SÁNG TẠO PHÁT XUẤT TỪ THIỀN
Krishanmurti: Ở đây có mười lăm câu hỏi – câu hỏi nào nên đọc trước? Chúng ta có nên đọc câu hỏi đầu tiên hay không? “Thiền là gì và nó liên hệ với sự sáng tạo như thế nào?” Chúng ta có thể trả lời câu hỏi đầu tiên này hay không?
***
Thiền thật sự cực kỳ phức tạp, không chỉ đơn giản thiền hai mươi phút vào buổi sáng, hai mươi phút vào buổi trưa, và hai mươi phút vào buổi chiều – như chỉ là một giấc ngủ trưa. Như vậy không phải là thiền. Nếu ta muốn khảo sát thiền, ta phải hỏi, “Tại sao ta thiền?” Ta ý thức trí não ta luôn huyên thuyên, luôn dự tính, kế hoạch – Nó sẽ làm gì. Nó phải thành tựu cái gì. Quá khứ tự nó tác động hiện tại, không ngừng huyên thuyên dông dài, dù là huyên thuyên có tính cách khoa học – Xin lỗi! – hoặc huyên thuyên về đời sống bình thường mỗi ngày, như một người nội trợ đang huyên thuyên không dứt không điều này thì điều kia. Vì vậy, trí não không ngừng chuyển động. Ý tưởng thiền để giúp tâm trí yên lặng, tịnh tĩnh, hoàn toàn tập trung – hoặc một hiện tượng gì đó thiêng liêng. Đó là ý định của người thật sự đi sâu vào vấn đề này. Tôi đã từng thuyết giảng vấn đề này sáu mươi năm qua hoặc hơn. Tôi đã bàn luận vấn đề này với các học giả Thiền, với các bậc tổ sư, với tín đồ Ấn Giáo và Mật Tông, và với tất cả những tín đồ khác. Tôi hy vọng là ngài không phiền sự dung tục này, đúng không, thưa ngài?
Và tôi bác bỏ tất cả mọi loại thiền đó bởi vì ý tưởng thiền của họ là đạt đến cứu cánh. Cứu cánh hoàn toàn bị điều khiển bởi tâm trí để không có sự vận hành của tư tưởng. Bởi vì khi tâm trí tĩnh lặng, cố ý kỷ luật, cố ý tìm kiếm, đó không phải là sự yên lặng. Giống như đang thành tựu một cái gì, một hoạt động ham muốn. Tôi không biết bạn có hiểu được tất cả điều này hay không. Tôi có nên tiếp tục chăng?
Ta cũng nên quán xét, nếu ta thích thú với tất cả vấn đề này. Ham muốn là gì? Không chế ngự ham muốn, như các tu sĩ và hành giả Ấn đã hành động như vậy, chế ngự ham muốn, hay được đồng hóa sự ham muốn với một cái gì cao siêu hơn – nguyên lý cao siêu hơn, hình tượng cao siêu hơn, nếu bạn là một tín hữu Ki tô với Đức Chúa Giê Su, vân vân và vân vân. Ta nên hiểu rằng ta ta muốn tìm hiểu thiền là gì, ta phải tra xét ham muốn. Được chứ, thưa ngài?
Người hỏi: Ham muốn có tương tợ ý chí hay không?
K: Chúng ta sẽ bàn tiếp vấn đề này trong một phút. Ham muốn là gì? Tại sao, con người, nhân loại, một con người, bị khống chế bởi ham muốn – ham muốn được giầu có. Ham muốn được trở thành – Bạn biết nhiều hình thức ham muốn. Chúng ta là những kẻ nô lệ của sự ham muốn, vốn là một phản ứng. Vậy ham muốn là gì? Đây là một phần của thiền. Bạn hiểu không? Đây là những gì mà tôi đang chia sẻ về thiền. Đúng vậy, trừ phi ta hiểu được sự chuyển động của thời gian –
Người hỏi: Ngài khiến thiền có vẻ như là một hiện tượng và tôi nghĩ chúng ta thường nghĩ đến thiền, thành tựu một tâm trí vắng lặng, là một hiện tượng tĩnh.
K: Ngài có thể dùng thuốc để yên lặng tâm trí. Ngài có thể tập trung – Tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề này. Ngài có thể làm đủ mọi hình thức và mưu mẹo để yên lặng tâm trí, yên lặng trí não. Đây là một trí não đần độn. Nhưng một trí não thấu suốt được mọi ẩn ý và những phức tạp của thiền, trí não trở thành mọi công cụ phi thường.
Người hỏi: Nếu vậy một tâm trí yên lặng không phải là một tâm trí trống rỗng?
K: Thưa ngài, trống rỗng. Để sở hữu một tâm trí trống rỗng có nghĩa là, đầy năng lực. Trống rỗng là năng lực. Thưa ngài, chúng ta phải đi từng bước một – Nếu ngài không phiền, thưa ngài.
Người hỏi: Một tâm trí yên lặng đang tiếp nhận mọi sự, đang tiếp nhận cảm xúc từ ngoại cảnh, nhưng nó không đang thao tác các hiện tượng này hay sao?
K: Nếu vậy, nó cần phải thấu suốt thời gian, không phải thời gian khoa học theo một chuỗi vận hành. Thời gian là gì, không như là một đề tài đặc biệt đã được nghiên cứu bởi các nhà khoa học gia hoặc do những người khác, nhưng cái gì, trong sự sống thường ngày của chúng ta, thời gian? Bởi vì trừ phichúng ta đặt nền tảng vững chắc, tĩnh lặng, trong đời sống thường ngày của chúng ta, thì thưa ngài trở thành một hình thức dối trá viễn vông.
Vì vậy, ta nhất định phải hiểu biết ham muốn. Đây là tiến trình hiểu biết sự ham muốn. Và cũng là sựhiểu biết thời gian. Thời gian là gì?
Người hỏi: Một phương tiện trở thành. Có phải thời gian chỉ là một phương tiện để trở thành một cái gì?
K: Thời gian không chỉ để trở thành một cái gì. Tôi là cái này. Hãy cho tôi thời gian và tôi sẽ trở thành cái đó. Tôi bạo động. Hãy cho tôi thời gian, không gian, khoảng cách, để tôi sẽ trở nên một con người bất bạo động. Đó là một phần của thời gian. Và thời gian trong đời sống của chúng ta là sự tích lũy kiến thức rộng lớn. Đúng không? Thời gian cũng là tương lai. Nếu vậy thì thời gian – Tôi không phải là một nhà chuyên gia. Làm ơn tha thứ cho tôi nếu tôi không phải.
Người hỏi: Thời gian có phải là sự nhận thức nhân và quả hay không?
K: Nơi nào có nhân thì quả cũng có thể đoạn trừ. Nếu vậy thì nguồn gốc của thời gian là cái gì – Thời gian như là một con người, không phải tôi đã là, tôi là, tôi sẽ là? Thời gian cũng là sự vận hành để thành tựu sự tối hậu. Tôi có một cuộc đời, bao nhiêu người Châu Á tin là, tôi có một kiếp sống và nếu tôi chết đi, tôi chắc chắn có được một kiếp sống khác. Nó được gọi là tái sinh, để tôi có thể trở nên tốt hơn, và tốt hơn. Kiếp này cho đến kiếp sau, cho đến khi tôi cuối cùng tôi cũng thành tựu được nguyên lý cao tột nhất, Thượng Đế hoặc bất kỳ tên gọi gì mà ngài muốn gọi nó. Đó là cũng là một phần của thời gian. Tôi là cái này, nhưng tôi sẽ là cái đó. Tiến trình trở thành đó có phải là một dối trá? Ngài hiểu không, thưa ngài, theo phương diện tâm lý.
Người hỏi: Tôi không hiểu – Tiến trình trở thành là một sự dối trá?
K: Đúng vậy. Một ảo tưởng. Nếu ngài thích, ngài có thể dùng từ nào tốt hơn.
Người hỏi: Tôi phải học hỏi nhiều hơn mới có thể hiểu hết được.
K: Đúng vậy, thưa ngài. Đó là một phần của thiền. Thiền là một hiện tượng phi thường nếu ngài thấu suốt nó.
Người hỏi: Xem ra rất hiển nhiên. Chúng ta thấy chúng ta thay đổi, nên làm sao ngài có thể bảo rằng sự đang trở thành đó là một ảo tưởng?
K: Tôi tham lam. Thí dụ là tôi tham lam, và truyền thống của tôi, tôn giáo, trí thông minh bảo rằng, hãy giảm thiểu hiện tượng đó. Đừng tham lam không ngừng, một sự khờ dại. Nếu vậy thì chuyện gì xảy ra? Tôi là, nhưng tôi sẽ là. Ngài hiểu không? Tôi bạo động. Tôi sẽ bất bạo động. Đó là hiện hành trong thời gian. Và trong sự hiện hành đó, tôi vẫn bạo động. Tôi không biết là ngài hiểu được không. Đây là cuộc đối thoại giữa chúng ta, thưa ngài.
Người hỏi: Nếu tôi hoàn toàn chú tâm đến cảm xúc, tôi có thiêu đốt ham muốn hay không?
K: Đúng vậy, thưa ngài. Dĩ nhiên. Không thiêu đốt – Ngài thấy biết. Nếu ngài đồng ý với điều đó, với logic của nó, thì tại sao chúng ta lại xem ham muốn đặc biệt quan trọng như vậy. Cả cộng đồng người Mỹ đều được chia sẻ là, “Hãy đáp ứng.” Đúng chứ? “Đừng kiềm chế.” Thật khủng khiếp. “Đừng kiềm chế. Hãy buông xả. Hãy làm những gì mà bạn muốn làm.” Và chúng ta đang tàn phá khủng khiếp thế giới này. Đó là một vấn đề khác nữa.
Khi hoàn toàn chú tâm, có nghĩa là đặt trọn vẹn năng lượng đến sự kiện bạo động, năng lượng đó xóa tan bạo động, toàn bộ, không phải chỉ một phần của nó. Ngài hiểu không? Đó cũng là thiền.
***
Chúng tôi đã bàn thảo về thiền. Trong thiền, cái gì là sự sáng tạo? Câu hỏi được đặt ra. Trong mối tương giao, tôi thấy chính mình như cái Tôi đang là. Và tôi cũng thấy sự vận hành thay đổi của cái Tôi đang là – Xin thấu hiểu điều này, có một chút phức tạp – Bất cứ sự vận hành nào để thay đổi cái Tôi đang là vẫn cùng khuôn mẫu cấu trúc đó, đúng không?. Thí dụ như tôi tham lam, tôi đang thay đổi theo lối nào? Thay đổi có nghĩa là một cái gì khác, phải không?
Người hỏi: Nếu vậy thì không tham lam cũng là một hình thức tham lam?
K: Đúng thế. Không muốn tham lam cũng là một hình thức tham lam, dĩ nhiên. Vì vậy, sự thật đó thay đổi như thế nào? Tôi khám phá qua mối quan hệ tôi đã tham lam như thế nào, chiếm hữu như thế nào, ái dục, dính mắc, với tất cả mọi phức tạp của sự dính mắc, sợ hãi, ganh tỵ, căng thẳng lo âu, ghét hận; Trong từ đó, tất cả đều được dung chứa. Đúng chứ, thưa ngài? Ngài bắt kịp không? Chúng ta đang hiểu nhau phải không? Hay chỉ có mình tôi đang độc thoại?
Người hỏi: Ngài bảo là tính quan sát cần có để thấy biết mọi sự vật. Nhưng làm sao chúng ta có thể giúp tính quán sát này đủ mạnh mẽ để thấy biết?
K: Ngài không thể giúp nó được, thưa ngài. Tại sao ngài là một khoa học gia. Ngài muốn là một khoa học gia. Ngài đã học hỏi nhiều năm. Tôi không biết ngài phải mất bao nhiêu năm để trở thành một khoa học gia, và ngài không dành năm phút cho vấn đề này. Tôi nghĩ phải hỏi. Nếu tôi có thể chỉ thẳng một cách tôn trọng nhất, hỏi làm sao tức là đang hỏi một hệ thống, đúng không? Hệ thống chắc hẵn dung chứa một phẩm tánh hủy hoại rõ rệt trong nó, vật lý và phần còn lại. Trong mối quan hệ, tôi khám pháchính mình, phải không?
Cuối cùng, câu hỏi tiếp tới là: Chú ý là gì và chú tâm là gì?
Người hỏi: Chú tâm ám chỉ sự loại trừ.
K: Hãy thấm nhập vào nó, thưa ngài. Hãy xem xét nó thật kỷ lưỡng. Tại học đường, một đứa trẻ được cô giáo dạy là hãy chú ý – Đừng suy nghĩ vẫn vợ. Đừng nhìn ra cửa sổ - Ngài bắt kịp không? Nếu ngài là tín hữu Ki Tô mộ đạo, ngài chú tâm trên Đức Chúa Giê Su, hoặc Đức Ki Tô, hoặc bất kỳ cái gì. Nếu bạn là người Ấn, ngài cũng sẽ hành động như vậy với tên gọi khác nhau. Chúng ta là nô lệ của danh sắc, phải không. Thưa ngài? Cho nên, chú tâm có nghĩa là loại trừ. Tôi đang chú tâm nhưng tư tưởngvẫn không ngừng động loạn, vì vậy tôi phải kiềm chế nó. Câu hỏi đặt ra là: Ai là người kiềm chế? Người kiềm chế tức là sự kiềm chế. Tôi thắc mắc không biết ngài có nắm được không?
Người hỏi: Kiềm chế - Ý của ngài là kiềm chế ham muốn của họ?
K: Không phải, thưa ngài. Người quan sát tức là sự quan sát.
Người hỏi: Có một điều, tôi cảm thấy bắt buộc phải chia sẻ như một tín hữu Ki Tô – Ngài chia sẻ là tín hữu Ki Tô tập trung trên Đức Ki Tô, và mặc dầu tôi cố gắng là một tín hữu Ki Tô, chắc chắn tôi vẫn chưa là một tín hữu Ki Tô hoàn hảo, nhưng ta tin vào đức tin Công giáo, ta không chú tâm trên một cá nhân. Và một điều đã tách rời Công giáo với các tôn giáo khác là đầy lòng vị tha hơn. Thay vì chú tâm trên chính mình, người Công giáo lại đặt chú tâm bên ngoài, hy sinh chính mình cho kẻ khác.
K: Vị tha hơn, như ngài đã nói…
Người hỏi: Tôi nghĩ là cảm giác này trải rộng cho tất cả nhân loại.
K: Thưa ngài, hãy bỏ đi lòng vị tha này. Chúng ta đang cố gắng tìm hiểu thiền và sáng tạo là gì, trong khoảnh khắc này. Chúng ta có thể trao đổi về các hình thức khác nhau của tôn giáo, được góp nhặt qua tư tưởng, chắc chắn là như vậy. Tất cả mọi nghi lễ, tất cả mọi giáo điều, tất cả mọi đức tin, vân vân và vân vân, được góp nhặt bởi tư tưởng.
***
Chú tâm là gì? Tại sao lại có tánh hai mặt trong tất cả chúng ta. Nói một điều, làm một nẽ, ngược lại lời của bạn? Tôi tham lam, đó là một sự mâu thuẫn, đúng không, thưa ngài? Vì vậy, trong chúng ta tính nhị hai mặt này không ngừng hành hoạt. Nhị nguyên là nguyên nhân xung đột. Có nhị nguyên hay không?
Người hỏi: Có tính hai mặt trong…
K: Hãy lắng nghe một chút. chúng ta phải dừng lại. Có tính nhị nguyên trong tất cả hay không? Có tính nhị nguyên này: Bạn là nữ, tôi là nam. Tôi cao bạn thấp. Bạn trắng tôi đen, vân vân và vân vân. Mặt trờimọc, rồi mặt trời lặn, ánh sáng và bóng tối. Đó là nhị nguyên, nhưng về phương diện tâm lý thì có nhị nguyên hay không, hoặc là cái chỉ là? Ngài hiểu chứ? Chỉ có bạo hành, không có đối đãi của nó. Đối đãicủa nó là sự không thật, nhưng chúng ta biến cái đối đãi đó là thật. Và do đó mà có nhị nguyên. Tôi không biết bạn có thể nắm được hết hay không? Thiên Đàng và địa ngục, thánh thần và ác quỷ, bạn hiểu là, tất cả mọi vận hành tâm lý của nhị nguyên mà chúng ta đang bàn luận. Chúng ta đang nói rằng, như tôi đang chia sẻ, không có nhị nguyên ở tính cách tâm lý, chỉ có cái là. Và nếu có sự hiểu biết của cái đang là thì không có tính nhị nguyên. Do vậy mà dứt bặt tất cả mọi xung đột ở phương diện tâm lý. Bởi vì thiền đòi hỏi nhiều năng lực, không chỉ ngồi ở một góc nào đó một cách quái dị và tụng niệm một cái gì đó. Có một giai thoại rất hay về một vị tổ, thông tuệ và tất cả mọi biện tài xuất chúng. Có một đệ tửđến gặp ngài, ngồi xếp bằng trước mặt ngài và khép mắt lại. Vị tổ này bảo, “Người bạn này, ông đang làm gì vậy?” Người này thưa, “Con đang tham thiền, thưa ngài.” Vị tổ bảo, “Vậy à?” Ngài cầm lên hai cục gạch, chà xát lẫn nhau. Tiếng động khiến vị đệ tử này mở mắt ra, kinh ngạc hỏi, “Bạch thầy, thầy đang làm gì vậy?” Vị tổ này trả lời, “Ta đang chà gạch thành gương.” Vị đệ tử này kinh ngạc hỏi, “Dù sư phụcó chà gạch suốt đời cũng không thể biến gạch thành gương được.” Vị tổ trả lời, “Ông có thể ngồi như vậy suốt đời cũng không thể thành Phật được!”
Chú tâm cũng tương tợ như vậy. Nếu vậy thì chú ý là gì? Chú tâm thì cần có một trung tâm, phải không?Trung tâm là cái tôi – Tôi đang chú tâm. Tôi không biết là ngài có nắm bắt được không? Chú tâm nhấn mạnh cái tôi, bản ngã. Và chú ý thì lại không có cái gọi là trung tâm. Khi tôi chú ý có sự chú ý. Không phải là “Tôi đang chú ý.” Cho nên, nơi nào có sự chú ý, trung tâm với ngoại vi của nó, với chu vi của nó, với sự kéo dài của nó và tiếp diễn như vậy. Phát xuất từ đó, chúng ta phải thẩm tra trí não thanh tịnh là gì. Chúng ta phải dựng lập nền tảng, phải thấu hiểu chính mình thật toàn triệt để không còn nỗi sợ hãinữa, ở mặt tâm lý, không còn nỗi sợ nào nữa, nếu không, nỗi sợ hãi đó sẽ tạo nên đủ loại ảo tưởng.
***
Chỗ mà trí não tuyệt đối vắng lặng, và do vậy mà rỗng không mọi hình ảnh, và nó sở hữu được năng lượng đó, và nếu có hiện tượng gì thiêng liêng, thì có nghĩa là tất cả những gì đã tư tưởng, con người, trong sự nỗ lực của họ, trong sự tầm cầu của họ, trong sự xung đột của họ, trong tiến trình đau khổ của họ, hy vọng một cái gì. Ngài nắm rỏ được chứ, thưa ngài? Nếu họ hy vọng thì họ sẽ tạo tác. Họ sẽ phóng chiếu từ hy vọng của một cái gì mà họ khát vọng vô cùng. Đó là một sự dối gạt. Tất cả hiện tượngnày ám chỉ một tuệ giác. Tuệ giác này không thể là hệ quả của tưởng. Nếu nó dựa trên tưởng thì nó chỉ là một sự tiếp nối của ký ức, tư tưởng. Vì vậy, tuệ giác không liên hệ đến tư tưởng, ký ức, kinh nghiệmvà thời gian, một hiện tượng gì trong một ánh chớp bạn thấy được tất cả. Điều này xảy ra với tất cả quí ngài. Nếu ngài là một khoa học gia, thì tuệ giác đó nửa vời. Xin tha lỗi cho tôi phải nói như vậy. Như một nghệ sĩ, chỉ có tính cách nửa vời. Chúng ta đang đề cập đến một tuệ giác như là một vận hành chính thể luận. Đây không phải là ngữ nghĩa. Đối với tôi, chúng không như thế nào cũng được.
Nếu có một kinh nghiệm gì siêu vượt thời gian, siêu vượt sự đo lường, siêu vượt trên tất cả mọi khát vọng, ham muốn của tất cả mọi con người, vân vân và vân vân. Nếu ta khám phá ra rằng cuộc đời này vốn ý nghĩa vô cùng. Tôi cho là như vậy. Tôi không thể chứng minh nó được. Đây là Thiền, và phát xuất từ đó là sự sáng tạo. Tình thương, từ bi, có riêng trí tuệ của nó và từ đó đó, tình yêu, trí thông minh đó là sự sáng tạo. Bởi vì sự sáng tạo của nó không mang lại sự hủy diệt từ một phía, xây dựng từ một phía khác. Tôi không biết tôi có rỏ ràng hay không.
Trích: Cuộc Hội Thảo Chuyên Đề Đầu Tiên
SÁNG TẠO TRONG KHOA HỌC
Tư tưởng Không Bao Giờ Sáng Tạo
J.Krishnamurti
Nhất Như dịch