Bước nhảy lượng tử từ tâm trí sang vô trí

... Con người của chứng ngộ không bao giờ chết, không bao giờ luân hồi. Luân hồi dành cho người dốt nát, chuyển từ hình tướng này sang hình tướng khác, từ tính con vật này sang tính con vật khác. Nhưng với người đã thức tỉnh, với người đã chứng ngộ, không có chết và không có luân hồi. Người đó đơn giản khuếch tán vào trong tính toàn thể của vũ trụ.
Người đó thậm chí không để lại bước chân của mình và các dấu chân đằng sau hệt như bông tuyết biến mất hay tiếng vọng trong núi.
Người đó đơn giản vứt bỏ sự bó buộc của mình và làm toàn thể bầu trời là bản thể mình. Người đó ở mọi nơi và người đó không ở đâu cả nói riêng.


Thanh Hoá nói, "Sông Trường Giang chảy mãi" - Trường Giang là tên của con sông, "không bao giờ dừng; bong bóng bay theo gió thất thường." Đó là ngôn ngữ Thiền ưa thích, ngôn ngữ của thơ ca thuấn khiết, của âm nhạc thuần khiết, của điệu vũ thuần khiết.
Sông Trường Giang chảy mãi. Nó đã chảy hàng thế kỉ hay có lẽ hàng triệu năm và nó sẽ tiếp tục chảy; theo cùng cách người chứng ngộ biến mất trong đại dương, bỏ cái lồng nhỏ mà người đó vẫn nghĩ là bản thân mình - nhân cách của người đó, bản ngã của người đó. Cũng như giọt sương trượt từ lá sen và hội nhập vào trong đại dương, ông ấy biến mất để xuất hiện ở mọi nơi. Bạn phải mạo hiểm để là không đâu cả nếu bạn muốn là mọi nơi. Nhưng đó là việc mặc cả tốt.
Thanh Hoá nói, "Sông Trường Giang chảy mãi, không bao giờ dừng; bong bóng bay theo gió thất thường."
Chỉ bong bóng đi đây đó, luân hồi, trôi theo gió thất thường. Thời trang và tâm trạng và xúc động đều không là gì ngoài bong bóng xà phòng. Chúng chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ chỗ này sang chỗ khác. Nhưng bản thân dòng sông đơn giản vẫn liên tục. Cứ cảm thấy dòng sông im lặng trong đó bạn đang hiện hữu tại khoảnh khắc này. Im lặng này là vĩnh hằng: nó bao giờ cũng ở đây và nó bao giờ cũng sẽ vẫn còn ở đây. 


Cúng Dường

Một khi bạn trở nên chứng ngộ, bạn không còn nữa - theo nghĩa cũ. Bạn tuyệt đối được ngắt ra khỏi cái cũ: bước nhảy có tính lượng tử cho nên ngôn ngữ cũ trở nên tuyệt đối không áp dụng được. Mọi điều có thể được nói là: cúng dường được thực hiện; toàn thể sự tồn tại đón nhận chúng; không bàn tay cá nhân nào sẽ nhận cúng dường của bạn.
Và chính ham muốn là cúng dường của bạn phải được nhận về cơ bản là sai: cúng dường của bạn phải là vô điều kiện. Chúng phải là từ yêu của bạn, không từ ham muốn của bạn, không từ bất kì nhu cầu nào. Nó chỉ là niềm vui, điệu vũ rằng vài con người đã biến mất vào trong toàn thể vũ trụ.
Cúng dường của bạn đơn giản là chỉ dẫn biểu tượng rằng bạn cũng muốn biến mất như tiếng vọng, dần dần, dần dần, không để lại bất kì dấu vết nào đằng sau; hệt như chim bay nhưng không để lại dấu chân trên trời



Trực giác, chứng ngộ, vô trí...

Osho kính yêu,

Tối hôm nọ tôi nghe thầy nói rằng trực giác và chứng ngộ là không khác nhau. Có phải điều đó là vì cả hai đều là vô trí không? Và điều đó có nghĩa là khi trực giác làm việc bên trong chúng ta, chúng ta có hương vị nhỏ của chứng ngộ?
Maneesha, trong câu hỏi đơn giản của bạn, bạn đã nêu ra nhiều câu hỏi. Thứ nhất, tối hôm nọ không bao giờ xảy ra! Quá khứ là quá khứ. Tôi phải nhắc bạn bao nhiêu lần rồi? Không có tối hôm nọ khác tối nay và sẽ không có tối nào khác hơn tối nay! Thay vì là ở đây, bạn bị lo nghĩ rằng bạn đã nghe tôi nói rằng "trực giác và chứng ngộ là không khác nhau. Có phải điều đó là vì cả hai đều là vô trí không?"
Tôi muốn tất cả các bạn, không chỉ Maneesha, hiểu rằng đây không phải là hội chúng của những người tìm hỏi về thượng đế học, triết học. Đây là việc gặp gỡ của chư phật. Khi có liên quan tới cái ta bên trong nhất của bạn, bạn có thể cho nó bất kì cái tên nào, trực giác... Từ đó ngụ ý cái gì? Nó ngụ ý ‘biết từ bên trong.' Chúng ta hiểu hoàn hảo dạy bảo nghĩa là gì, thầy kèm nghĩa là gì: tri thức tới bên ngoài, từ thầy cô giáo, thầy kèm, toà chủ; mọi điều họ làm đều là dạy bảo.
Trực giác là cái nảy sinh bên trong bạn, nó là chính bản thể bạn. Bạn có thể gọi nó là chứng ngộ. Bạn có thể cho nó bất kì cái tên này - không thành vấn đề - những cái tên không thành vấn đề trong thế giới này của sự tồn tại thực.
Và thế rồi chung cuộc bạn hỏi, "Và điều đó có nghĩa là khi trực giác làm việc bên trong chúng ta..."
Không, Maneesha, trực giác không bao giờ làm việc; nó đơn giản có đó. Cái làm việc bao giờ cũng là tâm trí: cái bao giờ cũng nghỉ ngơi, không làm việc, là bạn. Trung tâm của bạn ở bên ngoài việc làm hay không làm, nó đơn giản hiện hữu: nó là ngôn ngữ khác cần hiểu - nó không làm cái gì. Cho nên khi bạn nghĩ trực giác của bạn làm việc, bạn đã bị tâm trí của bạn đánh lừa. Đừng bị lừa bởi tâm trí. Nhớ rằng trực giác hiện hữu: nó không làm việc; nó là sự hiện diện, nhận biết. Đó là lí do tại sao tôi đã gọi chúng theo hai cái tên của một kinh nghiệm: trực giác, chứng ngộ, thức tỉnh, phật tính - những cái tên của cùng một trung tâm bất động.
Bạn không thể có, Maneesha này, chỉ một hương vị của nó. Hoặc bạn có nó toàn thể, hoặc bạn không có nó. Nó là không thể phân chia được.
Điều này cho tôi cơ hội để chỉ cho bạn nghĩa của cá nhân. Không từ điển nào, không bách khoa toàn thư nào sẽ giúp ích. Với chúng sẽ rất gượng gạo để kết nối cá nhân với tính không phân chia được, cái mà không thể được phân chia. Nếu nó không thể được chia ra, bạn không thể có nếm trải về nó. Bạn sẽ hoặc phải có nó, hoặc quyết định vẫn còn trong dốt nát, nhưng bạn không thể nói, "Tôi đã có được chút ít chứng ngộ." Theo cách đó nó không có tác dụng.
Bạn không thể nói, "Tôi được chứng ngộ một phần." Hiện hữu - một cách toàn bộ. Và cái tên nào bạn gán cho tính toàn bộ đó của bản thể bạn là tuỳ ở bạn. Vào khoảnh khắc đó tôi đã chọn từ chứng ngộ, vì nó có phẩm chất của việc xua tan mọi bóng tối, đau khổ, phiền não, tiêu cực; nó mang bạn tới bản thể tích cực của bạn, nó đem bạn tới chính tâm bạn, khi nói, "Vâng," với mọi nhịp đập của vũ trụ bao quanh bạn.

Osho
Trích: "Thiền: Bước nhảy lượng tử từ tâm trí sang vô trí"


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét