Theo đạo Phật, muốn thấy được cái Chân, Sự Thật thì phải có trí tuệ. Có trí tuệ mới thấy rõ chân lý được! Từ thấy rõ chân lý, ta có thể có hướng đi đúng, lập tâm, lập hạnh đúng; và không còn bị tham sân phiền não chi phối. Vậy, Chân phải được xem như cái gốc, cái Thể; còn Thiện, Mỹ là cành nhánh, hoa trái, là Tướng, Dụng để chúng ta sống với cuộc đời.
Người ta cũng thường hay nói rằng đạo Phật là đạo của trí tuệ, là “Duy tuệ thị nghiệp”. Nói cách khác, đạo Phật lấy trí tuệ làm sự nghiệp cho đời mình, dù xuất gia hay tại gia cũng phải lấy trí tuệ mà chiếu soi, mà tu tập mới chấm dứt được tất thảy mọi khổ đau trên trần thế. Tuy nhiên, về một “đạo Phật toàn diện” thì nói vậy dường như vẫn còn chưa đủ. Trí tuệ phải có thêm Từ bi nữa. Nếu trí tuệ là ngọn đèn soi sáng để chúng ta lên đường mà không lầm lạc, xoá tan tất thảy phiền não chướng, sở tri chướng; vén vẹt những đám sương khói của vô minh để cho “mặt trời chân lý hiển lộ” thì từ bi là để sống giữa cuộc đời với tấm lòng, với tình thương bao dung, rộng lượng. Và từ bi còn được xem như là sứ giả hòa bình giữa bối cảnh chiến tranh bạo tàn, ác độc hiện nay trên khắp thế gian, thế giới. Cũng có thể nói rằng, trí tuệ mà không có từ bi thì có vẻ “độc thiện kỳ thân” quá; từ bi mà không có trí tuệ thì có vẻ thương vay khóc mướn vô ích, vô bổ giữa cuộc đời.
Bất cứ tông, hệ phái nào trong đạo Phật cũng hướng đến Chân, Thiện, Mỹ. Đó là sự gặp gỡ chung giữa những dị biệt, sai khác của kiến giải hoặc phương pháp tu tập. Và người Phật tử khi đến chùa tu học, dù là Thiền, Tịnh, Mật hoặc là Theravāda nguyên thủy đều hàm tàng Chân, Thiện, Mỹ trong nội dung tu tập và lập hạnh, lấy đó làm tư lương, hành trang để lên đường…
Đạo Phật có mặt tại Ấn Độ, sau đó phân thành có hai nhánh chính. Nhánh thứ nhất đi qua miền Tây Bắc Ấn Độnhư Pakistan, Afganistan, Uzbekistan… ven theo dưới chân Hymalaya qua 36 nước Tây Vực sau đó mới đến Đôn Hoàng. Từ đây, nó tản mác qua Mãn Châu, Tây Tạng, Mông Cổ, Nhật Bổn, Triều Tiên, Trung Quốc. Nhánh này được gọi là nhánh Phát Triển, từ Đại chúng bộ (Mahāsaṅghika) và về sau biến thành Phật giáo Đại thừa(Mahāyana). Nhánh thứ hai đi từ Sri-Laṅka qua Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Lào… gọi là nhánh Phật giáo nguyên thủy Theravāda. Dù là Nam phương hay Bắc phái thì đều nội hàm tư tưởng Phật học mà rốt ráo là giải quyết vấn đề tham, sân, phiền não, trầm luân sinh tử của chúng sanh. Nhánh nào cũng đều hướng đến chúng sanh, tùy căn cơ trình độ mà phổ cập một giáo pháp thích hợp. Nghĩa là, khi Phật giáo đi qua từng quốc độ thì cần phải linh động, biến hóa, hòa nhập để phù hợp với văn hóa bản địa, thổ nhưỡng đất đai của vùng đó. Ví dụ, khi ngài Đạt-Ma qua Trung Quốc, khai sinh dòng Thiền Đông Độ, rồi sau đến thời ngài Huệ Năng, đã mặc thêm chiếc áo văn hóa, tư tưởng của Khổng, Mạnh, điển hình nhất là tư tưởng sương khói của Lão Trang rất hợp “khẩu vị” của người Trung Quốc. Tiếp nữa, trước khi truyền vào Tây Tạng, dân chúng nơi này chưa có một tôn giáo nào đậm nét. Lúc đó vùng đất này chỉ có đạo Bon – một tín ngưỡng thờ Ma Quỷ – là đạo giáo cổ truyền của dân bản xứ, sau này kết hợp với tinh thần Mật Tông để hình thành nên Mật tông tả phái và Mật tông hữu phái, nó hợp với “khẩu vị” của người Tây Tạng. Hoặc là, khi đạo Phật vào Nhật Bổn, từ thế kỷ thứ 11, người Nhật tiếp thu Thiền Đông Độ, kết hợp với tinh thần Thần Đạo để biến thành Thiền Zen mang đậm bản sắc tín ngưỡng cũng như văn hoá của dân tộc họ. Và rồi sau đó không bao lâu, thiền Zen này đã đi vào tất cả mọi sinh hoạt xã hội. Thiền Zen Nhật Bổn đã có công biến hoá tư tưởng của đạo Phật thành những bộ môn nghệ thuật! Ngày nay, cả thế giới đều ca ngợi vẻ đẹp tuyệt vời của “võ đạo”, “kiếm đạo”, “trà đạo”, “hoa đạo”, “thư đạo”… Cũng tương tự vậy, khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, đến thời vua Trần Nhân Tông thì ngài cũng muốn vận dụng, sáng tạo ngôn ngữ, khẩu thuyết, thiền ngôn, thơ, phú bằng chữ
Nôm cho phù hợp với văn hóa, “khẩu vị” của người Việt để cho ra đời Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Trong tất cả mọi vận dụng, biến hoá đó họ đều không quên lấy Chân làm Thể, làm nền tảng; lấy Thiện, Mỹ làm Tướng, Dụng. Do vậy, Mỹ, Cái Đẹp trở thành giá trị Mỹ Học phổ quát; nghĩa là tất cả những phẩm tính cao đẹp của con người, của nhân văn, nhân bản bắt gặp những tinh hoa, cốt lõi của Phật giáo, để biến Cái Đẹp đó thành Cái Đẹp Chung cho xã hội và con người mọi thời đại thưởng ngoạn.
Cái Đẹp Của Thiền Zen Nhật Bổn.
Thử xem các vị thiền sư đã vận dụng ra sao trong xã hội Nhật, vận dụng ra sao trong nghệ thuật uống trà, cắm hoa, múa kiếm, viết chữ, kiến lập vườn cảnh cùng phong cách sống.
Trở lại vấn đề tinh yếu. Dù là tông phái nào, đạo Phật đều chú trọng đến sự giải thoát nội tâm (phiền não chướng), giải thoátnhững vướng mắc của lý trí (sở tri chướng). Muốn giải quyếtphiền não chướng – tạm thời phiền não yên lặng – thì phải tu tập thiền định (samatha-bhāvanā). Muốn giải quyết sở tri chướng thì phải tu tập thiền tuệ (vipassanā-bhāvanā). Tuy nhiên, nói rốt ráo, tóm gọn thì chỉ còn cụm từ “Tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác” là đủ đại diện trọn vẹn cho Bát Chánh Đạo; cũng là đại diện trọn vẹn cho Con Đường Thấy Khổ và Diệt Khổ.
Người Nhật họ vận dụng chánh niệm, tỉnh giác dẫn dắt mọi người bước vào vườn thiền với tâm tĩnh lặng, yên lặng; khi đó chỉ còn nghe hơi thở của chính mình, hơi thở của cỏ cây, hoa lá, vạn vật. Họ cảm thấy mình như hòa tan vào thiên nhiên vạn hữu; lúc ấy, tất thảy cái gọi là ưu tư, lo lắng, mọi toan tính, phiền muộn giữa cuộc đời đều được lắng dịu… Uống trà – Trà Đạo cũng tương tợ vậy.
Đầu tiên là Cắm Hoa.
Cái Đẹp Của Nghệ Thuật Cắm Hoa.
Nghệ thuật cắm hoa, hiện nay không biết bao nhiêu là trường phái, càng ngày càng phát triển rầm rộ, phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, càng nhiều trường phái chừng nào thì chúng càng ngày càng đi xa vẻ đẹp thô mộc và dị giản của thiền mà các vị thiền sư khởi thủy đã sáng tạo nên.
Ví như câu chuyện sau:
“Tại một vườn thiền quy mô nọ, tất cả đều hoàn chỉnh, viên mãn từng chi tiết mỹ thuật, mọi thứ đều sắp đặt đâu ra đấy; không thể đặt thêm vào đấy một viên sỏi, một cục đá, một khóm cây mà không lạc điệu.
Một hôm, vị viện chủ chống gậy ra thăm vườn. Khi dạo bước trên các lối đi, thấy một vài viên sỏi tròn rơi lạc ra đường, ngài liền nhặt lấy bỏ vào túi áo rộng. Thêm năm bảy bước nữa lại thấy vài cành cây khô, một số trái cây do dơi ăn, chim mổ còn vương vãi, trái thì đứt cuống còn xanh, trái thì vỡ đôi nửa xanh nửa đỏ; vài nơi đâu đó nữa, có những đóa hoa rụng, hoa tàn… thế là ngài đều nhặt hết.
Trở về thiền đường, lấy một cái đĩa tròn (sứt mẻ cũng không sao), đổ vào đấy một ít nước. Xong, rải sỏi trắng, sỏi đỏ lên, dựng mấy cành cây khô; rồi nào là trái cây xanh đỏ, lá xanh, lá vàng, hoa tàn, hoa rụng… tất thảy đều được ngài sắp xếp, chưng bày lên… trở thành một tác phẩm nghệ thuật rồi đặt lên án thư.”
Thế đấy! Nghệ thuật cao diệu nhất của Thiền là sử dụng tất cả những vật thừa thãi, những cái mà người ta quăng bỏ ở thế giới bên ngoài để tạo thành tác phẩm.
Vậy thì, việc làm ấy, nghệ thuật ấy thể hiện được cái gì của nhà Phật trong tinh thần Từ bi? Những người vào chùa có thể là trốn bỏ xã hội, mắc nợ thế gian, có thể là xì ke, ma túy, vướng kẹt tình đời, có thể là đần độn ngu si không đủ sức bươn chải với cuộc sống, có thể là rác thải, cặn bả bị quăng bỏ đâu đó… Dẫu vậy, cửa Phật từ bi luôn rộng mở, đón nhận tất cả, chấp nhận tất cả; biến họ thành những con người hữu dụng, những tác phẩm sống có ích; dẫn dắt họ bước đi không lầm lạc trên đường đời, đường đạo, đó chính là một loại nghệ thuật chân chính có giá trịnhất trên cuộc đời. Đấy có phải là Mỹ học có sự dẫn dắt của Thiện và Chân hay chăng?
Thử so sánh vườn thiền ngày đó, nghệ thuật cắm hoa của thiền sư thuở đó với bây giờ xem thử thế nào? Hiện tại, các trường phái cắm hoa ở Nhật Bổn, bây giờ là cả thế giới: Tất cả những hoa thơm, cỏ lạ, trái chín, trái xanh người ta sẵn sàng cắt chúng, đoạn lìa sự sống của chúng không thương tiếc. Cả một đống hoa, một rừng hoa, người ta chưng lên cao ngất, ngồn ngộn, đủ mọi hình dáng, hằng chục sắc màu… và gọi là nghệ thuật cắm hoa! Như vậy là chúng hoàn toàn đi ngược với tinh thần của nghệ thuật Thiền: Thô mộc, giản phác, biến cái thừa thãi, vô ích dụng trở thành tác phẩm có giá trị! Nghệ thuật ấy đôi khi họ học thêm tư tưởng của Lão Tử: “Vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn…”. Ở đây, tâm cảnh là một. Thấy một bình hoa quá rườm rà, phức tạp, vị thiền sư bèn lấy bớt, bỏ bớt, bớt và bớt nữa… đến khi nào nó trở thành thanh giản nhất, tâm cảnh đồng điệu, người và tác phẩm là một.
Thử nghĩ xem, những đóa hoa tinh khôi, tươi non mũm mĩm, có vài giọt sương long lanh đang đón chào ánh nắngsớm mai… như thế mà người ta nỡ cắt phăng một nhát kéo không nương tay. Nó đang khóc đấy! Nó rỉ nhựa chẳng khác gì sự sống đang bị rỉ máu. Nghệ thuật Thiền là tôn trọng sự sống của vạn vật: Một đóa hoa khô, một chiếc lá vàng, một cành cây mục… đều có thể tận dụng để biến thành tác phẩm nghệ thuật có linh hồn, có sự sống.
Câu chuyện thứ hai:
“Có một lão giang hồ mệt mỏi cuộc sống tìm đến thiền viện xin xuất gia tu học.
Nhìn lão giang hồ tóc trắng, từ khuôn mặt, dáng dấp cũng như y phục đều mang đậm dấu ấn phong trần, vị thiền sư ái ngại hỏi:
– Ông đã lớn tuổi như thế, chẳng hay có thể ẩn nhẫn ghép mình vào đời sống gian khổ của tu viện được chăng?
– Dạ, được! Nhất định là được.
– Vậy, hãy thử nói cho ta nghe, là ông có thể làm được việc gì trong tu viện này?
– Con có thể làm bất cứ việc gì mà ngài hoặc đại chúng sai bảo.
– Vậy thì, ông hãy cầm cái chổi đằng kia và quét dọn sạch sẽ xung quanh cái sân này trước rồi sẽ nói chuyện tu học sau.
Thế rồi, lão giang hồ rất cẩn trọng, quét dọn sạch sẽ từng vị trí, từng vuông đất một cách tươm tất, đâu ra đó, vun rác lại thành từng đống nhỏ, từng đống nhỏ… Xong, ông lão vào trình diện với vị thiền sư:
– Bạch ngài, con đã quét dọn xong rồi, vậy thì mấy đống rác này con phải quăng bỏ ở đâu?
Vị thiền sư bước ra nhìn một lượt rồi nói:
– Không! Không! Chúng không phải rác! Chẳng có rác mà quăng bỏ đâu. Hãy lượm những viên sạn, viên sỏi riêng; những đám rêu, mảng rêu riêng; những cành cây mục, lá khô, lá xanh, lá vàng riêng. Sau đó, sạn sỏi thì ông rải lên chỗ bùn lầy đang đọng nước kia kìa. Những đám rêu, mảng rêu thì ông hãy dán, hãy đắp lên chỗ vôi lở trên tường. Còn những lá khô, lá vàng, cành cây mục gãy thì gom lại để vào bếp mà nhen lửa nấu ăn… Mọi thứ ở đâu thì hãy đặt yên vào đúng vị trí của nó; tất cả đều có chỗ dụng của nó, chớ có cái gì gọi là rác đâu mà ông đòi quăng bỏ?”
Người xưa nói “dụng nhân như dụng mộc”, chẳng có ai mà không hữu dụng. Cũng vậy, cuộc đời này không có rác đâu, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Các nước tân tiến, hiện đại đang tái chế rác, biến rác thành hữu ích, hữu dụng. Ví như tất cả chúng ta đây, có người thì con cái nhiều đứa tính này tật kia, nghịch lòng cha mẹ. Nhưng xét kỹ, có thể vì chúng ta áp đặt chúng vào sai vị trí; chưa đúng tâm, chưa đúng cảnh; chưa đúng sở thích, tầm cỡ nhận thức, hiểu biết của chúng thì làm sao chúng thuận được. Hơn ai hết, theo thời gian, cha mẹ phải là người đọc được tâm hướng của con, thấu hiểu được tâm tư nguyện vọng của con để từ đó mà dẫn đường, soi lối, mở mang nhận thức, hiểu biết để chúng tự lên đường bằng chính đôi chân của mình…
Thế giới sum la vạn tượng quanh ta nào có khác gì, cây nào hoa nấy, mỗi chúng đều có tính chất riêng của chính nó; vị ngọt của “cam” sẽ khác vị ngọt của “quýt”, vị chua của “khế” sẽ không giống vị chua của “chanh”…Cái cá biệt tính ấy tạo nên thế gian, vạn hữu và cả đời sống của chúng sanh.
Từ vô thỉ dĩ lai, dòng nghiệp tích lũy thói hư, tật xấu, đức lành, tính tốt đã trở thành một cá biệt tính, cá biệt nghiệp không ai giống ai. Từ môi trường gia đình, trường học hay nhà chùa cũng phải thấy được những phẩm tính cao đẹp trong mỗi con người tầm thường kia để biến họ thành hoa thơm, quả ngọt, biến những hư đốn rác rưởi trở thành những thứ hữu dụng, thanh lương. Đó là cái đẹp, cái mỹ học mà tư tưởng Phật giáo, tư tưởng Thiền muốn hiến tặng cho thế gian.
Quý vị thử nghĩ xem, cuộc sống chúng ta trăm công nghìn việc, bề bộn tứ phía, tâm tính lúc nào cũng lao xao, động loạn, tính toán đủ điều để mưu cầu đủ mọi loại hạnh phúc khác nhau? Biết bao nhiêu chuyện được và không được nó duyên khởi, phát sanh nó làm cho cái tâm của chúng ta không lúc nào được yên nghỉ, được bình hoà. Vậy thì, đôi khi quý vị cũng cần một không gian tĩnh lặng để mà thở, để đón nhận những năng lượng mát mẻ, trong lành hầu tưới tẩm cho cơ thể đang khô cỗi này. Cũng là để gạn lọc những lo âu, phiền muộn, để thải bớt những độc chất, độc tố đã tiêm nhiễm quá lâu, quá nhiều qua thời gian và qua bụi bặm của cuộc đời.
Cái Đẹp Của Vườn Thiền, Của Trà Đạo
Đây có thể là cách vận dụng sự tu học mà không qua kinh điển chữ nghĩa, vượt ra ngoài đối đãi nhị nguyên, như Thiền Đông Độ tuyên bố: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Thật vậy, ngôn ngữ là khái niệm khô chết của chữ nghĩa, là tướng vọng tưởng của ngôn từ, chẳng phải thật nghĩa. Thiền theo nghĩa của Vipassanā, của tuệ minh sát, luôn luôn là cái đang là, cái đang trôi chảy, dịch biến, cái luôn luôn đang trở thành. Những niềm đau, nỗi khổ, những trăn trở, thao thức của chúng ta bây giờ đây cũng chẳng cần qua kinh điển. Mỗi người phải đọc lấy, chiêm nghiệm lấy, phải quay vào trong tâm để nhìn ra bộ mặt thật của chúng; đừng xua, đừng đuổi, hãy nhìn ngắm chúng như chúng đang là… để rồi nó phải tự yên lặng, chấm dứt mà thôi. Đó là cứu cánh rốt ráo của đạo phật, của tuệ minh sát, của Thiền; nhưng trên phương tiện tu tập, không phải ai cũng được như vậy. Có nhiều người bận rộn trăm việc họ không có thì giờ để tu tập nên các vị thiền sư Nhật Bổn đã sáng tạo vườn thiền cùng phong cách trà đạo – như là cái Tướng Dụng của thiền để cho thế gian lắng dịu tâm và tĩnh lặng trí. Ta có thể đi vào một ngôi vườn thiền và uống trà ở đấy, xem thử thế nào?
“Câu chuyện xẩy ra tại Nhật Bổn. Một nhóm người, họ gồm có giám đốc, thư ký, thủ quỹ, nhân viên kể cả người phụ việc, tất cả dừng chân nơi một vườn thiền và xin được vào uống trà. Khi tất cả mọi người bước qua cánh cổng tre đầu tiên vừa khép lại – thì mọi sự ồn ào, tấp nập, huyên náo bên ngoài dường như đã ngưng lắng hết. Họ đang bước vào một thế giới khác, thế giới của thiên nhiên hoa cỏ, không có bóng dáng của những khối óc, bàn tay và vật liệu xây dựng hiện đại. Khách tĩnh lặng bước từng bước chậm rãi trên từng lối đi bằng sạn sỏi rào rạo. Hai bên là thảm cỏ xanh mướt còn đọng hơi sương, đằng kia là chiếc cầu gỗ cong cong, cheo leo vắt ngang một con suối nước chảy róc rách. Đâu đó là những gốc tùng cỗi cằn, những gốc liễu rủ cành lá xanh xanh, mấy khóm tre gió nhẹ rung xào xạc… Đâu đó là những tiếng chim hót lãnh lót tan loãng vào không gian tiêu sơ, vắng bóng con người! Rồi nào là bướm lượn, hoa vàng, hoa trắng… Tất cả chúng, tất cả thiên nhiên, tự nhiên đó đã tạo nên một khung cảnh nên thơ trầm mặc, làm tỉnh lắng và bình an lòng người.
Rồi sao nữa?
Khách được mời ngồi trên những chiếc ghế thô sơ, giản mộc trong một góc vườn. Người hầu trà trao cho mỗi người một chiếc áo khoác màu hương khói, màu mây xanh… Bây giờ, hãy nhìn họ xem sao? Mọi đường nét, sắc màu, dáng vẻ về cuộc đời, về thế tục… chợt dưng, biến mất. Không thấy đâu là giám đốc, đâu là nhân viên, đâu là người phục vụ; tất cả mọi người đều bình đẳng trong chiếc áo với sắc màu dị giản và trong không gian thiên nhiêntĩnh lặng ấy.
Bước vào một lối đi khác, một không gian khác nữa; khung cảnh hoàn toàn tịch tịnh hiện ra, chỉ còn ngôn ngữ của cây, của đá, của đất, của hoa… không còn tiếng nói của con người. Không gian uống trà này hoàn toàn thiết kế thô mộc, từ những bức tường đơn sơ dị giản, không điểm tô một bức tranh, hình tượng nào, đến những bộ bàn ghế cũng đơn sơ, thô ráp… Tất cả đều tạo cảm giác cho khách uống trà không bị chi phối tâm trí bởi bất kỳ một hình tượng hoặc sắc màu công nghiệp nào. Người hầu trà chậm rãi, cẩn trọng, rót trà vào từng bát nhỏ. Hơi trà bốc lên thơm thoảng nhè nhẹ. Rồi từng người một ngồi với tư thế quỳ gộp hai chân, cúi khom người nhận bát trà, để lắng nghe hơi thở của mình, hơi thở của trà, hơi thở của không gian tịch mịch, cùng nhau nhắp từng ngụm trà trong trạng thái lắng đọng của tâm, yên lặng của trí…”
Đấy là sự dụng tâm của Trà Đạo mà các vị thiền sư xưa muốn gửi gắm đến cho thế tục, cho nhân gian. Uống trà như thế mới là thiền, mới thực sự chính danh là Trà Đạo: Nó làm lắng dịu toàn bộ thân tâm; là một sự tịnh dưỡng và nghỉ ngơi tuyệt vời; là giây khắc vắng bặt tất thảy mọi ưu tư, phiền muộn…
Tuy nhiên, bây giờ thì “hỏng” hết, suy thoái, “vong bản” hết rồi! Từ Đông sang Tây đều bắt chước Trà Đạo với những phó bản mờ nhạt, vô hồn, trống rỗng! Đâu đâu Trà Đạo cũng là phong cách thời thượng, nhưng tất thảy đều đã đánh mất vẻ đẹp thanh cao, thoát tục của nghệ thuật ấy! Không một nơi nào tạo ra được một thiên nhiên và một không gian tĩnh lặng đúng nghĩa. Không có cảnh mà cũng không có người! Xin thưa! Đó chính là phá sản của mỹ học thiền – qua nghệ thuật uống trà – Trà Đạo hiện nay vậy.
Bây giờ, chúng ta hãy thử đi dạo một vòng xem các ngôi vườn Đông Tây, cách phối trí, phối cảnh cùng nghệ thuật kiến tạo của họ – để biết rằng, chỉ có những ngôi vườn mang phong cách nghệ thuật thiền mới là tinh hoa cao diệu nhất của nhân loại.
– Vườn cảnh Trung Hoa thì ta thấy, từ thờ tự, nhà cửa, ngoại viên, vườn cảnh… đâu đâu cũng ảnh hưởng bởi tư tưởng Khổng Nho mà chi li, cân phân và đăng đối đến bực mình, khó chịu! Cho chí cưới vợ gã chồng cũng môn đăng hộ đối – thì nói chi khối đá, cụm cây. Ở đâu cũng ngay hằng thẳng lối. Ở đâu cũng từng cặp, từng cặp cân đối cao thấp bằng nhau. Có một áp lực nào đó làm cho tâm hồn ta không được lắng dịu, thanh thản khi đi vào một ngôi vườn như thế.
– Vườn thiền Nhật Bổn tuy phá cách, vứt bỏ sự cân phân của không gian vật lý, lấy cảm giác tâm làm chủ đạo nhưng lại áp đặt thiên nhiên, bắt thiên nhiên tùng phục mình thì cũng hơi quá đáng. Ví dụ, các lùm cây, lùm hoa, thậm chí cả khóm trúc cũng cắt tỉa cụt rồi xắn khoanh tròn! Nói cách khác, khi mà “lý tính” tham dự quá nhiều vào “nhiên tính” – một là nói lên sự tham vọng, chiếm hữu của bản ngã, hai là trước ý và áp đặt ngoại giới một cách thái quá! Rồi còn sự láng lẩy, phẳng phiu, sắp đặt cố ý chỗ này, chỗ kia hoặc gởi gắm triết lý, tư tưởng cũng làm phiền đầu óc của chúng ta quá lắm! Trường hợp nó tỏa ra chất hồn để cảm nhận – thì khác! Nói tóm lại, vườn cảnh Nhật Bổn phá bỏ sự đăng đối, cân phân của Khổng Nho, lấy tâm làm chủ đạo (quân bình cảm giác) do ảnh hưởng thiền Zen, nhưng khi mà quá tinh tế, chi li, tỉ mỉ từ cục đá, bờ ao, cụm cỏ… thì ảnh hưởng lý trí Tây phương rồi đó. Tôi nghe được nó nói như vậy.
– Vườn cảnh Tây phương thì ngay hàng, thẳng lối, vuông, chữ nhật, tam giác, vòng tròn, tươm tất, kỷ hà học và sự tính toán đến độ trí xảo nên cũng chẳng phải là nơi để cho ta thật sự thư giãn, buông xả những mệt mề, bức xúc, phiên tạp, đa đoan của đời sống, của xã hội công nghiệp. Dường như ai cũng cảm nhận được như vậy. Dường như ai cũng muốn trở về với thế giới tự nhiên, thiên nhiên chưa có bàn tay mưu đồ, sắp xếp, kiến tạo của con người!
Thấy được tất cả những điều đó, tôi kiến tạo Rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, cốt ý là hòa mình vào thiên nhiên, ẩn hiện trong cây rừng đá núi, với bố cục sắp xếp một cách tự nhiên, cố gắng thật tự nhiên như không hề có bàn tay của con người! Ngoài ra, có một điều quan trọng nhất là phải toát ra cái “ngôn ngữ thầm lặng” mà ta muốn gởi gắm, muốn hiến tặng cho cuộc đời. Nói cách khác – cụm đá, gốc cây, lùm hoa hoặc góc cảnh ấy phải nói lên một số đức tánh nội tâm. Ví dụ: Vững chãi, tự tin, trầm mặc, tự nhiên, ấm cúng, bản lãnh, hạo khí, cô đơn nhưng không cô độc, thanh bình, tĩnh lặng, êm đềm, dân dã…
Thật sự là nghệ thuật thiền thì bàn tay con người tham dự vào tác phẩm phải biết che giấu đi. Che giấu bớt hai bàn tay khi sáng tạo tác phẩm mới chính là nghệ thuật cao diệu nhất. Trong đời sống chúng ta cũng vậy, khi giao tiếp, ứng xử, hành động, phải biết giấu cái bản ngã của mình đi. Càng giấu đi cái bản ngã thì cái đẹp thiên nhiên, tự nhiên càng hiện rõ. Giáo pháp của đức Phật là giáo pháp “vô ngã”, không có “ta”, không có “ngã tính”. Thiên nhiênvạn hữu cũng thế, nhờ không có “ngã tính” nên mới có xuân, hạ, thu, đông, nắng, mưa, mây mù, sương, gió… Nhờ không có “ngã tính” nên hoa nở, hoa tàn, lá vàng, lá xanh thảy đều tự nhiên… Vậy thì người học thiền phải thấy được cái thiên biến vạn hóa đó để cùng sống, cùng làm việc, cùng thở với muôn cùng! Thiên nhiên vạn vậttuy “vô thường, vô ngã” mà không đưa đến khổ; chính cái “vô thường, vô ngã” của chúng ta, của cái giận hờn, thương ghét này mới đưa đến khổ. Đó là sự thật muôn đời mà người học Phật nào cũng phải thấy biết và liễu ngộ. Đây có thể gọi là cái đẹp vô ngã.
Những nét khái quát về cái đẹp qua nghệ thuật sống, nghệ thuật thiền là như vậy. Tuy nhiên, trước hết chúng tacần phải phát triển những cái đẹp đó ở trong lòng mình hầu đem đến an vui, hạnh phúc cho vợ chồng, con cái, thân hữu, quyến thuộc, bè bạn tương lân…thì mới xứng đáng là một người con Phật. Cái tâm nhẹ nhàng, trong sáng, điềm đạm, vô vi, tự nhiên, thiên nhiên… mới là miền đất cho cái đẹp nẩy mầm, sinh trưởng. Ngược lại, cái tâm lăng xăng, bận rộn, toan tính thiệt hơn thường bị đánh mất cái đẹp! Như khi qua đây, ngài Viện chủ có nói một câu mà tôi rất tâm đắc “Khi xây dựng chùa này, biết bao nhiêu công việc này nọ, tôi phải toan phải tính nên tôi thấy tâm tôi nó hư… sau này tôi phải điều chỉnh nó lại”. Bởi vậy, khi chúng ta khởi tâm làm việc gì to hay nhỏ, cái tâm nó chạy theo công việc, chạy theo toan tính được hơn thì mới biết nó hư như thế nào. Bản thân tôi có lần làm một xí nghiệp mây tre xuất khẩu, chừng trên dưới 300 công nhân. Vậy là tôi cứ chạy theo kế hoạch, chạy theo tiền bạc làm cho cái tâm của tôi cũng hư như thế. Do vậy, trên 25 năm nay, tôi không bao giờ đề cập đến vấn đề làm ăn kinh tế và cũng không bao giờ kêu gọi tiền bạc để làm cái này cái kia nữa. Nhân duyên sao thì tu tập như thế, phát sanh việc này, việc nọ cứ tùy duyên thuận pháp mà sống vậy. Đây cũng là một cái đẹp khác nữa.
Hôm nay, nhân duyên lớn gặp quý vị, nhất là ngài Hòa thượng viện chủ đã mở rộng tấm lòng, cùng thầy Nguyên Tạng đã tạo cho chúng ta có được một không gian sinh hoạt tinh thần hữu ích này. Đấy là một cái đẹp mà chúng taphải cảm nhận. Cuối cùng, xin cảm ơn chư vị đã lắng nghe thời pháp. Tôi chỉ là người học Phật đi trước, quý vị là người đi sau, chúng ta cùng dắt dìu nhau trên con đường tu học, tìm thấy được cái vẻ đẹp muôn đời của Phật pháp, đấy là hạnh phúc khó kiếm, khó tìm trên cuộc đời này.
Xin chào tất cả chư Phật tử!
Thử xem các vị thiền sư đã vận dụng ra sao trong xã hội Nhật, vận dụng ra sao trong nghệ thuật uống trà, cắm hoa, múa kiếm, viết chữ, kiến lập vườn cảnh cùng phong cách sống.
Trở lại vấn đề tinh yếu. Dù là tông phái nào, đạo Phật đều chú trọng đến sự giải thoát nội tâm (phiền não chướng), giải thoátnhững vướng mắc của lý trí (sở tri chướng). Muốn giải quyếtphiền não chướng – tạm thời phiền não yên lặng – thì phải tu tập thiền định (samatha-bhāvanā). Muốn giải quyết sở tri chướng thì phải tu tập thiền tuệ (vipassanā-bhāvanā). Tuy nhiên, nói rốt ráo, tóm gọn thì chỉ còn cụm từ “Tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác” là đủ đại diện trọn vẹn cho Bát Chánh Đạo; cũng là đại diện trọn vẹn cho Con Đường Thấy Khổ và Diệt Khổ.
Người Nhật họ vận dụng chánh niệm, tỉnh giác dẫn dắt mọi người bước vào vườn thiền với tâm tĩnh lặng, yên lặng; khi đó chỉ còn nghe hơi thở của chính mình, hơi thở của cỏ cây, hoa lá, vạn vật. Họ cảm thấy mình như hòa tan vào thiên nhiên vạn hữu; lúc ấy, tất thảy cái gọi là ưu tư, lo lắng, mọi toan tính, phiền muộn giữa cuộc đời đều được lắng dịu… Uống trà – Trà Đạo cũng tương tợ vậy.
Đầu tiên là Cắm Hoa.
Cái Đẹp Của Nghệ Thuật Cắm Hoa.
Nghệ thuật cắm hoa, hiện nay không biết bao nhiêu là trường phái, càng ngày càng phát triển rầm rộ, phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, càng nhiều trường phái chừng nào thì chúng càng ngày càng đi xa vẻ đẹp thô mộc và dị giản của thiền mà các vị thiền sư khởi thủy đã sáng tạo nên.
Ví như câu chuyện sau:
“Tại một vườn thiền quy mô nọ, tất cả đều hoàn chỉnh, viên mãn từng chi tiết mỹ thuật, mọi thứ đều sắp đặt đâu ra đấy; không thể đặt thêm vào đấy một viên sỏi, một cục đá, một khóm cây mà không lạc điệu.
Một hôm, vị viện chủ chống gậy ra thăm vườn. Khi dạo bước trên các lối đi, thấy một vài viên sỏi tròn rơi lạc ra đường, ngài liền nhặt lấy bỏ vào túi áo rộng. Thêm năm bảy bước nữa lại thấy vài cành cây khô, một số trái cây do dơi ăn, chim mổ còn vương vãi, trái thì đứt cuống còn xanh, trái thì vỡ đôi nửa xanh nửa đỏ; vài nơi đâu đó nữa, có những đóa hoa rụng, hoa tàn… thế là ngài đều nhặt hết.
Trở về thiền đường, lấy một cái đĩa tròn (sứt mẻ cũng không sao), đổ vào đấy một ít nước. Xong, rải sỏi trắng, sỏi đỏ lên, dựng mấy cành cây khô; rồi nào là trái cây xanh đỏ, lá xanh, lá vàng, hoa tàn, hoa rụng… tất thảy đều được ngài sắp xếp, chưng bày lên… trở thành một tác phẩm nghệ thuật rồi đặt lên án thư.”
Thế đấy! Nghệ thuật cao diệu nhất của Thiền là sử dụng tất cả những vật thừa thãi, những cái mà người ta quăng bỏ ở thế giới bên ngoài để tạo thành tác phẩm.
Vậy thì, việc làm ấy, nghệ thuật ấy thể hiện được cái gì của nhà Phật trong tinh thần Từ bi? Những người vào chùa có thể là trốn bỏ xã hội, mắc nợ thế gian, có thể là xì ke, ma túy, vướng kẹt tình đời, có thể là đần độn ngu si không đủ sức bươn chải với cuộc sống, có thể là rác thải, cặn bả bị quăng bỏ đâu đó… Dẫu vậy, cửa Phật từ bi luôn rộng mở, đón nhận tất cả, chấp nhận tất cả; biến họ thành những con người hữu dụng, những tác phẩm sống có ích; dẫn dắt họ bước đi không lầm lạc trên đường đời, đường đạo, đó chính là một loại nghệ thuật chân chính có giá trịnhất trên cuộc đời. Đấy có phải là Mỹ học có sự dẫn dắt của Thiện và Chân hay chăng?
Thử so sánh vườn thiền ngày đó, nghệ thuật cắm hoa của thiền sư thuở đó với bây giờ xem thử thế nào? Hiện tại, các trường phái cắm hoa ở Nhật Bổn, bây giờ là cả thế giới: Tất cả những hoa thơm, cỏ lạ, trái chín, trái xanh người ta sẵn sàng cắt chúng, đoạn lìa sự sống của chúng không thương tiếc. Cả một đống hoa, một rừng hoa, người ta chưng lên cao ngất, ngồn ngộn, đủ mọi hình dáng, hằng chục sắc màu… và gọi là nghệ thuật cắm hoa! Như vậy là chúng hoàn toàn đi ngược với tinh thần của nghệ thuật Thiền: Thô mộc, giản phác, biến cái thừa thãi, vô ích dụng trở thành tác phẩm có giá trị! Nghệ thuật ấy đôi khi họ học thêm tư tưởng của Lão Tử: “Vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn…”. Ở đây, tâm cảnh là một. Thấy một bình hoa quá rườm rà, phức tạp, vị thiền sư bèn lấy bớt, bỏ bớt, bớt và bớt nữa… đến khi nào nó trở thành thanh giản nhất, tâm cảnh đồng điệu, người và tác phẩm là một.
Thử nghĩ xem, những đóa hoa tinh khôi, tươi non mũm mĩm, có vài giọt sương long lanh đang đón chào ánh nắngsớm mai… như thế mà người ta nỡ cắt phăng một nhát kéo không nương tay. Nó đang khóc đấy! Nó rỉ nhựa chẳng khác gì sự sống đang bị rỉ máu. Nghệ thuật Thiền là tôn trọng sự sống của vạn vật: Một đóa hoa khô, một chiếc lá vàng, một cành cây mục… đều có thể tận dụng để biến thành tác phẩm nghệ thuật có linh hồn, có sự sống.
Câu chuyện thứ hai:
“Có một lão giang hồ mệt mỏi cuộc sống tìm đến thiền viện xin xuất gia tu học.
Nhìn lão giang hồ tóc trắng, từ khuôn mặt, dáng dấp cũng như y phục đều mang đậm dấu ấn phong trần, vị thiền sư ái ngại hỏi:
– Ông đã lớn tuổi như thế, chẳng hay có thể ẩn nhẫn ghép mình vào đời sống gian khổ của tu viện được chăng?
– Dạ, được! Nhất định là được.
– Vậy, hãy thử nói cho ta nghe, là ông có thể làm được việc gì trong tu viện này?
– Con có thể làm bất cứ việc gì mà ngài hoặc đại chúng sai bảo.
– Vậy thì, ông hãy cầm cái chổi đằng kia và quét dọn sạch sẽ xung quanh cái sân này trước rồi sẽ nói chuyện tu học sau.
Thế rồi, lão giang hồ rất cẩn trọng, quét dọn sạch sẽ từng vị trí, từng vuông đất một cách tươm tất, đâu ra đó, vun rác lại thành từng đống nhỏ, từng đống nhỏ… Xong, ông lão vào trình diện với vị thiền sư:
– Bạch ngài, con đã quét dọn xong rồi, vậy thì mấy đống rác này con phải quăng bỏ ở đâu?
Vị thiền sư bước ra nhìn một lượt rồi nói:
– Không! Không! Chúng không phải rác! Chẳng có rác mà quăng bỏ đâu. Hãy lượm những viên sạn, viên sỏi riêng; những đám rêu, mảng rêu riêng; những cành cây mục, lá khô, lá xanh, lá vàng riêng. Sau đó, sạn sỏi thì ông rải lên chỗ bùn lầy đang đọng nước kia kìa. Những đám rêu, mảng rêu thì ông hãy dán, hãy đắp lên chỗ vôi lở trên tường. Còn những lá khô, lá vàng, cành cây mục gãy thì gom lại để vào bếp mà nhen lửa nấu ăn… Mọi thứ ở đâu thì hãy đặt yên vào đúng vị trí của nó; tất cả đều có chỗ dụng của nó, chớ có cái gì gọi là rác đâu mà ông đòi quăng bỏ?”
Người xưa nói “dụng nhân như dụng mộc”, chẳng có ai mà không hữu dụng. Cũng vậy, cuộc đời này không có rác đâu, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Các nước tân tiến, hiện đại đang tái chế rác, biến rác thành hữu ích, hữu dụng. Ví như tất cả chúng ta đây, có người thì con cái nhiều đứa tính này tật kia, nghịch lòng cha mẹ. Nhưng xét kỹ, có thể vì chúng ta áp đặt chúng vào sai vị trí; chưa đúng tâm, chưa đúng cảnh; chưa đúng sở thích, tầm cỡ nhận thức, hiểu biết của chúng thì làm sao chúng thuận được. Hơn ai hết, theo thời gian, cha mẹ phải là người đọc được tâm hướng của con, thấu hiểu được tâm tư nguyện vọng của con để từ đó mà dẫn đường, soi lối, mở mang nhận thức, hiểu biết để chúng tự lên đường bằng chính đôi chân của mình…
Thế giới sum la vạn tượng quanh ta nào có khác gì, cây nào hoa nấy, mỗi chúng đều có tính chất riêng của chính nó; vị ngọt của “cam” sẽ khác vị ngọt của “quýt”, vị chua của “khế” sẽ không giống vị chua của “chanh”…Cái cá biệt tính ấy tạo nên thế gian, vạn hữu và cả đời sống của chúng sanh.
Từ vô thỉ dĩ lai, dòng nghiệp tích lũy thói hư, tật xấu, đức lành, tính tốt đã trở thành một cá biệt tính, cá biệt nghiệp không ai giống ai. Từ môi trường gia đình, trường học hay nhà chùa cũng phải thấy được những phẩm tính cao đẹp trong mỗi con người tầm thường kia để biến họ thành hoa thơm, quả ngọt, biến những hư đốn rác rưởi trở thành những thứ hữu dụng, thanh lương. Đó là cái đẹp, cái mỹ học mà tư tưởng Phật giáo, tư tưởng Thiền muốn hiến tặng cho thế gian.
Quý vị thử nghĩ xem, cuộc sống chúng ta trăm công nghìn việc, bề bộn tứ phía, tâm tính lúc nào cũng lao xao, động loạn, tính toán đủ điều để mưu cầu đủ mọi loại hạnh phúc khác nhau? Biết bao nhiêu chuyện được và không được nó duyên khởi, phát sanh nó làm cho cái tâm của chúng ta không lúc nào được yên nghỉ, được bình hoà. Vậy thì, đôi khi quý vị cũng cần một không gian tĩnh lặng để mà thở, để đón nhận những năng lượng mát mẻ, trong lành hầu tưới tẩm cho cơ thể đang khô cỗi này. Cũng là để gạn lọc những lo âu, phiền muộn, để thải bớt những độc chất, độc tố đã tiêm nhiễm quá lâu, quá nhiều qua thời gian và qua bụi bặm của cuộc đời.
Cái Đẹp Của Vườn Thiền, Của Trà Đạo
Đây có thể là cách vận dụng sự tu học mà không qua kinh điển chữ nghĩa, vượt ra ngoài đối đãi nhị nguyên, như Thiền Đông Độ tuyên bố: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Thật vậy, ngôn ngữ là khái niệm khô chết của chữ nghĩa, là tướng vọng tưởng của ngôn từ, chẳng phải thật nghĩa. Thiền theo nghĩa của Vipassanā, của tuệ minh sát, luôn luôn là cái đang là, cái đang trôi chảy, dịch biến, cái luôn luôn đang trở thành. Những niềm đau, nỗi khổ, những trăn trở, thao thức của chúng ta bây giờ đây cũng chẳng cần qua kinh điển. Mỗi người phải đọc lấy, chiêm nghiệm lấy, phải quay vào trong tâm để nhìn ra bộ mặt thật của chúng; đừng xua, đừng đuổi, hãy nhìn ngắm chúng như chúng đang là… để rồi nó phải tự yên lặng, chấm dứt mà thôi. Đó là cứu cánh rốt ráo của đạo phật, của tuệ minh sát, của Thiền; nhưng trên phương tiện tu tập, không phải ai cũng được như vậy. Có nhiều người bận rộn trăm việc họ không có thì giờ để tu tập nên các vị thiền sư Nhật Bổn đã sáng tạo vườn thiền cùng phong cách trà đạo – như là cái Tướng Dụng của thiền để cho thế gian lắng dịu tâm và tĩnh lặng trí. Ta có thể đi vào một ngôi vườn thiền và uống trà ở đấy, xem thử thế nào?
“Câu chuyện xẩy ra tại Nhật Bổn. Một nhóm người, họ gồm có giám đốc, thư ký, thủ quỹ, nhân viên kể cả người phụ việc, tất cả dừng chân nơi một vườn thiền và xin được vào uống trà. Khi tất cả mọi người bước qua cánh cổng tre đầu tiên vừa khép lại – thì mọi sự ồn ào, tấp nập, huyên náo bên ngoài dường như đã ngưng lắng hết. Họ đang bước vào một thế giới khác, thế giới của thiên nhiên hoa cỏ, không có bóng dáng của những khối óc, bàn tay và vật liệu xây dựng hiện đại. Khách tĩnh lặng bước từng bước chậm rãi trên từng lối đi bằng sạn sỏi rào rạo. Hai bên là thảm cỏ xanh mướt còn đọng hơi sương, đằng kia là chiếc cầu gỗ cong cong, cheo leo vắt ngang một con suối nước chảy róc rách. Đâu đó là những gốc tùng cỗi cằn, những gốc liễu rủ cành lá xanh xanh, mấy khóm tre gió nhẹ rung xào xạc… Đâu đó là những tiếng chim hót lãnh lót tan loãng vào không gian tiêu sơ, vắng bóng con người! Rồi nào là bướm lượn, hoa vàng, hoa trắng… Tất cả chúng, tất cả thiên nhiên, tự nhiên đó đã tạo nên một khung cảnh nên thơ trầm mặc, làm tỉnh lắng và bình an lòng người.
Rồi sao nữa?
Khách được mời ngồi trên những chiếc ghế thô sơ, giản mộc trong một góc vườn. Người hầu trà trao cho mỗi người một chiếc áo khoác màu hương khói, màu mây xanh… Bây giờ, hãy nhìn họ xem sao? Mọi đường nét, sắc màu, dáng vẻ về cuộc đời, về thế tục… chợt dưng, biến mất. Không thấy đâu là giám đốc, đâu là nhân viên, đâu là người phục vụ; tất cả mọi người đều bình đẳng trong chiếc áo với sắc màu dị giản và trong không gian thiên nhiêntĩnh lặng ấy.
Bước vào một lối đi khác, một không gian khác nữa; khung cảnh hoàn toàn tịch tịnh hiện ra, chỉ còn ngôn ngữ của cây, của đá, của đất, của hoa… không còn tiếng nói của con người. Không gian uống trà này hoàn toàn thiết kế thô mộc, từ những bức tường đơn sơ dị giản, không điểm tô một bức tranh, hình tượng nào, đến những bộ bàn ghế cũng đơn sơ, thô ráp… Tất cả đều tạo cảm giác cho khách uống trà không bị chi phối tâm trí bởi bất kỳ một hình tượng hoặc sắc màu công nghiệp nào. Người hầu trà chậm rãi, cẩn trọng, rót trà vào từng bát nhỏ. Hơi trà bốc lên thơm thoảng nhè nhẹ. Rồi từng người một ngồi với tư thế quỳ gộp hai chân, cúi khom người nhận bát trà, để lắng nghe hơi thở của mình, hơi thở của trà, hơi thở của không gian tịch mịch, cùng nhau nhắp từng ngụm trà trong trạng thái lắng đọng của tâm, yên lặng của trí…”
Đấy là sự dụng tâm của Trà Đạo mà các vị thiền sư xưa muốn gửi gắm đến cho thế tục, cho nhân gian. Uống trà như thế mới là thiền, mới thực sự chính danh là Trà Đạo: Nó làm lắng dịu toàn bộ thân tâm; là một sự tịnh dưỡng và nghỉ ngơi tuyệt vời; là giây khắc vắng bặt tất thảy mọi ưu tư, phiền muộn…
Tuy nhiên, bây giờ thì “hỏng” hết, suy thoái, “vong bản” hết rồi! Từ Đông sang Tây đều bắt chước Trà Đạo với những phó bản mờ nhạt, vô hồn, trống rỗng! Đâu đâu Trà Đạo cũng là phong cách thời thượng, nhưng tất thảy đều đã đánh mất vẻ đẹp thanh cao, thoát tục của nghệ thuật ấy! Không một nơi nào tạo ra được một thiên nhiên và một không gian tĩnh lặng đúng nghĩa. Không có cảnh mà cũng không có người! Xin thưa! Đó chính là phá sản của mỹ học thiền – qua nghệ thuật uống trà – Trà Đạo hiện nay vậy.
Bây giờ, chúng ta hãy thử đi dạo một vòng xem các ngôi vườn Đông Tây, cách phối trí, phối cảnh cùng nghệ thuật kiến tạo của họ – để biết rằng, chỉ có những ngôi vườn mang phong cách nghệ thuật thiền mới là tinh hoa cao diệu nhất của nhân loại.
– Vườn cảnh Trung Hoa thì ta thấy, từ thờ tự, nhà cửa, ngoại viên, vườn cảnh… đâu đâu cũng ảnh hưởng bởi tư tưởng Khổng Nho mà chi li, cân phân và đăng đối đến bực mình, khó chịu! Cho chí cưới vợ gã chồng cũng môn đăng hộ đối – thì nói chi khối đá, cụm cây. Ở đâu cũng ngay hằng thẳng lối. Ở đâu cũng từng cặp, từng cặp cân đối cao thấp bằng nhau. Có một áp lực nào đó làm cho tâm hồn ta không được lắng dịu, thanh thản khi đi vào một ngôi vườn như thế.
– Vườn thiền Nhật Bổn tuy phá cách, vứt bỏ sự cân phân của không gian vật lý, lấy cảm giác tâm làm chủ đạo nhưng lại áp đặt thiên nhiên, bắt thiên nhiên tùng phục mình thì cũng hơi quá đáng. Ví dụ, các lùm cây, lùm hoa, thậm chí cả khóm trúc cũng cắt tỉa cụt rồi xắn khoanh tròn! Nói cách khác, khi mà “lý tính” tham dự quá nhiều vào “nhiên tính” – một là nói lên sự tham vọng, chiếm hữu của bản ngã, hai là trước ý và áp đặt ngoại giới một cách thái quá! Rồi còn sự láng lẩy, phẳng phiu, sắp đặt cố ý chỗ này, chỗ kia hoặc gởi gắm triết lý, tư tưởng cũng làm phiền đầu óc của chúng ta quá lắm! Trường hợp nó tỏa ra chất hồn để cảm nhận – thì khác! Nói tóm lại, vườn cảnh Nhật Bổn phá bỏ sự đăng đối, cân phân của Khổng Nho, lấy tâm làm chủ đạo (quân bình cảm giác) do ảnh hưởng thiền Zen, nhưng khi mà quá tinh tế, chi li, tỉ mỉ từ cục đá, bờ ao, cụm cỏ… thì ảnh hưởng lý trí Tây phương rồi đó. Tôi nghe được nó nói như vậy.
– Vườn cảnh Tây phương thì ngay hàng, thẳng lối, vuông, chữ nhật, tam giác, vòng tròn, tươm tất, kỷ hà học và sự tính toán đến độ trí xảo nên cũng chẳng phải là nơi để cho ta thật sự thư giãn, buông xả những mệt mề, bức xúc, phiên tạp, đa đoan của đời sống, của xã hội công nghiệp. Dường như ai cũng cảm nhận được như vậy. Dường như ai cũng muốn trở về với thế giới tự nhiên, thiên nhiên chưa có bàn tay mưu đồ, sắp xếp, kiến tạo của con người!
Thấy được tất cả những điều đó, tôi kiến tạo Rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, cốt ý là hòa mình vào thiên nhiên, ẩn hiện trong cây rừng đá núi, với bố cục sắp xếp một cách tự nhiên, cố gắng thật tự nhiên như không hề có bàn tay của con người! Ngoài ra, có một điều quan trọng nhất là phải toát ra cái “ngôn ngữ thầm lặng” mà ta muốn gởi gắm, muốn hiến tặng cho cuộc đời. Nói cách khác – cụm đá, gốc cây, lùm hoa hoặc góc cảnh ấy phải nói lên một số đức tánh nội tâm. Ví dụ: Vững chãi, tự tin, trầm mặc, tự nhiên, ấm cúng, bản lãnh, hạo khí, cô đơn nhưng không cô độc, thanh bình, tĩnh lặng, êm đềm, dân dã…
Thật sự là nghệ thuật thiền thì bàn tay con người tham dự vào tác phẩm phải biết che giấu đi. Che giấu bớt hai bàn tay khi sáng tạo tác phẩm mới chính là nghệ thuật cao diệu nhất. Trong đời sống chúng ta cũng vậy, khi giao tiếp, ứng xử, hành động, phải biết giấu cái bản ngã của mình đi. Càng giấu đi cái bản ngã thì cái đẹp thiên nhiên, tự nhiên càng hiện rõ. Giáo pháp của đức Phật là giáo pháp “vô ngã”, không có “ta”, không có “ngã tính”. Thiên nhiênvạn hữu cũng thế, nhờ không có “ngã tính” nên mới có xuân, hạ, thu, đông, nắng, mưa, mây mù, sương, gió… Nhờ không có “ngã tính” nên hoa nở, hoa tàn, lá vàng, lá xanh thảy đều tự nhiên… Vậy thì người học thiền phải thấy được cái thiên biến vạn hóa đó để cùng sống, cùng làm việc, cùng thở với muôn cùng! Thiên nhiên vạn vậttuy “vô thường, vô ngã” mà không đưa đến khổ; chính cái “vô thường, vô ngã” của chúng ta, của cái giận hờn, thương ghét này mới đưa đến khổ. Đó là sự thật muôn đời mà người học Phật nào cũng phải thấy biết và liễu ngộ. Đây có thể gọi là cái đẹp vô ngã.
Những nét khái quát về cái đẹp qua nghệ thuật sống, nghệ thuật thiền là như vậy. Tuy nhiên, trước hết chúng tacần phải phát triển những cái đẹp đó ở trong lòng mình hầu đem đến an vui, hạnh phúc cho vợ chồng, con cái, thân hữu, quyến thuộc, bè bạn tương lân…thì mới xứng đáng là một người con Phật. Cái tâm nhẹ nhàng, trong sáng, điềm đạm, vô vi, tự nhiên, thiên nhiên… mới là miền đất cho cái đẹp nẩy mầm, sinh trưởng. Ngược lại, cái tâm lăng xăng, bận rộn, toan tính thiệt hơn thường bị đánh mất cái đẹp! Như khi qua đây, ngài Viện chủ có nói một câu mà tôi rất tâm đắc “Khi xây dựng chùa này, biết bao nhiêu công việc này nọ, tôi phải toan phải tính nên tôi thấy tâm tôi nó hư… sau này tôi phải điều chỉnh nó lại”. Bởi vậy, khi chúng ta khởi tâm làm việc gì to hay nhỏ, cái tâm nó chạy theo công việc, chạy theo toan tính được hơn thì mới biết nó hư như thế nào. Bản thân tôi có lần làm một xí nghiệp mây tre xuất khẩu, chừng trên dưới 300 công nhân. Vậy là tôi cứ chạy theo kế hoạch, chạy theo tiền bạc làm cho cái tâm của tôi cũng hư như thế. Do vậy, trên 25 năm nay, tôi không bao giờ đề cập đến vấn đề làm ăn kinh tế và cũng không bao giờ kêu gọi tiền bạc để làm cái này cái kia nữa. Nhân duyên sao thì tu tập như thế, phát sanh việc này, việc nọ cứ tùy duyên thuận pháp mà sống vậy. Đây cũng là một cái đẹp khác nữa.
Hôm nay, nhân duyên lớn gặp quý vị, nhất là ngài Hòa thượng viện chủ đã mở rộng tấm lòng, cùng thầy Nguyên Tạng đã tạo cho chúng ta có được một không gian sinh hoạt tinh thần hữu ích này. Đấy là một cái đẹp mà chúng taphải cảm nhận. Cuối cùng, xin cảm ơn chư vị đã lắng nghe thời pháp. Tôi chỉ là người học Phật đi trước, quý vị là người đi sau, chúng ta cùng dắt dìu nhau trên con đường tu học, tìm thấy được cái vẻ đẹp muôn đời của Phật pháp, đấy là hạnh phúc khó kiếm, khó tìm trên cuộc đời này.
Xin chào tất cả chư Phật tử!
Theo: (Pháp thoại Giảng tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Australia ngày 10-1-2016)
Lời thưa: Phật tử Nguyễn Trường Thành ở Quảng Trị, sau khi nghe bài giảng này, đã chịu khó bỏ công ghi chép lại. Tôi nhận thấy văn nói khác với văn viết; thứ nữa, khi giảng, qua âm thanh, có chỗ nghe được, có chỗ mất tiếng. Bởi vậy, khi xem, tôi thấy cần phải bổ khuyết đây đó, đôi nơi phải viết thêm vài câu cho ý tứ được liền lạc, rồi còn nhuận sắc chút ít nữa mới tạm thời hình thành bài viết này được- xin chư vị thông cảm.
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH