Tối qua, dù thức ăn đã chuẩn bị sẵn sàng, tôi vẫn phải thức dậy lúc 4.00 am lo nấu nướng để dâng sớt bát, vì đúng 5.00 am chị bạn Đạo Jade Dinh sẽ đến cho tôi quá giang. Hôm nay có cuộc đua thuyền nên chúng tôi phải đi sớm bởi khoảng 8.00 am sẽ không qua phà được. Từ chỗ tôi ở đến bến phà Wisemans Ferry khoảng 2 tiếng lái xe. Qua khỏi phà đi thêm một đoạn đường tráng nhựa 4 km nữa mới đến cổng vào tu viện. Đường vào chùa đất đá lòi lõm chằng chịt những ổ gà trong bụi khói mù sương, nên con đường chỉ có 16 km mà phải mất từ 35 - 45 phút lái xe, đó là những ngày nắng. Còn những ngày mưa đường trơn trợt rất hiểm nguy phải mất 1 hour xe.
Tu viện được bao bọc xung quanh bởi Công Viên Quốc Gia (National Park) nên chính phủ không bằng lòng tráng nhựa đường vì muốn giữ trọn vẹn nét nguyên thủy của núi rừng. Nhưng hàng năm chùa phải chịu trách nhiệm tu bổ. Giữa đoạn đường xuất hiện một chú chó nhỏ chạy nhanh như chớp đang phi nước đại, tôi bèn ngẫu cho vui:
Đường lên Wat Bud-dha
Bụi khói cùng ổ gà
Cảm kích người bạn Đạo
Bao năm hộ Tăng Già (Pali: saṅgha)
Bên vệ đường chó nhỏ
Chạy nhanh như ngựa phi
Dẫn đường vào đất Phật
Có phải Tâm đại bi!
Tôi vô cùng khâm phục tấm lòng hộ trì Chư Tăng của Phật Tử Sydney. Hơn 10 năm nay, các chị đã không quản khó khăn nhọc nhằn, thay phiên nhau mỗi tuần lên đây dâng thực phẩm và tứ sự đến Chư Tăng. Bản thân tôi, chỉ biết nấu thức ăn gởi các bạn dâng sớt bát hộ, và đôi khi cũng gởi chút tịnh tài để mua những thùng nước cúng dường. Trước đây, chùa không có điện và nước nên Phật Tử Việt Nam thường ví von gọi là Khổ Hạnh Lâm. Sau này, Phật tử cúng dường hệ thống điện năng lượng mặt trời Hybrid Rooftop (Hybrid solar system) nên chùa mới có nguồn điện. Còn nước thì dùng nước mưa dự trữ từ những thùng lớn, nếu không đủ nước ban trị sự của chùa sẽ mua nước dâng thêm. Cứ mỗi 3 năm chùa thay đổi ban trị sự một lần, nhóm Việt Nam có cô Mai chú Xung là chủ tịch, chị Jade Dinh là thủ quỹ. Họ là những người hết lòng tận tụy vì Tam Bảo,
Mấy năm trước tôi bận công việc làm ăn nên không có cơ hội tháp tùng đi chung, đây là lần thứ hai tôi bước chân đến nơi này. Khởi hành quá sớm nên nắng chưa đủ hong ấm vòm cây bạt ngàn sức sống, chúng tôi có mặt ở chùa khoảng 8.45 am, Phật tử đến cũng khá đông. Năm ngoái đa số là Phật tử Thái Lan, nhưng năm nay Việt Nam nhiều nhất.
Vừa xuống xe, chị Jade Dinh dặn tôi mang chậu Như Ý để lên bàn tiếp tân. Trong lễ dâng y này, tôi được hân hạnh cầm cây như ý là quà tặng của một vị Sư được chị Jade Dinh mang từ Việt Nam về.
Ở đó cũng trưng bày nhiều bộ y và sách "Những lời dạy vượt thời gian của Thiền Sư Ajahn Chah" dành cho Phật Tử tùy hỷ thỉnh. Núi rừng vây quanh thiền viện đang khoác lên phong cảnh chung quanh những chiếc áo xanh rì lốm đốm bóng râm, chúng tôi như lạc vào khung trời cổ tích với vẻ đẹp hoang sơ ấn tượng đến diệu kỳ.
Trên khán đài có 2 tượng Phật dát vàng ngồi kiết già và đứng, bên dưới là một bàn dài thức ăn chay mặn + đủ thứ trái cây và bánh ngọt.
Khoảng 10 am, mỗi Phật Tử cầm một chén cơm sớt bát Chư Tăng. Đoạn Chư Tăng lên khán đài ngồi dùng Ngọ và Phật Tử lần lượt dâng thức ăn lên. Chư Tăng nơi đây mỗi ngày chỉ độ một buổi ngọ duy nhất vào 10 am. Sau khi Chư Tăng tụng kinh chúc phúc, Phật Tử cũng bắt đầu ăn trưa.Vừa xuống xe, chị Jade Dinh dặn tôi mang chậu Như Ý để lên bàn tiếp tân. Trong lễ dâng y này, tôi được hân hạnh cầm cây như ý là quà tặng của một vị Sư được chị Jade Dinh mang từ Việt Nam về.
Ở đó cũng trưng bày nhiều bộ y và sách "Những lời dạy vượt thời gian của Thiền Sư Ajahn Chah" dành cho Phật Tử tùy hỷ thỉnh. Núi rừng vây quanh thiền viện đang khoác lên phong cảnh chung quanh những chiếc áo xanh rì lốm đốm bóng râm, chúng tôi như lạc vào khung trời cổ tích với vẻ đẹp hoang sơ ấn tượng đến diệu kỳ.
Trên khán đài có 2 tượng Phật dát vàng ngồi kiết già và đứng, bên dưới là một bàn dài thức ăn chay mặn + đủ thứ trái cây và bánh ngọt.
12.pm đi đầu là Chư Tăng, kế đến là 2 thí chủ chính đội y được Sư Trụ Trì tuyển chọn, là những người có phẩm hạnh tốt. Cô Sương nói với tôi rằng đời cô may mắn gặp 2 Phật Tử thuần thành ưu tú là cô Pauline, thí chủ chính hôm nay và một người nữa là NT được phẩm hạnh tròn đầy Ba la mật. Làm tôi ngượng ngập mắc cỡ quá chừng!
Tôi cầm cây như ý đi tiếp theo đội hình, rồi tới 2 em nhỏ cầm cái chiêng nhịp nhàng gõ theo bài kinh tụng "Itipiso bhagava araham samma sambuddho vijjacarana sampanno sugato lokavidu anuttaro purisadamma sarathi sattha devamanussanam buddho bhagavati". Một bạn nam người Úc cầm cây như ý được làm từ cây chuối và lần lượt các Phật tử nối gót theo sau. Chúng tôi tiến về chánh điện trên đoạn đường dốc khoảng 1 km, vừa đi vừa tụng bài Itipiso vang vọng. Đến Chánh điện, tất cả cởi bỏ giày dép, đi chân trần nhiễu quanh chánh điện 3 vòng để vào làm lễ.
Chư Tăng làm lễ thọ quy giới cho hàng Phật tử. Sau đó, Ngài Ajahn Tiradhammo, người Anh, là vị có tuổi hạ cao nhất giảng Ý Nghĩa Lễ Dâng Y bằng English, cô Sương phiên dịch sang Vietnamese. Tôi ngồi sát bên nhìn cô ghi xuống chỉ vài notes, vậy mà khi Ngài Ajahn Tiradhammo giảng xong, cô dịch lại thao thao bất tuyệt, chuẩn xác đến độ làm tôi vô cùng khâm phục. Cô là teacher dạy toán nhưng đã về hưu, không ngờ vốn tiếng Anh + sự hiểu Pháp của cô vô cùng sâu sắc. Chứng kiến nhiều vị thông dịch nhưng tôi hiếm thấy ai tài giỏi như cô.
Sau đó, Ngài Trụ Trì Ajahn Khemavaro (Sư Thái Bình)* nói về sinh Hoạt ở Chùa và Lợi ích của việc tập Thiền. Tiếp theo, tất cả đọc tác bạch dâng y bằng tiếng Pali. Đoạn, 2 thí chủ chính dâng y và tứ vật dụng, rồi lần lượt Phật tử lên dâng y đến vị Thầy họ kính.
Cuối cùng ban trị sự công bố số tịnh tài nhận được do Phật tử cúng dường hôm nay, mọi người đều hoan hỷ. Chư Tăng tụng kinh chúc phúc, buổi lễ hoàn mãn tốt đẹp ngập tràn đạo vị.
Buổi chiều, tôi ở lại phụ chị Jade Dinh dọn dẹp nhà bếp. Hầu hết, Phật tử đã ra về. Nhìn cảnh trí thiên nhiên thanh bình với từng cơn gió thoảng, tuy hiện diện hoang sơ trong từng sát na hiện thực, nhưng khoảnh khắc an nhiên tịch tịnh đã trở thành thiên thu bất tử...
Mấy năm cháy rừng xung quanh công viên quốc gia (National park) bị tàn phá, duy chỉ có ngôi Già Lam nơi đây còn nguyên vẹn. Không biết núi rừng này linh thiêng hay Chư Thiên hộ trì những bậc chân tu.
* Viện chủ tu viện Wat Buddha Dhamma là Ngài Ajahn khemavaro. Sinh năm 1966 tại Việt Nam, vào năm 9 tuổi ngài theo gia đình di cư sang Mỹ. Tốt nghiệp bằng cử nhân về triết học tại trường Claremont McKenna, miền Nam California. Công việc chính của sư là về lãnh vực tài chính ngân hàng. Đầu tiên sư bắt đầu con đường thực hành phật pháp tại chùa Wat Pah Nanachat - Thái (1999). Một năm sau sư thọ giới tỳ kheo theo truyền thống của ngài Ajahn Chah. Vào năm 2005, sư bắt đầu hướng dẫn vô số khóa thiền tại Singapore, Mỹ, Norway, Úc...
NT
Sydney, 25/11/2018
Mời Đọc: Câu chuyện Dâng Y Kathina ở chùa Khmer, Sydney 2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét