Phấn toái hư không tự tại ông
Tùng thử bất lạc nhân ngã tướng
Pháp giới tuy đại tận bao dung
Tạm dịch:
Xuân về cõi đất trăm vật sanh
Đập nát hư không ông tự tại
Từ đây nào còn lạc tướng nhân ngã
Pháp giới tuy rộng vẫn bao dung.
Bài kệ này thuyết về việc đả Thiền Thất của chúng ta như xuân về cõi đất. Trăm vật sanh nghĩa là quý vị có cơ hội khai ngộ. Nếu ánh sáng tự tánh hiển lộ thì cũng giống như trăm loài vật sanh sản trong mùa xuân. Đập nát hư không: Hư không vốn vô hình tướng, không có gì cả.
Ông tự tại: Lúc ấy quý vị chân thật được tự tại. Từ đó, nào còn lạc vào tướng nhân ngã, nghĩa là không còn có mình, người; nhân vốn không; pháp vốn không; nhân tướng cũng không; pháp tướng cũng không; nhân ngã đều không. Pháp giới tuy rộnglớn bao la, nhưng đều nằm trong chúng ta và bao dung hết. Quý vị xem coi việc này có lớn lắm không ? Đó mới thật là hành trạng của đại trượng phu.
Hư không đả phá minh tâm địa (phá vỡ hư không sáng đất tâm).
Câu Ai là người đang niệm Phật là bảo kiếm Kim Cang và cũng chính là câu Tảo Chửu (chổi quét) của ngài Châu Lợi Bàn Già. Có người hỏi: Tại sao lại gọi là bảo kiếm Kim Cang hay cây chổi quét ? Nếu là bảo kiếm Kim Cang thì không phải là cây chổi quét. Ngược lại, nếu là cây chổi quét thì không phải là bảo kiếm Kim Cang. Tùy thuộc vào đầu nào mà quý vị xử dụng. Một đầu là bảo kiếm Kim Cang, còn một đầu thì là cây chổi để quét. Một đầu là cây kiếm bảo vương Kim Cang được dùng để chặt đứt tình ái, vô minh phiền não. Một đầu khác là cây chổi để quét; mỗi lần niệm câu Ai là người đang niệm Phật ?, cũng giống như mỗi lần dùng chổi quét đất được sạch sẽ đôi chút. Dùng chữ Ai để quét những lòng tư dục. Bảo kiếm vương Kim Cang chặt tư dục và cây chổi cũng quét tư dục; đó là tâm niệm tham dục, tình ái, và những vấn đề liên hệ. Dùng bảo kiếm vương Kim Cang để chặt đứt hết những vấn đề rắc rối đó. Vừa khi tham quán chữ Ai, Thiên ma ngoại đạo không thể hại gì được, vì không có chỗ hở nào cho chúng xâm nhập vào. Do quý vị cầm gươm trí huệ hàng phục mười đại ma quân cùng tất cả ma quân trên thế gian. Không ma quân nào có thể đương đầu với chữ Ai của quý vị. Nếu quên đi chữ Ai thì có lỗ hổng cho ma quân xâm nhập vào; nghĩa là quý vị bỏ bảo kiếm vương Kim Cang xuống và để cho vô minh khởi lên.
Khi tham khán câu Ai là người đang niệm Phật, sự việc có vẻ mơ hồ. Tham quán tới lui, nhưng không thể tìm ra chữ Ai, nên mới khởi nghi tình. Lúc nghi tình phát khởi, nghi nhiều thì ngộ nhiều; nghi ít thì ngộ ít; không nghi thì không ngộ; thường nghi thì thường ngộ; nghi ngắn thì ngộ ngắn. Tại sao gọi là nghi tình ? Vì không thể tìm được chữ Ai. Chữ Ai là gì ? Nắm giữ chữ Ai hằng giờ cho đến khi hơi thở dừng, mạch máu ngưng, tâm niệm trụ, và đạt đến cảnh giới đại định thâm sâu. Dẫu đi, đứng, nằm, ngồi, quý vị vẫn thường trú trong đại định đó. Không nhập vào và không xuất ra khỏi đại định đó, nên gọi là đại định thâm sâu. Lúc bấy giờ, trên không còn trời, dưới không còn đất, chính giữa không còn người, xa không còn vật; tất cả đều vắng lặng; ngay cả hư không đều tan biến. Một khi hư không tan biến rồi thì còn cảnh giới gì ? Quý vị hãy xem xét và suy nghĩ coi ! Quý vị có còn vọng tưởng hay tạp niệm chăng ? Khi hư không đã tan mất, vọng tưởng, tạp niệm, tư dục trú ở đâu ? Lúc ấy thật dễ dàng khai ngộ, dễ dàng xoay về cội gốc, dễ dàng minh tâm kiến tánh. Khi đó, sự việc gì cũng không làm chướng ngại khó khăn cho quý vị. Một khi đã thấy tánh thì mãi mãi không còn ưu sầu.
Bài kệ này thuyết về việc đả Thiền Thất của chúng ta như xuân về cõi đất. Trăm vật sanh nghĩa là quý vị có cơ hội khai ngộ. Nếu ánh sáng tự tánh hiển lộ thì cũng giống như trăm loài vật sanh sản trong mùa xuân. Đập nát hư không: Hư không vốn vô hình tướng, không có gì cả.
Ông tự tại: Lúc ấy quý vị chân thật được tự tại. Từ đó, nào còn lạc vào tướng nhân ngã, nghĩa là không còn có mình, người; nhân vốn không; pháp vốn không; nhân tướng cũng không; pháp tướng cũng không; nhân ngã đều không. Pháp giới tuy rộnglớn bao la, nhưng đều nằm trong chúng ta và bao dung hết. Quý vị xem coi việc này có lớn lắm không ? Đó mới thật là hành trạng của đại trượng phu.
Hư không đả phá minh tâm địa (phá vỡ hư không sáng đất tâm).
Câu Ai là người đang niệm Phật là bảo kiếm Kim Cang và cũng chính là câu Tảo Chửu (chổi quét) của ngài Châu Lợi Bàn Già. Có người hỏi: Tại sao lại gọi là bảo kiếm Kim Cang hay cây chổi quét ? Nếu là bảo kiếm Kim Cang thì không phải là cây chổi quét. Ngược lại, nếu là cây chổi quét thì không phải là bảo kiếm Kim Cang. Tùy thuộc vào đầu nào mà quý vị xử dụng. Một đầu là bảo kiếm Kim Cang, còn một đầu thì là cây chổi để quét. Một đầu là cây kiếm bảo vương Kim Cang được dùng để chặt đứt tình ái, vô minh phiền não. Một đầu khác là cây chổi để quét; mỗi lần niệm câu Ai là người đang niệm Phật ?, cũng giống như mỗi lần dùng chổi quét đất được sạch sẽ đôi chút. Dùng chữ Ai để quét những lòng tư dục. Bảo kiếm vương Kim Cang chặt tư dục và cây chổi cũng quét tư dục; đó là tâm niệm tham dục, tình ái, và những vấn đề liên hệ. Dùng bảo kiếm vương Kim Cang để chặt đứt hết những vấn đề rắc rối đó. Vừa khi tham quán chữ Ai, Thiên ma ngoại đạo không thể hại gì được, vì không có chỗ hở nào cho chúng xâm nhập vào. Do quý vị cầm gươm trí huệ hàng phục mười đại ma quân cùng tất cả ma quân trên thế gian. Không ma quân nào có thể đương đầu với chữ Ai của quý vị. Nếu quên đi chữ Ai thì có lỗ hổng cho ma quân xâm nhập vào; nghĩa là quý vị bỏ bảo kiếm vương Kim Cang xuống và để cho vô minh khởi lên.
Khi tham khán câu Ai là người đang niệm Phật, sự việc có vẻ mơ hồ. Tham quán tới lui, nhưng không thể tìm ra chữ Ai, nên mới khởi nghi tình. Lúc nghi tình phát khởi, nghi nhiều thì ngộ nhiều; nghi ít thì ngộ ít; không nghi thì không ngộ; thường nghi thì thường ngộ; nghi ngắn thì ngộ ngắn. Tại sao gọi là nghi tình ? Vì không thể tìm được chữ Ai. Chữ Ai là gì ? Nắm giữ chữ Ai hằng giờ cho đến khi hơi thở dừng, mạch máu ngưng, tâm niệm trụ, và đạt đến cảnh giới đại định thâm sâu. Dẫu đi, đứng, nằm, ngồi, quý vị vẫn thường trú trong đại định đó. Không nhập vào và không xuất ra khỏi đại định đó, nên gọi là đại định thâm sâu. Lúc bấy giờ, trên không còn trời, dưới không còn đất, chính giữa không còn người, xa không còn vật; tất cả đều vắng lặng; ngay cả hư không đều tan biến. Một khi hư không tan biến rồi thì còn cảnh giới gì ? Quý vị hãy xem xét và suy nghĩ coi ! Quý vị có còn vọng tưởng hay tạp niệm chăng ? Khi hư không đã tan mất, vọng tưởng, tạp niệm, tư dục trú ở đâu ? Lúc ấy thật dễ dàng khai ngộ, dễ dàng xoay về cội gốc, dễ dàng minh tâm kiến tánh. Khi đó, sự việc gì cũng không làm chướng ngại khó khăn cho quý vị. Một khi đã thấy tánh thì mãi mãi không còn ưu sầu.
Bổn lai diện mục hà xứ mịch (tìm bộ mặt thật xưa nay ở noi nào ?)
Từ đời nhà Thanh đến hiện tại, đa số đều tham quán câu Ai là người đang niệm Phật ? Tham quán chữ Ai là quan trọng nhất. Ai ? Vẫn còn chưa biết thì vẫn là chữ Ai. Nếu biết rõ thì là khai ngộ. Phải tìm ra Ai là người đang niệm Phật. Nếu bảo: Tôi là người niệm Phật. Quý vị à ? Nếu là người niệm Phật thì khi chết đi và được hỏa táng xong, quý vị sẽ đi về đâu ? Nếu quý vị là người đang niệm Phật thì phải không chết. Song, quý vị sẽ chết, bị hỏa thiêu, và không còn nữa.
Trong pháp môn tham thiền có nhiều câu thoại đầu. Có người tham quán câu: Trước khi cha mẹ sanh ra, gương mặt của tôi vốn ra sao ? Có người tham quán chữ Vô. Vô, nghĩa là không có gì cả và mọi việc đều trống không. Hoặc giả tham quán câu Muôn vật có hiện hữu chăng ? Họ tham quán chữ Vô (không) và Hữu (có). Có người tham quán Làm sao sự việc đều là không ? Muôn vật trên thế gian đều chịu cảnh thành, trụ, hoại, không. Thế thì còn vật gì thoát ngoài định luật thành, trụ, hoại, không ? Đó là cách tham quán của họ.
Có người tham quán câu: Con chó có Phật tánh chăng ? Dẫu con chó có Phật tánh hay không, điều này cũng có thể làm một câu thoại đầu. Người khác tham quán câu: Que cứt khô. Vừa nghe qua, quý vị có thể cười, nhưng khi tham quán thì mới có mùi vị ! Vì không ướt nên không hôi; do đó quý vị không cần phải cười. Tựu chung, có rất nhiều loại thoại đầu. Nếu cảm thấy câu thoại đầu nào thích hợp thì quý vị có thể dùng.
Hành, trụ, tọa, ngọa tế toản nghiên (đi, đứng, nằm, ngồi tinh tường tham quán)
Trong lúc đả Thiền Thất, điều quan trọng là phải chuyên nhất, nghĩa là thân, tâm, và ý thức phải chuyên nhất. Nơi đây, thân của quý vị phải đi vào lúc đi, ngồi vào lúc ngồi, nằm xuống vào lúc nằm xuống. Lúc đi, ngồi, nằm phải y theo quy củ. Không để tâm khởi vọng tưởng thì tâm, niệm, và ý mới chuyên nhất. Ý không khởi tâm tham, sân, si thì mới nhất tâm tham quán Ai là người đang niệm Phật ?
Tham quán như dùng mũi khoan để khoan lỗ. Khoan cho đến độ khoan thủng qua gỗ. Một khi đã khoan xong, có thể thấy sang lỗ bên kia; khai ngộ cũng như thế. Trước khi khai thông, chúng ta chỉ việc khoan lỗ hằng ngày. Cũng vậy, trước khi khai ngộ, chúng ta tham quán câu Ai là người đang niệm Phật.
Hiện tại, chúng ta đang dụng công phu để được khai ngộ. Trong lúc dụng công, chớ bảo: Không thể khoan thủng lỗ hổng ! Nếu nghĩ như thế thì không thể nào còn muốn khoan nữa. Nếu không khoan thì không có lỗ khoan nào cả. Phải khoan lỗ vào hôm nay, ngày mai, ngày mốt; khoan hoài khoan mãi cho đến khi thông, tức là khai ngộ. Nghĩa là những gì chưa biết rõ trước kia, nay lại biết rõ. Những gì chưa hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
Công phu đó như thế nào ? Như mèo rình chuột. Mèo rình chuột ngoài hang. Nếu chuột vừa ra thì mèo dùng móng vuốt mà bắt. Tham quán câu Ai là người đang niệm Phật cũng giống như mèo rình chuột. Vọng tưởng là chuột và câu Ai là người đang niệm Phật là mèo. Mèo chờ chuột để bắt; đó là tỷ dụ.
Tham quán cũng giống như rồng bảo vệ hạt châu. Rồng luôn luôn bảo vệ và không bao giờ xa rời hạt châu của nó.
Lại nữa, tham quán như gà ấp trứng. Gà mái luôn luôn lo lắng cho gà con, nên suy nghĩ: Chẳng bao lâu nữa gà con của tôi sẽ ra vỏ trứng. Gà mái cứ tiếp tục ấp trứng: Lẹ lên ! Lẹ lên ! Gà con hãy mau ra khỏi vỏ ! Mỗi ngày, gà mẹ ấp trứng và nghĩ về gà con cho đến khi chúng ra khỏi vỏ. Có câu: Loài sanh từ trứng do tưởng mà ra.
Khi nghĩ mãi đến hồi chín muồi, trứng sẽ nở ra gà con; lúc đó gà mẹ thành công. Chúng ta tham Thiền cũng giống như gà mẹ ấp trứng. Đang ấp trứng, thân gà mẹ rất nóng nên mệt nhừ. Tuy nhiên, gà mẹ không thể nào rời khỏi ổ mà phải ấp cho đến khi trứng nở.
Tham phá thoại đầu lộ đoan nghê (Khi tham quán thông suốt thoại đầu thì đầu mối hiển lộ).
Tham Thiền cũng như thế. Chúng ta phải thường chú tâm mà không khởi bất cứ vọng tưởng nào cả.
Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện, lục căn hốt động bỉ vân giá.
Dịch: Một niệm nếu không sanh thì toàn thể tánh liền hiển hiện. Sáu căn vừa động liền bị mây che.
Lúc một niệm chưa sanh khởi thì toàn thể đại dụng liền hiện tiền, nghĩa là trí huệ sẳn có sẽ hiện trước mặt. Sáu căn như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý vừa chợt động thì cũng như trời xanh đột nhiên bị mây che. Lúc một niệm chưa sanh thì trong chẳng có thân tâm; ngoài không thế giới. Tọa thiền đến lúc hơi thở dừng, nhưng không phải là chết. Khi hơi thở dừng thì không còn một vọng niệm. Song, nếu đột nhiên suy nghĩ: Ồ ! Hơi thở của tôi đã dừng, không còn nữa, thì hơi thở sẽ trở lại. Lúc vô tâm thì hơi thở dừng; vừa lúc có tâm thì hơi thở trở lại. Thật ra, hơi thở không hoàn toàn ngưng, vì nếu như thế thì không còn sống trở lại. Do vì, hơi thở bên trong bắt đầu hoạt động nên không cần phải dựa vào hơi thở bên ngoài. Đó gọi là chuyển bánh xe pháp lớn; nghĩa là chuyển bánh xe pháp vô hình và hát bài ca không âm thanh. Tuy nhiên, chớ đắm chấp vào cảnh giới đó.
Người tu hành có lúc chợt tinh tấn và chợt thối thất. Có thể tinh tấn trong vài ngày rồi lại cảm thấy không được lợi lạc gì nên thối thất. Sau khi giãi đãi làm biếng một thời gian, lại tinh tấn tiếp tục. Do đó, lúc tu đạo, chúng ta phải theo trung đạo, không nên quá mau lẹ hay quá chậm chạp.
Đi quá nhanh thì sẽ xẩy chân; đi quá chậm thì sẽ lọt lại sau.
Chớ quá gấp gáp hay quá chậm chạp. Không đi quá khẩn trương nghĩa là không quá gấp gáp; không quá chậm chạp nghĩa là không làm biếng. Phải dụng công đến độ tự tại khi đi, đứng, nằm, ngồi. Tự tại nghĩa là công phu thăng tiến. Lúc đó mới thật là Tham Thiền và dù muốn dừng vẫn không được.
Lúc đi, đứng, nằm, ngồi vẫn không rời chữ Ai. Song, dẫu được như thế, nhưng vẫn chưa nhận ra chữ Ai. Phải làm quen với chữ Ai mà không để đánh mất. Ở mọi nơi mọi lúc đều dụng công tham thiền thành phiến. Lúc đó, dẫu ăn cơm mỗi ngày, nhưng cũng như chưa từng dùng một hạt cơm. Chẳng phải là không dùng cơm, mà là quý vị không đắm chấp vào việc ăn cơm. Tuy dùng cơm nhưng giống như không có gì xảy ra. Đắp y nhưng cũng không chấp vào.
Dẫu đắp y nhưng cũng như không đắp một cọng chỉ nào. Nghĩa là dẫu đi, đứng, nằm, ngồi đều quên hết. Quên về việc ăn mặc rồi thì còn nói chi đến những việc khác ! Những việc đó có nhằm gì đâu !
Đả phá hắc đổng hiện bổn nguyên (đập thùng dầu hắc để hiện cội nguồn).
Đập vở thùng dầu hắc chính là khai ngộ. Tuy rằng tâm niệm tham quán chữ Ai là vọng tưởng, nhưng chúng ta dùng một vọng tưởng để trừ tất cả vọng tưởng. Trong mọi thời mọi lúc phải tham quán thoại đầu, chứ không nên thở ra thì tham quán còn thở vào thì không. Đếm theo hơi thở cũng không được vì tạo thành hai việc như lấy đầu đặt lên đầu. Cách thức tham quán thoại đầu chân chánh là phương pháp nhập môn. Do đó, chư Tổ sư luôn luôn tham quán khi hơi thở ra vào; niệm niệm tham quán không dừng.
Những ai thật sự biết dụng công sẽ không ngừng tham quán chữ Ai. Cứ liên tục khởi nghi tình về chữ Ai cho đến khi tâm, ý, thức đều tan mất; tâm cũng không; ý cũng không; thân cũng không; thức cũng không. Khởi vọng tưởng là do thức thứ sáu sanh khởi; nó bảo quý vị khởi vọng tưởng, bảo quý vị biết đau, bảo quý vị không nhẫn đau nổi. Tất cả đều do nó tác quái. Nếu dẹp trừ tâm, ý, thức bằng cách tham quán cho đến khi không còn bị chúng chuyển, thì quý vị mới thật sự là người biết dụng công. Một khi được như thế, không những công phu ngày một tương ưng và nhất niệm cũng được tương ưng, mà cũng có khả năng khai mở trí huệ, nghĩa là khai ngộ. Thế nên người xưa có câu:
Nhược nhân tĩnh tọa nhất tu du,Thắng tạo hằng sa thất bảo tháp.
Dịch:
Nếu ai ngồi tĩnh tọa trong giây lát,Thù thắng hơn xây hằng sa bảo tháp.
Ngồi thiền tĩnh tọa trong một giây phút thì công đức thù thắng hơn xây hằng hà sa số bảo tháp. Ngoài ra, chỉ ngồi trong giây lát đó mà có thể diệt trừ nghiệp xấu trong vô lượng kiếp sanh tử.
Những ai biết dụng công đều luôn luôn sống trong thiền định, bằng ngược lại thì thường sống trong vọng tưởng hư dối. Thiền định thì sanh xuất trí huệ, còn vọng tưởng thì sanh xuất ngu si. Làm thế nào để đạt thiền định ? Phải xả bỏ vọng tâm mà quay về chân tâm. Tuy nhiên, chúng ta thường chạy theo vọng duyên, chứ không thích trở về với thiền định. Đó là lý do tại sao chúng ta thường khởi vọng tưởng, nên không thể quay về với chân tâm. Kết quả, chân tâm biến thành vọng tâm. Nếu thời thời khắc khắc thường hồi quang phản chiếu, không khởi nhiều vọng tưởng, và biết dụng công nơi tự tánh, thì sẽ trở về được với chân tâm. Lúc đả Thiền Thất cũng là lúc chúng ta xả bỏ vọng tâm để trở về với chân tâm và xả mê để trở về giác. Đó là lý do tại sao chúng ta xả bỏ hết tất cả để đến nơi đây chạy hương, tọa hương. Đi, đứng, nằm, ngồi cũng không nên xa rời Cái này, bằng không thì tạo điều sai lầm. Cái này chính là một câu thoại đầu.
Như thị như thị quán tự tại (như thế, là như thế; tự tại mà tham quán)
Tôi sẽ giải thích cho quý vị hiểu rõ về cách chạy hương để không chạy quá nhanh. Chạy chậm hay đi từ từ cũng không phải là chạy hương. Phải làm sao ? Phải y theo quy củ, nhưng giữ tâm tự tại. Lúc đi, vẫn phải tham quán Ai là người đang niệm Phật. Trước hết chúng ta đi khoảng từ mười lăm đến hai mươi phút, rồi chạy hương. Chỉ chạy hương một vòng, hai vòng, hoặc nhiều lắm là ba vòng trong thiền đường, rồi đánh mõ ra hiệu dừng lại. Không nên chạy hương quá lâu, bằng ngược lại mọi người sẽ mệt mỏi và đứt hơi khiến không thể dụng công được. Chỉ chạy một vòng, hai vòng, tối đa là ba vòng; chạy cho đến khi cảm thấy thân thể của mọi người vừa bắt đầu ấm trở lại thì ngay lúc ấy đánh mõ để ngừng chạy, rồi bắt đầu ngồi thiền. Một khi khí huyết lưu chuyển lại khắp thân thể thì phải bắt đầu tọa thiền.
Vào lúc ngồi thiền, phải cứng rắn như bảo kiếm Kim Cang để có sức lực mạnh mẽ mà không ai sánh bằng. Có ngồi thiền lâu thì mới nhập thiền định. Phải ngồi như thế nào ? Vào lúc ngồi, tâm phải bình và khí phải tĩnh. Ngồi thẳng như chuông; mắt quán mũi; mũi quán miệng; miệng quán tâm; trong mọi lúc đều phải như thế. Chớ nên ngả phía trước, dựa phía sau, nghiêng bên phải hay trái. Cách hay nhất là ngồi xếp bằng như tư thế hoa sen hay Kim Cang, vì cách đó dễ giúp cho việc nhập định. Có người nói: Đã ngồi xếp bằng được, nhưng chưa bao giờ nhập thiền định. Lý do là vì quý vị vẫn luôn khởi vọng tưởng và không biết dụng công chân chánh. Ngồi xếp bằng là cách ngồi hay nhất, rồi kế đến là ngồi bán già (đặt chân trái lên chân phải). Nếu không thể ngồi được như thế thì cứ ngồi theo bất cứ cách gì mà quý vị thích. Khi ngồi thiền, phải như như bất động, liễu liễu thường minh (sáng suốt thường biết). Phải cong đầu lưỡi lên để chạm với nứu hàm răng trên để hai mạch Nhâm và Đốc nối nhau. Lúc đó, khí huyết trong người sẽ chảy đều và quý vị sẽ cảm thấy an lạc tự tại. Nếu có nước bọt, có thể nuốt, vì nó giống như nước cam lồ trưởng dưỡng mầm Bồ Đề.
Ngồi trong một thời gian, quý vị sẽ bắt đầu cảm thấy ấm; khởi đầu từ bụng và lan khắp thân, rồi trở về bụng. Cảm giác ấm áp xoay vần như thế được gọi là giai đoạn nhiệt nóng. Thời gian sau, quý vị sẽ cảm nghiệm sự thay đổi thêm về công xưởng hóa học của thân thể, tức là đạt đến giai đoạn đảnh vị. Quý vị sẽ cảm nghiệm lúc có lúc không vài cảm giác trên đỉnh đầu, vì không thể rờ mó nắm bắt được mà chỉ là cảm giác, nhưng dường như là một cảnh giới không thể nghĩ bàn. Kế tiếp giai đoạn đảnh vị thì là giai đoạn nhẫn. Trong giai đoạn đó, tuy khó chịu về cảm giác ngày càng nặng trên đỉnh đầu, giống như có một mũi khoan đang khoan xuống xương sọ, nhưng quý vị lại chịu đựng nổi; đến khi được thông suốt thì gọi là Thế Đệ Nhất. Lúc đó, quý vị là đại trượng phu trên thế gian.
Thiện tai, thiện tai, ngộ thùy nhân (lành thay, lành thay, ngộ về chữ Ai)
Có bốn cảnh giới thiền định: Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Trước khi đạt đến cảnh giới Sơ Thiền, đầu tiên sẽ trải qua cảnh giới khinh an, tức là thân thể cảm thấy rất an lạc tự tại, được gọi là Pháp HỶ. Đạt đến cảnh giới đó, có thể không ăn mà vẫn chẳng cảm thấy đói, không ngủ mà vẫn chẳng cảm thấy mệt, không mặc đồ mà vẫn chẳng cảm thấy lạnh. Đó là cảm giác khinh an nhẹ nhàng thư thái vào lúc vừa tu thiền. Dù đi, đứng, nằm, ngồi đều cảm thấy như không còn chính mình vì không biết bản ngã đã biến đâu mất.
Sau cảnh giới khinh an thì nhập vào thiền định của Sơ Thiền. Lúc ấy, không còn cảm giác về mình và mạch máu dường như ngừng đập. Quý vị sẽ cảm thấy như thân tâm bao trùm khắp pháp giới; một hoặc hai giờ ngồi thiền trôi qua cũng giống như chỉ trong giây phút. Tuy nhiên, chớ tự cho mình là đặc biệt vì chỉ nếm chút ít thiền định ở giai đoạn sơ khởi. Sau khi mạch máu dừng đập thì hơi thở cũng ngưng. Lúc hơi thở bên ngoài ngưng thở qua lỗ mũi thì hơi thở thật bên trong bắt đầu hoạt động; lúc đó không còn lệ thuộc vào hơi thở bên ngoài nữa. Khi tiếp tục dụng công thì tâm niệm sẽ dừng. Khi không còn một niệm khởi lên và tất cả vọng tưởng đều lặng mất thì hoà nhập vào bản thể tự tánh; đó là Nhị Thiền. Tuy cho rằng ở Tam Thiền tâm niệm đều trụ vắng lặng, nhưng thật ra vẫn còn một niệm vô minh thô.
Đến Tứ Thiền thì tâm niệm thật sự bị đoạn dứt; tức là xả hết mọi tâm niệm. Tham Thiền đến cảnh giới đó chính là cảnh giới Tứ Thiền hữu lậu và vẫn chưa chấm dứt sanh tử hay chứng thánh quả. Để đạt đến sơ quả A La Hán, phải đoạn trừ 81 phẩm kiến hoặc. Sao gọi là kiến hoặc ? Kiến hoặc nghĩa là khởi tâm tham lam ái luyến đắm chấp vào cảnh giới bên ngoài. Do thấy mà chấp trước nên bị mê hoặc. Sơ quả A La Hán được gọi là nhập lưu, nghĩa là nhập vào dòng pháp tánh của thánh nhơn và đi ngược dòng sáu trần của phàm phu. Bậc thánh nhơn chứng sơ quả A La Hán không nhập vào sắc tướng, âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc, pháp trần. Sáu cảnh trần này không thể làm dao động hay mê hoặc vị này. Đó là sơ quả A La Hán. Hiện tại, chúng ta vẫn chưa đạt đến cảnh giới Sơ Thiền; chưa có ai làm mạch máu ngưng đập được.
Nếu chưa đạt được những cảnh giới đó, phải tinh tấn dụng công trong từng giây phút, vì điều quan trọng là không nên lãng phí thời giờ. Cách hay nhất là ngồi xếp bằng hoặc ngồi bán già. Nếu cả hai cách đều quá khó thì có thể ngồi một cách tự nhiên. Vấn đề tu hành là tại tâm chứ không phải tại chân. Nếu xả bỏ hết các vọng tưởng thì ngồi cách nào cũng tu được. Nếu tâm tràn đầy vọng tưởng thì không thể tu hành thành tựu dẫu có ngồi cách nào đi nữa. Tu hành bao gồm việc tu tâm dưỡng tánh. Tu tâm có nghĩa là phải thường xuyên quán sát xem coi vọng tưởng nào nhiều nhất. Có phải nhiều nhất là vọng tưởng tham dục, sân hận, ngu si chăng ? Phải xoay về ánh sáng tự tâm mà quán chiếu; phải tự thanh tịnh hóa vọng tưởng thì công phu mới có phần tương ưng. Dù ngồi theo tư thế nào cũng phải dẹp trừ mọi vọng tưởng; hết vọng tưởng thì trí huệ mới hiển hiện, bằng ngược lại thì không có trí huệ. Do đó, tu hành là dụng công nơi đất tâm. Vì thế sự tu hành được gọi là pháp môn tâm địa. Nếu tâm thường được thanh tịnh thì luôn luôn trụ nơi Linh Sơn. Hành trì niệm Phật, tụng chú, trì giới, giảng kinh, ngồi thiền, tất cả đều vì việc chế ngự tâm vào một nơi để dẹp trừ vọng tưởng và giữ lại chân tâm. Trong từng phút giây phải tìm lại chính mình để nhận ra gương mặt thật xưa nay của chính mình.
Đó là phương pháp dụng công sơ khởi.
Tánh giác linh minh nguyên phi vật (tánh giác nhiệm mầu sáng suốt vốn không phải là vật).
Trong khi tham Thiền chớ mong muốn thấy cảnh giới này nọ; không mong muốn bất cứ gì hết; ngay cả hư không cũng chẳng màng. Dù hư không có trống rỗng, nhưng vẫn không cảm giác hoan hỷ hay sợ sệt. Nếu cảm nghiệm sợ hãi thì sẽ gặp ma. Nếu cảm nghiệm hoan hỷ thì ma hoan hỷ sẽ đến. Hãy xem qua 50 ấm ma trong kinh Lăng Nghiêm; chúng có thể hiển hiện vào lúc ngồi thiền. Nếu nhận rõ thì sẽ không bị chúng chuyển. Thế nên có câu: Ma đến chém ma; Phật đến chém Phật. Dẫu Phật hay ma có đến cũng không nên đắm chấp vào. Chớ chấp trước vào bất cứ cảnh giới gì. Chớ suy nghĩ: Ồ ! Một vị Phật đang đến ! và sanh tâm vui mừng tột bậc; đó là cảnh giới tà. Có cảm giác sợ hãi cũng không đúng; có cảm giác thích thú hay không thích thú cũng không đúng. Do đó, phải ngồi thiền tịch tĩnh, an nhiên bất động, mà không khởi tâm phân vân, không chạy đuổi theo cảnh giới. Cảnh giới có hiển hiện thì cứ hiện mà không đắm chấp để bị chúng chuyển. Nếu cảnh giới không hiển hiện thì cũng không nên tìm cầu. Từ đời vô thủy đến nay, trong ruộng tâm thức thứ tám, cảnh giới nào cũng có. Một khi tâm được vắng lặng thì chúng sẽ xuất hiện. Nếu cứ mãi khuấy nước đục thì nó chẳng bao giờ được lắng trong. Cũng vậy, nếu ngồi an nhiên bất động thì tâm niệm tự nhiên sẽ được thanh tịnh tịch tĩnh.
Tâm thanh thủy hiện nguyệt, ý định thiên vô vân
(tâm thanh tịnh như mặt trăng hiện trong nước; ý niệm định lại như bầu trời không còn mây).
Tâm được thanh tịnh cũng giống như ánh trăng soi đáy nước. Thế nên, chớ màng cảnh giới có thật hay có giả. Tinh tấn dụng công mới là chân thật. Tuy nhiên, chớ hành giống như những người chẳng biết cảnh giới gì đang xảy ra mà bảo: A ! Cảnh giới này không tốt. Bạn đã bị ma nhập rồi ! Thật ra, vì tinh tấn dụng công nên mới thấy những cảnh giới đó. Nếu không tinh tấn tu hành thì không có cảnh giới gì hiển hiện. Thế nên, chớ sợ hãi. Sự hiểu biết chân thật là không chấp trước vào bất cứ điều gì cả.
Trí quang biến chiếu bổn lai chân (ánh sáng trí huệ chiếu rõ chân tánh xưa nay).
Hiện tại, chúng ta muốn phát triển trí huệ; để làm được việc đó, trước hết chúng ta phải chịu thọ khổ như dùng lửa trui rèn. Giả như quý vị là một đống vàng thì phải dùng lửa trui để xem coi quý vị có phải là vàng thật hay không. Nếu là vàng giả thì sẽ bị thiêu đốt. Nếu là vàng thật thì không sợ lửa hồng. Nếu có mười lạng vàng thì vẫn là mười lạng dẫu có nấu đến đâu. Nếu có mười lạng vàng giả thì khi nấu xong, có thể chỉ còn lại một lạng. Hiện tại, chúng ta được tôi luyện để trở thành thân kim cang bất hoại. Một khi đã luyện xong thì không còn sợ bom nguyên tử, bom khinh khí, hay bất cứ vũ khí nguyên tử nào. Tại sao chúng ta có cảm giác sợ sệt ? Vì chúng ta có thể bị hủy diệt. Tuyệt đối không vật gì có thể hủy hoại thân kim cang bất hoại của quý vị được. Tuy nhiên, trước hết phải chịu đựng vài sự cực khổ. Có người nói: Thật đau khổ quá mức. Tôi không thể chịu nổi ! Ai cảm nhận đau khổ ? Quý vị nói: Tôi cảm thọ sự đau khổ. Thế thì quý vị là ai ? Quý vị đáp: Tôi chỉ là thân thể này. Nếu thân thể là quý vị thì sau khi chết sẽ như thế nào ? Lúc đó thân thể ra sao ? Nếu lúc đó có ai đánh đập hay chửi mắng xác thân của quý vị thì xác thân đó sẽ nhẫn chịu được. Nó sẽ nhẫn chịu tất cả sự khổ đau mà không khó gì. Quý vị nói: Lý do là vì tôi đã chết, nên không còn vấn đề gì cả. Vâng ! Tại sao không giả chết ngay trong hiện tại ?
Nhược yếu nhân bất tử, tu tạo hoạt tử nhân (nếu ai muốn tránh chết, phải sống như người đã chết).
Nếu muốn sống thì trước hết phải cố thử chết. Có phải Tự tử chăng ? Không phải. Chỉ sống như người đã chết. Nếu nhìn mọi việc với cách nhìn của người đã chết thì sẽ không còn tranh đua, tham lam, sân hận, ngu si.
Tất cảc chư Phật, chư Bồ Tát, và lịch đại Tổ-sư xuyên qua dòng thời gian đã từng thành tựu nhờ phương pháp này. Các ngài xuất sanh từ pháp môn này. Hiện tại, chúng ta chớ sợ khổ cực mà phải tinh tiến tu hành, nhận chân được việc tu trì, xả bỏ muôn vọng tưởng. Chớ làm biếng giãi đãi. Vẫn còn chút khí lực nào thì vẫn chạy hương và tọa hương. Chúng ta mượn cái giả để tu tập chân tâm. Càng khó khăn chừng nào phải càng quyết tâm vượt qua chừng đó. Mọi người thích làm việc dễ dàng. Chúng ta phải làm những gì mà người khác không thích; phải nhẫn những gì họ không dám nhẫn. Chỉ có sự tinh tiến dũng mãnh đó mới thành tựu trí huệ chân thật. Đấy là ý nghĩa của việc rèn luyện thân kim cang bất hoại trong lò lửa hồng. Sau khi tôi luyện xong, thân mạng sẽ trở nên mạnh mẽ và trí huệ sẽ phát sanh.
Nơi thiền đường, phải tự rèn luyện thân lẫn tâm. Thân tránh việc giết hại, ăn cắp, tà dâm; tâm tránh khởi tham, sân, si. Bằng cách đó chúng ta tinh tấn hành trì giới định huệ để diệt trừ tham sân si. Không thể nào tạo nghiệp ngay trong thiền đường. Dù có thể có những vọng tưởng ngây dại, nhưng không thể làm theo chúng. Nhờ tránh nghiệp giết hại, ăn cắp, tà dâm, thân nghiệp được thanh tịnh hóa về những tập khí xấu. Một khi gìn giữ thân nghiệp và tâm được thanh tịnh cùng chuyên nhất, chúng ta phá vỡ màn vô minh và khôi phục lại trí huệ sẳn có. Tuy nhiên, vẫn còn đắm chấp vào thân tâm thì khó lòng xoay về cội nguồn và xả tà ngụy để quay về nẻo chánh. Chúng ta chưa có thể xả bỏ thân thể, bản ngã, và ngã sở. Chỉ người có thiện căn mới xả bỏ hết mọi chấp trước về bản ngã và pháp trần. Nếu nhìn thấy thân vốn không (thật có) thì phá được sự chấp ngã. Nếu đạt thiền định thì pháp chấp cũng không còn. Không chấp vào ngã và pháp thì sẽ vượt ngoài thế sự, thoát khỏi sự chướng ngại của tình chấp, và không bị vật chất dục lạc làm ô nhiễm. Không còn chấp trước tức là giải thoát. Tuy nhiên, khó có thể hành được điều này. Nếu thật sự không còn chấp vào mình và người thì Pháp thân sẽ biến khắp pháp giới. Điều đáng thương hại là không một ai trong số chúng ta có thể làm được điều này ! Có ai biết được rằng sẽ còn bao nhiêu đại kiếp nữa chúng ta mới đạt đến cảnh giới này ?
Lúc tu hành, chúng ta phải bố thí thân thể cho thiền đường. Phải trì giới bằng cách tránh làm điều xấu và luôn hành việc lành. Phải kiên nhẫn chịu đau khổ. Không thể đánh mất một tâm niệm tu hành nào cả. Khi thời điểm đến, trí huệ tự nhiên sẽ hiện tiền và ánh sáng trí huệ Bát Nhã chiếu soi khắp ba ngàn đại thiên thế giới. Song, phải cần trải qua thời gian tôi luyện. Do đó có câu: Không thọ lạnh rét mùa đông thì hoa mai làm sao tỏa hương thơm ?
Muốn làm thành tựu việc gì cũng cần phải có thời gian. Vừa gặp thử thách khó khăn mà thối chuyển thì không thể nào đạt thành tựu gì được.
Thật tướng Bát Nhã tại kỳ trung (nhận thấy tướng Bát Nhã ngay trong đó).
Pháp môn tham thiền là Vô vi mà vô bất vi; nghĩa là vào lúc ngồi thiền, không làm gì nhiều cả. Tuy nhiên, nếu có một người tham Thiền thì một người hỗ trợ cho chánh khí của Pháp giới. Nếu mọi người đều tham thiền thì trên thế gian không còn chiến tranh.
Hỏi: Có cần phải ngồi để tham thiền không ?
Đáp: Vâng ! Ngồi thiền lâu mới nhập vào thiền định; nghĩa là tham thiền đi cùng với việc ngồi thiền. Ngồi thiền được lâu thì sẽ cảm nghiệm những cảnh giới không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên, bên cạnh việc ngồi thiền, thiền sinh chân chánh cũng phải hành thiền vào lúc đi, đứng, nằm. Trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, không có giây phút nào mà không tham thiền. Thiền sinh không màng thế sự mà thường chiếu cố vào câu thoại đầu của mình Ai là người đang niệm Phật đến độ không còn thời gian để ăn uống ngủ nghỉ. Dẫu đi, đứng, nằm, ngồi đều phải tiếp tục tham quán thoại đầu cho tới khi đạt đến sơn cùng thủy tận (tận cùng non nước), tức là tham quán đến cực điểm.
Tham thiền cần phải chuyên nhất. Khi sự chuyên nhất đạt đến cực điểm thì sẽ có khả năng đương đầu với sự việc. Có câu: Khi đạt đến nơi cực điểm thì sẽ chuyển đổi. Dẫu là việc gì, khi đạt đến cực điểm đều có thể đương đầu với chúng. Hiện tại, vào lúc ngồi thiền, chớ than khóc khi chân vừa đau. Lúc đau nhức đến cực điểm, nó sẽ ngừng và quý vị sẽ cảm nghiệm cảnh giới vi diệu không thể nghĩ bàn. Không có cách nào để diển tả cảnh giới đó được mà chỉ chính quý vị tự cảm nghiệm lấy. Một khi bị đau nhức đến độ cùng cực thì sẽ không còn đau nhức vì đã vượt qua cửa ải đau nhức. Tuy nhiên, vượt qua cửa ải đó xong cũng chưa đủ. Thời gian sau sẽ có thêm cửa ải này, rồi đến cửa ải khác. Có thể sau một giờ mới vượt qua cửa ải thứ nhất. Song, khi ngồi thêm một tiếng rưỡi nữa thì đau nhức trở lại. Tại sao vậy ? Vì khí huyết chảy đến độ muốn vượt khỏi thêm một cửa ải nữa. Do đó, quý vị phải nhẫn chịu sự đau thêm cho đến khi không còn đau nhức. Một khi đau nhức tan mất, quý vị sẽ cảm thấy rất an lạc, tự tại không thể diễn bày. Lúc ấy, quý vị sẽ cảm thấy trời đất đều thái hòa.
Phải vượt qua những cửa ải đó để gặt sự lợi lạc. Nếu la khóc giống như trẻ con khi vừa bị đau thì không bao giờ có khả năng vượt qua những cửa ải đó. Phải kiên nhẫn chịu đựng những gì không thể nhẫn nổi ! Hãy cắn răng chịu đựng ! Tuy nhiên, phải cương quyết ! Chớ sợ đau nhức hay khó khăn ! Với ba lực vô úy đó, quý vị sẽ có khả năng vượt qua các cửa ải.
Tại sao ngồi trong thiền đường chúng ta lại không có đủ định lực để nhẫn chịu chút ít đau, nhức, hay khó khăn ? Tại sao lại cảm thấy không thể nhẫn nổi đến độ phải rên la ? Vì chúng ta không có chút định lực và chưa vượt khỏi những cửa ải đau, nhức, khó khăn đó. Hiện tại, nếu vượt qua chúng được thì chúng ta sẽ đạt được sự an lạc tự tại. Nếu chịu đựng đau nhức cùng cực đến độ quên cả mình thì sao còn sự đau nhức nào ? Làm bất cứ việc gì, phải làm đến độ cùng cực. Lúc đến sự thanh tịnh cùng cực thì ánh sáng sẽ chiếu suốt. Khi định lực và tâm thanh tịnh đạt đến cực điểm, hào quang trí huệ tự nhiên sẽ hiển hiện và sẽ khai ngộ. Ngày ngày đều mong muốn được khai ngộ, nhưng mong muốn loại khai ngộ nào nếu không thể chịu đựng chút ít đau nhức ? Sao chẳng cảm thấy tự xấu hổ ?
Có người than vãn: Trong thiền đường có quá nhiều tiếng động như người này thì ho, người kia thì ngáy ngủ, người nọ thì cựa quậy khiến chiếc ghế ngồi thiền kêu răng rắc. Không thể nhẫn chịu được tiếng động ! Điều này có thể xảy ở mọi nơi. Có thể tránh tiếng động này, nhưng tiếng động khác lại đến. Nếu biết cách dụng công, thì khi có động hay tĩnh, quý vị sẽ không bị chúng chuyển, nghĩa là không chú ý về chúng. Hoặc đôi mắt có thể chạy theo cảnh động và tĩnh, nói: Người đó thật làm phiền, khiến tôi không thể nhập định. Dù người khác không tạo ra tiếng động, quý vị vẫn không thể nhập định được. Nếu nhập định được thì sẽ không chú tâm vào sự động hay tĩnh của người khác. Do đó, vào lúc ngồi thiền, chớ mong muốn phải hoàn toàn im lặng. Có thể tiếng động càng lớn thì sự khai ngộ càng mau. Không cáu gắt vì tiếng động. Ngược lại, nếu quá im lặng, không nên tìm cầu tiếng động; chúng chỉ là những cảnh giới thử thách.
Nếu biết dụng công thì ngay trong phố xá đô thị cũng có thể tu hành được. Ngược lại, sẽ không thể nào tu hành dù có lẫn trốn vào hư không. Không có chỗ nào là nơi tu hành hoàn hảo nhất. Phải khắc phục hoàn cảnh. Gặp bất cứ hoàn cảnh nào, chớ nói: Than ôi ! Hoàn cảnh này sao bi đát quá ! Dời đi nơi khác, hoàn cảnh có thể còn tệ hơn. Cứ mãi dời chỗ này sang chỗ khác cho đến khi trong vũ trụ không còn nơi nào thích hợp cả. Nếu khắc phục được hoàn cảnh thì mọi nơi đều giống nhau. Chư Phật không chọn lựa nơi các ngài thành đạo, vì bất cứ chỗ nào cũng có thể chứng đắc quả vị Phật.
Phải học cách nhẫn nhục. Nếu giữ được tư thế bất động ngay cả lúc rất khó chịu, quý vị sẽ có chút định lực, rồi sẽ phát sanh chút trí huệ. Có phải quý vị bảo rằng muốn trì giới chăng ? Ngồi tham thiền chính là đang trì giới, tức là trì giới nhẫn chịu đau nhức ! Lúc ngồi thiền tham quán câu Ai là người đang niệm Phật mà không ngừng trong giây phút nào, thì thử hỏi quý vị sẽ phạm giới gì ? Quý vị có tạo nhiều nghiệp xấu chăng ? Đang khi ngồi thiền có phạm tội giết hại chăng ? Quý vị có những tâm niệm như: Hắn thật đáng ghét. Tôi sẽ giết hắn chăng ? Không. Quý vị có nghĩ về việc ăn cắp chăng ? Không. Tránh nghiệp giết hại và ăn cắp chính là đang trì giới. Nhờ tham thiền quý vị tự nhiên giữ giới mà không cố gắng, rồi dựa vào đó mà phát khởi thiền định.
Nếu không tham thiền, tất cả vọng tưởng khởi lên trong tâm sẽ dẫn dắt quý vị đi tạo nghiệp giết hại, ăn cắp, tà dâm, nói láo, hay uống rượu. Một tâm niệm sai lầm có thể dẫn đến biết bao nghiệp xấu. Ngược lại, nếu ngồi thiền thì những vấn đề đó đều tan biến trong khi tự nhiên giữ giới mà không cố gắng. Nếu có thể chịu đựng sự đau nhức, thì sự giữ giới tự nhiên đó sẽ phát sanh thiền định, rồi từ đó phát sanh trí huệ. Lúc ấy, quý vị tinh tấn tu giới định huệ để diệt trừ tham sân si. Với ý chí tu hành, quý vị tẩy trừ tham lam và không còn nóng giận khi bị người khác đánh đập. Khi ngồi thiền quán, vô minh sẽ biến mất và tâm cuồng tánh loạn sẽ tiêu tan. Xin hỏi chứ có phải đó là những điều lợi lạc vô cùng chăng ? Đó là lý do tại sao bảo rằng tham thiền là pháp môn bao trùm hết tất cả pháp môn. Khi tham thiền đúng đắn, càng hành nhiều chừng nào thì càng mau khai ngộ hay minh mẫn chừng ấy. Phải tránh loại thiền chết vì cách đó khiến chúng ta bị ngu si thêm, không thể phân biệt nam bắc hay ngày đêm, thể như uống thuốc mê.
Bổn địa phong quang nguyên như thử (cội nguồn xưa nay của chúng ta vốn là gì ?).
Mọi hơi thở, cử chỉ, lời nói, hành vi, suy nghĩ, phản ứng đều ảnh hưởng đến thời gian và không gian trong vũ trụ. Cũng vậy, khí lành, khí xấu, khí thanh tịnh, khí ô nhiễm trong vũ trụ đều ảnh hưởng đến chúng ta. Nếu thật sự muốn xoay về bổn gốc thanh tịnh và thấy rõ mặt mũi xưa nay của mình, thì phải xả bỏ tất cả sự chấp trước về thân tâm cũng như nhìn xuyên suốt tất cả sự vật. Chúng ta phải chịu đựng sự tôi luyện trong lò lửa hồng trước khi phần thanh tịnh được tách khỏi phần ô nhiễm. Trí huệ sẽ hiển hiện một khi tư tưởng và hơi thở đã được thanh tịnh hóa. Vẫn còn phần ô trọc thì phần thanh tịnh chưa được đầy đủ, nghĩa là sự ngu si của chúng ta vẫn còn đầy dẫy. Thế nên, đi và ngồi trong thiền đường cũng giống như lắng đọng bùn xuống đáy nước, để nước tâm được thanh tịnh trong sạch. Kế đến, nếu chúng ta lọc cặn cấu nơi đáy nước thì pháp thân thanh tịnh sẽ hiển hiện. Lọc cặn cấu bùn nhơ nghĩa là thấy tâm rõ tánh (minh tâm kiến tánh), xoay về cội nguồn, bước lên đường trở về nhà để tìm xem nguyên quán của mình như thế nào.
Trong việc tu hành, phải thanh tịnh hóa trong và ngoài. Thanh tịnh hóa bên trong nghĩa là không khởi những vọng tưởng điên rồ. Thanh tịnh hóa bên ngoài nghĩa là không tạo tác những hành vi lầm lẫn. Bên trong thì phải vun bồi đất tâm và dưỡng Phật tánh như chư thánh hiền. Bên ngoài thì phải hành động như vì vua bằng cách tránh làm việc xấu, thường làm việc lành, và mang lại lợi ích cho tất cả chúng sanh. Bên ngoài tạo công để thành tựu quả lành bên trong; nghĩa là ngoài lập công, còn trong thì tạo đức. Lập công có nghĩa là làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Khi giúp người khác, chớ nên khởi niệm chấp trước là mình đang làm lợi ích cho họ; phải xem như không có gì xảy ra. Vừa có sự chấp trước thì liền chấp tướng. Lập công tạo đức làm lợi ích cho chúng sanh là bổn phận mà chúng ta phải làm. Chớ giữ ý niệm mình đang làm lợi ích cho họ để khi làm xong, không chấp gì cả. Ngoài thì làm lợi cho người, còn trong thì làm lợi cho mình chính là ngồi tham thiền. Ngồi thiền được phút giây nào thì có sự lợi ích của phút giây đó. Những gì là lợi ích ? Khi ngồi thiền đến độ hoàn toàn tịch tĩnh, ánh sáng thanh tịnh cùng cực chiếu suốt và quý vị sẽ cảm thấy dường như trong không còn thân tâm, cũng như ngoài thì không còn thế giới. Khi không ngồi thiền mà vẫn nhập vào cảnh giới này, thì được gọi là động tĩnh nhất như (trong động hay trong tĩnh lặng, tâm niệm đều như nhau). Nói cách khác, khi ngồi tĩnh tọa hay di động đều không khởi cứ vọng niệm nào. Động là tĩnh và tĩnh là động, tức là không còn có hai.
Khi công phu được như thế, quý vị sẽ thường nhập trong thiền định. Thế nên có câu: Thời thời thường trong định. Chẳng có lúc nào mà không định.
Nhất cử nhất động đều trong định; mọi ngôn từ, hành vi, đi, đứng, nằm, ngồi đều được hành trong định.
Mắt xem thấy sắc nhưng trong tâm lại trống không. Tai nghe âm thanh nhưng nào biết đến.
Để đạt đến cảnh giới thiền định này cần phải ngồi tham thiền. Trải qua thời gian dài dụng công thì sẽ đạt đến đó.
Nếu thật sự dụng công hay đến độ tương ưng với đạo thì không còn biết đói khát, lạnh nóng, tức là chẳng màng việc gì. Nếu đạt đến cảnh giới đó, quý vị sẽ biết rõ tất cả mọi việc. Làm việc gì, nếu làm hoàn toàn đến độ cùng cực thì sẽ có sự thay đổi. Cũng vậy, khi đạt đến điểm cùng cực của sự tĩnh lặng thì dao động hiển hiện. Ngược lại, khi dao động đến cực điểm thì tĩnh lặng hiển lộ. Điển hình, ban ngày là động và ban đêm là tĩnh. Trời tối sẫm mãi rồi cũng phải hừng sáng. Ngày sáng mãi rồi cũng hoàng hôn. Do đó, một ngày một đêm chính là một động một tĩnh. Nếu biết cách dụng công thì tu hành cho đến độ cái động không làm chướng ngại cái tĩnh và cái tĩnh không làm chướng ngại cái động; trong động có tĩnh và trong tĩnh có động. Lúc đó, sẽ nhận thấy trong chân không có diệu hữu và trong diệu hữu có chân không.
Chúng ta phải quyết chí tham thiền cho đến khi nhận rõ mình là ai. Do mê lầm, chúng ta đến cõi này. Cuộc đời vô ý nghĩa nếu vẫn tiếp tục chết trong mê mờ. Chúng ta nhất định phải biết tại sao sanh ra ở cõi này và chết rồi sẽ đi về đâu. Chúng ta có thể chết một cách tự do tự tại chăng ? Mục đích tu hành của chúng ta là phải đạt được sự tự tại trong sanh tử vì đó mới là sự tự do chân thật, tức là khả năng đến đi bất cứ nơi nào mà mình thích chứ không có phiền muộn lo âu. Nếu muốn đến cõi Tây Phương Cực Lạc, chúng ta chỉ việc ngồi xếp bằng trong tư thế hoa sen, giã từ mọi người rồi đi vãng sanh. Đó mới gọi là sự giải thoát sanh tử chân thật.
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Theo : Ngocbao.com