bởi vì nó không chỉ là cái trống rỗng - nó là đầy tràn, nó là tràn ngập. Bạn đừng bao giờ trong bất kì khoảnh khắc nào nghĩ rằng cái không là trạng thái tiêu cực, sự thiếu vắng, không. Cái không đơn giản là không có thứ gì. Mọi thứ đều biến mất, chỉ còn lại bản chất tối thượng. Hình dạng biến mất, chỉ cái vô hình còn lại. Các định nghĩa biến mất, cái không định nghĩa còn lại. Cho nên cái không không phải dường như là không có gì. Nó đơn giản có nghĩa là không có khả năng để định nghĩa cái gì có đó. Nó dường như là bạn đã bỏ tất cả các đồ đạc ra khỏi nhà. Ai đó đến và người đó nói, “Bây giờ, đây là không có gì.” Người ấy đã thấy đồ đạc trước đó; bây giờ đồ đạc mất đi và người đó nói, “Tại đây không còn thứ gì nữa. Đây là cái không.” Phát biểu của anh ta là hợp lệ chỉ ở mức độ nào đó. Trong thực tế, khi bạn loại bỏ đồ đạc, bạn đơn giản loại bỏ các chướng ngại trong không gian của ngôi nhà. Bây giờ không gian thuần khiết tồn tại, bây giờ chẳng có gì cản trở. Bây giờ không có đám mây nào trôi nổi trên bầu tr ời; nó chỉ là một bầu tr ời. Nó không chỉ là không, nó là thuần khiết. Nó không chỉ là thiếu vắng, nó còn là hiện di ện. Bạn đã bao giờ ở trong ngôi nhà trống rỗng hoàn toàn chưa? Bạn sẽ thấy rằng cái trống rỗng như là sự hiện diện; nó rất hữu hình, bạn gần như có thể chạm vào nó. Đó là cái đẹp của ngôi đền hay nhà thờ hay đền Mô ha mét giáo - cái rỗng không thuần khi ết, chỉ là trống r ỗng. Khi bạn đi vào ngôi đền, cái bao quanh bạn là cái không. Nó là s ự trống rỗng mọi thứ, nhưng chỉ là sự trống rỗng. Trong cái trống rỗng đó một cái gì đó vẫn hiện diện - nhưng chỉ hiện diện cho những người có thể cảm thấy nó, người đủ nhạy cảm để cảm thấy nó, người đủ nhận biết để thấy nó. Những người chỉ có thể thấy đồ vật sẽ nói, “Cái gì có đó nào? Chẳng có gì c ả.” Những người có thể thấy cái không sẽ nói, “Tất cả là ở đây, bởi vì không có gì là ở đây. Sự đồng nhất của ‘có’ và ‘không’ là bí mật của cái không. Để tôi nhắc lại nó; điều đó là rất cơ bản đối với cách tiếp cận của Ph ật: cái không thì không đồng nhất với ‘không’, cái không là sự đồng nhất của ‘có’ và ‘không’, nơi các cực không còn là các cực nữa, nơi các phía đối lập không còn là đối lập n ữa.
... Nếu bạn tra từ điển và tìm ý nghĩa của ‘cái không’, thì bạn sẽ lỡ Phật. Từ điển chỉ định nghĩa cái không bình thường, cái trống rỗng bình thường. Phật đang nói về cái gì đó rất phi thường. Nếu bạn muốn biết nó, bạn sẽ phải đi vào trong cuộc sống, vào trong một tình huống nào đó mà có và không g ặp nhau - thế thì bạn s ẽ biết nó. Khi thân thể và linh hồn gặp nhau, khi thế giới và Thượng đế gặp nhau, khi các phía đối lập không còn là đối lập n ữa - chỉ thế thì bạn mới nếm trải hương vị của nó. Hương vị của nó là hương vị của Đạo, của Thiền, ca Hasidism, của Yoga. ..
Cái không này có thể được đạt tới nếu không có mây ý nghĩ trong bạn. Những ý nghĩ đó là mây đang cản trở không gian bên trong của bạn, làm vướng víu không gian bên trong của bạn. Bạn đã bao giờ quan sát bầu trời này chưa? Vào mùa hè nó sạch sẽ và trong trẻo làm sao - trong như pha lê - không một gợn mây. Và thế rồi mưa tới, hàng nghìn đám mây tới, và toàn bộ trái đất bị bao quanh bởi mây. Mặt trời biến mất, bầu trời không còn sẵn đó nữa. Đây là trạng thái của tâm trí: tâm trí thường xuyên bị mây bao phủ. Nó là mùa mưa của tâm thức bạn; mặt trời không sẵn đấy, ánh sáng bị che khuất, cản trở, và tính thuần khiết của không gian và tính tự do của không gian không còn sẵn đó nữa. Tại mọi nơi bạn thấy mình bị xác định bởi những đám mây.
Khi bạn nói, “Tôi là người Hindu,” bạn đang nói gì vậy? Bạn bị một đám mây bắt giữ, ý nghĩ rằng bạn là người Hindu. Khi bạn nói, “Tôi là người Mô ha mét giáo” - hay Ki tô giáo hay Jaina - bạn đang nói gì vậy? Bạn đang trở nên đồng nhất với đám mây-ý nghĩ, bạn đang làm mất cái thuần khiết của mình. Đó là lí do tại sao tôi nói người tôn giáo thì không là Hinđu giáo, không Mô ha mét giáo, không Ki tô giáo - người ấy không thể như vậy được. Người ấy là mùa hè của tâm thức, người ấy không có đám mây nào: mặt trời có đó, chói lọi, không bị cản trở, và có không gian vô hạn bao quanh người đó, có im lặng bao quanh người đó. Bạn sẽ không tìm thấy rung động của tâm thức mây phủ....
Và nếu bạn muốn biết về chân lí, bạn sẽ phải loại bỏ tất cả mọi loại tri thức bạn đã thu thập qua nhiều thời đại, trong nhiều, nhiều kiếp sống. Bất kì khi nào ai đó đi tới chân lí với tri thức, người ấy đều không thể nào thấy được nó, người ấy mù. Tri thức làm bạn mù. Nếu bạn muốn có đôi mắt sáng tỏ, loại bỏ tri thức đi. Cảm nhận chẳng liên quan gì tới tri thức cả.
Chân lí và tri thức không đi đôi với nhau. Tri thức không thể chứa đựng được cái mênh mông của cuộc sống và sự tồn tại. Tri thức quá tí hon, quá nhỏ nhoi, còn sự tồn tại bao la, khổng lồ làm sao - làm sao nó có thể hàm chứa được sự tồn tại? Nó không thể hàm chứa được. Và nếu bạn buộc sự tồn tại vào khuôn mẫu tri thức của mình, bạn sẽ phá huỷ cái đẹp của nó và bạn sẽ phá huỷ chân lí của nó. Một khi sự tồn tại bị biến cải vào trong tri thức, nó không còn là sự tồn tại nữa. Cứ dường như một người đang mang tấm bản đồ Ấn Độ và nghĩ rằng mình đang mang Ấn Độ. Không bản đồ nào có thể chứa nổi Ấn Độ.
Bức tranh mặt trăng không phải là mặt trăng. Từ thượng đế không phải là Thượng đế; từ tình yêu không phải là tình yêu. Không từ nào có thể hàm chứa những cái bí ẩn của cuộc sống. Và tri thức thì không là gì ngoài những lời, lời và lời. Tri thức là ảo tưởng lớn. Đó là lí do tại sao Phật nói: cho phép cái không lắng đọng trong bạn.
Cái không nghĩa là trạng thái của không biết, trạng thái không đám mây nào nổi trong tâm thức bạn. Khi tâm thức bạn không mây phủ, thế thì có cái không. Không có gì đi đôi hoàn hảo với chân lí - chỉ không có gì mới đi đôi hoàn hảo với chân lí. Tri thức không thể nào hàm chứa cái bí ẩn của sự hiện hữu; tri thức chống lại bí ẩn.
‘Bí ẩn’ có nghĩa là cái không biết, là cái không thể nào biết được, là cái mà về bản chất, cơ bản, chủ chốt là không thể biết được - không chỉ không biết, mà không thể nào biết nổi. Làm sao cái không thể nào biết nổi lại có thể bị thu gọn lại thành tri thức? Tri thức cứ đi thu nhặt đá cuội trên bãi cát và cứ bỏ lỡ kim cương. Tri thức là cái tầm thường, vay mượn, chưa bao giờ là chân thực, chưa bao giờ là nguyên bản. Để biết chân lí bạn cần sáng suốt, sáng suốt nguyên thuỷ. Bạn cần đôi mắt có thể thấy thấu suốt; bạn cần cái nhìn trong suốt.
Cho nên chỉ khi tâm trí hoàn toàn đã bị lột bỏ hết trí thức, trống rỗng tri thức, nó đi tới việc biết. Khi không có tri thức, thì lại có tri thức, bởi vì khi không có tri thức thì có việc biết. Khi tâm trí hoàn toàn trần trụi khỏi tri thức, không che đậy, im lặng, không vận hành, khi tâm trí trong chờ đợi, không ý tưởng về cái gì, chỉ là chờ đợi thuần khiết, trông đợi nhưng không biết vì cái gì, chờ đợi vị khách nhưng không có ý tưởng nào, chờ đợi tiếng gõ cửa của vị khách với cánh cửa mở và không ý tưởng về vị khác này là ai... Làm sao bạn có thể biết điều đó trước được?
Nếu bạn mang một bản kế hoạch về Thượng đế thì bạn sẽ cứ làm lỡ Thượng đế - bởi vì bạn chưa từng biết tới ngài trước đây. Quả vậy, người khác đã biết, nhưng bất kì điều gì họ đã nói đều chỉ là bản đồ. Tôi chỉ có thể trao cho bạn chiếc bản đồ. Tất cả tri thức đều là bản đồ.
Đừng bắt đầu tôn thờ bản đồ, đừng bắt đầu tạo ra đền đài quanh bản đồ. Đấy chính là cách thức mà đền đài đã được tạo ra. Đền này được dành cho Veda, đền kia cho Kinh thánh, đền nọ cho Koran - toàn những bản đồ! Không có quốc gia thực nào cả, chúng chỉ là các sơ đồ. Khi tôi nói điều gì đó cho bạn, tôi phải dùng lời. Lời đạt tới bạn, bạn nhảy vào lời, bạn bắt đầu tích trữ lời - tâm trí là kẻ tích trữ lớn - và thế thì bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn biết.
Đây không phải là cách biết. Cách biết là vứt bỏ tất cả tri thức. Và vứt bỏ nó trong một cú ném! Đừng đi chậm chạp, dần dần. Nếu bạn thấy ra vấn đề, nó có thể xảy ra ngay chính khoảnh khắc này. Trong thực tế, thấy được vấn đề là để cho nó xảy ra. Bạn chẳng cần cái gì đặc biệt cả, bạn không cần thậm chí cả việc loại bỏ tri thức. Chỉ nhìn thấy vấn đề rằng tri thức không thể làm cho bạn thành người biết - trong thực tế nó sẽ cản trở bạn - thấy điều này, là cách mạng... thấy điều này, là biến đổi.
Cho nên khi tâm trí trần trụi, im lặng, không vận hành, trong chờ đợi hoàn toàn, thế thì chân lí tới. Thế thì có chân lí. Nó không cần đến từ đâu cả, nó bao giờ cũng có đó. Nhưng bạn đã quá tràn đầy với tri thức, do đó bạn cứ làm lỡ nó.
Cái không có thể biết tới chân lí bởi vì trong cái không thì thông minh vận hành toàn bộ. Chỉ trong cái không thì thông minh mới vận hành toàn bộ. Đó là lí do tại sao - bạn thấy phép mầu đấy! - trẻ con thông minh làm sao còn người già, dần dần, trở nên trì trệ thế. Trẻ con học mọi thứ nhanh thế! Bạn càng trở nên già hơn, càng khó học hơn. Nếu bạn già và bạn muốn học tiếng Trung quốc, bạn sẽ mất ba mươi năm; còn đứa trẻ chỉ học mất hai hay ba năm.
Bây giờ các nhà khoa học nói rằng đứa trẻ có thể học ít nhất bốn ngôn ngữ rất dễ dàng nếu nó được đặt vào bốn ngôn ngữ - rất dễ dàng! Đây là tối thiểu. Số tối đa thì còn chưa quyết định được: một đứa trẻ có thể cùng học được bao nhiêu ngôn ngữ nếu nó được đặt vào các ngôn ngữ đó. Điều này đã xảy ra! Nếu một gia đình là đa ngữ thì điều này xảy ra rất dễ dàng. Nếu thành phố là đa ngữ thì điều đó xảy ra rất dễ dàng. Tại Bombay điều đó xảy ra rất dễ dàng: trẻ con sẽ học tiếng Hindu, tiếng Anh, tiếng Marathi, Gujarati, rất dễ dàng. Trẻ con chỉ cần được đặt vào hoàn cảnh. Nó thông minh tới mức nó lập tức thấy ra vấn đề về điều đó và học điều đó. Bạn càng già thêm, càng khó khăn hơn.
Người ta nói sẽ rất khó dạy người già các trò mới. Không nhất thiết là như vậy! Nếu bạn vẫn còn là cái không, thế thì không nhất thiết là như vậy - bởi vì thế thì bạn vẫn còn là đứa trẻ trong toàn bộ cuộc sống của mình. Socrates là đứa trẻ thậm chí cả lúc chết, bởi vì ông ấy vẫn còn mong manh, cởi mở, sẵn sàng để học; sẵn sàng học ngay cả từ cái chết! Khi ông ấy nằm trên giường chết và thuốc độc đang được chuẩn bị - vào lúc sáu giờ ông ấy sẽ được cho uống thuốc độc, ngay khi mặt trời lên - ông ấy kích động thế, giống như một đứa trẻ. Đệ tử của ông ấy đang kêu khóc, còn ông ấy thì kích động thế. Ông ấy cứ nhỏm dậy đi nhỏm dậy lại và đi ra hỏi người chuẩn bị thuốc độc: “Phải mất bao lâu mới pha chế xong?” - mắt ông ấy tò mò làm sao. Mà người này lại sắp chết! - đây không phải là lúc để tò mò thế. Người này đang sắp thở hơi thở cuối cùng trong vài phút nữa, và ông ấy kích động thế, cực lạc thế. Một đệ tử hỏi, “Thầy kích động thế là vì cái gì vậy? Thầy đang sắp chết!” Còn Socrates thì nói, “Ta đã biết cuộc sống, và ta đã học được nhiều từ cuộc sống. Bây giờ ta muốn biết cái chết và học từ cái chết. Đó là lí do tại sao ta kích động.”
Ngay cả cái chết cũng trở thành kinh nghiệm lớn cho người hồn nhiên. Socrates là hồn nhiên. Phương Tây chưa tạo ra được một người khác sánh được với Socrates. Socrates là Phật của phương Tây. Bạn bao giờ cũng có thể vẫn còn có khả năng học nếu bạn vẫn còn là đứa trẻ. Điều gì tạo ra trì trệ trong bạn, đần đồn, tầm thường? Tri thức. Bạn tích luỹ tri thức; bạn trở thành ngày càng ít có khả năng biết.
Từ bỏ tri thức đi! Tôi dạy bạn từ bỏ tri thức. Tôi không dạy bạn từ bỏ thế giới; điều đó là đần độn, xuẩn ngốc, vô nghĩa! Tôi dạy bạn từ bỏ tri thức. Và điều kì lạ xảy ra...
Tôi đã bắt gặp những người từ bỏ thế giới. Trong rặng Himalayas tôi đã gặp một tu sĩ Hindu - rất già, ông ấy phải đã chín mươi tuổi hay còn hơn nữa. Trong suốt bẩy mươi năm ông ấy đã là một sannyasin, trong bẩy mươi năm ông ấy đã sống bên ngoài xã hội. Ông ấy đã từ bỏ xã hội, ông ấy đã không quay lại đồng bằng trong bẩy mươi năm. Khi ông ấy mới chỉ là một thanh niên hai mươi tuổi, ông ấy lên Himalayas, và ông ấy đã không quay trở lại quê hương lần nữa. Ông ấy chưa bao giờ trở lại trong đám đông, nhưng ông ấy vẫn là một người Hindu. Ông ấy vẫn nghĩ về bản thân mình như một người Hindu.
Tôi bảo ông ấy, “Ông từ bỏ xã hội nhưng ông không từ bỏ tri thức của ông, và tri thức thì do xã hội trao cho. Ông vẫn là người Hindu. Ông vẫn là đám đông - bởi vì là người Hindu chính là đám đông. Ông vẫn chưa là một cá nhân; ông vẫn chưa trở thành không.”
Ông ấy này hiểu ra. Ông ấy bắt đầu khóc. Ông ấy nói, “Chẳng ai nói điều này cho tôi cả.”
Bạn có thể từ bỏ xã hội, bạn có thể từ bỏ của cải, bạn có thể từ bỏ vợ, con, chồng, gia đình, bố mẹ - điều ấy thật dễ dàng, chẳng có gì nhiều trong đó cả. Điều thực sự là từ bỏ tri thức. Những điều này là ở bên ngoài bạn, bạn có thể trốn thoát khỏi chúng - nhưng bạn sẽ trốn ở đâu và làm thế nào để thoát khỏi cái gì đó ở bên trong bạn, cái vẫn bám ở đó? Cái đó sẽ đi với bạn. Bạn có thể lên hang động Himalayas mà bạn thì vẫn cứ còn là một người Hindu, bạn vẫn cứ còn là người Mô ha mét giáo, bạn vẫn cứ còn là người Ki tô giáo. Thế thì bạn sẽ không thể nào thấy được cái đẹp và chân lí của Himalayas. Bạn sẽ không thể thấy được cái trong trắng của Himalayas. Người Hindu không thể nào thấy được nó, người Hindu là mù quáng.
Là người Hindu có nghĩa là mù quáng; là người Mô ha mét giáo có nghĩa là mù quáng. Bạn có thể dùng các công cụ khác nhau để trở thành mù quáng, điều đó cũng chẳng thành vấn đề. Người này mù vì Koran, người khác mù vì Bhagava Gita, và ai đó khác mù vì Kinh thánh - nhưng đôi mắt đầy tri thức.
Phật nói: Cái không cho phép thông minh vận hành. Từ phật bắt nguồn từ buddhi - nó có nghĩa là thông minh. Khi bạn là không, khi không có gì hàm chứa bạn, khi không có gì xác định bạn, khi không có gì chứa đựng bạn, khi bạn chỉ là sự cởi mở, thế thì có thông minh. Tại sao? - vì khi bạn là không thì sợ hãi tan biến, và khi sợ hãi tan biến, bạn vận hành một cách thông minh. Nếu cái sợ có đó, bạn không thể vận hành một cách thông minh được. Sợ hãi làm bạn què quặt, làm tê liệt bạn.
Bạn cứ làm mọi thứ bởi vì sợ hãi; đó là lí do tại sao bạn không thể trở thành vị Phật, mà chính là quyền tập ấm của bạn! Bạn là đức hạnh do sợ hãi, bạn cứ tới đền đài bởi vì sợ hãi, bạn tuân theo lễ nghi nào đó bởi vì sợ hãi, bạn cầu nguyện Thượng đế bởi vì sợ hãi. Và người sống trong sợ hãi thì không thể nào thông minh được. Sợ hãi là chất độc đối với thông minh. Làm sao bạn có thể thông minh nếu có sợ hãi? Sợ hãi cứ kéo bạn theo đủ mọi cách khác nhau. Nó sẽ không cho phép bạn được dũng cảm, nó sẽ không cho phép bạn bước vào trong cái chưa biết, nó sẽ không cho phép bạn trở thành người phiêu lưu, nó sẽ không cho phép bạn rời khỏi bãi rào, đám đông. Nó sẽ không cho phép bạn trở thành độc lập, tự do; nó sẽ giữ bạn là nô lệ. Và chúng ta là nô lệ theo biết bao nhiêu cách. Việc nô lệ của chúng ta là đa chiều: chính trị, tâm linh, tôn giáo, theo đủ mọi cách chúng ta là nô lệ, và sợ hãi là gốc rễ của nó.
Bạn không biết liệu Thượng đế có tồn tại hay không, và bạn vẫn cầu nguyện sao? Điều này là rất không thông minh, điều này là xuẩn ngốc. Bạn cầu nguyện ai? Bạn không biết liệu Thượng đế có hay là không. Bạn không có bất kì tin cậy nào, bởi vì làm sao bạn có thể có bất kì tin cậy nào được? - bạn đâu đã biết. Cho nên chỉ từ sợ hãi mà bạn cứ níu bám lấy ý tưởng về Thượng đế. Bạn đã từng quan sát nó chưa? - khi nào bạn có nhiều sợ hãi, bạn nhớ tới Thượng đế nhiều hơn. Khi ai đó chết, bạn bắt đầu nhớ.
Tôi đã biết một người đi theo J. Krishnamurti; ông ấy là một học giả rất nổi tiếng, cả nước này đều biết tới. Và trong ít nhất bốn mươi năm ông ấy là là một người đi theo Krishnamurti, cho nên ông ấy không tin vào Thượng đế, ông ấy không tin vào thiền, ông ấy không tin vào cầu nguyện.
Thế rồi một hôm việc xảy ra là ông ấy ngã bệnh, ông ấy bị đau tim. Vào dịp ấy tôi cũng ở cùng thành phố đó. Con trai ông ấy gọi điện cho tôi và nói, “Bố con đang trong tình trạng nguy kịch. Nếu thầy có thể tới thì sẽ là niềm động viên rất lớn cho ông. Đây có thể là những giây phút cuối cùng của ông.”
Thế là tôi xô tới. Khi tôi vào trong phòng, ông ấy đang nằm trên giường mắt nhắm nghiền lẩm bẩm, “Rama, Rama, Rama.”
Tôi không thể nào tin vào điều đó được! Suốt bốn mươi năm ông ấy đã liên tục nói, “Không có Thượng đế, và tôi không tin...” Và điều gì đã xảy ra cho ông già này?
Tôi lay ông ấy dậy và hỏi, “Ông đang làm gì vậy?”
Ông ấy nói, “Đừng quấy rầy tôi. Để tôi làm điều tôi muốn.”
Nhưng tôi nói, “Thế này thì chống lại Krishnamurti quá lắm.”
Ông ấy nói, “Quên Krishnamurti đi! Tôi đang chết mà ông lại nói về Krishnamurti sao?”
“Nhưng thế bốn mươi năm qua thì sao, phí hoài à?
Và ông chưa bao giờ tin rằng một japa - lời tụng - lại có thể có ích, hay lời cầu nguyện lại có thể có ích.”
Ông ấy nói, “Vâng, điều đó đúng. Tôi đã chưa bao giờ tin cả, nhưng bây giờ tôi đang đối mặt với cái chết. Có sợ hãi lớn trong tôi. Có thể - ai mà biết được - Thượng đế có thật, và trong vài phút tôi sẽ gặp ngài. Nếu ngài không có, thế thì chẳng có vấn đề gì; chẳng có gì mất bởi việc tôi tụng, ‘Rama, Rama’. Nếu ngài là có, thì tôi được cái gì đó. Ít nhất thì tôi cũng có thể nói với ngài, ‘Vào khoảnh khắc cuối tôi đã nhớ tới ngài.’”
Bạn có quan sát điều đấy không? - bất kì khi nào bạn khổ thì bạn bắt đầu nhớ tới Thượng đế nhiều hơn. Khi bạn đang trong nguy hiểm, bạn nhớ tới Thượng đế. Khi bạn hạnh phúc và mọi thứ diễn ra trôi chảy, bạn quên hết về Thượng đế. Thượng đế của bạn chẳng là gì ngoài sợ hãi của bạn được phóng chiếu ra.
Phật nói: từ sợ hãi không có khả năng thông minh nào cả. Và sợ hãi có đó bởi một lí do rất nền tảng - vì bạn nghĩ bạn có đó! Đó là lí do tại sao có sợ hãi. Bản ngã đem theo sợ hãi như cái bóng. Bản thân bản ngã là ảo tưởng, nhưng bản ngã phủ một cái bóng lớn lên cuộc sống bạn. Bởi vì bạn nghĩ ‘tôi đây’, do đó mới có sợ hãi: “Có thể nếu mình làm điều gì đó sai, mình sẽ bị ném vào địa ngục, thế thì mình sẽ khổ.” Nếu bạn nghĩ ‘tôi đây’, thế thì tự nhiên bạn nghĩ tới việc phải dự phòng cho cuộc sống tương lai, cho thế giới khác - làm điều gì đó tốt, tích luỹ thêm một chút punya.
Bạn biết đấy, tên của thành phố này - Poona - bắt nguồn từ punya, đức hạnh. Tích luỹ thêm một chút đức hạnh, tích luỹ thêm một cái gì đó trong tài khoản, trong số dư ngân hàng của bạn để cho bạn có thể chỉ cho Thượng đế: “Ngài nhìn đây này, con đã thực sự là một đứa con tốt. Con đã làm những điều này: nhịn ăn biết bao nhiêu ngày, chưa bao giờ nhìn vào bất kì người đàn bà nào với con mắt ác độc, chưa bao giờ là kẻ cắp, đã đem bao nhiêu tiền đi làm từ thiện cho ngôi đền này và nhà thờ nọ. Con bao giờ cũng hành xử như con đã được trông đợi làm như vậy.” Người ta bắt đầu tích luỹ đức hạnh chỉ trong trường hợp nó được cần tới trong thế giới khác.
Nhưng đây là xuất phát từ cái sợ. Người tốt của bạn, người xấu của bạn tất cả đều sống trong sợ hãi. Người thông minh sống không sợ hãi. Nhưng để sống không sợ hãi, bạn sẽ phải đi tới nhìn thẳng vào sự kiện của bản ngã của bạn. Nếu không có bản ngã, nếu ‘tôi không có’, thế thì sợ hãi có thể tồn tại ở đâu? Thế thì, “Tôi không thể bị ném vào địa ngục được bởi vì ngay từ đầu tôi đã không có rồi, và tôi cũng không thể được thưởng trên cõi trời bởi vì ngay từ đầu tôi đã không có rồi. Tôi không có, chỉ Thượng đế là có, cho nên làm sao tôi có thể là tội nhân hay thánh nhân được? Nếu chỉ Thượng đế là có thế thì cái gì có đó để cho tôi phải sợ? Tôi đã không được sinh ra, bởi vì ngay từ đầu tôi đã không có; và tôi sẽ không chết, bởi vì ngay từ đầu tôi đã không có. Cho nên không sinh, không diệt. Tôi không tách biệt, tôi là một với sự tồn tại này. Như một con sóng tôi có thể biến mất, nhưng như đại dương thì tôi sẽ sống. Và đại dương là thực tại, con sóng là bất kì.”
Cái không không biết đến cái sợ, cái tham lam, tham vọng, bạo hành. Cái không không biết đến tầm thường, ngu si, xuẩn ngốc. Cái không không biết địa ngục, cõi trời. Và bởi vì không có cái sợ, cho nên có thông minh.
Đây là một trong những phát biểu vĩ đại cần phải ghi nhớ: thông minh là khi không có cái sợ. Thế thì hành động có phẩm chất hoàn toàn khác cho nó. Khi bạn hành động từ cái không của mình, hành động đó có phẩm chất hoàn toàn khác cho nó. Đấy là điều thiêng liêng, đấy là điều thần thánh. Tại sao? - bởi vì khi bạn hành động từ cái không, đấy không phải là phản ứng, khi bạn hành động từ cái không, đấy không phải là kế hoạch, khi bạn hành động từ cái không, đấy không phải là diễn tập. Khi bạn hành động từ cái không, đấy là tự phát, thế thì bạn sống khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia. Bạn là cái không: tình huống nảy sinh và bạn đáp ứng cho nó. Nếu bạn là bản ngã, bạn chẳng bao giờ đáp ứng, bạn bao giờ cũng phản ứng.
Để tôi giải thích điều đó cho bạn. Khi bạn là bản ngã bạn bao giờ cũng phản ứng. Chẳng hạn, nếu bạn nghĩ bạn là người rất, rất tốt, bạn nghĩ bạn là thánh nhân, và thế rồi một cái gì đó xảy ra - một ai đó xúc phạm bạn - bây giờ, bạn sẽ đáp ứng cho xúc phạm này hay phản ứng lại? Nếu bạn nghĩ bạn là thánh nhân, bạn sẽ nghĩ ba lần về cách phản ứng, bạn phải làm gì để cứu tính chất thánh của mình nữa; nếu không thì người này có thể phá huỷ tính chất thánh đó chỉ bằng việc xúc phạm bạn. Bạn không thể tự phát được, bạn phải nhìn lại, bạn phải cân nhắc về nó. Và thời gian trôi qua. Nó thậm chí có thể chỉ là một khoảnh khắc, nhưng thời gian trôi qua. Nó không thể nào tự phát, nó không thể nào trong khoảnh khắc được. Và bạn hành động từ quá khứ. Bạn nghĩ, “Thế này thì quá lắm. Nếu mình mà giận dữ” - và giận dữ đang tới - “nếu mình trở nên giận dữ, tính chất thánh của mình sẽ bị mất.
Thế thì phải trả giá đắt quá cho điều này”... bạn bắt đầu mỉm cười. Để cứu lấy tính chất thánh của mình bạn mỉm cười.
Nụ cười này là giả tạo; nó không đến từ bạn, nó không đến từ trái tim bạn. Nó chỉ có đó, sơn vẽ lên môi. Nó là giả. Bạn không mỉm cười, đấy chỉ cái mặt nạ của bạn mỉm cười mà thôi. Bạn đang lừa dối. Bạn là nhà thôi miên! Bạn là giả! Bạn là đồ rởm! Nhưng bạn đã cứu được tính chất thánh của mình: bạn hành động từ quá khứ, từ hình ảnh đặc biệt của mình và ý tưởng về con người mình. Đây là phản ứng.
Con người của tự phát thì không phản ứng, người ấy đáp ứng. Khác biệt là gì? Người ấy chỉ cho phép tình huống vận hành trên mình, và người ấy cho phép việc đáp ứng xảy ra, dù nó là cái gì. Người sống từ quá khứ là dự kiến trước được, còn người sống khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia thì không dự đoán được. Và dự đoán được là trở thành vật. Là không dự đoán được thì là tự do - đó là chân giá trị của con người. Cái ngày bạn là người không dự đoán được... chẳng ai biết được, kể cả bạn; nhớ lấy, kể cả bạn... Nếu bạn đã biết bạn sẽ làm cái gì, thế thì không còn đáp ứng nữa. Bạn đã sẵn sàng, đấy là việc diễn tập.
Chẳng hạn, bạn sắp đi phỏng vấn. Bạn liền diễn tập: bạn nghĩ cái gì sẽ được hỏi và cách bạn sẽ trả lời nó. Điều ấy xảy ra hàng ngày, nó rõ ràng làm sao. Tối nào tôi cũng thấy mọi người - cả hai loại người đều có đó: khi ai đó tới đây mà đã được chuẩn bị sẵn, đã nghĩ sẵn về điều người đó định nói với tôi, đã chuẩn bị nó sẵn sàng; bài viết đã sẵn đấy, anh ta chỉ việc lặp lại nó, anh ta đã quyết định mọi thứ về điều anh ta định hỏi. Và tôi có thể thấy khó khăn của người này, bởi vì khi anh ta tới trước tôi, khi anh ta ngồi cạnh tôi, đấy lại là một tình huống khác.
Và thay đổi bắt đầu xảy ra. Bầu không khí, sự hiện diện, tình yêu của người ấy với tôi, tình yêu của tôi với người ấy, sự hiện diện của người khác, tin cậy có đó rất hiển nhiên, tình yêu đang tuôn chảy, trạng thái thiền - và điều đó hoàn toàn khác với cái anh ta đã nghĩ từ trước. Bây giờ bất kì cái gì anh ta đã chuẩn bị đều có vẻ chẳng liên quan gì nữa; nó không thích hợp. Anh ta trở nên bồn chồn, bất ổn - “Phải làm gì đây?” Và anh ta chẳng biết làm sao hành động một cách tự phát, làm sao hành động từ tình huống này.
Anh ta đến trước tôi nhưng tôi thấy cái giả tạo của nó. Câu hỏi của anh ta không xuất phát từ trái tim anh ta. Nó chỉ thoát ra từ cổ họng, nó không có chiều sâu. Tiếng nói của anh ta không có chiều sâu. Bản thân anh ta không chắc chắn liệu anh ta muốn hỏi nó thêm nữa hay không, nhưng anh ta đã chuẩn bị nó, có thể nhiều ngày. Cho nên tâm trí cứ nói, “Hỏi đi. Mình đã chuẩn bị về nó rồi.” Và anh ta thấy cái chẳng liên can gì của nó. Có thể nó đã được trả lời rồi. Có thể trong câu trả lời cho ai đó khác tôi đã trả lời nó rồi. Có thể chính tình huống là ở chỗ tâm trí anh ta đã thay đổi và câu hỏi không còn có nghĩa nữa.
Nhưng anh ta hành động từ quá khứ: đó là phản ứng. Nó sẽ có vẻ vụng về. Anh ta cảm thấy bối rối nếu anh ta không có gì để hỏi. Và anh ta không thể lên tiếng bởi vì anh ta là người rởm, mà anh ta cũng không thể đơn giản nói, “Xin chào,” anh ta không thể nói, “Con muốn chỉ ngồi trước thầy một phút thôi, và con chẳng có gì để nói cả.” Anh ta không thể nào hành động từ khoảnh khắc này. Anh ta không thể ở đây và bây giờ; anh ta cảm thấy bối rối. Anh ta phải hỏi, nếu không thì mọi người sẽ nghĩ gì? - “Thế thì tại sao, ngay chỗ đầu tiên, anh đã yêu cầu được trả lời nếu anh chẳng có gì để hỏi cả?” Cho nên anh ta hỏi. Anh ta không còn đứng sau nó. Đấy là một câu hỏi cũ rích vô giá trị mà chẳng có nghĩa lí gì - nhưng anh ta cứ hỏi.
Và đôi khi - bạn có thể đã từng quan sát - với vài người tôi cứ trả lời mãi và để thời gian rất lâu, còn đối với một vài người tôi trả lời một cách rất ngắn ngủi. Bất kì khi nào tôi thấy rằng ai đó là rởm, câu hỏi của người ấy là rởm, là một câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, thế thì thật là vô nghĩa mà trả lời anh ta. Chỉ vì tôn trọng anh ta mà tôi nói đôi chút với anh ấy, nhưng tôi không còn quan tâm nữa. Và người hỏi câu hỏi rởm cũng chẳng quan tâm tới điều tôi đang nói - bởi vì người ấy thậm chí còn không quan tâm tới câu hỏi của mình, thì làm sao người ấy có thể quan tâm tới câu trả lời được?
Nhưng còn có những người khác... dần dần cái rởm đó biến mất và sannyasin ngày càng trở nên đúng hơn, chân thực hơn. Thế thì ai đó đơn giản ngồi đó mà cười to. Đó là điều xảy ra trong khoảnh khắc đó. Người ấy không cảm thấy bối rối, người ấy không cảm thấy rằng không đúng chỗ. Khong phải như vậy. Bản chuẩn bị sẵn là không đúng chỗ.
Đối diện với cái không, bạn cũng phải là không. Chỉ thế thì mới có thể có gặp gỡ, bởi vì chỉ những điều tương tự mới có thể gặp nhau. Thế thì có niềm vui lớn, thế thì có cái đẹp lớn. Thế thì có đối thoại. Có thể không một lời thốt ra, nhưng có đối thoại. Đôi khi ai đó tới và đơn giản ngồi và bắt đầu lắc lư, nhắm mắt, đi vào bên trong - đó là cách tới với tôi; người ấy chỉ đi vào bên trong mình và đơn giản nhảy vào tôi và cho phép tôi nhảy vào người ấy, hoặc đơn giản chạm chân tôi, hay đơn giản nhìn vào mắt tôi. Hay đôi khi một câu hỏi lớn cũng nảy sinh, nhưng đấy là trong khoảnh khắc đó - thế thì nó là đúng, thế thì nó có sức mạnh mênh mông, thế thì nó tới từ chính cốt lõi sâu xa nhất của bạn. Nó có liên quan.
Khi bạn hành động từ cái không, bạn đáp ứng; nó không còn là phản ứng nữa. Nó có chân lí, nó có tính hợp lệ trong nó, chân thực. Nó là sự tồn tại. Nó là tức khắc, tự phát, đơn giản, hồn nhiên. Và hành động này không tạo ra nghiệp nào.
Nhớ lấy, từ nghiệp karma có nghĩa là hành động, một hành động đặc biệt. Không phải tất cả các hành động đều tạo ra nghiệp, nhớ lấy. Phật đã sống sau chứng ngộ của mình trong bốn mươi hai năm. Ông ấy đã không ngồi cả quãng thời gian đó dưới cây bồ đề mà không làm gì cả. Ông ấy đã làm cả nghìn lẻ một thứ, nhưng nghiệp không được tạo ra. Ông ấy đã hành động! - nhưng đấy không còn là phản ứng nữa, đấy là đáp ứng.
Nếu bạn đáp ứng từ cái không thì nó chẳng để lại cái gì, nó không để lại dấu vết nào lên bạn, nghiệp không được tạo ra. Bạn vẫn còn tự do. Bạn cứ hành động mà bạn vẫn còn tự do. Cũng dường như là con chim bay trên bầu trời, không để lại dấu vết nào, dấu chân nào. Người sống trong bầu trời của cái không cũng không để lại dấu chân nào, không để lại nghiệp nào, không để lại cái gì. Hành động của người đó là toàn bộ, nó đã kết thúc, nó trọn vẹn. Và một hành động trọn vẹn không treo quanh bạn như mây; chỉ những hành động không trọn vẹn mới lởn vởn quanh bạn.
Ai đó xúc phạm bạn - bạn muốn đánh người đó nhưng bạn đã không làm. Bạn cứu tính thánh thiện của mình, bạn mỉm cười và ban phúc cho người đó và về nhà. Bây giờ thì vấn đề thành khó khăn: bây giờ cả đêm bạn sẽ mơ rằng bạn đang đánh người đó. Bạn thậm chí còn có thể giết người đó trong giấc mơ. Trong nhiều năm điều đó sẽ lởn vởn quanh bạn; nó là không trọn vẹn. Bất kì cái gì không trọn vẹn cũng đều nguy hiểm. Khi bạn là rởm mọi thứ đều trở thành không trọn vẹn. Bạn yêu người đàn bà nhưng không đủ để làm cho nó thành trọn vẹn. Ngay cả trong khi làm tình bạn cũng không hoàn toàn có đấy; có thể bạn vẫn đang diễn tập thôi. Có thể bạn đã đọc sách nói về tình dục đang có sẵn. Có thể bạn đã đọc Kam Sutra của Vatsyayana, hay Các thầy và Johnson hay Báo cáo Kinsey, và bạn đã học cách làm tình. Và bạn đã sẵn sàng, hiểu biết! Bây giờ người đàn bà này chỉ là cơ hội để thực hành hiểu biết của bạn. Cho nên bạn đang thực hành tri thức của mình, nhưng nó sẽ là không trọn vẹn bởi vì bạn không có trong đó. Và thế thì nó là không thoả mãn, thế thì bạn cảm thấy thất vọng - và nguyên nhân là do tri thức bạn.
Tình yêu không phải là cái gì đó được thực hành. Tình yêu cần không bị thực hành; tình yêu phải được sống, trong hoàn toàn hồn nhiên. Cuộc sống không phải là vở kịch - bạn không cần chuẩn bị, bạn không cần đi vào diễn tập cho nó. Để nó tới khi nó tới, và tự phát. Nhưng làm sao bạn có thể tự phát nếu bản ngã có đó?
Bản ngã là nghệ sĩ lớn, bản ngã là chính khách lớn; bản ngã cứ thao túng bạn. Bản ngã nói, “Nếu mình thực sự muốn hành động theo cách lễ phép thì chuẩn bị là cần thiết. Nếu mình muốn hành động theo cách có văn hoá mình phải diễn tập nó trước.” Bản ngã là diễn viên, và bởi vì diễn viên này mà bạn cứ làm lỡ vui vẻ, lễ hội, ân huệ của cuộc sống.
Phật nói: Khi hành động phát xuất từ không thì nó không tạo ra nghiệp. Thế thì nó là toàn bộ đến mức là chính tính toàn bộ của nó... và vòng tròn là trọn vẹn và kết thúc. Bạn chẳng bao giờ nhìn lại. Tại sao bạn cứ nhìn lại mãi thế? - bởi vì có những thứ không trọn vẹn. Bất kì khi nào cái gì đó là trọn vẹn, bạn không nhìn lại. Nó đã kết thúc! Toàn bộ vấn đề đã đạt tới, không còn gì nữa phải làm về nó. Hành động từ cái không và hành động của bạn là toàn bộ, và hành động toàn bộ không để lại kí ức nào - tôi muốn nói không kí ức tâm lí nào.
Kí ức bị bỏ lại trong bộ não, nhưng không có vẩn vơ về tâm lí. Và người không có vẩn vơ nào, theo định nghĩa của tôi là một sannyasin. Khi hành động là hoàn toàn trọn vẹn, bạn tự do với nó. Khi hành động là toàn bộ, bạn trượt ra ngoài nó - giống như con rắn thoát ra khỏi lớp da cũ và lớp da cũ bị bỏ lại sau. Chỉ những hành động không trọn vẹn mới trở thành nghiệp, nhớ điều đó. Nhưng để có hành động trọn vẹn, nó phải bắt nguồn từ cái không.
Có ba mức độ nhận biết: nhận biết về cái ta, nhận biết về thế giới, và nhận biết về hoang tưởng chen giữa cái ta và thế giới. Fritz Perls gọi mức trung gian này là DMZ - vùng phi quân sự - và nó vận hành để giữ chúng ta không là toàn bộ trong đụng chạm với chính mình và với thế giới. DMZ chứa các định kiến của chúng ta, các định kiến mà qua chúng, chúng ta nhìn thế giới và người khác và chính bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nhìn vào thế giới qua thành kiến của mình, chúng ta không thể nào thấy chân lí của nó. Chúng ta không thể nào thấy cái đang đấy. Chúng ta tạo ra ảo tưởng - đó là điều người Hindu gọi là ảo vọng maya.
Nếu chúng ta nhìn ra ngoài với ý chỉ trích, với định kiến sẵn, thế thì chúng ta tạo ra thế giới của riêng mình, chính là ảo vọng, ảo tưởng, phóng chiếu. Nếu chúng ta nhìn vào chính mình qua những chỉ trích này cùng tri thức và ý kiến, chúng ta tạo ra ảo tưởng khác - bản ngã. Thế thì chúng ta không thể thấy được thực tại có đó bên trong chúng ta. Chúng ta không thể thấy cái bên ngoài có đấy, và chúng ta cũng không thể thấy được cái ở bên trong đây. Khi bên ngoài bị lỡ, chúng ta tạo ra ảo tưởng, ảo vọng; khi bên trong bị lỡ, chúng ta tạo ra bản ngã, ahankar. Và cả hai điều này đều xảy ra qua DMZ - vùng phi quân sự .
Gurdjieff quen gọi vùng này là ‘vùng đệm’. DMZ là một cái tên hay cho nó. DMZ càng lớn, người này càng bệnh hoạn, càng thần kinh. DMZ càng nhỏ, người này càng mạnh khoẻ, cành lành mạnh về tâm lí. Và khi DMZ hoàn toàn biến mất và không còn ý nghĩ nào chen vào giữa bạn và thế giới - không một ý nghĩ - thì đó là điều Phật ngụ ý qua cái không. Thế thì người này hoàn toàn lành mạnh, trong sạch, toàn bộ.
Trước khi chúng ta đi vào lời kinh này, cần thêm đôi điều về bản ngã này. Ảo tưởng về cái ta cần phải được hiểu.
Điều thứ nhất: bản ngã không phải là thực tại, nó chỉ là ý tưởng. Bạn không đến với nó khi bạn đi vào trong thế giới này, bạn không mang nó theo cùng mình. Nó không phải là một phần con người bạn. Khi đứa trẻ được sinh ra, nó không đem bản ngã vào trong thế giới. Bản ngã là cái gì đó người đó học được, nó không phải là một phần của gen.
Gordon Alport gọi cái ngã là proprium, và nó có thể được định nghĩa bằng việc xem xét dạng tính từ propriate, xem như một từ xấp xỉ. ‘Proprium’ nói tới cái gì đó thuộc về hay là duy nhất cho một người. Cái ta được tạo ra bởi vì từng cái không là duy nhất, mỗi cái không có cách riêng của nó để nở hoa. Bởi tính duy nhất này mà có khả năng tạo ra bản ngã.
Tôi yêu theo cách của tôi, bạn yêu theo cách của bạn. Tôi hành xử theo cách của tôi, bạn hành xử theo cách của bạn. Có khác biệt giữa mọi người, nhưng chỉ là khác biệt. Hoa hồng nở hoa theo cách này còn hoa cúc vạn thọ nở hoa theo cách khác, nhưng cả hai đều nở hoa. Việc nở hoa là một, cái không là một. Những từng cái không lại vận hành theo cách duy nhất. Bởi điều này mà có khả năng tạo ra bản ngã.
Có bẩy cánh cửa mà từ đó bản ngã đi vào, bẩy cánh cửa mà từ đó chúng ta học bản ngã. Những cánh cửa đó cần phải được hiểu, bởi vì nếu bạn hiểu chúng, bạn sẽ có khả năng loại bỏ bản ngã... bởi vì những cánh cửa này, khi được hiểu thật đúng, có thể được khép lại. Thế thì bản ngã không còn được tạo ra nữa. Được thấy đúng, được hiểu thật rõ - rằng bản ngã chỉ là cái bóng - nó bắt đầu biến mất theo ý nó.
Cánh cửa thứ nhất Alport gọi là ‘cái ta thân thể’. Chúng ta không được sinh ra với cảm giác về cái ta. Đứa trẻ trong bụng mẹ không có cảm giác về cái ta. Nó là một với mẹ; nó hoàn toàn là một, được nối liền, được bắc cầu với người mẹ. Và người mẹ là toàn bộ sự tồn tại của nó, vũ trụ của nó. Nó không biết rằng nó là tách biệt. Tách biệt tới khi đứa con ra khỏi bụng mẹ, khi cây cầu của nó với người mẹ bị cắt đứt và đứa trẻ phải thở theo cách riêng của nó. Trong thực tế, việc thở không phải là cái gì đó mà đứa trẻ định làm. Làm sao nó làm được? Nó thậm chí còn chưa thể thở được, cho nên nó chưa có đó. Việc thở xảy ra. Không phải là đứa trẻ đang làm điều đó, đấy là việc xảy ra. Nó đi ra từ cái không: đứa trẻ bắt đầu thở.
Những giây phút đó là rất, rất có giá trị, chủ chốt, nguy hiểm. Bố mẹ, bác sĩ, y tá, những người coi sóc việc sinh tất cả đều trong chờ đợi lớn lao - liệu đứa trẻ có thở hay không.
Đứa trẻ không thể bị bắt buộc, đứa trẻ không thể bị thuyết phục, và đứa trẻ không thể làm bất kì cái gì của riêng nó. Nếu việc ấy định xảy ra thì nó sẽ xảy ra. Nó có thể không xảy ra, nó có thể xảy ra. Đôi khi đứa trẻ chẳng bao giờ thở, thế thì chúng ta nghĩ chúng sinh ra đã chết rồi.
Thật là phép mầu về cách đứa trẻ thở hơi thở đầu tiên: nó chưa bao giờ làm điều đó trước đấy, nó không thể nào được chuẩn bị về điều đó. Nó không biết rằng cơ chế thở là tồn tại. Phổi còn chưa hoạt động trước đây, nhưng việc thở tới và phép mầu bắt đầu. Nhưng việc thở tới từ cái không, nhớ lấy. Về sau bạn sẽ bắt đầu nói, ‘Tôi thở.” Điều đó là ngớ ngẩn. Bạn không thở: việc thở xảy ra. Đừng tạo ra ý tưởng về cái ‘tôi’, đừng nói, ‘tôi thở.’ Không ai thở cả! Điều đó không nằm trong khả năng của bạn để làm hay không làm.
Bạn có thể thử: dừng việc thở lại vài giây và bạn sẽ biết rằng cũng khó mà dừng việc thở lại. Trong vài giây một xô đẩy lớn tới từ không đâu cả và bạn bắt đầu thở lại. Hay dừng việc thở bên ngoài lại; thử vài giây xem và bỗng nhiên bạn thấy một xô đẩy lớn. Nó ở bên ngoài bạn. Việc thở muốn tới.
Chính cái ‘không’ đang thở trong bạn... hay bạn có thể gọi nó là Thượng đế - cũng chẳng khác biệt gì, nó là một. Không hay Thượng đế, đều có cùng nghĩa. ‘Không’ trong Phật giáo có nghĩa đích xác là Thượng đế mà Ki tô giáo, Judaism, Hindu nói tới. Thượng đế là không.
Chúng ta không sinh với cảm giác về cái ta. Nó không phải là một phần thiên tư trong gen của chúng ta. ....
***
Lời kinh:
Do đó, này Sariputra,
trong cái trống rỗng không có hình dạng,
không cảm giác, không cảm nhận,
không rung động, không ý thức;
không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, trí;
không hình dạng, âm thanh, mùi, vị, động chạm
hay các đối tượng của tâm trí;
không yếu tố thấy, và vân vân,
khi chúng ta đi tới: Yếu tố không tâm trí - tâm thức;
không có dốt nát, không có phá bỏ dốt nát,
và vân vân, chừng nào chúng ta tới:
Không huỷ hoại và cái chết,
không phá bỏ huỷ hoại và cái chết.
không có đau khổ, không nguồn gốc,
không chấm dứt, không con đường.
Không có cảm nhận, không có việc thành đạt
và không có việc không thành đạt.
Một phát biểu cách mạng vô cùng.
Do đó, này Sariputra...
Trước hết chúng ta phải hiểu từ do đó. ‘Do đó’ là hoàn toàn có quan hệ trong phép tam đoạn luận, trong lí lẽ logic. Không có lí lẽ nào đứng trước, và Phật nói: Do đó, này Sariputra. Các học giả đã rất lo nghĩ tại sao ông ấy lại dùng ‘do đó’. ‘Do đó’ là một phần của phép tam đoạn luận: Tất cả mọi người đều chết. Socrates là một người, do đó Socrates chết. Nó là một phần của logic. Nhưng đã không có mệnh đề nào, không lí lẽ nào, và bỗng nhiên Phật nói, “Do đó...” Tại sao?
Các học giả không thể nào hiểu được điều đó, bởi vì không có lí lẽ nào trên bề mặt. Nhưng đã có đối thoại giữa con mắt của Phật và Sariputra. Đã nảy sinh một hiểu biết. Lắng nghe Phật nói về cái trống rỗng, cái không, Sariputra đã vươn lên mức độ cái không đó. Nó có thể nảy sinh trong bạn tại đây, bạn có thể cảm thấy nó... đôi cánh nó dập dờn quanh bạn.
Nhìn vào trong mắt Sariputra, Phật cảm thấy, nhìn thấy rằng Sariputra đã hiểu: bây giờ lí lẽ có thể đi xa thêm. Trên bề mặt thì không có lí lẽ nào hết cả. Đã không có tranh luận, thảo luận, nhưng đã có đối thoại. Đối thoại là giữa hai năng lượng này - Phật và Sariputra. Đã có thống nhất, họ đã bắc cầu qua nhau. Trên chiếc cầu đó, trong khoảnh khắc bắc cầu đó, Sariputra đã nhìn vào cái trống rỗng của Phật. Bây giờ Phật nói với Sariputra, “Do đó... Ông đã nhìn, Sariputra, bây giờ ta có thể đi thêm vào trong nó, vào chi tiết hơn. Bây giờ ta có thể nói đôi điều cho ông mà trước đây thì không thể nói được.”
Do đó, này Sariputra,
trong cái trống rỗng không có hình dạng,
.. không cảm giác, không cảm nhận...
... Bởi vì không có ai để cảm giác, vậy làm sao có thể có cảm giác? Khi bản ngã không có đó, không có cảm giác, không tri thức, không cảm nhận. Không hình dạng nào nảy sinh bởi vì bầu trời hoàn toàn không mây. Bạn có thể thấy một hình dạng trong một đám mây. Đôi khi bạn chưa từng quan sát điều đó sao? - một đám mây trông gióng con voi, và thế rồi nó đổi thành con ngựa và rồi lại thành cái gì đó khác, và nó cứ thay đổi mãi. Nó lấy biết bao nhiêu là hình dạng.
Nhưng đã bao giờ bạn thấy bất kì hình dạng nào nảy sinh trên bầu trời thuần khiết chưa? Không hình dạng nào nảy sinh cả.
... không có hình dạng, không cảm giác,
không cảm nhận, không rung động...
Và khi không có ai bên trong, làm sao rung động nào có thể nảy sinh được? Làm sao ham muốn có thể nảy sinh được?
... không ý thức ...
Khi không có nội dung, khi không có khách thể, chủ thể cũng biến mất. Ý thức đó bao giờ cũng về khách thể không còn tìm thấy ở đấy nữa.
... không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, trí ...
Phật nói, “Mọi thứ đều biến mất trong cái không đó, Sariputra. Và bây giờ ông có thể hiểu, Sariputra; do đó ta đang nói về nó. Ông đã thấy nó! Ông đã nhìn vào ta! Ông đã từng ở ngay bên bờ nó. Ông đã hé nhìn vào trong vực thẳm này, vĩnh hằng này, chiều sâu thăm thẳm này.”
... không hình dạng, âm thanh, mùi, vị, động chạm
hay các đối tượng của tâm trí;
không yếu tố thấy, và vân vân...
... yếu tố không tâm trí - tâm thức;
Khi bạn ở trong trạng thái đó, bạn thậm chí không thể nói rằng, “Tôi đang trong trạng thái của cái không,” bởi vì nếu bạn nói điều này, bạn đã quay lại.
... khi chúng ta đi tới ...
Nếu bạn nói, “Tôi đã kinh nghiệm về cái không,” điều đó nghĩa là bạn đã quay lại với thế giới hình dạng. Tâm trí đã bắt đầu vận hành trở lại. Trong khoảnh khắc đó bạn không tách bạch với cái không, cho nên làm sao bạn có thể nói, “Tôi đang kinh nghiệm cái không?” Cái không không giống như một vật: nó không tách biệt khỏi bạn, bạn không tách biệt khỏi nó. Người quan sát và cái được quan sát có đó; khách thể và chủ thể có đó. Nhị nguyên đã biến mất.
... không có dốt nát, Phật nói.
Không có tri thức, không có dốt nát nữa, vì dốt nát chỉ có thể có khi bạn nghĩ dưới dạng của tri thức. Nó được so sánh với tri thức. Khi bạn gọi một người là dốt nát, bạn ngụ ý gì? Bạn đang so sánh người ấy với ai đó là người có hiểu biết. Nhưng không có tri thức cho nên không thể có bất kì dốt nát nào.
... không có dốt nát, không có phá bỏ dốt nát...
Và Phật nói: Nhớ lấy, ta không nói rằng dốt nát biến mất. Dốt nát chưa bao giờ có đó; nó là cái bóng của tri thức, nó là cái bóng của tâm trí nghiện ngập tri thức. Khi bạn đem đèn vào trong phòng tối, bạn nói gì nào? - rằng bóng tối biến mất, đi ra khỏi phòng, thoát khỏi phòng, chạy mất sao? Không, bạn không thể nào nói như thế được - bởi vì bóng tối ngay từ đầu là không tồn tại. Làm sao nó có thể đi ra được? Ánh sáng tới và bóng tối không tìm thấy, bởi vì bóng tối chỉ là việc thiếu ánh sáng.
Cho nên không có dốt nát, và không có việc phá bỏ dốt nát. Không có tri thức và không có không tri thức. Người ta đơn giản hồn nhiên về tất cả - tri thức, dốt nát; chỉ hồn nhiên, trong trắng. Tự do khỏi tri thức và tự do khỏi dốt nát là trong trắng, là thuần khiết.
Không huỷ hoại và cái chết...
... Bởi vì không có ai chết cả. Và nhớ lấy, không có việc phá bỏ huỷ hoại và cái chết. Và Phật không nói rằng cái chết biến mất, bởi vì cái chết ngay chỗ đầu tiên chưa bao giờ có đó. Nói rằng cái chết đã biến mất sẽ là sai. Phật rất, rất hoàn hảo trong khẳng định của mình, rất cẩn thận. Ông ấy không thốt ra một lời nào mà có thể bị bác bẻ bởi bất kì người nào biết thực tại. Ông ấy không thoả hiệp. Ông ấy không thoả hiệp với người nghe. Ông ấy có thể nói điều hoàn hảo nhất mà có thể được nói.
Thì không có đau khổ...
Bây giờ ông ấy đi tới lời phát biểu cách mạng tối thượng.
Bạn phải đã nghe tới bốn chân lí cao quí của Phật. Chân lí thứ nhất là đau khổ: rằng mọi người đều đau khổ, rằng toàn bộ sự tồn tại là dukkha, đau khổ, đau đớn, khổ, bi thảm. Và chân lí cao quí thứ hai là: nguồn gốc của nó là trong thèm muốn - tanha, ham muốn. Đau khổ tồn tại: chân lí cao quí thứ nhất - arya satya; chân lí thứ hai là ở chỗ đau khổ có nguyên nhân và nguyên nhân là trong ham muốn. Chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta ham muốn.
Và chân lí cao quí thứ ba là: việc ham muốn này có thể được chấm dứt. Đó là điều có thể - nirodha; nó có thể được chấm dứt. Bằng cách nhìn sâu vào ham muốn, nó có thể được chấm dứt, và khi ham muốn chấm dứt thì đau khổ biến mất. Còn chân lí cao quí thứ tư là: có con đường tám làn dẫn tới chấm dứt, nirodha, ham muốn, và kết quả là chấm dứt đau khổ.
Đây là triết lí nền tảng nhất của Phật giáo, và trong phát biểu này Phật chối bỏ cả điều ấy nữa! Ông ấy nói:
không có đau khổ, không nguồn gốc,
không chấm dứt, không con đường.
Không ai đã từng phát biểu một điều cách mạng như thế. Phật đạt tới đỉnh cao nhất của cách mạng; mọi người khác đều không tới đích.
Các học giả bao giờ cũng lo nghĩ rằng điều này là mâu thuẫn. Phật dạy rằng có đau khổ, thế rồi một hôm ông ấy lại nói, “Không có đau khổ.” Ông ấy dạy rằng có nguyên nhân tại sao lại đau khổ, và rồi một hôm ông ấy lại nói, “Không có nguồn gốc.” Ông ấy dạy rằng có một khả năng - norodha - có thể chấm dứt nó, rồi một hôm ông ấy lại nói, “Không có chấm dứt.” Và ông ấy nói - và toàn bộ Phật giáo phụ thuộc vào lời nói này - rằng có con đường tám làn, astangik marga: nhìn đúng, luyện đúng, thiền đúng, samadhi đúng vân vân và vân vân; con đường tám làn đưa bạn tới chân lí tối hậu. Và bây giờ một hôm ông ấy lại nói, “Không có con đường. Thực tại này là thực tại không đường.” Tại sao có mâu thuẫn này? Phát biểu thứ nhất được đưa ra cho những người không biết rằng họ là không có. Phát biểu thứ nhất được dành cho những người bình thường, đầy bản ngã. Phát biểu này là dành cho Sariputra tại một chỗ đặc biệt, trong một trạng thái đặc biệt.
Do đó, này Sariputra...
... Bây giờ ta có thể nói điều này cho ông. Ta có thể đã không nói trước đây, ông còn chưa sẵn sàng. Bây giờ ông đã nhìn vào ta, và nhìn vào ta, ông đã thấy cái không là gì. Ông đã nếm trải nó! Do đó, Sariputra: Tasmat, Sariputra! Bây giờ có thể nói cho ông rằng không có đau khổ, rằng đó là mơ; mọi người đang đau khổ trong mơ.
Và không có nguyên nhân - mọi người đều ham muốn trong mơ. Và không có chấm dứt - mọi người đang luyện tập, thực hành các phương pháp, thiền, yoga vân vân, trong mơ. Và toàn bộ con đường tồn tại trong mơ. Bây giờ điều đó có thể được nói cho ông bởi vì ông đã tỉnh thức, Sariputra. Mắt ông đã mở ra; bây giờ ông thấy bản ngã không tồn tại.
Và thoát ra khỏi bản ngã là thoát ra khỏi giấc ngủ. Thoát ra khỏi bản ngã là thoát ra khỏi bóng tối. Thoát ra khỏi bản ngã là được tự do. Trong tự do đó có thể nói rằng không có con đường. Nó là tựa như mơ.
Trong mơ bạn đau khổ, và khi bạn đau khổ trong mơ, nó thực làm sao. Và bạn đang tìm kiếm: “Tại sao tôi khổ thế này?” Và thế rồi bạn bắt gặp một hiền nhân vĩ đại - trong mơ - và hiền nhân này nói, “Bạn khổ bởi vì bạn ham muốn. Bạn bị mê đắm đến thế với tiền bạc; đó là lí do tại sao bạn khổ. Loại bỏ ham muốn này và khổ sẽ biến mất.” Bạn hiểu điều đó, nó là rất logic. Bạn biết nó, bạn đã tự mình kinh nghiệm nó rằng bất kì khi nào bạn ham muốn, thì khổ tới. Ham muốn càng có đó thì khổ càng nhiều. Ham muốn càng lớn thì khổ càng lớn.. Bạn hiểu điều đó. Thế rồi bạn hỏi, “Thế thì làm sao chấm dứt được nó?” Và hiền nhân vĩ đại này nói, “Trồng cây chuối, tập yoga, tập thiền chao đảo, tập kundalini, tập nadabrahma, tham gia nhóm đụng độ và tập kịch leela, thực hành liệu pháp nguyên thuỷ và đủ mọi thứ.” Hiền nhân vĩ đại này nói, “Làm những điều này đi; chúng sẽ có ích. Bạn sẽ trở nên hiểu biết nhiều hơn về ham muốn của mình, và bạn sẽ có thể loại bỏ ham muốn.”
Cho nên hiền nhân này trao cho bạn con đường tám làn đã được trình bầy rõ. Ông ấy nói, “Đây là con đường.” Một hôm, khi bạn thực sự tỉnh thức... Và nhớ lấy, những điều này giúp cho bạn thức tỉnh. Bây giờ ngay cả bạn trồng cây chuối trong mơ thì vẫn có khả năng giấc mơ của bạn sẽ bị phá vỡ. Thử đi! Thử ngay tối nay đi! Khi bạn đang trong mơ, trồng cây chuối trong mơ, và bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng bạn thức tỉnh. Tập kundalini trong mơ - bạn sẽ thức tỉnh. Và nếu bạn không tỉnh, ít nhất chồng bạn sẽ tỉnh, hàng xóm sẽ tỉnh, cái gì đó đang sắp xảy ra.
Tất cả các phương pháp chỉ để đánh thức bạn. Nhưng khi bạn đã tỉnh...
Do đó, này Sariputra...
Và bây giờ Phật có thể nói điều này cho Sariputra; ông ấy thức tỉnh rồi. Ông ấy có thể nói, “Bây giờ ta có thể nói cho ông chân lí này - rằng không ai tồn tại cả, chẳng có đệ tử mà cũng chẳng có thầy, không mơ, không khổ, không hiền nhân, không nguyên nhân, không chấm dứt. Không có con đường.”
Osho