Ngài Munindra luôn nhắc nhở rằng chánh niệm
là để thấy được sự thật trong từng giây phút. Thầy bảo Oren Sofer, “Cái gì đang xảy ra, đó là sự thật.
Trong giây phút này, nếu tâm bạn bị xao lãng, đó
cũng là sự thật. Hãy chấp nhận nó.”
Pháp Hành Đơn Giản
Ngài Munindra luôn đề cao tính giản dị và thư thái. Joseph Goldstein nghĩ có lẽ Thầy đã lập lại hàng nghìn lần câu “Hãy giản dị và thư thái. Hãy chấp nhận mọi thứ y như chúng đang hiển bày”.
Tuy nhiên đó là cả một thử thách, nhất là cho ai mới tập hành thiền. Như có lần Ngài đã nhẹ nhàng quở trách Michael Stein: “Việc hành thiền thì đơn giản thôi, nhưng bạn lại làm nó thành phức tạp, rắc rối.” Thỉnh thoảng, môn sinh hiểu lầm chữ “đơn giản” mà Thầy hay dùng. Khi họ thấy Thầy nằng nặc mặc cả, dù là chỉ để mua một gói đậu phộng, họ thắc mắc và nhắc Thầy: “Thầy nói là phải đơn giản và dễ dãi, tại sao Thầy làm vậy?” Thầy im lặng giây lâu rồi trả lời: “Tôi nói hãy giản dị, nhưng không nói hãy làm kẻ ngô nghê.” Qua việc này, Roy Bonney hiểu rằng, “Điều thật quan trọng là phải có pháp hành để nhận ra được sự thật của thế gian, nhưng đừng là kẻ khờ dại trong cuộc sống.” Ngài dạy rằng sự thiền tập đúng cách sẽ đem ta đến một trạng thái tươi mát hay thư giãn: Khi tâm ở trong trạng thái thinh lặng, thì chúng ta phục hồi được năng lượng. Hành thiền không phải là tự áp chế hay cố gắng quá sức. Nó là một công việc hài hòa với cả con người mình. Hành thiền rất là giản dị nếu ta hiểu được tiến trình của nó. Chừng nào mà ta chưa hiểu được, thì nó là một công việc cực kỳ khó khăn, bởi vì tâm ta không được rèn luyện để không dính mắc, không kết tội, không phê phán, chỉ sống với những gì đang hiện hữu trong giây phút ấy. Khi ta đã hiểu được quy luật nhân duyên thì thiền trở thành cái giản dị nhất - thiền là một cách sống. Khi chánh niệm được phát triển, sau một thời gian, nó sẽ tự vun bồi và đến tự nhiên, không cần cố gắng.
Chánh Niệm cho người tại gia
Qua sự hướng dẫn của Ngài Munindra, Kamala Masters hưởng được nhiều lợi lạc với công năng thực tập chánh niệm trong đời sống hằng ngày. Là một người mẹ trẻ phải cật lực nuôi dạy ba đứa con nhỏ, Kamala không có điều kiện thời gian để dự những khóa thiền chính thức. Ngài Munindra không để hoàn cảnh gia đình biến thành trở ngại cho việc tu tập của cô. Khi biết Kamala mỗi ngày phải bỏ ra nhiều thì giờ vào việc rửa chén bát, Ngài lập tức dạy cô thực tập chánh niệm ngay tại bồn rửa chén. Ngài chỉ cô đặt tâm hay biết bao quát vào việc rửa chén: động tác của hai tay, độ ấm hoặc mát của nước, cầm cái đĩa lên, chà xà bông, tráng nước, đặt nó xuống. “Chẳng có gì khác xảy ra, chỉ có rửa chén đĩa.” Rồi Ngài dạy cô quan sát về tư thế. Ngài không bắt cô cử động chậm chạp hay quan sát kỹ lưỡng từng chi tiết của mọi động tác. Thay vì vậy, cô phải thực tập chánh niệm tổng quát về tất cả những gì diễn ra trong khi cô rửa chén. Đứng gần đó, thỉnh thoảng Ngài hỏi, “Đang có gì xảy ra?” “Con đang lo nghĩ về việc phải trả tiền nhà.” Ngài nói, “Hãy ghi nhận ‘lo nghĩ’ rồi đem chú ý trở lại việc rửa chén.” Khi cô nói, “Con đang dự tính sẽ nấu món gì chiều nay” Thầy lại nhắc, “Hãy ghi nhận ‘dự tính’, bởi đó là việc đang xảy ra trong giây phút hiện tại, rồi quay lại chú ý việc rửa chén.” Ngài Munindra hướng dẫn Kamala thật nghiêm túc kỹ càng y như trong một lớp thiền chính thức. Nhờ tinh cần thực tập, cô sớm nhận ra các lợi lạc. Kamala nói, “Làm những công việc bình thường với chánh niệm giúp tôi ghi nhận và kinh nghiệm nhiều điều một cách rõ ràng hơn. Những thay đổi về cảm giác, những dòng tư tưởng và xúc cảm, và môi trường chung quanh, tất cả trở nên sống động hơn. Sự thực hành này giúp tôi an trụ được tâm vốn hay tản mác. Nó cũng đòi hỏi tôi phải cố gắng phát triển thêm hạnh kiên trì, kham nhẫn, khiêm cung, có mục đích rõ ràng, và thành thật với chính mình. Chỉ từ việc rửa chén tôi thấy được rằng: không có việc gì là nhỏ nhặt. Kết quả sẽ là niềm vui với sự có mặt tròn đầy của mình trong cuộc sống; đó quả là một kho tàng hiếm quý trên thế gian này!” Ngoài việc dạy cho Kamala cách rửa chén bát trong chánh niệm, Ngài Munindra còn để ý là cô qua lại một hành lang từ phòng ngủ đến phòng khách nhiều lần mỗi ngày, vì vậy Ngài đề nghị cô lấy đó là nơi lý tưởng để đi thiền hành. Ngài chỉ dẫn, “Từ ngưỡng cửa phòng ngủ, mỗi lần bước ra hành lang này, nếu có thể, hãy lấy thời gian đó làm lúc có mặt với các động tác đơn giản của từng bước đi. Chỉ bước, không nghĩ gì đến mẹ cô, đến con cô. Chỉ ghi nhận cảm giác của thân đang đi. Tốt hơn nữa nếu cô có thể yên lặng ghi nhận trong tâm. Mỗi bước chân, hãy thầm niệm: ‘bước, bước.’ Cách niệm thầm này giúp liên kết sự chú tâm của cô với tác ý ‘muốn bước’. Nếu tâm phóng lan man nơi khác, có thể niệm thầm ‘tâm phóng’. Cứ niệm như thế mà không đánh giá, phê phán, hay chỉ trích, rồi nhẹ nhàng đưa tâm trở lại bước chân. Tập được như vậy trong hành lang này chính là một công trình rèn luyện quý báu cho cô. Và rồi những người chung quanh cô cũng hưởng chung được sự tươi mát, thư thái của cô.”
Kamala nhớ lại lúc đó, việc làm này chẳng có vẻ gì là một pháp hành trì tâm linh, nhưng mỗi ngày đi tới đi lui nơi hành lang ấy để làm việc gì, cô đã có được vài giây phút tỉnh giác – không vội vàng, không lo lắng, thư thái với cuộc sống qua mỗi bước đi quý giá này. Và rồi cô nới rộng thực hành chánh niệm ra đến các công việc khác như: giặt ủi quần áo, lau chùi bàn ghế. Đó đã là những pháp hành chính yếu của cô trong mấy năm trời.
Chậm và Nhanh
Ngài Munindra chủ trương việc thực tập chánh niệm không đòi hỏi một nơi chốn nào đặc biệt, và cũng không cần làm theo một nhịp độ thật chậm rãi. Nhìn Thầy nhanh nhẹn di chuyển nhưng luôn giữ chánh niệm, các môn sinh mở mang được sự hiểu biết về pháp hành. Erik Knud-Hansen nhận định: “Thầy có vẻ là một nhà thám hiểm về sự chuyển động hơn là sự đứng yên. Thầy ngồi thiền riêng một mình vào buổi sáng sớm – thực hành về tĩnh lặng trong thời gian này. Rồi trong ngày Thầy ra ngoài làm việc đó đây. Nhìn Thầy, tôi học được là vận tốc của thân không làm giảm đi năng lực của tâm quán chiếu thực tướng các pháp. Trong hai mươi năm dạy Giáo pháp vừa qua, tôi rất trân trọng sự cần thiết của nhận thức rằng chân lý không liên quan gì đến một trạng thái đặc biệt nào đó của thân, hoặc cả của tâm – sự thật vẫn là sự thật trong từng giây phút. Chắc Thầy đã hiểu rằng có nhiều hành giả quá dính mắc vào động tác chậm.” Erik tiếp, “Thầy muốn nói đến một lãnh vực thực hành mà một số người sẽ phản ứng như sau: ‘Đây không phải là pháp hành, mà chỉ là đang sống thôi.’ Người sống với Đạo không phân biệt như vậy, cho dù là mình đang ngồi, đang đứng, đang nói, đang đi trong Disney World hay đang đi trong thiền đường. Gương mẫu và cách dạy của Thầy là làm sao thấy được sự thật, thấy được thực tướng của tâm, mà không quá dựa trên một phương pháp đặc biệt nào. Thầy dạy về sự tự do được sống và được thấy sự vật ở ngay trước mặt bạn.”
Phước báu thấy được sự thật từng Giây Phút
Robert Sharf nói thông điệp của Thầy là: “Vấn đề căn bản không phải là bạn đang hành trì phương pháp nào mà là bạn có chánh niệm hay không khi thực hành phương pháp ấy. Nếu hành trì có chánh niệm, bạn sẽ được lợi lạc. Nếu hành trì không chánh niệm, sẽ không có lợi lạc.” Ngài Munindra nói: Ta làm việc tốt hơn khi có chánh niệm. Ta sẽ được lợi lạc không những chỉ về phương diện tinh thần mà còn về thể chất nữa. Đó cũng là một tiến trình thanh lọc tâm. Khi tâm được trong sạch, nhiều chứng bệnh về tâm vật lý sẽ được tự chữa lành. Ta hiểu được những sân giận, oán thù, ganh tỵ của chính mình – những yếu tố bất thiện ấy sanh khởi trong tâm mà thường thì ta không hiểu rõ được. Thật nhiều chứng bệnh tâm vật lý, mà ta tích tụ lâu ngày trong vô thức hay bởi những phản ứng của xúc cảm, có thể kiềm chế được, nhưng không bằng cách đè nén chúng. Nhờ đến gần và quán sát được các tâm bất thiện, con người tránh được nhiều chứng bệnh về thân cũng như tâm, sẽ trở nên dịu dàng và biết thương yêu hơn. Đối với Maggie Ward McGervey, những ích lợi của chánh niệm thật rõ ràng. Giảng dạy của Thầy cùng với kinh nghiệm thiền quán của chính mình khiến cho cô thấy trân trọng thân và tâm hơn. “Thầy dạy nhiều về sự tập trung tâm ý trên các giác quan, chẳng hạn như cảm giác nhột ở bàn tay hay trong cuống họng. Sự tập trung này đặt tâm trong thân, một cách thật quan yếu… Tôi cũng còn nhớ Thầy huấn luyện chúng tôi chỉ để ý và ghi nhận các ý nghĩ và cảm giác khởi lên trong khi hành thiền, Thầy thường lập lại mỗi câu niệm hai lần: ‘suy nghĩ, suy nghĩ’ hoặc ‘ngứa, ngứa’, và nhắc: ‘Chỉ quan sát cảm giác.’ Câu nhắc này bây giờ đã hòa nhập trong tâm tôi.” Maggie nói tiếp: “Nếu tôi cảm thấy hốt hoảng vì đi đâu trễ hay thấy bực bội, thì tôi chỉ cần nhìn lại, và nhận ra đó chỉ là những ý nghĩ. Thế là chúng sẽ bớt làm giao động đời sống của tôi. Nếu tôi bị vấp ngón chân và thấy đau điếng thì lập tức tôi nhận ra đó chỉ là thần kinh và cảm giác. Tôi có thể cắt bớt đi ảnh hưởng lan rộng của tâm tức giận và bất mãn để thấy được sự trống rỗng của nó.” Ngài Munindra giải thích: Các khổ thọ thường nổi bật và rõ ràng hơn lạc thọ, vì khi những cảm thọ dễ chịu đến với ta, ta không quan tâm. Ngược lại, khi gặp những cảm thọ khó chịu, ta không thích, ta phê phán. Ta cần phải quan sát, đi sâu vào và xuyên thấu nó để hiểu biết nó. Khi ta để tâm quán sát cảm thọ, ta sẽ thấy rằng chúng không đứng yên mà là một tiến trình, và sau cùng sẽ biến mất. Nhưng đừng mong cầu chúng đến hay đi. Nếu có mong cầu, ta phải hay biết đang có tâm mong cầu. Chỉ vậy thôi, không bám níu, không phê phán, không hy vọng. Cái gì đến, hãy thấy biết nó là như vậy trong giây phút ấy, không thích cũng không ghét. Nếu thích là cung cấp tham cho tâm, nếu không thích là bồi dưỡng tâm với sân hận. Cả hai cách đều làm cho tâm mất thăng bằng, không lành mạnh, không trong sạch. Đối tượng tự nó không tốt không xấu mà chính tâm ta thêm màu sắc tốt hay xấu vào. Ta bị chúng tác động và rồi có phản ứng. Hãy nhẹ nhàng thư thái với tất cả những gì đang đến. Giữ tâm quân bình. Giữ tỉnh giác tròn đầy. Ta đang đi theo con đường trung đạo. Heather Stoddard cho rằng tu tập để vun bồi tỉnh giác “thật là đơn giản và trực tiếp” – không có nghi thức hay kiểu cách gì cả. Chỉ cần chú tâm vào đối tượng, hay biết và ghi nhận hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Cô nói: “Cũng giống như tập lái xe đạp hay tập bơi, nếu không chính mình kinh nghiệm thì ta sẽ không biết gì về nó cả. Nhưng một khi đã có kinh nghiệm với sự nhận thức các chức năng của tâm rồi, ta không thể nào quên nó được; nó cũng không thể nào không ảnh hưởng đến đời sống của ta trong từng giây phút. Thực hành thiền minh sát bằng sự quan sát chặt chẽ và liên tục thân, tâm và hơi thở, tôi cảm thấy rằng những gì đã học hỏi suốt mười tám năm qua, từ gia đình hay học đường, thật không nhiều bằng những gì học hỏi được sau ba tuần lễ tại Bồ đề Đạo tràng với Thầy Munindra.” Ngài Munindra luôn nhắc nhở rằng chánh niệm là để thấy được sự thật trong từng giây phút. Thầy bảo Oren Sofer, “Cái gì đang xảy ra, đó là sự thật. Trong giây phút này, nếu tâm bạn bị xao lãng, đó cũng là sự thật. Hãy chấp nhận nó.” Lời khuyên này đã giúp Giselle Wiederhielm đối phó với cơn đau lưng dữ dội của cô trong một khóa thiền. Trong một bài pháp thoại, Thầy nêu rằng ngay cả một cơn đau cũng là đề mục tốt để ta sống với nó. Giselle nói: “Tôi học được nhiều khi nhìn thẳng vào cơn đau. Đôi khi ta không đương đầu với những gì đang thực sự xảy ra, nhưng bằng cách đối mặt với nó – với cơn đau – thì sẽ nhận thức được rằng không chỉ có cơn đau đang xảy ra mà thôi, và đó là một cách để hóa giải nó. Cũng phải chịu đựng ba ngày tôi mới hết đau. Và thật kỳ diệu vì tuần sau đó tôi không còn đau nữa.” Một lợi ích khác nữa của chánh niệm là nội lực tăng trưởng vì sức chú tâm không bị phân tán. Theo Gregg Galbraith thì khi làm việc gì, Ngài Munindra chú tâm trọn vẹn vào việc đó: “Khi ăn, Thầy hoàn toàn chú tâm vào việc ăn. Khi nói, Thầy đặt để trọn tâm ý vào việc nói. Nhưng bạn sẽ không thấy Thầy trải sự chú ý trên nhiều việc khác nhau trong cùng một lúc. Thầy có đức tính biết sống trong hiện tại. Nếu bạn định mua vé máy bay cho Thầy sang Âu châu, Thầy sẽ chú tâm vào việc này: ‘Giá vé bao nhiêu? Sẽ ngừng ở đâu? Thời gian bao lâu?’ Thầy muốn biết từng chi tiết, nhưng khi việc xong rồi, nó không còn ở trong tâm Thầy nữa.”
Gregg có lần hỏi Thầy, “Sao Thầy có thể giữ chánh niệm trong từng giây phút khi phải lo nhiều việc khác ở ngoài đời? Thầy phải suy tính chuyện tương lai. Nếu phải đến trường, Thầy phải lo ghi danh và thu xếp việc này việc nọ?” Thầy nói rằng hãy cứ làm bất cứ việc gì phải làm – như sắp đặt một chuyến đi, dùng cơm chiều – nhưng khi đã xong rồi, đừng mất thì giờ nghĩ ngợi về nó. Bạn hãy sang việc kế tiếp.
Từng giây phút mới mẻ
Chánh niệm là cơ hội để trải nghiệm lại mọi thứ một lần nữa. Michael Liebenson Grady nhớ đến một giai đoạn đặc biệt trong một khóa thiền ba tháng lúc “mọi thứ trở nên phẳng lặng và buồn tẻ. Động cơ hành thiền của tôi bắt đầu tuột dốc và tâm tôi cứ phóng lang bạt khắp nơi. Thầy gợi ý cho tôi nên chú tâm vào hơi thở và coi như đó là hơi thở đầu và hơi thở cuối của mình. Với vài người khác thì lời khuyên ấy chắc không hiệu nghiệm lắm, nhưng đối với tôi quả thật là tuyệt diệu. Từ lời đề nghị ấy, tôi mới thấy rằng đem sự mới mẻ đến cho từng giây phút hiện tại thật là quan trọng, một ưu điểm tôi luôn luôn thấy ở Thầy.” Sharon Salzberg cũng thấy lời hướng dẫn đó thật hữu hiệu, nhất là khi mới học thiền ở Ấn độ, và không phải chỉ với từng hơi thở. “Tôi sống với từng bước chân, từng âm thanh, từng mùi vị cũng như thế,” cô viết trong cuốn Trái Tim Rộng Lớn Bằng Thế Giới. “Thực hành theo tinh thần ấy cho phép tôi chú tâm trọn vẹn và tức thì vào từng giây phút thiền tập. Từng mảnh vụn của con người tôi nối lại với nhau. Tôi không còn muốn so sánh hiện tại với những gì đã xảy ra trong quá khứ bởi vì quá khứ ở đâu nếu đây là hơi thở đầu tiên của tôi? Và nếu đây là hơi thở cuối cùng, chắc chắn tôi không thể hoãn lại việc cho nó sự chú tâm trọn vẹn đã bị đánh mất trong hy vọng sẽ có gì tốt hơn xảy ra.” “Tôi bớt có khuynh hướng sống thời khắc hiện tại với tâm phê phán, bởi vì làm sao tôi có thể phê phán những gì tôi đang trải qua mà không tưởng đến quá khứ hay tương lai? Thật là một phương cách đẹp đẽ và hữu hiệu để thực hành, cùng là một phương cách thật đẹp để sống và để chết.”
Pháp Hành Đơn Giản
Ngài Munindra luôn đề cao tính giản dị và thư thái. Joseph Goldstein nghĩ có lẽ Thầy đã lập lại hàng nghìn lần câu “Hãy giản dị và thư thái. Hãy chấp nhận mọi thứ y như chúng đang hiển bày”.
Tuy nhiên đó là cả một thử thách, nhất là cho ai mới tập hành thiền. Như có lần Ngài đã nhẹ nhàng quở trách Michael Stein: “Việc hành thiền thì đơn giản thôi, nhưng bạn lại làm nó thành phức tạp, rắc rối.” Thỉnh thoảng, môn sinh hiểu lầm chữ “đơn giản” mà Thầy hay dùng. Khi họ thấy Thầy nằng nặc mặc cả, dù là chỉ để mua một gói đậu phộng, họ thắc mắc và nhắc Thầy: “Thầy nói là phải đơn giản và dễ dãi, tại sao Thầy làm vậy?” Thầy im lặng giây lâu rồi trả lời: “Tôi nói hãy giản dị, nhưng không nói hãy làm kẻ ngô nghê.” Qua việc này, Roy Bonney hiểu rằng, “Điều thật quan trọng là phải có pháp hành để nhận ra được sự thật của thế gian, nhưng đừng là kẻ khờ dại trong cuộc sống.” Ngài dạy rằng sự thiền tập đúng cách sẽ đem ta đến một trạng thái tươi mát hay thư giãn: Khi tâm ở trong trạng thái thinh lặng, thì chúng ta phục hồi được năng lượng. Hành thiền không phải là tự áp chế hay cố gắng quá sức. Nó là một công việc hài hòa với cả con người mình. Hành thiền rất là giản dị nếu ta hiểu được tiến trình của nó. Chừng nào mà ta chưa hiểu được, thì nó là một công việc cực kỳ khó khăn, bởi vì tâm ta không được rèn luyện để không dính mắc, không kết tội, không phê phán, chỉ sống với những gì đang hiện hữu trong giây phút ấy. Khi ta đã hiểu được quy luật nhân duyên thì thiền trở thành cái giản dị nhất - thiền là một cách sống. Khi chánh niệm được phát triển, sau một thời gian, nó sẽ tự vun bồi và đến tự nhiên, không cần cố gắng.
Chánh Niệm cho người tại gia
Qua sự hướng dẫn của Ngài Munindra, Kamala Masters hưởng được nhiều lợi lạc với công năng thực tập chánh niệm trong đời sống hằng ngày. Là một người mẹ trẻ phải cật lực nuôi dạy ba đứa con nhỏ, Kamala không có điều kiện thời gian để dự những khóa thiền chính thức. Ngài Munindra không để hoàn cảnh gia đình biến thành trở ngại cho việc tu tập của cô. Khi biết Kamala mỗi ngày phải bỏ ra nhiều thì giờ vào việc rửa chén bát, Ngài lập tức dạy cô thực tập chánh niệm ngay tại bồn rửa chén. Ngài chỉ cô đặt tâm hay biết bao quát vào việc rửa chén: động tác của hai tay, độ ấm hoặc mát của nước, cầm cái đĩa lên, chà xà bông, tráng nước, đặt nó xuống. “Chẳng có gì khác xảy ra, chỉ có rửa chén đĩa.” Rồi Ngài dạy cô quan sát về tư thế. Ngài không bắt cô cử động chậm chạp hay quan sát kỹ lưỡng từng chi tiết của mọi động tác. Thay vì vậy, cô phải thực tập chánh niệm tổng quát về tất cả những gì diễn ra trong khi cô rửa chén. Đứng gần đó, thỉnh thoảng Ngài hỏi, “Đang có gì xảy ra?” “Con đang lo nghĩ về việc phải trả tiền nhà.” Ngài nói, “Hãy ghi nhận ‘lo nghĩ’ rồi đem chú ý trở lại việc rửa chén.” Khi cô nói, “Con đang dự tính sẽ nấu món gì chiều nay” Thầy lại nhắc, “Hãy ghi nhận ‘dự tính’, bởi đó là việc đang xảy ra trong giây phút hiện tại, rồi quay lại chú ý việc rửa chén.” Ngài Munindra hướng dẫn Kamala thật nghiêm túc kỹ càng y như trong một lớp thiền chính thức. Nhờ tinh cần thực tập, cô sớm nhận ra các lợi lạc. Kamala nói, “Làm những công việc bình thường với chánh niệm giúp tôi ghi nhận và kinh nghiệm nhiều điều một cách rõ ràng hơn. Những thay đổi về cảm giác, những dòng tư tưởng và xúc cảm, và môi trường chung quanh, tất cả trở nên sống động hơn. Sự thực hành này giúp tôi an trụ được tâm vốn hay tản mác. Nó cũng đòi hỏi tôi phải cố gắng phát triển thêm hạnh kiên trì, kham nhẫn, khiêm cung, có mục đích rõ ràng, và thành thật với chính mình. Chỉ từ việc rửa chén tôi thấy được rằng: không có việc gì là nhỏ nhặt. Kết quả sẽ là niềm vui với sự có mặt tròn đầy của mình trong cuộc sống; đó quả là một kho tàng hiếm quý trên thế gian này!” Ngoài việc dạy cho Kamala cách rửa chén bát trong chánh niệm, Ngài Munindra còn để ý là cô qua lại một hành lang từ phòng ngủ đến phòng khách nhiều lần mỗi ngày, vì vậy Ngài đề nghị cô lấy đó là nơi lý tưởng để đi thiền hành. Ngài chỉ dẫn, “Từ ngưỡng cửa phòng ngủ, mỗi lần bước ra hành lang này, nếu có thể, hãy lấy thời gian đó làm lúc có mặt với các động tác đơn giản của từng bước đi. Chỉ bước, không nghĩ gì đến mẹ cô, đến con cô. Chỉ ghi nhận cảm giác của thân đang đi. Tốt hơn nữa nếu cô có thể yên lặng ghi nhận trong tâm. Mỗi bước chân, hãy thầm niệm: ‘bước, bước.’ Cách niệm thầm này giúp liên kết sự chú tâm của cô với tác ý ‘muốn bước’. Nếu tâm phóng lan man nơi khác, có thể niệm thầm ‘tâm phóng’. Cứ niệm như thế mà không đánh giá, phê phán, hay chỉ trích, rồi nhẹ nhàng đưa tâm trở lại bước chân. Tập được như vậy trong hành lang này chính là một công trình rèn luyện quý báu cho cô. Và rồi những người chung quanh cô cũng hưởng chung được sự tươi mát, thư thái của cô.”
Kamala nhớ lại lúc đó, việc làm này chẳng có vẻ gì là một pháp hành trì tâm linh, nhưng mỗi ngày đi tới đi lui nơi hành lang ấy để làm việc gì, cô đã có được vài giây phút tỉnh giác – không vội vàng, không lo lắng, thư thái với cuộc sống qua mỗi bước đi quý giá này. Và rồi cô nới rộng thực hành chánh niệm ra đến các công việc khác như: giặt ủi quần áo, lau chùi bàn ghế. Đó đã là những pháp hành chính yếu của cô trong mấy năm trời.
Chậm và Nhanh
Ngài Munindra chủ trương việc thực tập chánh niệm không đòi hỏi một nơi chốn nào đặc biệt, và cũng không cần làm theo một nhịp độ thật chậm rãi. Nhìn Thầy nhanh nhẹn di chuyển nhưng luôn giữ chánh niệm, các môn sinh mở mang được sự hiểu biết về pháp hành. Erik Knud-Hansen nhận định: “Thầy có vẻ là một nhà thám hiểm về sự chuyển động hơn là sự đứng yên. Thầy ngồi thiền riêng một mình vào buổi sáng sớm – thực hành về tĩnh lặng trong thời gian này. Rồi trong ngày Thầy ra ngoài làm việc đó đây. Nhìn Thầy, tôi học được là vận tốc của thân không làm giảm đi năng lực của tâm quán chiếu thực tướng các pháp. Trong hai mươi năm dạy Giáo pháp vừa qua, tôi rất trân trọng sự cần thiết của nhận thức rằng chân lý không liên quan gì đến một trạng thái đặc biệt nào đó của thân, hoặc cả của tâm – sự thật vẫn là sự thật trong từng giây phút. Chắc Thầy đã hiểu rằng có nhiều hành giả quá dính mắc vào động tác chậm.” Erik tiếp, “Thầy muốn nói đến một lãnh vực thực hành mà một số người sẽ phản ứng như sau: ‘Đây không phải là pháp hành, mà chỉ là đang sống thôi.’ Người sống với Đạo không phân biệt như vậy, cho dù là mình đang ngồi, đang đứng, đang nói, đang đi trong Disney World hay đang đi trong thiền đường. Gương mẫu và cách dạy của Thầy là làm sao thấy được sự thật, thấy được thực tướng của tâm, mà không quá dựa trên một phương pháp đặc biệt nào. Thầy dạy về sự tự do được sống và được thấy sự vật ở ngay trước mặt bạn.”
Phước báu thấy được sự thật từng Giây Phút
Robert Sharf nói thông điệp của Thầy là: “Vấn đề căn bản không phải là bạn đang hành trì phương pháp nào mà là bạn có chánh niệm hay không khi thực hành phương pháp ấy. Nếu hành trì có chánh niệm, bạn sẽ được lợi lạc. Nếu hành trì không chánh niệm, sẽ không có lợi lạc.” Ngài Munindra nói: Ta làm việc tốt hơn khi có chánh niệm. Ta sẽ được lợi lạc không những chỉ về phương diện tinh thần mà còn về thể chất nữa. Đó cũng là một tiến trình thanh lọc tâm. Khi tâm được trong sạch, nhiều chứng bệnh về tâm vật lý sẽ được tự chữa lành. Ta hiểu được những sân giận, oán thù, ganh tỵ của chính mình – những yếu tố bất thiện ấy sanh khởi trong tâm mà thường thì ta không hiểu rõ được. Thật nhiều chứng bệnh tâm vật lý, mà ta tích tụ lâu ngày trong vô thức hay bởi những phản ứng của xúc cảm, có thể kiềm chế được, nhưng không bằng cách đè nén chúng. Nhờ đến gần và quán sát được các tâm bất thiện, con người tránh được nhiều chứng bệnh về thân cũng như tâm, sẽ trở nên dịu dàng và biết thương yêu hơn. Đối với Maggie Ward McGervey, những ích lợi của chánh niệm thật rõ ràng. Giảng dạy của Thầy cùng với kinh nghiệm thiền quán của chính mình khiến cho cô thấy trân trọng thân và tâm hơn. “Thầy dạy nhiều về sự tập trung tâm ý trên các giác quan, chẳng hạn như cảm giác nhột ở bàn tay hay trong cuống họng. Sự tập trung này đặt tâm trong thân, một cách thật quan yếu… Tôi cũng còn nhớ Thầy huấn luyện chúng tôi chỉ để ý và ghi nhận các ý nghĩ và cảm giác khởi lên trong khi hành thiền, Thầy thường lập lại mỗi câu niệm hai lần: ‘suy nghĩ, suy nghĩ’ hoặc ‘ngứa, ngứa’, và nhắc: ‘Chỉ quan sát cảm giác.’ Câu nhắc này bây giờ đã hòa nhập trong tâm tôi.” Maggie nói tiếp: “Nếu tôi cảm thấy hốt hoảng vì đi đâu trễ hay thấy bực bội, thì tôi chỉ cần nhìn lại, và nhận ra đó chỉ là những ý nghĩ. Thế là chúng sẽ bớt làm giao động đời sống của tôi. Nếu tôi bị vấp ngón chân và thấy đau điếng thì lập tức tôi nhận ra đó chỉ là thần kinh và cảm giác. Tôi có thể cắt bớt đi ảnh hưởng lan rộng của tâm tức giận và bất mãn để thấy được sự trống rỗng của nó.” Ngài Munindra giải thích: Các khổ thọ thường nổi bật và rõ ràng hơn lạc thọ, vì khi những cảm thọ dễ chịu đến với ta, ta không quan tâm. Ngược lại, khi gặp những cảm thọ khó chịu, ta không thích, ta phê phán. Ta cần phải quan sát, đi sâu vào và xuyên thấu nó để hiểu biết nó. Khi ta để tâm quán sát cảm thọ, ta sẽ thấy rằng chúng không đứng yên mà là một tiến trình, và sau cùng sẽ biến mất. Nhưng đừng mong cầu chúng đến hay đi. Nếu có mong cầu, ta phải hay biết đang có tâm mong cầu. Chỉ vậy thôi, không bám níu, không phê phán, không hy vọng. Cái gì đến, hãy thấy biết nó là như vậy trong giây phút ấy, không thích cũng không ghét. Nếu thích là cung cấp tham cho tâm, nếu không thích là bồi dưỡng tâm với sân hận. Cả hai cách đều làm cho tâm mất thăng bằng, không lành mạnh, không trong sạch. Đối tượng tự nó không tốt không xấu mà chính tâm ta thêm màu sắc tốt hay xấu vào. Ta bị chúng tác động và rồi có phản ứng. Hãy nhẹ nhàng thư thái với tất cả những gì đang đến. Giữ tâm quân bình. Giữ tỉnh giác tròn đầy. Ta đang đi theo con đường trung đạo. Heather Stoddard cho rằng tu tập để vun bồi tỉnh giác “thật là đơn giản và trực tiếp” – không có nghi thức hay kiểu cách gì cả. Chỉ cần chú tâm vào đối tượng, hay biết và ghi nhận hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Cô nói: “Cũng giống như tập lái xe đạp hay tập bơi, nếu không chính mình kinh nghiệm thì ta sẽ không biết gì về nó cả. Nhưng một khi đã có kinh nghiệm với sự nhận thức các chức năng của tâm rồi, ta không thể nào quên nó được; nó cũng không thể nào không ảnh hưởng đến đời sống của ta trong từng giây phút. Thực hành thiền minh sát bằng sự quan sát chặt chẽ và liên tục thân, tâm và hơi thở, tôi cảm thấy rằng những gì đã học hỏi suốt mười tám năm qua, từ gia đình hay học đường, thật không nhiều bằng những gì học hỏi được sau ba tuần lễ tại Bồ đề Đạo tràng với Thầy Munindra.” Ngài Munindra luôn nhắc nhở rằng chánh niệm là để thấy được sự thật trong từng giây phút. Thầy bảo Oren Sofer, “Cái gì đang xảy ra, đó là sự thật. Trong giây phút này, nếu tâm bạn bị xao lãng, đó cũng là sự thật. Hãy chấp nhận nó.” Lời khuyên này đã giúp Giselle Wiederhielm đối phó với cơn đau lưng dữ dội của cô trong một khóa thiền. Trong một bài pháp thoại, Thầy nêu rằng ngay cả một cơn đau cũng là đề mục tốt để ta sống với nó. Giselle nói: “Tôi học được nhiều khi nhìn thẳng vào cơn đau. Đôi khi ta không đương đầu với những gì đang thực sự xảy ra, nhưng bằng cách đối mặt với nó – với cơn đau – thì sẽ nhận thức được rằng không chỉ có cơn đau đang xảy ra mà thôi, và đó là một cách để hóa giải nó. Cũng phải chịu đựng ba ngày tôi mới hết đau. Và thật kỳ diệu vì tuần sau đó tôi không còn đau nữa.” Một lợi ích khác nữa của chánh niệm là nội lực tăng trưởng vì sức chú tâm không bị phân tán. Theo Gregg Galbraith thì khi làm việc gì, Ngài Munindra chú tâm trọn vẹn vào việc đó: “Khi ăn, Thầy hoàn toàn chú tâm vào việc ăn. Khi nói, Thầy đặt để trọn tâm ý vào việc nói. Nhưng bạn sẽ không thấy Thầy trải sự chú ý trên nhiều việc khác nhau trong cùng một lúc. Thầy có đức tính biết sống trong hiện tại. Nếu bạn định mua vé máy bay cho Thầy sang Âu châu, Thầy sẽ chú tâm vào việc này: ‘Giá vé bao nhiêu? Sẽ ngừng ở đâu? Thời gian bao lâu?’ Thầy muốn biết từng chi tiết, nhưng khi việc xong rồi, nó không còn ở trong tâm Thầy nữa.”
Gregg có lần hỏi Thầy, “Sao Thầy có thể giữ chánh niệm trong từng giây phút khi phải lo nhiều việc khác ở ngoài đời? Thầy phải suy tính chuyện tương lai. Nếu phải đến trường, Thầy phải lo ghi danh và thu xếp việc này việc nọ?” Thầy nói rằng hãy cứ làm bất cứ việc gì phải làm – như sắp đặt một chuyến đi, dùng cơm chiều – nhưng khi đã xong rồi, đừng mất thì giờ nghĩ ngợi về nó. Bạn hãy sang việc kế tiếp.
Từng giây phút mới mẻ
Chánh niệm là cơ hội để trải nghiệm lại mọi thứ một lần nữa. Michael Liebenson Grady nhớ đến một giai đoạn đặc biệt trong một khóa thiền ba tháng lúc “mọi thứ trở nên phẳng lặng và buồn tẻ. Động cơ hành thiền của tôi bắt đầu tuột dốc và tâm tôi cứ phóng lang bạt khắp nơi. Thầy gợi ý cho tôi nên chú tâm vào hơi thở và coi như đó là hơi thở đầu và hơi thở cuối của mình. Với vài người khác thì lời khuyên ấy chắc không hiệu nghiệm lắm, nhưng đối với tôi quả thật là tuyệt diệu. Từ lời đề nghị ấy, tôi mới thấy rằng đem sự mới mẻ đến cho từng giây phút hiện tại thật là quan trọng, một ưu điểm tôi luôn luôn thấy ở Thầy.” Sharon Salzberg cũng thấy lời hướng dẫn đó thật hữu hiệu, nhất là khi mới học thiền ở Ấn độ, và không phải chỉ với từng hơi thở. “Tôi sống với từng bước chân, từng âm thanh, từng mùi vị cũng như thế,” cô viết trong cuốn Trái Tim Rộng Lớn Bằng Thế Giới. “Thực hành theo tinh thần ấy cho phép tôi chú tâm trọn vẹn và tức thì vào từng giây phút thiền tập. Từng mảnh vụn của con người tôi nối lại với nhau. Tôi không còn muốn so sánh hiện tại với những gì đã xảy ra trong quá khứ bởi vì quá khứ ở đâu nếu đây là hơi thở đầu tiên của tôi? Và nếu đây là hơi thở cuối cùng, chắc chắn tôi không thể hoãn lại việc cho nó sự chú tâm trọn vẹn đã bị đánh mất trong hy vọng sẽ có gì tốt hơn xảy ra.” “Tôi bớt có khuynh hướng sống thời khắc hiện tại với tâm phê phán, bởi vì làm sao tôi có thể phê phán những gì tôi đang trải qua mà không tưởng đến quá khứ hay tương lai? Thật là một phương cách đẹp đẽ và hữu hiệu để thực hành, cùng là một phương cách thật đẹp để sống và để chết.”
Bình Thường và phi thường
Một vài học trò người Á châu của Ngài Munindra có thể thấy được tiền kiếp, quả quyết đã từng được sống với Ngài trong kiếp trước, nhưng Ngài tránh bàn đến chuyện các kiếp quá khứ hay vị lai – có lẽ vì đó là một đề tài nóng bỏng, dễ gây bàn tán sôi nổi một cách thiếu cẩn trọng. Tuy nhiên, Ngài vẫn tiếp nhận các thế giới khác và những chiều không gian hay thời gian khác nhau của thực tại. John Travis kể về những năm đầu tiên học ở Bodh Gaya, “Tôi lắng nghe Thầy đi vào những chi tiết kỳ thú, đôi khi hằng hai giờ đồng hồ, về vũ trụ học của Phật giáo. Quả thật kỳ diệu! Qua Thầy, bạn có thể cảm thấy mình đang được vây quanh bởi bao nhiêu là vị chư thiên và vạn dạng các pháp vô hình. Lúc ấy, mắt Thầy lấp lánh như được sáng soi từ những chúng sinh và pháp ấy. Với Thầy, chúng là một thực thể chứ không là một hệ thống vũ trụ chỉ có trong sự tin tưởng.” Mặc dù có khuynh hướng và thường xuyên khuyên nhủ môn sinh thực chứng bình thường trong tiến trình tu tập – mục tiêu của Ngài là tuệ giác chứ không là sâu, Ngài vẫn là phi thường. Như Roy Bonney đã khẳng định, “Phước báu của Thầy là có được sự bình thường để diễn tả bao nhiêu là kinh nghiệm phi thường đã chứng đạt.” Một số môn sinh của Ngài nhận xét rằng có vài thiền sư tỏa ra một làn sóng năng lực rung động mạnh mẽ khi bước vào phòng. Song khi Ngài Munindra đi ngang qua, họ không thấy gì đặc biệt cả. Thế nhưng, bên trong lại tiềm ẩn lời kêu gọi. Grahame White nói, “Ðó là điều tôi yêu thích ở Ngài Munindra: Thầy rất bình thường. Nhân cách vô cùng bình dị đó cũng là một trong những lý do Thầy không thu hút được nhiều người. Như Ðức Ðạt Lai Lama nói, ‘Tôi chỉ là một nhà sư bình thường.’ Ngài
Munindra cũng là như vậy."
***
Về sau, khi Joseph Goldstein viết về đề tài này trong cuốn sách Chỉ Một Giáo pháp (One Dhamma), ông nói đã học được ở Ngài Munindra rằng “tất cả mọi kỹ thuật trong pháp hành chỉ là những phương tiện thiện xảo.” Ngài Munindra cũng học điều này từ chính thầy của mình. Khi Ngài đến xin phép Hòa thượng Mahāsi được đến học hỏi ở các trường thiền khác tại Miến điện, Hòa thượng dạy, “Một khi đã hiểu rõ bản chất của tâm và cốt lõi của Chánh pháp thì không còn khó khăn gì nữa. Hãy đi gặp tất cả các thiền sư. Thấy biết được Đạo ở nhiều góc cạnh khác nhau là điều rất nên làm.” Gregg Galbraith nói, “Một trong những điều tôi học hỏi từ Thầy là phải nhìn bên trong chính mình để tìm thấy Pháp. Vì thế Thầy hay gửi học trò đi khắp nơi, học bất cứ pháp môn nào, để khỏi bị trói cột vào định kiến hoặc quy ước. Nhờ vậy tôi học hỏi được nhiều hơn, vì cũng giống như các môn sinh khác, tôi hay đi tìm câu trả lời rốt ráo và kiếm con đường đúng, và thường ta lại tìm kiếm một giải đáp bao phủ bởi truyền thống, nghi thức hay giáo điều. Thầy dạy rằng ta có thể học hỏi từ những điều ấy, nhưng đó không phải là Đạo. Như Đức Thế Tôn đã tuyên dạy, ‘Hãy là ngọn đuốc cho chính mình.’” Với Gregg: “Thầy Munindra đã trực tiếp và gián tiếp truyền bá điều đó thật khéo léo, vì Thầy đã khơi được nguồn ánh sáng và đem cái thiện lành ở bên trong mọi người ra. Ít khi được ở gần Thầy mà không thấy mình tốt đẹp hơn bởi vì Thầy không bao giờ hạ thấp ai hay phê phán ai.”
Trích: Sống viên mãn kiếp này
***
Về sau, khi Joseph Goldstein viết về đề tài này trong cuốn sách Chỉ Một Giáo pháp (One Dhamma), ông nói đã học được ở Ngài Munindra rằng “tất cả mọi kỹ thuật trong pháp hành chỉ là những phương tiện thiện xảo.” Ngài Munindra cũng học điều này từ chính thầy của mình. Khi Ngài đến xin phép Hòa thượng Mahāsi được đến học hỏi ở các trường thiền khác tại Miến điện, Hòa thượng dạy, “Một khi đã hiểu rõ bản chất của tâm và cốt lõi của Chánh pháp thì không còn khó khăn gì nữa. Hãy đi gặp tất cả các thiền sư. Thấy biết được Đạo ở nhiều góc cạnh khác nhau là điều rất nên làm.” Gregg Galbraith nói, “Một trong những điều tôi học hỏi từ Thầy là phải nhìn bên trong chính mình để tìm thấy Pháp. Vì thế Thầy hay gửi học trò đi khắp nơi, học bất cứ pháp môn nào, để khỏi bị trói cột vào định kiến hoặc quy ước. Nhờ vậy tôi học hỏi được nhiều hơn, vì cũng giống như các môn sinh khác, tôi hay đi tìm câu trả lời rốt ráo và kiếm con đường đúng, và thường ta lại tìm kiếm một giải đáp bao phủ bởi truyền thống, nghi thức hay giáo điều. Thầy dạy rằng ta có thể học hỏi từ những điều ấy, nhưng đó không phải là Đạo. Như Đức Thế Tôn đã tuyên dạy, ‘Hãy là ngọn đuốc cho chính mình.’” Với Gregg: “Thầy Munindra đã trực tiếp và gián tiếp truyền bá điều đó thật khéo léo, vì Thầy đã khơi được nguồn ánh sáng và đem cái thiện lành ở bên trong mọi người ra. Ít khi được ở gần Thầy mà không thấy mình tốt đẹp hơn bởi vì Thầy không bao giờ hạ thấp ai hay phê phán ai.”
Trích: Sống viên mãn kiếp này
NHỮNG MẨU CHUYỆN VÀ LỜI DẠY CỦA NGÀI MUNINDRA
Living This Life Fully
Stories and Teachings of MUNINDRA
Hiệu đính: Hòa Thượng Kim Triệu Khippapañño
Cố vấn:Tỳ Kheo Minh Huệ
Dịch thuật: Nguyên Khiêm * Thùy Khanh Liên Nguyễn * Liên Phan Diệp Tạ * Nguyên Hạnh
Việt dịch và ấn tống: Thích Ca Thiền Viện và Kỳ Viên Tự
Xem phiên bản PDF: SỐNG VIÊN MÃN KIẾP NÀY
Living This Life Fully
Stories and Teachings of MUNINDRA
Hiệu đính: Hòa Thượng Kim Triệu Khippapañño
Cố vấn:Tỳ Kheo Minh Huệ
Dịch thuật: Nguyên Khiêm * Thùy Khanh Liên Nguyễn * Liên Phan Diệp Tạ * Nguyên Hạnh
Việt dịch và ấn tống: Thích Ca Thiền Viện và Kỳ Viên Tự
Xem phiên bản PDF: SỐNG VIÊN MÃN KIẾP NÀY