó là trạng thái ngủ say). Lần đầu tiên Green cũng liên hệ hiện tượng “Lucid Dream” này với hiện tượng thức giả (hiện tượng thức giấc trong giấc mơ, hay còn gọi là mơ đôi - mơ trong mơ).
Chuyển động của mắt được đánh dấu bởi đường màu đỏ trong giấc ngủ REM.
Vào năm 1970, tình nguyện viên Alan Worsley đã sử dụng chuyển động của mắt mình để khởi đầu cho việc xuất hiện một giấc “Lucid Dream”. Điều này đã được ghi lại bởi một cỗ máy đo giấc ngủ (polysomnograph machine). Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc chuyển động mắt diễn ra trong giấc mơ có thể gợi lại những hoạt động của người đó trong lúc tỉnh và chuyển hóa chúng một cách rõ ràng vào giấc mơ. Chính vì lí do này mà nhiều người không thể phân biệt nổi đâu là tỉnh, đâu là mơ khi còn đang ngái ngủ, ví dụ như chúng mình đã làm bài tập về nhà... trong mơ rồi hay thậm chí là… đi tiểu trong mơ đấy!
Kết quả nghiên cứu này được ghi lại bởi nhà tâm lí học người Anh - Keith Hearne nhưng nó không được công bố rộng rãi. Vài năm sau, tiến sĩ Stephen LaBerge công bố một cách độc lập phần nghiên cứu về hiện tượng “Lucid Dream” này trong luận án tiến sĩ của mình.
Làm cách nào để tận hưởng những trải nghiệm này?
Năm 1867 ,Hầu tước Hervey de Saint Denys đã xuất bản cuốn “Giấc mộng và làm thế nào để hướng dẫn chúng” . Trong sách có nói đến khả năng thức tỉnh trong giấc mộng và khả năng điều khiển giấc mộng của tác giả .
Steven Laberge dùng những chuyển động nhanh của mắt để tạo ra phương pháp tập luyện giấc mộng minh bạch. Những người tham gia nghiên cứu được nghe một băng thu âm liên tục nhắc nhở : “ Đây là một giấc mộng… “ mỗi khi họ đi vào giấc mộng (giấc mộng được nhận biết bằng cách theo dõi chuyển động của mắt) . Khi người tập đã có khả năng tỉnh táo trong giấc mộng, họ sẽ dùng một chuyển động của mắt mình để báo cho người ngoài cuộc biết. Kết quả khoảng 20% người tập luyện có khả năng thực hiện những giấc mộng minh bạch. Về sau Laberge chế tạo một máy đeo trên mặt, máy này nhận biết được những chuyển động nhanh của mắt lúc đi vào giấc mộng và phát ra ánh sáng tín hiệu khiến người đang mộng có khả năng nhận biết được mình đang mộng ...
***
Rất nhiều phương thức tiếp cận Lucid Dream đã được đề xuất. Gợi nhớ lại giấc mơ, đó là bước khởi đầu vô cùng quan trọng, dù bạn chọn cách tiếp cận nào đi chăng nữa. Ngay sau khi thức dậy, điều cần tiên bạn cần làm đó là ghi lại tất cả những gì bạn nhớ được, càng chi tiết càng tốt, ngay cả khi bạn thức dậy vào giữa đêm. Bạn cần tập trung vào những chi tiết này trong suốt cả ngày, càng thường xuyên càng tốt. Những giấc mơ của bạn phải trở thành một thứ thường trực trong đầu, cho đến khi chúng trở thành thói quen và diễn ra một cách có nhịp điệu - không phải những thứ rời rạc như trước đây.
Mnemonic Induction of Lucid Dream (MILD) - tạm dịch: kỹ thuật ký ức cảm ứng, một trong những kỹ thuật được đề ra bởi nhà tâm thần học LaBerge. Khi bạn thức dậy từ một giấc mơ, hãy cố gắng ghi nhớ thật đầy đủ, thật chi tiết những gì đã diễn ra. Luôn tự nhủ rằng bạn đang mơ - những gì đang diễn ra hoàn toàn không có thực. Trước khi chìm vào giấc ngủ, bạn cần đặt mình vào những giấc mơ, và hãy cố gắng tìm kiếm một dấu hiệu cụ thể nào đó chỉ ra rằng những gì bạn đang trải qua là hết sức phi lý - ví dụ như việc bạn đang bay lượn với đôi cánh vỗ phành phạch trên vai. Hãy lặp đi lặp lại điều này trong đầu, "Tôi đang mơ", và tiếp tục tưởng tượng, cho đến khi bạn thực sự rơi vào giấc ngủ.
Một phương pháp khác được sử dụng để tiếp cận Lucid Dream, thông qua giấc ngủ trưa. Bạn thức dậy sớm hơn thường lệ, giữ cho đầu óc mình tỉnh táo trong khoảng 30 phút cho đến 1 tiếng, sau đó quay trở lại giấc ngủ. Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng sự gián đoạn giấc ngủ như một thứ xóa mờ ranh giới giữa khi ngủ và khi thức. Và bằng một cách nào đó, bộ não của bạn sẽ được dựng dậy trong giấc mơ.
Một cách tiếp cận khác, đứng từ quan điểm Phật giáo, đó chính là việc luôn tâm niệm rằng bạn đang hoàn toàn tỉnh táo. Việc lặp đi lặp lại sự tự-thừa-nhận này sẽ giúp bạn đạt đến một thái cực mới: bạn càng hiểu rõ về bản chất của sự minh mẫn và thời điểm bạn hoàn toàn tỉnh táo sáng suốt, bạn càng đến gần ngưỡng nhận ra rằng khi nào bạn đang mơ, và khi nào bạn đang thức. Vậy làm thế nào để nhận ra điều đó? Hãy nhớ rằng, hành động của bạn luôn có logic. Bạn bật công tắc, và bóng đèn phát sáng. Bạn ném viên gạch vào gương, chiếc gương vỡ tan tành. Và trong mơ, mọi thứ thường diễn ra không đúng theo những quy luật đó.
Khi công nghệ ngày càng trở nên tiên tiến, một thiết bị mang tên NovaDreamer đã được tạo ra nhằm giúp bạn dễ dàng kiểm soát những giấc mơ của mình. Bộ phận nhận cảm gắn trên thiết bị này sẽ báo động cho bạn biết chính xác khi nào bạn bước vào giấc mơ, thông qua việc theo dõi những cử động trên mí mắt và phát ra một tín hiệu ánh sáng. Khi bạn thấy ánh sáng này trong giấc mơ, bạn sẽ biết rằng mình đang mơ. Ngoài ra, người ta cũng thường sử dụng galantamine, một loại thuốc được dùng trong điều trị Alzheimer, với tác dụng giúp tăng khả năng nhớ và suy nghĩ.
Sưu tầm từ internet
P/S: Bản thân chúng tôi cũng đã vài lần trải nghiệm qua những giấc mơ này... Tôi có kể cho một người bạn nghe về giấc mơ ..., và anh nói rằng: Trạng thái "Lucid Dream" có phần giống khi anh rơi vào trạng thái thôi miên...Xin chia sẻ đến các bạn..." Tất cả chỉ là trò chơi bản ngã" phải không các bạn???
Năm 1867 ,Hầu tước Hervey de Saint Denys đã xuất bản cuốn “Giấc mộng và làm thế nào để hướng dẫn chúng” . Trong sách có nói đến khả năng thức tỉnh trong giấc mộng và khả năng điều khiển giấc mộng của tác giả .
Steven Laberge dùng những chuyển động nhanh của mắt để tạo ra phương pháp tập luyện giấc mộng minh bạch. Những người tham gia nghiên cứu được nghe một băng thu âm liên tục nhắc nhở : “ Đây là một giấc mộng… “ mỗi khi họ đi vào giấc mộng (giấc mộng được nhận biết bằng cách theo dõi chuyển động của mắt) . Khi người tập đã có khả năng tỉnh táo trong giấc mộng, họ sẽ dùng một chuyển động của mắt mình để báo cho người ngoài cuộc biết. Kết quả khoảng 20% người tập luyện có khả năng thực hiện những giấc mộng minh bạch. Về sau Laberge chế tạo một máy đeo trên mặt, máy này nhận biết được những chuyển động nhanh của mắt lúc đi vào giấc mộng và phát ra ánh sáng tín hiệu khiến người đang mộng có khả năng nhận biết được mình đang mộng ...
***
Rất nhiều phương thức tiếp cận Lucid Dream đã được đề xuất. Gợi nhớ lại giấc mơ, đó là bước khởi đầu vô cùng quan trọng, dù bạn chọn cách tiếp cận nào đi chăng nữa. Ngay sau khi thức dậy, điều cần tiên bạn cần làm đó là ghi lại tất cả những gì bạn nhớ được, càng chi tiết càng tốt, ngay cả khi bạn thức dậy vào giữa đêm. Bạn cần tập trung vào những chi tiết này trong suốt cả ngày, càng thường xuyên càng tốt. Những giấc mơ của bạn phải trở thành một thứ thường trực trong đầu, cho đến khi chúng trở thành thói quen và diễn ra một cách có nhịp điệu - không phải những thứ rời rạc như trước đây.
Mnemonic Induction of Lucid Dream (MILD) - tạm dịch: kỹ thuật ký ức cảm ứng, một trong những kỹ thuật được đề ra bởi nhà tâm thần học LaBerge. Khi bạn thức dậy từ một giấc mơ, hãy cố gắng ghi nhớ thật đầy đủ, thật chi tiết những gì đã diễn ra. Luôn tự nhủ rằng bạn đang mơ - những gì đang diễn ra hoàn toàn không có thực. Trước khi chìm vào giấc ngủ, bạn cần đặt mình vào những giấc mơ, và hãy cố gắng tìm kiếm một dấu hiệu cụ thể nào đó chỉ ra rằng những gì bạn đang trải qua là hết sức phi lý - ví dụ như việc bạn đang bay lượn với đôi cánh vỗ phành phạch trên vai. Hãy lặp đi lặp lại điều này trong đầu, "Tôi đang mơ", và tiếp tục tưởng tượng, cho đến khi bạn thực sự rơi vào giấc ngủ.
Một phương pháp khác được sử dụng để tiếp cận Lucid Dream, thông qua giấc ngủ trưa. Bạn thức dậy sớm hơn thường lệ, giữ cho đầu óc mình tỉnh táo trong khoảng 30 phút cho đến 1 tiếng, sau đó quay trở lại giấc ngủ. Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng sự gián đoạn giấc ngủ như một thứ xóa mờ ranh giới giữa khi ngủ và khi thức. Và bằng một cách nào đó, bộ não của bạn sẽ được dựng dậy trong giấc mơ.
Một cách tiếp cận khác, đứng từ quan điểm Phật giáo, đó chính là việc luôn tâm niệm rằng bạn đang hoàn toàn tỉnh táo. Việc lặp đi lặp lại sự tự-thừa-nhận này sẽ giúp bạn đạt đến một thái cực mới: bạn càng hiểu rõ về bản chất của sự minh mẫn và thời điểm bạn hoàn toàn tỉnh táo sáng suốt, bạn càng đến gần ngưỡng nhận ra rằng khi nào bạn đang mơ, và khi nào bạn đang thức. Vậy làm thế nào để nhận ra điều đó? Hãy nhớ rằng, hành động của bạn luôn có logic. Bạn bật công tắc, và bóng đèn phát sáng. Bạn ném viên gạch vào gương, chiếc gương vỡ tan tành. Và trong mơ, mọi thứ thường diễn ra không đúng theo những quy luật đó.
Khi công nghệ ngày càng trở nên tiên tiến, một thiết bị mang tên NovaDreamer đã được tạo ra nhằm giúp bạn dễ dàng kiểm soát những giấc mơ của mình. Bộ phận nhận cảm gắn trên thiết bị này sẽ báo động cho bạn biết chính xác khi nào bạn bước vào giấc mơ, thông qua việc theo dõi những cử động trên mí mắt và phát ra một tín hiệu ánh sáng. Khi bạn thấy ánh sáng này trong giấc mơ, bạn sẽ biết rằng mình đang mơ. Ngoài ra, người ta cũng thường sử dụng galantamine, một loại thuốc được dùng trong điều trị Alzheimer, với tác dụng giúp tăng khả năng nhớ và suy nghĩ.
Sưu tầm từ internet
P/S: Bản thân chúng tôi cũng đã vài lần trải nghiệm qua những giấc mơ này... Tôi có kể cho một người bạn nghe về giấc mơ ..., và anh nói rằng: Trạng thái "Lucid Dream" có phần giống khi anh rơi vào trạng thái thôi miên...Xin chia sẻ đến các bạn..." Tất cả chỉ là trò chơi bản ngã" phải không các bạn???