Tánh Không là bản tánh của sự vật và tâm thức, mà vật chất và tâm thức chỗ nào cũng có, nên tánh Không ở khắp tất cả. Nói riêng về con đường, thì tánh Không có mặt trên suốt con đường, từ bước đầu đến bước cuối.
Tánh Không là sự không có hiện hữu cố hữu và nội tại của tất cả sự vật thuộc vật chất và thuộc tâm thức.
Tánh Không là sự không có một thực thể nào cá biệt và độc lập ở trong sự vật và trong tâm thức. Tánh Không là sự không có tự tánh, vô tự tánh, của tất cả hiện tượng tâm và vật.
Tánh Không phá bỏ những cái thấy mê lầm cho rằng mọi sự vật và tâm thức có thực thể độc lập. Chính những cái thấy lầm lẫn ấy đang thường trực trói buộc con người. Do đó, tánh Không là giải thoát, giải thoát khỏi những cái thấy sai lầm trói buộc, mà ở đây gọi là tự do.
Con đường của tánh Không là con đường ca hát của tự do, của “người cưỡi ngược lừa lên bờ giác”:
Trong mộng tạo tác, Tỉnh rồi toàn không.
Trong mộng thấy nào thô nào tế,
Tỉnh rồi không có chút mảy may.
Tâm thanh tịnh không dơ không bụi,
Tâm thanh tịnh không dơ không bụi,
Thân kim cương chẳng trước chẳng sau.
…
Khéo chuyển hóa các căn hữu lậu,
…
Khéo chuyển hóa các căn hữu lậu,
Bèn chứng vào tam-muội Chân như.
Đảo điên nhị kiến là đem lưới bủa cá sườn non
Tịch diệt nhất như, cưỡi ngược lừa lên cao bờ giác.
(Thượng sĩ Huệ Trung, Văn trữ từ tự răn)
Đó là con đường đi trong Pháp thân tánh Không Tỳ- lô-giá-na tự do lồng lộng:
Bọt trong biển cả giả chìm nổi,
Các hành vô thường thảy thảy không.
Ai người nơi ấy tin được vậy
Đạp đỉnh Tỳ-lô bước bước lên.
(Thượng sĩ Huệ Trung, Phật tâm ca)
Tánh Không này, kinh Kim Cương gọi là “vô sở trụ”, không có chỗ trụ, không trụ ở đâu cả; gọi là “vô sở hành”, không có chỗ hành, không có người hành và không có đối tượng để hành. Cũng do mức độ chứng ngộ ít hay nhiều tánh Không “không có chỗ đắc” này mà có các cấp bậc hiền thánh: “Tất cả hiền thánh đều do pháp vô vi (tánh Không) này mà có sai biệt” (Kinh Kim Cương).
Trong các hiện tượng có thể thấy được thì một đám mây dễ cho người thường chúng ta thấy tính cách không chỗ trụ này. Một đám mây thì không trụ vào đâu cả. Nó không đứng ở đâu và đi về đâu cả. Khi thì thế này, giây lát sau đã ra thế khác, rồi tan biến mất tiêu như chưa từng có. Nó không có phương hướng, có con đường, có mục đích. Thế mà ngày xưa, Hòa thượng Bố Đại, một hóa thân của Đức Di-lặc, với một bao bố trên vai lang thang trên trần thế này, và khi hỏi đường, thì không hỏi bảng chỉ đường, không hỏi những dấu hiệu, không hỏi người đi đường, không hỏi sắc thanh hương vị xúc pháp, mà đi hỏi một đám mây:
Mây trắng hỏi đường qua.
Có tự do nào hơn. Bởi vì tự thân Ngài không có chỗ trụ, con đường của Ngài không chỗ trụ nên Ngài hỏi một đám mây không chỗ trụ. Mà con đường không chỗ trụ thì con đường ở khắp tất cả. Hỏi đường và đi chỉ là một trò chơi không chỗ trụ của một con người tự do không chỗ trụ khi con đường không chỗ trụ luôn luôn hiện bày trước mắt.
Đức Phật đã nói trong kinh Nikaya: “Không dừng lại, không bước tới, Như Lai vượt khỏi bộc lưu”.
Sau này, Thiền sư Triệu Châu nói: “Nơi nào không có Phật chớ dừng lại, nơi nào có Phật hãy đi qua”.
Tất cả nói lên sự tự do không chỗ trụ của người đã thấy và sống trong tánh Không, đã là một với tánh Không.
Sự tự do ấy được ngài Long Thọ nói lên trong phần mở đầu của Trung luận:
Chẳng sanh cũng chẳng diệt, Chẳng thường cũng chẳng đoạn, Chẳng một cũng chẳng khác, Chẳng đến cũng chẳng đi.
Sanh và diệt, thường và đoạn, một và khác, đến và đi, đó là con đường hạn hẹp trói buộc của thế gian, giới hạn giữa hai bờ sanh tử. Con đường của tự do thì vượt khỏi những biên giới của vô thường sanh tử.
Con đường ấy là sự tự do vô lượng vì nó tự do cả với sự tự do, không chỗ trụ cả với không chỗ trụ.
Thiền sư Vạn Hạnh trước khi tịch nói với các đệ tử: “Các ngươi muốn trụ chỗ nào? Ta chẳng lấy chỗ trụ mà trụ, cũng chẳng y vào chỗ không trụ mà trụ”.
Nhưng chúng ta chớ suy nghĩ theo lối nhị nguyên, theo lối tuyến tính để cho rằng ở ngoài sắc thanh hương vị xúc pháp có cái gọi là tánh Không, và ngoài cái tánh Không không chỗ trụ này còn có tánh Không không chỗ trụ siêu việt hơn nữa.
Tánh Không không chỗ trụ vẫn hiển bày trong đời sống sắc thanh hương vị xúc pháp thường ngày. Tùy tâm thanh tịnh không chỗ trụ đến đâu thì thấy cảnh thanh tịnh không chỗ trụ đến đó. Kinh Kim Cương nói rất nhiều về tâm không chỗ trụ, đã mở đầu bằng:
“Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở nước Xá-vệ, tại rừng Kỳ-đà trong vườn Cấp Cô Độc cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Bấy giờ đến giờ thọ trai, Ngài đắp y, mang bát vào thành Xá-vệ khất thực. Trong thành, theo thứ lớp khất thực xong, trở về chỗ cũ. Thọ trai rồi, thu y bát, rửa chân, trải tòa mà ngồi”.
Đây là cảnh giới thanh tịnh của tánh Không không chỗ trụ vẫn diễn ra mọi lúc mọi nơi trong đời sống hàng ngày.
Trong đời sống hàng ngày chúng ta vẫn nghe vẫn sống tánh Không không chỗ trụ ấy, dù ít dù nhiều, dù biết hay không. Vì trong thật tướng, đời sống hàng ngày vẫn vốn tự giải thoát, vốn tự thanh tịnh, vốn là tánh Không không chỗ trụ.
Con đường của tự do ấy vẫn đi giữa cuộc sống hàng ngày của mỗi người, chỉ có điều là không có bụi bặm của tâm thức.
Như Bàng Uẩn nói:
Hàng ngày việc không khác
Chỉ ta tự vui hòa
Vật vật không lấy bỏ
Chốn chốn chẳng trái ngăn.
Đỏ tía ai làm hiệu
Núi đồi bặt bụi trần
Gánh nước là diệu dụng
Bửa củi ấy thần thông.■
Đảo điên nhị kiến là đem lưới bủa cá sườn non
Tịch diệt nhất như, cưỡi ngược lừa lên cao bờ giác.
(Thượng sĩ Huệ Trung, Văn trữ từ tự răn)
Đó là con đường đi trong Pháp thân tánh Không Tỳ- lô-giá-na tự do lồng lộng:
Bọt trong biển cả giả chìm nổi,
Các hành vô thường thảy thảy không.
Ai người nơi ấy tin được vậy
Đạp đỉnh Tỳ-lô bước bước lên.
(Thượng sĩ Huệ Trung, Phật tâm ca)
Tánh Không này, kinh Kim Cương gọi là “vô sở trụ”, không có chỗ trụ, không trụ ở đâu cả; gọi là “vô sở hành”, không có chỗ hành, không có người hành và không có đối tượng để hành. Cũng do mức độ chứng ngộ ít hay nhiều tánh Không “không có chỗ đắc” này mà có các cấp bậc hiền thánh: “Tất cả hiền thánh đều do pháp vô vi (tánh Không) này mà có sai biệt” (Kinh Kim Cương).
Trong các hiện tượng có thể thấy được thì một đám mây dễ cho người thường chúng ta thấy tính cách không chỗ trụ này. Một đám mây thì không trụ vào đâu cả. Nó không đứng ở đâu và đi về đâu cả. Khi thì thế này, giây lát sau đã ra thế khác, rồi tan biến mất tiêu như chưa từng có. Nó không có phương hướng, có con đường, có mục đích. Thế mà ngày xưa, Hòa thượng Bố Đại, một hóa thân của Đức Di-lặc, với một bao bố trên vai lang thang trên trần thế này, và khi hỏi đường, thì không hỏi bảng chỉ đường, không hỏi những dấu hiệu, không hỏi người đi đường, không hỏi sắc thanh hương vị xúc pháp, mà đi hỏi một đám mây:
Mây trắng hỏi đường qua.
Có tự do nào hơn. Bởi vì tự thân Ngài không có chỗ trụ, con đường của Ngài không chỗ trụ nên Ngài hỏi một đám mây không chỗ trụ. Mà con đường không chỗ trụ thì con đường ở khắp tất cả. Hỏi đường và đi chỉ là một trò chơi không chỗ trụ của một con người tự do không chỗ trụ khi con đường không chỗ trụ luôn luôn hiện bày trước mắt.
Đức Phật đã nói trong kinh Nikaya: “Không dừng lại, không bước tới, Như Lai vượt khỏi bộc lưu”.
Sau này, Thiền sư Triệu Châu nói: “Nơi nào không có Phật chớ dừng lại, nơi nào có Phật hãy đi qua”.
Tất cả nói lên sự tự do không chỗ trụ của người đã thấy và sống trong tánh Không, đã là một với tánh Không.
Sự tự do ấy được ngài Long Thọ nói lên trong phần mở đầu của Trung luận:
Chẳng sanh cũng chẳng diệt, Chẳng thường cũng chẳng đoạn, Chẳng một cũng chẳng khác, Chẳng đến cũng chẳng đi.
Sanh và diệt, thường và đoạn, một và khác, đến và đi, đó là con đường hạn hẹp trói buộc của thế gian, giới hạn giữa hai bờ sanh tử. Con đường của tự do thì vượt khỏi những biên giới của vô thường sanh tử.
Con đường ấy là sự tự do vô lượng vì nó tự do cả với sự tự do, không chỗ trụ cả với không chỗ trụ.
Thiền sư Vạn Hạnh trước khi tịch nói với các đệ tử: “Các ngươi muốn trụ chỗ nào? Ta chẳng lấy chỗ trụ mà trụ, cũng chẳng y vào chỗ không trụ mà trụ”.
Nhưng chúng ta chớ suy nghĩ theo lối nhị nguyên, theo lối tuyến tính để cho rằng ở ngoài sắc thanh hương vị xúc pháp có cái gọi là tánh Không, và ngoài cái tánh Không không chỗ trụ này còn có tánh Không không chỗ trụ siêu việt hơn nữa.
Tánh Không không chỗ trụ vẫn hiển bày trong đời sống sắc thanh hương vị xúc pháp thường ngày. Tùy tâm thanh tịnh không chỗ trụ đến đâu thì thấy cảnh thanh tịnh không chỗ trụ đến đó. Kinh Kim Cương nói rất nhiều về tâm không chỗ trụ, đã mở đầu bằng:
“Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở nước Xá-vệ, tại rừng Kỳ-đà trong vườn Cấp Cô Độc cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Bấy giờ đến giờ thọ trai, Ngài đắp y, mang bát vào thành Xá-vệ khất thực. Trong thành, theo thứ lớp khất thực xong, trở về chỗ cũ. Thọ trai rồi, thu y bát, rửa chân, trải tòa mà ngồi”.
Đây là cảnh giới thanh tịnh của tánh Không không chỗ trụ vẫn diễn ra mọi lúc mọi nơi trong đời sống hàng ngày.
Trong đời sống hàng ngày chúng ta vẫn nghe vẫn sống tánh Không không chỗ trụ ấy, dù ít dù nhiều, dù biết hay không. Vì trong thật tướng, đời sống hàng ngày vẫn vốn tự giải thoát, vốn tự thanh tịnh, vốn là tánh Không không chỗ trụ.
Con đường của tự do ấy vẫn đi giữa cuộc sống hàng ngày của mỗi người, chỉ có điều là không có bụi bặm của tâm thức.
Như Bàng Uẩn nói:
Hàng ngày việc không khác
Chỉ ta tự vui hòa
Vật vật không lấy bỏ
Chốn chốn chẳng trái ngăn.
Đỏ tía ai làm hiệu
Núi đồi bặt bụi trần
Gánh nước là diệu dụng
Bửa củi ấy thần thông.■
Nguyễn Thế Đăng
Văn Hoá Phật Giáo số 210
Văn Hoá Phật Giáo số 210