Nếu mỗi người dù đang ở trong các trạng thái khác nhau, nhưng trạng thái nào thì cứ thấy nó như vậy thôi, thái độ của tâm vẫn rỗng lặng trong sáng, không có bình luận, phán xét, phản ứng hay thêm bớt gì cả thì ngay đó là Niết Bàn. Đức Phật đã định nghĩa Niết Bàn rất đơn giản chính là đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si. Niết Bàn chính là thái độ rỗng lặng trong sáng của tâm, chứ không phải là một trạng thái tốt đẹp, dễ chịu, hay cao siêu nào đó...
...Đức Phật dạy:"Chân lý là trở lại mà thấy, mỗi người tự thấy, thấy lập tức ngay trên chính thực tại đang là, không qua thời gian"...
Buông ra thấy Pháp
Thầy ơi, mấy lần con định hỏi Thầy trong những buổi sáng trà đạo ở Bửu Long rằng, tại sao chúng con phải tin rằng Pháp vốn đã hoàn hảo, rạng ngời như Thầy đã giảng? Thực tế nào chứng minh điều này? Có phải đây là một yếu tố tâm lý để chúng con dễ buông bỏ bản ngã hơn chăng? Nhưng cái tính cách thích tự mình trải nghiệm bao năm qua học đạo giờ đây đã cho con một câu trả lời trên cả tuyệt vời! Trong hạnh phúc tột cùng con chỉ biết thốt lên:
Buông ra thấy Pháp rạng ngời
Lặng nghe Chân Pháp trọn lời Viên Không
Bao năm gánh nặng long đong
Gánh đầy Bản ngã hoài công tu hành.
Và con rưng rưng cảm xúc chợt nhớ về dòng thơ Thầy gởi mừng SN con mấy năm trước (con đã từng đọc mà thầm nghĩ biết bao giờ mình mới "chạm vào" được lời chúc này):
Đọc thơ con Thầy cũng cười,
Chúc con sinh nhật mấy mươi tuổi đời
An nhiên tự tại rong chơi
Buông ra thấy Pháp rạng ngời
Lặng nghe Chân Pháp trọn lời Viên Không
Bao năm gánh nặng long đong
Gánh đầy Bản ngã hoài công tu hành.
Và con rưng rưng cảm xúc chợt nhớ về dòng thơ Thầy gởi mừng SN con mấy năm trước (con đã từng đọc mà thầm nghĩ biết bao giờ mình mới "chạm vào" được lời chúc này):
Đọc thơ con Thầy cũng cười,
Chúc con sinh nhật mấy mươi tuổi đời
An nhiên tự tại rong chơi
Trong Ta bà vẫn rạng ngời yêu thương.
Từ quê nhà xa xôi, con xin đảnh lễ tạ ơn Pháp, tạ ơn Thầy!
TRẢ LỜI:
Wow! Đúng là hơn cả tuyệt vời! Chúc mừng con. Thầy cũng đang xúc động đây.
Bao năm thầy nói thì... nghe
Còn nghi, chưa ngộ, ai dè ngay đây
Chỉ vì cái ngã đong đầy
Bây chừ vỡ lẽ: "Thưa thầy, chẳng sai!"
Thầy rất vui. Cảm ơn con nha.
TRẢ LỜI:
Wow! Đúng là hơn cả tuyệt vời! Chúc mừng con. Thầy cũng đang xúc động đây.
Bao năm thầy nói thì... nghe
Còn nghi, chưa ngộ, ai dè ngay đây
Chỉ vì cái ngã đong đầy
Bây chừ vỡ lẽ: "Thưa thầy, chẳng sai!"
Thầy rất vui. Cảm ơn con nha.
Hỏi Đáp: www.trungtamhotong.org
Có buông xả mới có chánh niệm
Và chỉ trong tình trạng ấy, chánh niệm mới có được năng lượng chuyển hóa. Bạn có thể chú ý đến cơn giận của mình cả ngày, và cho phép nó có mặt “mà không phê phán”, trong khi nó vẫn cứ thiêu đốt sâu vào con tim mình. Nhưng chỉ khi nào ta có thể buông bỏ được cơn giận ấy, dù chỉ trong một giây phút ngắn, thì chánh niệm mới có điều kiện để có mặt. Và đến khi nào chánh niệm có cơ hội thấm nhập sâu xa vào thói quen, tập quán và cá tính của mình, thửa đất tâm của ta sẽ dần dà bớt nuôi dưỡng những hạt giống của sân hận, và trở nên mầu mỡ cho sự phát triển của những cây trái tuệ giác.
Và rồi ta sẽ thấy rằng, mỗi lúc một rõ rệt hơn, cái giận cũng chỉ là một trạng thái biến đổi và nó không thuộc về của ai, nó được khích động do bởi một cái tôi nhỏ nhen và đầy sợ hãi, rồi làm phát sinh lên khổ đau. Với một cái thấy ấy, những trạng thái bất thiện lành sẽ bớt khởi lên hơn và cũng trở nên bớt mãnh liệt hơn.
Sự chú ý cần phải được phát triển để trở thành chánh niệm, nếu như chánh niệm muốn được phát triển để thành tuệ giác.
Nguyễn Duy Nhiên
Trích: Buông xả mới có chánh niệm