Câu hỏi: Thưa thầy, khi con chánh niệm lúc làm việc thì dần dần đỉnh đầu của con đau râm ran và đi vào trạng thái hôn trầm. Có lúc con đang rửa bát, rơi bát lúc nào không hay. Thưa thầy con phải làm như nào bây giờ?
Trả lời: Con không nói con đã chánh niệm thế nào mới được. Niệm sai không thể gọi là Chánh niệm được. Có thể con niệm sai chăng?
2. Thấy mọi đối tượng đều là thực tánh pháp như nó đang là một cách tự nhiên, không còn xen khái niệm "bước chân" hay" bàn tay" vào nữa thì mới gọi là chánh niệm.
Câu hỏi: Con chánh niệm về hành động cử chỉ khi con là việc. Ví dụ khi đi con chánh niệm vào bước chân, rửa bát con chánh niệm vào bàn tay của mình thì lại xảy ra hiện tượng hôn trầm và tê bì ở đỉnh đầu. Thưa thầy con chánh niệm như vầy đã đúng chưa ạ?
Trả lời: Con cũng chỉ mới nói đến đối tượng mà con niệm chứ chưa nói con niệm như thế nào. Thái độ niệm của con mới quan trọng chứ không phải là đối tượng nào. Thí dụ con niệm với thái độ tập trung sự chú ý vào vào bước chân, vào bàn tay... hoặc con để ý ghi nhận với ý nghĩ "chân đang bước", "tay đang nắm"... hoặc con chỉ trọn vẹn trong sáng với sự kiện đang diễn ra... Khi nào con thấy mọi đối tượng đều là thực tánh pháp như nó đang là một cách tự nhiên, không còn xen khái niệm "bước chân" hay" bàn tay" vào nữa thì mới gọi là chánh niệm. Vậy con cần nói rõ thái độ tâm của con lúc niệm như thế nào thì thầy mới giúp con điều chỉnh được nếu thái độ tâm của con chưa đúng.
3. Chánh niệm là trọn vẹn với thực tánh pháp như nó đang là...
Câu hỏi: Thưa Thầy, cho con hỏi chánh niệm là như thế nào? Con cảm ơn Thầy.
Trả lời: Nếu đứng riêng một mình thì chánh niệm là trọn vẹn với thực tánh pháp như nó đang là, thí dụ khi con đi thì tâm pháp trọn vẹn với sắc pháp ngay tại đó và lúc đó, nếu con khởi niệm "tôi đi" hoặc muốn chú ý tìm hiểu "đi như thế nào" hoặc tâm cố gắng chú niệm vào đối tượng ... thì liền rơi vào tướng khái niệm, lúc ấy là tư niệm chứ không còn là chánh niệm nữa.
Nếu chánh niệm hiểu theo nghĩa đại diện cho cụm từ tinh-tấn-chánh-niệm-tỉnh-giác thì có nghĩa là trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại như nó đang là. Trở về vì không phóng dật bên ngoài, trọn vẹn hay tự tại vì không thất niệm ngoại tại, trong sáng vì không bị che lấp bởi khái niệm tục đế nên thấy rõ thực tánh chân đế. Người ta thường nhầm lẫn chánh niệm với tư niệm, ghi nhận, tập chú (gom tâm chú ý vào), định tâm (concentration) hoặc lặp đi lặp lại trong tâm để ghi nhớ, do đó đưa đến tình trạng bị căng thẳng vì cố gắng đạt được mục đích, ngược lại, trong chánh niệm hoàn toàn không còn bóng dáng của những tạp niệm đó. Hãy thận trọng đừng dùng từ chánh niệm một cách bừa bãi.
Hỏi đáp: Trung Tâm Hộ Tông
Chánh niệm chính là tâm trọn vẹn với pháp ngay tại đây và bây giờ mà không khởi một niệm phân biệt nhị nguyên nào, bởi vì một niệm khởi lên là đã phân ra thiện ác, đúng sai, hữu vô, cao thấp, đốn tiệm... của lý trí vọng thức, đó chính là lúc hình thành cái ta ảo tưởng...
...Khi tâm bạn buông ra mọi ý đồ lăng xăng của cái ta ảo tưởng, thì ngay đó không có thất niệm, tạp niệm hay vọng niệm (tức vô niệm) thì đó mới thật là chánh niệm, chứ tuyệt đối không có một hành động tạo tác nào gọi là chánh niệm cả. Đừng tạo phương pháp hay lối mòn cho chánh niệm, mà chỉ cần ngay đó trọn vẹn với thực tại thì chính là tâm đang chánh niệm. Ví như yên lặng thì ngay đó cứ yên lặng chứ không cần phải chấm dứt tiếng ồn, vì khi bạn khởi tâm muốn chấm dứt tiếng ồn thì tâm bạn không còn yên lặng nữa!
***
Chánh niệm là yếu tính của sự sống trọn vẹn với dòng pháp thực tánh, nên gọi là sống thuận pháp. Vị Thánh Tu-đà-hoàn được gọi là “nhập dòng” (sotāpanna) vì vị ấy đã sống thuận theo dòng pháp tánh. Vậy hãy để tâm bạn trôi chảy trọn vẹn nơi chính nó trong sự vận hành toàn diện của pháp, không nên bắt tâm ngưng trụ ở đâu. Bắt tâm ngưng trụ không phải là chánh niệm cũng không phải là chánh định mà là sự dính mắc, sự cản trở tâm thể nhập vào dòng thực tánh pháp tự nhiên.
Khi bạn biết thế nào là chánh niệm, thế nào là trọn vẹn với thực tại, thì dù thực tại đó là hơi thở, là đi, đứng, ngồi, nằm, là tất cả sự... của thân hành; là những cảm giác hay cảm xúc khổ, lạc, hỷ, ưu, xả; là những trạng thái của tâm, là cái “không là gì cả” hay là cái “tất cả” v.v... thì đều chỉ là tùy duyên, không có gì quan trọng, tự thân chánh niệm mới là một trong những yếu tính cốt lõi của tâm thiền. Tâm chánh niệm lặng lẽ trên mọi đối tượng mà không dừng lại ở bất kỳ đối tượng nào.
Trích: Chương II
Sống trong thực tại
Tác giả: Viên Minh
Chánh niệm là biết được những gì ngay trong hiện tại, ghi nhận và tỉnh thức. Hiểu biết thấu đáo rõ ràng phạm vi hoàn cảnh của đối tượng xuất hiện. Khi chánh niệm đi liền với giác tỉnh thì trí tuệ sẽ luôn luôn xuất hiện để giúp cho cặp "Chánh niệm-Giác tỉnh" này hoàn thành sứ mạng của chúng.
Hãy quan sát tâm, theo dõi tiến trình kinh nghiệm về sinh diệt. Lúc đầu chuyển động có tính cách cố định. Ngay khi một sự vật diệt đi, một sự vật khác lại sinh ra, và bạn sẽ có cảm tưởng rằng sinh nhiều hơn diệt. Dần dần khi tâm quan sát nhạy bén và rõ ràng, bạn sẽ hiểu được tại sao sự vật sinh ra một cách mau lẹ như thế, cho đến một lúc nào đó bạn sẽ đạt đến một điểm, ở đấy sự vật sinh rồi diệt và...không bao giờ sinh ra nữa.
Với chánh niệm bạn sẽ nhận diện được chủ nhân ông thực sự của mọi pháp. Bạn sẽ không còn có tư tưởng đây là thế giới của ta, đây là thân thể của ta mà là thế giới của thế giới, và thân thể của thân thể. Bạn có thể bảo thân thể bạn đừng già được không? Khi dạ dày bạn đau, nó có xin phép bạn không? Chúng ta chỉ là người thuê nhà. Tại sao chúng ta không tìm cho ra ai là chủ nhân thật sự của thân thể này?
***
Bạn có thể đi đây đi đó để tham học với các thiền sư và để thử qua những phương pháp hành thiền. Một số các bạn ở đây đã từng làm như thế. Đó là điều ước muốn và là việc tự nhiên. Sau khi bạn đã đặt nhiều câu hỏi với các vị thiền sư và đã biết được phương pháp hành thiền, bạn sẽ nhận thấy rằng tất cả những việc bạn làm chẳng đưa bạn đi đến chân lý ngoài sự buồn chán. Rồi bạn sẽ thấy rằng chỉ khi bạn đứng lại để xem xét tâm mình, thì lúc ấy bạn mới thấy đuợc, mới tìm được những gì Đức Phật dạy. Chẳng cần phải đi tìm cái gì bên ngoài, hãy trở về đối diện với bản chất thật sự của chính mình. Chính lúc trở về đối diện với mình bạn sẽ thấy chân lý.
Trả lời: Con không nói con đã chánh niệm thế nào mới được. Niệm sai không thể gọi là Chánh niệm được. Có thể con niệm sai chăng?
2. Thấy mọi đối tượng đều là thực tánh pháp như nó đang là một cách tự nhiên, không còn xen khái niệm "bước chân" hay" bàn tay" vào nữa thì mới gọi là chánh niệm.
Câu hỏi: Con chánh niệm về hành động cử chỉ khi con là việc. Ví dụ khi đi con chánh niệm vào bước chân, rửa bát con chánh niệm vào bàn tay của mình thì lại xảy ra hiện tượng hôn trầm và tê bì ở đỉnh đầu. Thưa thầy con chánh niệm như vầy đã đúng chưa ạ?
Trả lời: Con cũng chỉ mới nói đến đối tượng mà con niệm chứ chưa nói con niệm như thế nào. Thái độ niệm của con mới quan trọng chứ không phải là đối tượng nào. Thí dụ con niệm với thái độ tập trung sự chú ý vào vào bước chân, vào bàn tay... hoặc con để ý ghi nhận với ý nghĩ "chân đang bước", "tay đang nắm"... hoặc con chỉ trọn vẹn trong sáng với sự kiện đang diễn ra... Khi nào con thấy mọi đối tượng đều là thực tánh pháp như nó đang là một cách tự nhiên, không còn xen khái niệm "bước chân" hay" bàn tay" vào nữa thì mới gọi là chánh niệm. Vậy con cần nói rõ thái độ tâm của con lúc niệm như thế nào thì thầy mới giúp con điều chỉnh được nếu thái độ tâm của con chưa đúng.
3. Chánh niệm là trọn vẹn với thực tánh pháp như nó đang là...
Câu hỏi: Thưa Thầy, cho con hỏi chánh niệm là như thế nào? Con cảm ơn Thầy.
Trả lời: Nếu đứng riêng một mình thì chánh niệm là trọn vẹn với thực tánh pháp như nó đang là, thí dụ khi con đi thì tâm pháp trọn vẹn với sắc pháp ngay tại đó và lúc đó, nếu con khởi niệm "tôi đi" hoặc muốn chú ý tìm hiểu "đi như thế nào" hoặc tâm cố gắng chú niệm vào đối tượng ... thì liền rơi vào tướng khái niệm, lúc ấy là tư niệm chứ không còn là chánh niệm nữa.
Nếu chánh niệm hiểu theo nghĩa đại diện cho cụm từ tinh-tấn-chánh-niệm-tỉnh-giác thì có nghĩa là trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại như nó đang là. Trở về vì không phóng dật bên ngoài, trọn vẹn hay tự tại vì không thất niệm ngoại tại, trong sáng vì không bị che lấp bởi khái niệm tục đế nên thấy rõ thực tánh chân đế. Người ta thường nhầm lẫn chánh niệm với tư niệm, ghi nhận, tập chú (gom tâm chú ý vào), định tâm (concentration) hoặc lặp đi lặp lại trong tâm để ghi nhớ, do đó đưa đến tình trạng bị căng thẳng vì cố gắng đạt được mục đích, ngược lại, trong chánh niệm hoàn toàn không còn bóng dáng của những tạp niệm đó. Hãy thận trọng đừng dùng từ chánh niệm một cách bừa bãi.
Hỏi đáp: Trung Tâm Hộ Tông
...Khi tâm bạn buông ra mọi ý đồ lăng xăng của cái ta ảo tưởng, thì ngay đó không có thất niệm, tạp niệm hay vọng niệm (tức vô niệm) thì đó mới thật là chánh niệm, chứ tuyệt đối không có một hành động tạo tác nào gọi là chánh niệm cả. Đừng tạo phương pháp hay lối mòn cho chánh niệm, mà chỉ cần ngay đó trọn vẹn với thực tại thì chính là tâm đang chánh niệm. Ví như yên lặng thì ngay đó cứ yên lặng chứ không cần phải chấm dứt tiếng ồn, vì khi bạn khởi tâm muốn chấm dứt tiếng ồn thì tâm bạn không còn yên lặng nữa!
***
Chánh niệm là yếu tính của sự sống trọn vẹn với dòng pháp thực tánh, nên gọi là sống thuận pháp. Vị Thánh Tu-đà-hoàn được gọi là “nhập dòng” (sotāpanna) vì vị ấy đã sống thuận theo dòng pháp tánh. Vậy hãy để tâm bạn trôi chảy trọn vẹn nơi chính nó trong sự vận hành toàn diện của pháp, không nên bắt tâm ngưng trụ ở đâu. Bắt tâm ngưng trụ không phải là chánh niệm cũng không phải là chánh định mà là sự dính mắc, sự cản trở tâm thể nhập vào dòng thực tánh pháp tự nhiên.
Khi bạn biết thế nào là chánh niệm, thế nào là trọn vẹn với thực tại, thì dù thực tại đó là hơi thở, là đi, đứng, ngồi, nằm, là tất cả sự... của thân hành; là những cảm giác hay cảm xúc khổ, lạc, hỷ, ưu, xả; là những trạng thái của tâm, là cái “không là gì cả” hay là cái “tất cả” v.v... thì đều chỉ là tùy duyên, không có gì quan trọng, tự thân chánh niệm mới là một trong những yếu tính cốt lõi của tâm thiền. Tâm chánh niệm lặng lẽ trên mọi đối tượng mà không dừng lại ở bất kỳ đối tượng nào.
Sống trong thực tại
Tác giả: Viên Minh
Chánh niệm là biết được những gì ngay trong hiện tại, ghi nhận và tỉnh thức. Hiểu biết thấu đáo rõ ràng phạm vi hoàn cảnh của đối tượng xuất hiện. Khi chánh niệm đi liền với giác tỉnh thì trí tuệ sẽ luôn luôn xuất hiện để giúp cho cặp "Chánh niệm-Giác tỉnh" này hoàn thành sứ mạng của chúng.
Hãy quan sát tâm, theo dõi tiến trình kinh nghiệm về sinh diệt. Lúc đầu chuyển động có tính cách cố định. Ngay khi một sự vật diệt đi, một sự vật khác lại sinh ra, và bạn sẽ có cảm tưởng rằng sinh nhiều hơn diệt. Dần dần khi tâm quan sát nhạy bén và rõ ràng, bạn sẽ hiểu được tại sao sự vật sinh ra một cách mau lẹ như thế, cho đến một lúc nào đó bạn sẽ đạt đến một điểm, ở đấy sự vật sinh rồi diệt và...không bao giờ sinh ra nữa.
Với chánh niệm bạn sẽ nhận diện được chủ nhân ông thực sự của mọi pháp. Bạn sẽ không còn có tư tưởng đây là thế giới của ta, đây là thân thể của ta mà là thế giới của thế giới, và thân thể của thân thể. Bạn có thể bảo thân thể bạn đừng già được không? Khi dạ dày bạn đau, nó có xin phép bạn không? Chúng ta chỉ là người thuê nhà. Tại sao chúng ta không tìm cho ra ai là chủ nhân thật sự của thân thể này?
***
Bạn có thể đi đây đi đó để tham học với các thiền sư và để thử qua những phương pháp hành thiền. Một số các bạn ở đây đã từng làm như thế. Đó là điều ước muốn và là việc tự nhiên. Sau khi bạn đã đặt nhiều câu hỏi với các vị thiền sư và đã biết được phương pháp hành thiền, bạn sẽ nhận thấy rằng tất cả những việc bạn làm chẳng đưa bạn đi đến chân lý ngoài sự buồn chán. Rồi bạn sẽ thấy rằng chỉ khi bạn đứng lại để xem xét tâm mình, thì lúc ấy bạn mới thấy đuợc, mới tìm được những gì Đức Phật dạy. Chẳng cần phải đi tìm cái gì bên ngoài, hãy trở về đối diện với bản chất thật sự của chính mình. Chính lúc trở về đối diện với mình bạn sẽ thấy chân lý.
Ajahn Chah
Nguồn: www.trungtamhotong.org