Có một vật sáng sủa ẩn mật, từ vô thủy đến nay chưa từng sanh, chưa từng diệt, gọi tên không được, diễn tả không được.
Một vật đó là vật gì?
Người xưa có bài tụng:
Khi Cổ Phật chưa sanh
Một vật đã toàn nên
Ca Diếp lấy gì truyền?
(Cổ Phật vị sanh tiền
Ngưng nhiên nhất tướng viên
Thích Ca do vị hội
Ca Diếp khởi năng truyền?)
Vật đó không sanh, không diệt, gọi tên không được, diễn tả không đuợc. Lục Tổ dạy chúng: “Ta có một vật không tên không tướng, có ai biết là vật gì?” (1) Thiền sư Thần Hội liền trả lời: “Nguồn gốc chư Phật, Phật Tánh của Thần Hội.” (2) Do đó Thần Hội chỉ là con giòng thứ của Lục Tổ (không được truyền tâm ấn).
Thiền sư Hoài Nhượng từ Tung Sơn đến, Lục Tổ hỏi: “Vật gì từ đâu đến?” (3) Sư không trả lời được. Đến tám năm sau mới trả lời: “Nói giống một vật là không trúng.” (4) Do đó Hoài Nhượng trở thành con giòng chính của Tổ.
Thánh nhân Tam Giáo
Ra từ câu nầy
Ai muốn tỏ bày
Lông mày rụng sạch.
(Tam giáo Thánh nhân
Tòng thử cú xuất
Thùy thị cử giả
Tích thủ mi mao.)
(2)
Phật, Tổ xuất hiện trong đời, không gió nổi sóng.
Phật, Tổ tức Thế Tôn và Ca Diếp. Các ngài xuất hiện trong đời vì tâm đại bi cứu độ chúng sanh.
Nói về một vật thì đó là khuôn mặt xưa nay người người đều trọn đủ, sao lại mượn bột phấn mà trét thêm vào? Do đó, sự xuất thế của Phật, Tổ giống như không có gió mà sóng khởi lên. Kinh Hư Không Tạng nói: “Chữ nghĩa là nghiệp ma, danh tướng là nghiệp ma, cho đến lời Phật cũng là nghiệp ma.” (1)
Ý muốn nói: Tự mình làm tròn, Phật, Tổ không dính dáng.
Đất trời trở tối
Mặt trời mặt trăng không ánh sáng.
(Kiền khôn thất sắc
Nhật nguyệt vô quang.)
(3)
Pháp có nhiều nghĩa, người có nhiều căn cơ, do đó ứng dụng không ngại.
Pháp là Một Vật, người là chúng sanh (do các duyên sinh ra). Pháp có nghĩa theo duyên mà không biến đổi, người thì có khả năng nhanh chậm khác nhau. Do đó không ngại áp dụng nhiều phương tiện ngữ ngôn, như câu: “Quan không dung tội gian lận một cây kim nhưng tư thông cả xe.” (1)
Chúng sanh tuy đã viên thành nhưng không mở mắt tuệ nên chịu sự luân chuyển (trong sáu đường). Do đó, nếu không dùng kiếm xuất thế (kiếm trí tuệ), làm sao gọt sạch lớp vỏ dày vô minh? Vượt biển khổ để đi đến bờ vui đều nhờ ân đức đại bi (của Phật, Tổ), dùng vô số thân mệnh như cát sông Hằng cũng khó báo đền.
Chúng sanh tuy đã viên thành nhưng không mở mắt tuệ nên chịu sự luân chuyển (trong sáu đường). Do đó, nếu không dùng kiếm xuất thế (kiếm trí tuệ), làm sao gọt sạch lớp vỏ dày vô minh? Vượt biển khổ để đi đến bờ vui đều nhờ ân đức đại bi (của Phật, Tổ), dùng vô số thân mệnh như cát sông Hằng cũng khó báo đền.
Trên đây là nói ân sâu của Phật, Tổ đối với chúng ta.
Vua lên điện báu
Già quê hát ca.
(Vương đăng bảo điện,
Dã lão âu ca.)
***
(6)
Do đó nếu chỉ theo lời thì việc đưa hoa mỉm cười (niêm hoa vi tiếu) cũng chỉ là dấu vết của Giáo. Từ Tâm mà được thì lời dỡ lời hay của thế gian đều là Thiền truyền riêng ngoài giáo.
Pháp không có tên nên lời không đến được, Pháp không hình tướng nên tâm không đến được. Khi vừa nói ra liền đánh mất tâm vương nguyên thủy. Mất tâm vương nguyên thủythì việc Thế Tôn đưa cành hoa ngài Ca Diếp mỉm cười cũng rơi vào lời phô, rốt cuộc rỗng không.
Đạt được bằng Tâm thì không những lời nói khoe khoan ngạo mạn cũng nói lên Pháp yếu, cho đến tiếng chim kêu cũng nói lên Thật Tướng. Do đó, Thiền sư Bảo Tích (1) nghe tiếng khóc giác ngộ vui mừng, Thiền sư Bảo Thọ (2) thấy đánh nhau liền nhận rõ diện mục.
Trên là làm rõ sự sâu cạn của Thiền, Giáo.
Ngọc sáng trên tay
Mân mê lui tới.
(Minh châu tại thủ
Lộng khứ lộng lai.)
(7)
Ta có một lời:
Dứt nghĩ quên duyên
Tự nhiên vô sự
Xuân về cỏ xanh.
(Ngô hữu nhất ngôn
Tuyệt lự vong duyên
Ngột nhiên vô sự tọa
Xuân lai thảo tự thanh.)
Dứt nghĩ quên duyên đạt được Tâm, gọi là nhàn đạo nhân (đạo nhân không còn gì phải thực hành). Thật là tuyệt. Xưa nay không vướng bận, xưa nay đều vô sự. Khi đói thì ăn, khi buồn ngủ thì ngủ. Nước biếc núi xanh tùy ý tiêu diêu, thôn chài hang rượu tự tại an giấc. Năm tháng trôi qua không cần biết, Xuân đến như xưa cỏ tự xanh.
Trên nói về nhất niệm hồi quang (niệm khởi liền biết).
Toan bảo không ai
Lại có một người.
(Tương vị vô nhân
Lại hữu nhất cá.)
(8)
Giáo môn chỉ truyền pháp môn Nhất Tâm. Thiền môn chỉ truyền pháp môn Kiến Tánh.
Tâm như thể của gương, Tánh như ánh sáng của gương. Tánh tự trong sạch. Ngay lập tức trở lại tâm nguyên thủy.
Ở đây nhấn mạnh về nhất niệm.
Trùng trùng núi cùng nước
Nếp nhà cũ sạch làu.
(Trùng trùng sơn dữ thủy
Thanh bạch cựu gia phong.)
Bình:
Tâm có hai loại: Tâm bổn nguyên và tâm vô minh chấp tướng. Tánh có hai loại: Pháp Tánh bổn nguyên và tánh đối lại tướng. Do đó cả Thiền và Giáo đều mê khi dựa vàodanh để hiểu, hoặc lấý cạn làm sâu, hoặc lấý sâu làm cạn. Tất cả đều là bệnh lớn trong cái thấy và việc làm, do đó cần nói rõ.
(9)
Chư Phật nói Kinh, trước phân biệt các pháp, sau nói về tánh Không cứu cánh. Sự khai mở của Tổ Sư không để dấu vết trên đất ý niệm, chân lý bày rõ ở nguồn Tâm.
Chư Phật là nơi nương tựa cho vạn đời nên theo cách có thể truyền đạt. Tổ Sư độ thoát tức thời, do đó trao truyền bí mật. Dấu vết: lời của Tổ Sư gọi là dấu vết. Ý: sự suy nghĩ của người học.
Bày tỏ loạn cuồng
Tay không cong ngược.
(Hồ loạn chỉ chú
Tí bất ngoại khúc)
(10)
Cách chư Phật dạy như cây cung, cách Tổ Sư dạy như dây cung. Phật nói các pháp vô ngại quy về một vị. Chạm vào dấu vết Một Vị đó, liền hiện Nhất Tâm mà Tổ Sư tỏ bày. Do đó nói: thoại đầu “cây tùng trước sân” không tìm thấy trong hang rồng (nơi giữ Kinh).(1)
Nói cung là cong, nói dây là thẳng. Kho Rồng là nơi chứa Kinh ở Long cung. Vị Tăng hỏi ngài Triệu Châu: (2) “Ý của Tổ Sư từ Tây qua là gì?” Ngài Triệu Châu đáp: “Cây tùng trước sân.” Cho nên nói tông chỉ của Thiền ở ngoài khuôn mẫu.
Cá lội đục nước
Chim bay rụng lông.
(Ngư hành thủy trọc
Điểu phi mao lạc)
(11)
Do đó, người học trước tiên học hiểu giáo lý như thật của Phật, phân biệt rõ ràng hai chân lý bất biến và tùy duyên, là Tánh và Tướng của Tự Tâm. Cả hai môn đốn ngộ và tiệm tu đều là khởi đầu và chung cùng của việc tu tập. Sau đó mới bỏ giáo nghĩa, nơi nhất niệm hiện tiền của Tự Tâm mà tham, cuối cùng tất sẽ có kết quả, đó là thoát thân vào con đường sống.
Người trí tuệ căn cơ lớn không cần phải ở trong giới hạn đó. Người căn cơ trung và thấp không thể vượt qua giới hạn đó.
Hiển Giáo dạy bất biến mà tùy duyên, đốn ngộ và tiệm tu có trước có sau. Với Thiền, trong một niệm bất biến tùy duyên, Tánh và Tướng, Thể và Dụng vốn cùng một lúc. Vì vậy rời có rời không.
Do đó các vị Tổ Sư rời lời nói mà chỉ thẳng, một niệm thấy Tánh thành Phật. Đó là buông bỏ giáo nghĩa.
Ngày sáng rỡ ràng
Mây ẩn hố sâu.
Từ nơi sâu kín
Trời chiếu tạnh không.
(Minh lịch lịch thời
Vân tàng thâm cốc
Thâm mật mật xứ
Nhật chiếu tình không.)
(12)
Người tu Thiền nên tham cứu câu sống (hoạt cú), không nên tham cứu câu chết (tử cú).(1)
Từ nơi hoạt cú mà được thì trở thành bậc ngang hàng với Phật, Tổ. Chạy theo tử cú thì tự cứu cũng không xong.
Do đó chỉ từ hoạt cú mới có hy vọng tự ngộ nhập.
Muốn gặp Lâm Tế (2)
Nên là người sắt.
(Yếu kiến Lâm Tể
Tu thị thiết hán.)
Bình:
Thoại đầu có hai cửa vào: tham cứu thoại đầu theo con đường trực chỉ gọi là hoạt cú (câu sống), không theo ý niệm, không nương vào lời, không có gì để nắm giữ. Tham cứu thoại đầu bằng ý niệm là thực hành giáo lý viên đốn bằng cách bám vào tử cú (câu chết), còn lý luận, còn ngôn ngữ, còn hiểu biết bằng tư tưởng, ý niệm.
(13)
Tham cứu công án phải với tâm khẩn thiết, như gà ấp trứng, như mèo rình chuột, như đói muốn ăn, như khát muốn uống, như con thơ nhớ mẹ, tất sẽ có lúc thấu triệt.
Công án của Tổ Sư có một nghìn bảy trăm tắc. Như các công án: “Con chó không có Phật tánh;” (1) “Cây tùng trước sân;” “Ba cân gai;” (2) “Que dính cứt khô” v.v… Gà ấp trứng: khí ấm của trứng được giữ liên tục không dứt. Mèo rình chuột: tâm và mắt không động. Cho đến đói nghĩ đến ăn, khát nghĩ đến uống, trẻ thơ nhớ mẹ. Tất cả những thứ đó đều phát ra từ tâm chân thật, không phải từ tâm hời hợt. Cho nên nói là khẩn thiết. Tham Thiền không có tâm khẩn thiết mà có thể thấu triệt thì không thể có.
(14)
Tham Thiền cần hội đủ ba điều quan trọng: thứ nhứt là có Lòng Tin lớn, thứ hai là có Lòng Mong Cầu lớn, thứ ba là có Tâm Nghi lớn. Nếu thiếu một trong ba điều đó thì giống như chiếc đỉnh gãy chân, trở thành vật vô dụng.
Phật dạy: “Muốn thành Phật, đức tin là căn bản.” Ngài Vĩnh Gia nói (1): “Người tu đạo trước tiên lập chí.” Ngài Mông Sơn (2) nói: “Người tham Thiền không phát khởi Nghi Tìnhlà bịnh nặng.” (3) Lại nói: “Nghi lớn tất sẽ có ngộ lớn.” (4)
(15)
Hằng ngày theo duyên chỉ cử câu thoại đầu “Con chó không có Phật Tánh.” Cử tới cử lui, nghi tới nghi lui. Khi giác ngộ rồi thì không còn lý lẽ, không còn khái niệm, không còn ham thích món ăn ngon. Đó là lúc rũ bỏ thân và mệnh. Cũng là nền tảng để thành Phật, làm Tổ.
Một vị Tăng hỏi Triệu Châu: “Con chó có Phật Tánh hay không?” (1) Ngài Triệu Châu đáp: “Không.” (2) Một chữ nầy là cổng vào Tông môn. Nó cũng là dụng cụ phá hủy vô sốhiểu biết sai lầm. Cũng là mặt mũi của chư Phật, cũng là cốt tủy của chư Tổ. Qua được cổng nầy sau đó mới có thể thành Phật, thành Tổ.
Người xưa có bài tụng:
Kiếm bén của Triệu Châu
Sáng lánh như sương băng
Suy nghĩ hỏi thế nào
Cắt thân làm hai khúc.
(Triệu Châu lộ nhận kiếm
Hàn sương quang diễm diễm
Nghĩ nghị vấn như hà
Phân thân tác lưỡng đoạn.)
(16)
Khi cử thoại đầu không nên tìm ra giải đáp hợp lý, cũng không nên dùng tư tưởngsuy nghĩ, cũng không từ mê trông chờ giác ngộ. Đến lúc ý không còn chỗ để suy nghĩ, tâm không còn chỗ để bước vào, giống như con chuột già lọt vào chiếc bẫy sừng trâu, lùi không được, tiến không được. Thật là vô minh khi toan tính tìm kiếm, luân lưu trong sinh tử, trong sư sợ hãi kinh hoàng. Người đời nay không biết đó là bịnh, không ngừng ra vào trong đó.
Thoại đầu có mười thứ bịnh: dùng ý niệm để suy lường, dương mày nháy mắt (bắt chước Thầy), dùng ngôn ngữ để nắm bắt, tìm bằng chứng trong văn tự, bắt chước sự biểu lộ lấy làm của mình, rơi vào chấp không xả bỏ mọi thứ, phân biệt có không, rơi vào tuyệt đối không, rơi vào lý lẽ, khởi tâm mong cầu giác ngộ.
Rũ bỏ mười căn bịnh nầy, khi cử thoại đầu giữ tinh thần phấn chấn, giữ chắc Tâm Nghi (Nghi Tình), nhắm thẳng vào câu hỏi “cái đó là gì?” (1)
(17)
Giống như muỗi chích vào trâu sắt, không thắc mắc làm cách này hay cách kia, cứ cắm vòi vào chỗ không thể cắm bất kể thân mệnh, toàn thể thân mệnh thấu nhập trong đó.
Đây là nói lại ý trên, khiến cho người tham cứu hoạt cú (câu sống) không lùi bước. Một vị Thầy ngày xưa nói: “Tham thiền nên tận ngõ Tổ Sư, diệu ngộ cốt đến chỗ hết đường tâm ý.” (1)
(18)
Tu tập giống như điều chỉnh dây đàn, căng giản để được chỗ quân bình. Cần mẫnthì gần với chấp trước, xao lãng thì rơi vào vô minh. Chỉ nên giữ tịch tịnh sáng láng, tiếp nối không dừng.
Người chơi đàn nói: Giản căng được quân bình thì tiếng đàn sẽ hay. Việc tu tập cũng như vậy. Căng thẳng thì làm động máu huyết (bị kích thích quá đáng), lơ là thì rơi vào hang quỉ (lu mờ). Không chậm không nhanh, khéo léo ở chỗ giữa.
***
(21)
Công phu khi đã gom thành một khối, nếu đời nầy không thấu đạt, đến lúc nhắm mắt cũng không bị ác nghiệp dẫn đi.
Nghiệp tức là vô minh. Thiền là Bát nhã (Trí Tuệ). Sáng và tối không cùng hiện hữu là lý tự nhiên.
(22)
Người tu Thiền nên luôn tự hỏi: Có biết đến bốn ân sâu dày chăng? Có biết rằng thân thể dơ dáy do bốn đại hợp thành đang suy hoại trong từng niệm niệmchăng? Có biết rằng sinh mệnh con người tùy thuộc vào hơi thở chăng? Sanh ra có được gặp Phật, Tổ chăng? Khi nghe Pháp Vô Thượng có sinh tâm khó gặp chăng? Không rời Tăng đường để giữ hạnh trong sạch chăng? Không cùng người chuyện trò tạp nhạp chăng? Có hay bàn chuyện thị phi chăng? Thoại đầucó được rõ ràng không lu mờ liên tục trong mọi lúc chăng? Khi nói chuyện cùng người, thoại đầu có không bị gián đoạn chăng? Khi thấy nghe nhận biết, thoại đầucó gom thành một khối chăng? Sự quán chiếu có bắt được và đánh bại Phật, Tổ chăng? Đời nầy có quyết định tiếp nối tuệ mênh của Phật chăng? Khi đứng ngồi thoải mái có nghĩ đến nỗi khổ địa ngục chăng? Có quyết định thoát khỏi luân hồitrong một báo thân nầy chăng? Đối với cảnh tám ngọn gió (1), tâm có không động chăng?
Đó là những điều quan trọng mà người tu Thiền phải quán sát hằng ngày. Người xưa nói:
Thân nầy không quyết đời nầy độ
Đợi đến đời nào độ thoát thân?
(Thử thân bất hướng kim sanh độ,
Cánh đãi hà sanh độ thử thân.)
Bốn ân là ân cha mẹ, ân nước nhà, ân thầy dạy và ân thí chủ. Thân tứ đại dơ nhớp: tinh cha hòa với huyết mẹ tạo chất ướt (thủy đại); tinh cha tạo ra xương, huyết mẹ tạo ra da là chất cứng (địa đại); một khối tinh huyết không hư không hủy là hơi ấm của chất nóng (hỏa đại); lỗ mũi trước tiên được sinh ra để hơi thở ra vào thuộc sự động của gió (phong đại).
Ngài A Nan nói: “Khí ham muốn thô dơ hôi tanh gặp nhau sinh ra thân dơ nhớp.” (2)
Thân thể suy mục từng giây, thời gian trôi đi không ngừng, da mặt nhăn nheo, tóc trở nên trắng. Bây giờ không giống như xưa, về sau không giống bây giờ. Đó là thể của vô thường. Quỉ vô thường lấy sát hại làm vui. Thật là mỗi phút giây đều đáng sợ. Hơi thở ra là lửa, hơi thở vào là gió. Thân mệnh con người chỉ tùy thuộc vào hơi thở ra vào. Tám gió là các cảnh thuận, nghịch trong đời sống. Khổ địa ngục: một ngày một đêm ở địa ngục dài bằng sáu mươi kiếp ở nhân gian, nấu trong nước sôi, đốt trong lò lửa, thảy vào rừng kiếm, núi dao, không thể nào diễn tả hết được.
Thân người khó được giống như tìm kim trong biển. Cảnh đáng xót thương đó khá nên cảnh tỉnh.
Bình:
Những lời Pháp ở trên giống như người uống nước nóng lạnh tự biết. Dù thông minh cũng không thể chống lại nghiệp. Huệ khô (càn huệ: trí thông minh bằng khái niệm) không giúp thoát khỏi vòng khổ đau. Quí vị nên suy xét, đừng tự nên tự mãn.
(23)
Người học theo chữ nghĩa, khi nói thì giống như đã giác ngộ, nhưng khi đối diệnvới sự việc hằng ngày thì trở lại mê mờ. Đó là lời nói và hành động trái nhau.
Ở đây triển khai ý tự mãn đề cập ở trên. Lời nói và hành động khác nhau, có thể phân biệt thật, giả.
(24)
Muốn chiến thắng sanh tử, phải từ nơi nhất niệm phá thủng để thấu suốt được sinh tử.
Thùng sơn bị phá vỡ phát ra tiếng. Khi phá vỡ thùng sơn thì sanh tử mới có thể đương đầu. Nhân địa tu hành của chư Phật cũng chỉ như vậy.
(25)
Sau khi một niệm được phá thủng, nên cầu minh sư chứng minh chánh nhãn (cái thấy đúng).
Việc nầy không phải dễ dàng. Cần phải có tâm rất khiêm tốn với cái thấy đầu tiên. Đạo giống như biển lớn, càng vào càng sâu. Cẩn thận đừng lấy chút ít cho là đủ. Sau khi ngộ nếu không tìm thầy chứng minh thì vị ngon ngọt của đề hồ sẽ trở thành thuốc độc.
(26)
Người xưa nói: “Chỉ trọng cái thấy đúng, không trọng cách hành xử.”
Xưa Ngưỡng Sơn khi được thầy là Quy Sơn (1) hỏi, đáp: “Kinh Niết Bàn bốn mươi quyển thảy đều là ma thuyết. Đó là cái thấy chân chánh của Ngưỡng Sơn.” (2) Ngưỡng Sơn lại hỏi về sự hành xử, Quy Sơn đáp: “Chỉ trọng thấy đúng.” (3) Do đó, trước tiênphải có cái thấy đúng, sau đó mới nói đến cách hành xử. Do đó nói: “Nếu muốn tu hành, trước cần đốn ngộ.” (4)
(27)
Nguyện chư vị tu đạo tin sâu Tâm mình, không tự hạ, không tự cao.
Tâm nầy bình đẳng, vốn không phàm, thánh. Nhưng người có mê ngộ khác nhau nên gọi là phàm, thánh. Nhờ Thầy chỉ dạy liền ngộ cái ngã chân thật thì cùng với chư Phật không khác gọi là đốn (ngộ tức thì.) Do đó không tự hạ. Như nói: “Xưa nay không một vật.”
Do ngộ mà dứt trừ các thói quen xấu, chuyển từ phàm sang thánh, đó là tiệm tu (tu từ từ). Do đó không tự cao. Như nói: “Giờ giờ thường lau chùi.” Tự hạ là bịnh của người học theo Giáo, tự cao là bịnh của người tu Thiền. Người tu theo Giáo không tin bí quyếtngộ nhập của nhà Thiền, chìm sâu trong giáo pháp phương tiện, chấp có thật giả, không tu thiền quán để khám phá ra châu báu nơi chính mình. Do đó sanh tâm yếu kém.
Người học Thiền thì không tin vào Kinh giáo, do đó không tin kinh điển dạy về sự tiệm tuvà giảm trừ tập khí, nhiễm tập khởi lên mà không hổ thẹn, quả mới ở bước đầu mà đã sinh nhiều kiêu mạn, lời nói ngạo nghễ.
Do đó, người tu hành đúng đắn không tự hạ, không tự cao.
Bình:
Nơi sơ tâm, nhân gồm đủ trong quả, chỉ tin vào một vị (tự tánh), không tự hạ không tự cao. Các vị Bồ tát đạt được quả bằng sự tu tập trãi qua năm mươi lăm từng bậc.
(28)
Dùng tâm mê tu chỉ giúp cho vô minh.
Chưa tỏ ngộ làm sao nói được là tu hành chân thật! Giác ngô và tiệm tu như dầu và ánh sáng (lửa) tương quan nhau, mắt và chân nương tựa nhau.
(29)
Nền tảng của sự tu hành chỉ là chấm dứt ý niệm phàm tình, không phải đi tìm sự hiểu biết của bậc thánh.
Bịnh hết thì không còn cần thuốc. Chỉ cần trở lại con người xưa kia.
(30)
Không từ bỏ tâm chúng sanh, chỉ đừng làm nhiễm ô tự tánh. Cầu Chánh pháp là tà.
Từ bỏ hay tìm cầu đều là nhiễm ô.
(31)
Dứt trừ phiền não là Nhị Thừa. Phiền não không sanh là Đại Niết bàn.
Dứt trừ thì có chủ (năng) có khách (sở). Không sanh thì không chủ không khách.
(32)
(32)
Quán chiếu chỗ rỗng rang nơi tâm, tin rằng một niệm khởi lên là do duyên khởi, vốn không có sanh.
Đây là nói làm sao thấy rõ tự tánh.
(33)
Quán sát rõ ràng thì thấy rằng trộm cắp, tà dâm, nói dối đều từ tâm mà ra. Tâm vốn tịch lặng có gì phải dứt trừ!
Nói rõ sự tương quan giữa tánh và tướng.
Bình:
Kinh nói: “Một niệm không khởi gọi là đoạn trừ vô minh.” (1) Lại nói: “Niệm khởi liền biết.” (2)
(34)
Biết huyễn tức lìa, không cần phương tiện. Lìa huyễn tức giác, không có trước sau.
Tâm là thầy huyễn, thân là thành huyễn, ngoại cảnh là áo huyễn, danh tướng là thức ănhuyễn. Cho đến tâm khởi lên một ý niệm, nói chân nói vọng, đều không ra ngoài huyễn.
Những cái huyễn vô minh vô thủy nầy đều sanh ra từ tâm giác ngộ, giống như hoa đốmsinh ra trong hư không. Khi huyễn không còn thì gọi là bất động. Trong mơ thấy có mụt thì cầu thuốc, thức ra thì không còn bịnh. Biết huyễn cũng giống như vậy.
(35)
Chúng sanh ở trong chỗ không sanh lầm thấy có sinh tử và niết bàn, giống như thấy hoa đốm sinh ra và biến mất trong hư không.
Tánh vốn không sanh nên không có sanh và diệt. Không trung vốn không có hoa nên không có sinh ra và biến mất. Khởi vốn thật sự là không khởi, diệt vốn thật sự là không diệt. Hai cái thấy nầy không cần phải luận bàn. Kinh Tư Ích nói: “Chư Phật ra đời không phải để độ chúng sanh, chỉ muốn độ hai cái thấy sinh tử và Niết bàn.” (1)
(36)
Bồ Tát độ chúng sanh vào cảnh giới tịch diệt (niết bàn), nhưng thật không có chúng sanh nào được diệt độ.
Bồ Tát lúc nào cũng vì chúng sanh. Biết thể của niệm là không mà độ chúng sanh. Niệm vốn rỗng lặng thật không có chúng sanh nào được diệt độ. Đây là nói về tin và hiểu (tín giải).
(37)
Lý có thể đốn ngộ (ngộ ngay) nhưng sự thì không thể đốn trừ (trừ ngay).
Văn Thù thấu pháp tánh (tánh thật của vạn pháp), Phổ Hiển rõ duyên khởi. Thấu hiểu nhanh như điện chớp, tu giống như kẻ cùng tử (người nghèo khổ). Ở đây luận về tu và chứng.
(38)
(38)
Tu Thiền mà còn tà dâm như nấu cát để được cơm, tu Thiền mà còn giết hại như bịt tai mà cầu tiếng, tu Thiền mà còn trộm cắp như rò chảy mà cầu đầy, tu Thiềnmà còn nói dối như lấy phẩn làm chất thơm. Dù được trí tuệ cũng thành ma đạo.
Đây là nói rõ về khưôn phép tu hành Tam Vô Lậu Học. Tiểu Thừa lấy pháp (hình tướngbên ngoài) làm giới, chữa thô nơi ngọn. Đại Thừa lấy nhiếp tâm làm giới, khéo trừ tận gốc.
Lấy pháp làm giới thì không phạm nơi thân, nhiếp tâm làm giới thì không phạm trong ý. Tà dâm thì dứt sự thanh tịnh, giết hại thì dứt tâm từ bi, trộm cắp thì dứt phước đức, nói dối thì dứt chân thật. Dù có đạt được trí tuệ, chứng được sáu thần thông, nếu không dứt trừ gíết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối thì cũng sẽ rơi vào đường ma, vĩnh viễn mất con đường Bồ đề chân chính.
Bốn giới nầy là căn bản của trăm giới, nói rõ ở đây để khỏi nghĩ và phạm. Không nhớ gọi là Giới, không nghĩ gọi là Định, không lầm lẫn gọi là Tuệ.
Giới để bắt giặc, Định để trói giặc, Huệ để giết giặc. Giới giữ vững, Định lắng trong thì mặt trăng Trí Tuệ xuất hiện.
Ba Môn Học nầy chính là nguồn gốc của vạn Pháp. Do đó nói rõ để tránh không bị rỉ chảy. Hội Linh Sơn lại có Phật khinh suất lời dạy của mình, núi Thiếu lâm lại có Tổ vọng ngữ sao?
(39)
Người không đức không theo giới luật của Phật, không giữ gìn ba nghiệp, buông lung lười biếng, coi thường người khác, coi nhẹ phải trái.
Một khi phá giới dù phá ở trong tâm thì trăm lỗi lầm liền sanh.
Bình:
Thời mạt pháp các thứ ma thịnh hành làm loạn Chánh Pháp.
(40)
Người học nên rõ: nếu không giữ giới, tái sanh làm thân dã can ghẻ còn khó thay huống là chứng quả Bồ đề thanh tịnh!
Trọng giới giống như trọng Phật thì Phật thường hiện tiền. Nên bắt chước vị tăng bị trói vào cỏ (1) và vị tăng thấy ngỗng nuốt châu (2).
(41)
Muốn thoát sinh tử trước phải dứt trừ tham muốn và khát ái.
Ái là gốc của luân hồi, tham muốn là duyên của thọ sanh. Phật dạy: “Tâm dâm không trừ thì không thể ra khỏi thế gian.” (1) Lại dạy: “Sự trói buộc vào ân ái đưa con người vào cửa tội lỗi.” (2) Sự ham muốn tình ái rất gắn bó với con người.
(42)
Trí tuệ thanh tịnh không ngăn ngại đều từ thiền định mà ra.
Vượt phàm vào thánh, giải thoát trong khi ngồi, chết trong lúc đứng đều do sức của thiền định. Cho nên nói: “Muốn cầu Thánh Đạo, không đi con đường nầy thì không còn đường nào khác.” (1)
(43)
Tâm định thì biết được các tướng sinh diệt của thế gian.
Ánh sáng qua lỗ hổng, bụi nhỏ lăng tăng
Đáy nước dưới ao trong, ảnh chiếu rõ ràng.
(Hư khích nhật quang tiêm ai nhiễu nhiễu.
Thanh đàm thủy để ảnh tượng chiêu chiêu.)
(44)
Thấy cảnh tâm không khởi gọi là không sanh. Không sanh là vô niệm. Vô niệm là giải thoát.
Giới Định Tuệ nếu được một liền đủ cả ba, không phải riêng lẻ.
(45)
Tu đạo mà có chỗ chứng thì không phải là chân thật. Tâm và pháp vốn rỗng lặng là tịch diệt chân thật (niết bàn chân thật). Do đó nói rằng: “Các pháp xưa nay vốn tướng tịch diệt.”
Mắt không thể tự thấy, thấy mắt tức là dối. Do đó Văn Thù suy lường, Tịnh Danh không nói.
(46)
Sau đây nói về tế hạnh:
Người nghèo đến xin tùy thuận ban cho. Tâm đại bi thấy mình và người là một là sự ban cho chân thật.
Thấy mình và người là một gọi là đồng thể. Đến tay không và ra đi tay không, đó là sự thật về cuộc đời của chúng ta.
(47)
Có người đến hại, giữ tâm không nóng giận. Một niệm nóng giận nổi lên thì vô sốcửa chướng ngại mở ra.
Phiền não tuy nhiều vô số, nóng giận là nặng nhất. Kinh Niết Bàn dạy: “Được thoa hương hay bị tùng xẻo đều không động tâm.” (1) Lòng giận giống như lửa sét đánh trong mây lạnh.
(48)
Nếu không có hạnh nhẫn nhục, các hạnh khác đều không thành tựu.
Các hạnh tuy vô số, từ và nhẫn là nguồn cội. Tâm nhẫn giống như huyễn mộng thì cảnh nhục cũng giống như lông rùa.
(49)
Giữ gìn chân tâm là tinh tấn bậc nhất.
Nếu khởi tâm tinh tấn thì đó là dối không phải thật tinh tấn. Nên nói: “Đừng tưởng lầm đừng tưởng lầm.”
Người giải đãi thường ngóng về tương lai, đó là người tự bỏ rơi mình.
(51)
Lễ bái có ý nghĩa là cung kính và khuất phục: cung kính chân tính, khuất phục vô minh.
Thân miệng ý thanh tịnh thì Phật
(55)
Học chưa đến nơi, dùng lời hùng biện miệng lưỡi để khoe sự hiểu biết của mình giống như sơn vẽ nhà xí làm cho giống ngôi chùa.
Nói về sự học ngu si của thời mạt pháp. Học vốn để thấy Tánh, nhưng lại toàn lấy của người khác làm của mình.
(56)
Người xuất gia mà học ngoại điển giống như dùng dao chém bùn. Bùn không dùng được vào việc gì mà dao bị tổn hại.
Ngoài cửa con trưởng giả
Lại trở vào nhà lửa.
(Môn ngoại trưởng giả tử,
Hoàn nhập hỏa trạch trung)
(57)
Xuất gia làm Tăng lại là việc nhỏ sao? Không phải để cầu sự ẩn dật an nhàn, không phải để cầu lợi danh, nhưng là vì chuyện sinh tử, vì muốn cắt dứt phiền não, vì muốn tiếp nối tuệ mệnh của Phật, vì muốn ra khỏi ba cõi để độ chúng sanh.
Có thể nói là bậc đại trượng phu có chí khí ngất trời.
(58)
Phật dạy: “Lửa vô thường thiêu đốt thế gian.” Lại dạy: “Lửa khổ của chúng sanhbốn phương thiêu đốt.” Lại dạy: “Các giặc phiền não thường tìm dịp để hại người. Người tu đạo nên tự biết mà phòng ngừa, như cứu lửa cháy trên đầu.”
Thân có sanh già bịnh chết. Thế giới có thành trụ hoại không. Tâm thì có sanh trụ dị (biến đổi) diệt. Lửa khổ vô thường đó thiêu đốt bốn bề. Xin người tham cứu lẽ huyền đừng hao phí thời gian, tham danh rỗng của thế gian chỉ uổng công nhọc xác.
(59)
Mưu cầu thế lợi như chất thêm củi vào ngọn lửa nghiệp.
Mưu cầu thế lợi như chất thêm củi vào ngọn lửa nghiệp.
Về việc ham tiếng tăm hư ảo của thế gian, có thơ rằng:
Chim hồng bay lưu dấu chân trên cát
Người chết rồi để tiếng tại nhà.
(Hồng phi thiên mạt tích lưu sa
Nhân khứ hoàng tuyền danh tại gia.)
Về việc mưu cầu lợi lộc thế gian, có thơ rằng:
Sau khi lấy mật trăm hoa
Ai người nếm ngọt chẳng hay nhọc nhằn?
(Thải đắc bách hoa thành mật hậu
Bất tri tân khổ vi thùy điềm?)
Tốn công mệt xác, giống như sự khéo léo chạm trổ trên băng, chẳng có ích lợi gì. Thêm củi vào lửa nghiệp: Sắc hương thô lậu giống như dụng cụ chứa lửa.
(60)
Người mặc áo nhà tu mà mưu cầu danh lợi chẳng bằng người quê mùa áo vải.
Bỏ ngai vàng tìm vào núi tuyết, đó là phép tắc của các đức Thế Tôn. Trong đời mạt pháp, những người thực chất là dê mà đội lốt cọp không biết xấu hổ, đón gió theo thời, chìu nịnh để giữ được ân huệ. Ôi hạng người như vậy làm sao răn bảo!
Người có tâm nhiễm lợi lộc thế gian, dua nịnh theo người có quyền, chạy theo cát bụi ở đời, cả người thế tục cũng cho là đáng cười. Việc làm của người mặc áo nhà tu nầy cho thấy thực chất của họ.
(61)
Phật dạy: “Kẻ giặc trộm mặc y phục của ta, buôn bán Như Lai, tạo các thứ nghiệp.”
Thời mạt pháp, có nhiều danh từ để gọi các tỳ kheo (phạm lỗi): hoặc là con dơi, hoặc dê câm, hoặc cư sĩ ngốc, hoặc đồ nhơ nhớp trong địa ngục, hoặc giặc mặc cà sa. Đó là buôn bán Như Lai vậy.
Bình:
Bài bát nhơn quả, không tin tội phúc, thân và miệng sục sôi, không ngừng khởi tâmthương ghét, thật là đáng thương.
Không ra tăng không ra tục cho nên gọi là con dơi, lưỡi không thuyết Pháp gọi là dê câm, bề ngoài là tăng mà tâm thế gian nên gọi là cư sĩ ngốc, tội nặng không đổi nên gọi là đồ dơ trong địa nguc, buôn Phật để mưu sống nên gọi là giặc mặc cà sa. Nói chung là giặc mặc cà sa.
(62)
Người đệ tử Phật mặc một bộ y, ăn ngày một bữa, không coi thường máu huyết của nhà nông, sự khổ cực của người thợ dệt, nếu đạo nhãn chưa tỏ làm sao tiêu được.
Truyền Đăng (1): “Một đạo nhân đạo nhãn chưa tỏ, thân sinh làm nấm để trả lại cho tín thí.” (2)
(63)
Nên nói: “Muốn biết vì sao sinh làm loài mang lông đội sừng, đó là do ngày nay nhận không không từ tín thí.” Có người không đói mà ăn, không lạnh mà mặc, không biết họ nghĩ thế nào? Không biết rằng cái vui trước mắt sẽ là nỗi khổ về sau.
Trí Luận viết: “Một vị đạo sĩ vì phí phạm chỉ năm hạt gạo mà phải đầu thai làm thân trâu, sống thì đền bù bằng xương gân, chết thì trả bẳng da thịt.” Nhận không không từ tín thí, báo ứng nhanh như tiếng vang.
(64)
(64)
Thà dùng sắt nóng che thân, không nhận áo của người tín tâm. Thà rót đồng vào miệng, không nhận thức ăn của người tín tâm. Thà vào lò nấu sắt, không nhận chỗ ở của người tín tâm.
Kinh Phạm Võng nói: “Không dùng thân phá giới mà nhận các vật cúng dường và bố thícủa người tín tâm. Bồ Tát nếu không phát nguyện nầy tức bị tội khinh cấu.” (1)
(65)
Vì vậy nói rằng: “Người tu đạo nhận thực phẩm như nhận thuốc độc, nhận của ban cho như bị tên bắn. Xử tốt, lời ngọt là điều sợ hãi của người tu đạo.”
“Nhận thức ăn như nhận thuốc độc” là sợ mất đạo nhãn. “Nhận thí nhự bị tên bắn” là sợ mất đạo quả.
(66)
Cho nên nói rằng: “Người tu đạo giống như tảng đá mài dao. Trương Tam đến mài, Lý Tứ đến mài. Mài tới mài lui, dao của người thì trở nên bén, nhưng đá nhà dần mòn. Thế nhưng có người lại sợ không ai đến mài dao trên đá của mình, thật là đáng thương!
Người tu đạo như vậy suốt đời chỉ nhắm đến sự ấm thân no bụng.
(67)
Do đó người xưa có câu: “Nỗi khổ trong ba đường chưa đáng gọi là khổ. Người mặc áo cà sa khi mất thân người mới thật là khổ.”
Người xưa nói: “Đời nầy không được minh tâm, một giọt nước cũng khó tiêu.” (1) Đó là lý do người mặc áo cà sa bị mất thân người (sau khi chết.) Người Phật tử nên đem lòng phấn khích.
(69)
Có tội thì sám hối, có lỗi thì hổ thẹn, đó là khí tượng của người trượng phu. Sửa đổi lỗi lầm tự làm mới mình, tội theo tâm mà tiêu diệt.
Sám hối tức ăn năn lỗi trước, nguyện chừa những sai lầm về sau. Tàm quý tức bên trong tự trách, bên ngoài hổ thẹn. Tâm vốn rỗng lặng, tội nghiệp không có chỗ nương.
(70)
Người tu đạo nên giữ tâm đoan chánh, lấy đơn giản và ngay thẳng làm nền tảng. Một bầu một áo, không bị trói buộc vào nơi trọ nghỉ.
Phật dạy: “Tâm như dây đàn thẳng.” (1) Lại dạy: “Tâm ngay là đạo tràng.” (2) Nếu khôngdính bám vào sự vui về thân thì không bị trói buộc vào nơi trọ nghỉ.
(71)
Người phàm phu theo cảnh, người tu đạo theo tâm. Tâm cảnh đều quên đó là pháp chân thật.
Người theo cảnh giống như con nai chay theo hoa đốm trong hư không. Người theo tâm giống như con khỉ tìm bắt mặt trăng dưới nước. Cảnh và tâm tuy khác nhưng đều là bịnh như nhau. Đây nói về phàm phu nhị thừa.
(73)
Người phàm khi đến lúc sắp lìa đời chỉ quán năm ấm là không, bốn đại không có tự tánh, Tâm chân thật không có hình tướng, không đi không đến, khi sanh Tánh cũng không sanh, khi chết Tánh cũng không mất, thanh tịnh sáng suốt, đầy đủ lặng yên, tâm và cảnh cùng một thể. Chỉ cần ngay lập tức thông suốt được như vậy, không bị ba đời ràng buộc (ràng buộc vào nhân quả), liền là người tự do ở ngoài thế gian. Khi đó, thấy chư Phật không khởi tâm theo nương, thấy địa ngụckhông khởi tâm sợ hãi. Chỉ tự vô tâm thì cùng với pháp giới (không khác). Đó là điều quan trọng. Sinh hoạt trong đời sống hằng ngày là nhân, khi chết là quả. Người tu đạo nên đem mắt quán sát.
Đến tuổi già sợ chết thì gần gũi đức Thích Ca.
Lúc nầy nên hướng soi tự kỷ
Trăm năm ánh sáng lướt qua đầu.
(Như hướng thử thời minh tự kỉ,
Bách niên quang ảnh chuyển đầu phi)
(74)
Người phàm đến giờ lâm chung, nếu có một mảy may phân biệt phàm thánh, nghĩ ngợi không dứt, sẽ bị kéo vào thai lừa, bụng ngựa, bị nấu trong chảo nước sôi, cho đến sinh làm con kiến con muỗi.
Ngài Bạch Vân (1) nói: “Giả như một mảy ý niệm phàm thánh cũng không còn, cũng không khỏi nhập vào thai lừa bụng ngựa.”
(2) Còn một tâm niệm chia hai thì còn có thể bị lôi kéo tái sinh vào đường xấu.
Lửa lớn mênh mông
Gươm báu ngăn che.
(Liệt hỏa mang mang
Bảo kiếm đương môn.)
Bình:
Hai tiết nầy đặc biệt mở bày cửa vô tâm hợp đạo của Thiền, phương tiện ngăn chận pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh trong Giáo môn.
Tuy nhiên căn khí không giống nhau, chí nguyện cũng khác. Hai pháp môn nẩy không ngăn ngại nhau.
Xin các người học đạo thường ngày tùy theo phận sự mà cố gắng, để đến phút cuối không sinh nghi ngờ.
(77)
Việc của các bậc Thầy giác ngộ chỉ là bày tỏ câu nầy. Như người gỗ gõ nhịp, lò hồng điểm tuyết. Lại như ánh sáng lửa đá. Người học thật khó thể suy lường. Do vậy người xưa nhớ ơn Thầy mà nói rằng: “Không trọng đạo đức của Thầy, chỉ trọng Thầy dạy dỗ không vị ngã.” (1)
Đừng nói! Đừng nói.
Viết ra gây hoang mang.
(Bất đạo bất đạo
Khủng thượng chỉ mặc.)
Tên xuyên qua bóng trăng dưới sông
Hẳn đến từ người bắn chim điêu.
(Tiễn xuyên giang nguyệt ảnh,
Tu thị xạ điêu nhân.)
(78)
Người học trước tiên nên hiểu rõ về đường lối của Tông môn. Xưa Mã Tổ (1) hét một tiếng làm cho tai của Bách Trượng điếc, lưỡi của Hoàng Bá rụng. Một tiếng hét đó là tiêu tức đưa hoa, cũng là khuôn mặt của Đạt Ma lúc mới qua. Đó là đầu mối của tông Lâm Tế.
Người biết pháp thì la. Mở miệng thì đánh.
Gậy gỗ một cây không đốt mắt
Ân cần giao phó kẻ đi đêm.
(Trượng tử nhất chi vô tiết mục,
Ân cần phân phó dạ hành nhân.)
Xưa Mã Tổ hét một tiếng làm cho Bách Trượng (2) được đại cơ, Hoàng Bá (3) được đại dụng. Đại cơ là hoàn toàn ứng hợp, đại dụng là cắt đứt không vướn ngại. Những câu chuyện trên là từ sách Truyền Đăng Lục.
(79)
Tổng quát mà nói, Thiền có năm phái là Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Quy Ngưỡng, Pháp Nhãn.
Lâm Tế Tông:
Từ đức Bổn Sư Thích Ca cho đến đời thứ ba mươi ba Lục Tổ Huệ Năng trực tiếp truyền thọ gồm các Thiền Sư: Nam Nhạc Hoài Nhượng, Mã Tổ Đạo Nhất, Bách Trượng Hoài Hải, Hoàng Bá Hy Vận, Lâm Tế Nghĩa Huyền, Hưng Hóa Tồn Tưởng, Nam Viện Thủ Ngung, Phong Huyệt Diên Chiểu, Thủ Sơn Tỉnh Niệm, Phần Dương Thiện Chiêu, Từ Minh Sở Viên, Dương Kì Phương Hội, Bạch Vân Thủ Đoan, Ngũ Tổ Pháp Diễn, (Viên Ngộ Khác Cần, Kính Sơn Tông Cảo).
(80)
Tào Động Tông:
Gồm những vị Thiền sư sau Lục Tổ không được truyền trực tiếp. Đó là các Thiền Sư: Thanh Nguyên Hành Tư, Thạch Đầu Hi Thiên, Dược Sơn Duy Nghiễm, Vân Nham Đàm Thịnh, Động Sơn Lương Giới, Tào Sơn Đam Chương, Vân Cư Đạo Ưng.
(81)
Vân Môn Tông:
Bàng truyền từ Mã Tổ, gồm các Thiền sư: Thiên Vương Đạo Ngộ, Long Đàm Sùng Tín, Đức Sơn Tuyên Giám, Tuyết Phong Nghĩa Tồn, Vân Môn Văn Yển, Tuyết Đậu Trọng Hiển, Thiên Y Nghĩa Hoài.
(82)
(82)
Qui Ngưỡng Tông:
Bàng truyền từ Bách Trượng, gồm các Thiền Sư: Qui Sơn Linh Hữu, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, Hương Nghiêm Trí Nhàn, Nam Tháp Quang Lậu, Ba Tiêu Huệ Thanh, Hoắc Sơn Cảnh Thông, Vô Trước Văn Hỉ.
(83)
Pháp Nhãn Tông:
Bàng truyền từ ngài Tuyết Phong, gồm các Thiền Sư: Huyền Sa Sư Bị, Địa Tạng Quế Sâm, Pháp Nhãn Văn Ích, Thiên Thai Đức Thiều, Vĩnh Minh Diên Thọ, Long Tể Thiệu Tu, Nam Thai Thủ An.
(84)
Lâm Tế hét, Đức Sơn gậy đều chứng suốt vô sinh, thấu ngọn thấu gốc, đại cơ đại dụng, tự tại không cùng, toàn thân hiện mất, toàn thân đảm đương, nắm giữ cảnh giới của Văn Thù, Phổ Hiền. Tuy nhiên, hai vị Thầy nầy cũng không tránh khỏi loài ma quỷ bắt hồn.
Gió buốt thổi lông, không phạm đầu nhọn.
Rạng rỡ hàn quang, châu đẹp nước
Không không mây tản, nguyệt qua trời.
(Thước thước hàn quang châu mị thủy
Liêu liêu vân tán nguyệt hành thiên.)
Liêu liêu vân tán nguyệt hành thiên.)
(85)
Bậc đại trượng phu gặp Phật gặp Tổ như gặp oán thù. Cầu Phật liền bị Phật trói, cầu Tổ liền bị Tổ trói. Có cầu có khổ, không bằng vô sự.
“Gặp Phật Tổ như oán thù”: Ở trên nói “Không gió mà nổi sóng.” “Có cầu có khổ”: Ở trên nói “Thể thật ngay đó.” “Không bằng vô sự”: Ở trên nói “Khởi niệm liền sai.”
Đạt đến chỗ đó thì có thể cắt đứt hết đầu lưỡi của người trong thiên hạ, bánh xe sinh tửsẽ dừng lại.
Cứu giúp nguy khốn, dẹp yên loạn lạc, như Đan Hà đốt Phật (1), Vân Môn cho chó ăn (2), Lão bà không gặp Phật (3). Thảy đều là thủ đoạn dẹp tan tà kiến, làm rõ chánh kiến. Cuối cùng thì như thế nào?
Thường nhớ bờ nam trong tháng Ba
Chá cô kêu hót giữa trăm hoa
(Thường ức giang nam tam nguyệt lí,
Chá cô đề xứ bách hoa hương.)
(86)
Thần quang không mờ, vẫn tự ngàn xưa. Vào trong cửa nầy, không còn tri giải.
“Thần quang không mờ” ở trên nói là “chiêu chiêu linh linh”. “Vẫn tự ngàn xưa” ở trên nói là “vốn không sinh diệt.” “Không còn tri giải” ở trên nói “không thể theo danh mà hiểu.” “Cửa” là chỉ sự ra vào của phàm Thánh, như Thần Hội nói: “Một chữ biết là cửa vào của các điều huyền diệu.” (1)
Toàn giáo pháp bắt đầu với cái không thể gọi tên tả hình, kết thúc với việc không còn tri giải. Bao nhiêu vướng mắc, một câu phá hết.
Trước sau một nghĩa, giữa nêu vạn hạnh. Như ba nghĩa trong sách vở thế gian, hai chữ tri giải (biết hiểu) là mối nguy lớn của Phật Pháp. Do đó, đưa ra rồi chấm dứt. Thiền sưHà Trạch Thần Hội cũng do đây mà không được coi là đích tử (con chính, tức đệ tử được ấn chứng) của Lục Tổ Tào Khê.
Dụng rằng:
Như muốn nêu bày rõ tông chỉ
Cười ngất Tây Tăng cặp mắt xanh.
(Như tư cử xướng minh tông chỉ
Tiếu sát Tây lai bích nhãn tăng.)
Rốt ráo thì thế nào?
Trăng đơn riêng chiếu sông núi lặng
Cười lên một tiếng trời đất kinh.
(Cô luân độc chiếu giang sơn tĩnh
Tự tiếu nhất thanh thiên địa kinh.)
Tây Sơn Đại Sư ( 1520 ~ 1604 )
Tào Khê Thối Ẩn thuật
Thị Giới: dịch Việt
THIỆN TRI THỨC 2016