...Hoàn cảnh nào cũng có thể là môi trường cho ta tiếp xúc được với một thực tại hoàn hảo. Những gì đang xảy ra cần sự trải nghiệm trong sáng của ta, chứ không cần lắm đến một sự sắp đặt hay tạo tác nào khác của mình.
Các vị thiền sư dạy rằng, chúng ta không thể nào có được giải thoát và giác ngộ, nếu như mình xa lìa thực tại để tìm kiếm một trạng thái xa xôi nào khác. Vì tất cả bao giờ cũng đang vuông tròn và hoàn hảo, chỉ bị sai biệt vì sự mong cầu của mình mà thôi.
Văn hào Leo Tolstoy có kể một câu truyện về hai người bạn già. Efim là một người giàu có và có một đời sống rất gương mẫu, ông không uống rượu, không bao giờ nói dối và được mọi người trong làng kính trọng. Và ngược lại, bạn của ông, Elisha thì có một cuộc sống tạm đủ, thỉnh thoảng ông uống rượu, và hay ưa thích ca hát, vui chơi với bạn bè.
Các vị thiền sư dạy rằng, chúng ta không thể nào có được giải thoát và giác ngộ, nếu như mình xa lìa thực tại để tìm kiếm một trạng thái xa xôi nào khác. Vì tất cả bao giờ cũng đang vuông tròn và hoàn hảo, chỉ bị sai biệt vì sự mong cầu của mình mà thôi.
Văn hào Leo Tolstoy có kể một câu truyện về hai người bạn già. Efim là một người giàu có và có một đời sống rất gương mẫu, ông không uống rượu, không bao giờ nói dối và được mọi người trong làng kính trọng. Và ngược lại, bạn của ông, Elisha thì có một cuộc sống tạm đủ, thỉnh thoảng ông uống rượu, và hay ưa thích ca hát, vui chơi với bạn bè.
Efim nghe lời và đi trước, được một đoạn ngắn, ông dừng lại dưới một gốc cây và ngồi chờ người bạn của mình. Efim mệt và ngủ thiếp đi một lúc lâu. Khi tỉnh dậy, ông ngồi chờ đến xế chiều vẫn không thấy bóng dáng của Elisha đâu. Efim đoán có lẽ người bạn của mình đã đi ngang qua hoặc có giang ai đó rồi, và có lẽ không nhìn thấy ông ngồi chờ ở nơi này. Efim nghĩ, thôi bây giờ mình cứ tiếp tục lên đường, chắc là sẽ bắt kịp Elisha đang ở phía trước.
Sau vài ngày đường, cuối cùng Efim cũng đã đến được nơi Thánh địa. Ông bắt đầu đi tìm người bạn của mình. Và trong một buổi lễ đông người ông nhìn thấy rõ rệt Elisha từ xa, đang quỳ lạy và cầu nguyện. Efim rất mừng, vì biết rằng người bạn nhà nghèo của mình cũng đã đến được nơi này cùng với ông. Trong suốt buổi lễ, Efim luôn đưa mắt nhìn Elisha để khỏi thất lạc người bạn mình lần nữa.
Khi buổi lễ chấm dứt, mọi người xô đẩy, chen lấn nhau ra về, và Efim lại mất dấu người bạn mình. Nhiều lần, ông nhìn thấy rõ ràng Elisha từ xa, nhưng khi chen đến gần thì người bạn mình đã đi mất.
Sau cùng Efim bèn bỏ ra đứng trước cỗng để đón chờ Elisha. Efim nghĩ thầm, lần này thì người bạn mình không thể nào đi đâu mất được. Ông đứng chờ đến chiều, khi mọi người đã ra về hết nhưng vẫn không thấy Elisha đâu.
Efim một mình trở về làng. Và ông ngạc nhiên khi thấy người bạn nhà nghèo của mình đã có mặt ở nhà rồi. Efim vừa ghé qua thăm, thì Elisha đã chạy ra vồn vã xin lỗi, “Tôi thành thật xin lỗi anh là đã không hành hương đến Thánh địa như đã hứa với anh được. Hôm tôi ghé vào một ngôi nhà để xin nước uống, nhưng gặp gia đình ấy có hoàn cảnh rất thương tâm, nên tôi quyết định gom hết chút số tiền dành dụm của mình, và ở lại để giúp đở họ qua cơn ngặt nghèo ấy. Còn anh thì sao, anh có đến nơi an toàn không?”
Efim ngẩn ngơ, không hiểu người mà ông đã thấy rất rõ ràng ở nơi thánh địa kia là ai! Phải chăng tuy người bạn nghèo của mình, Elisha, không đến nơi đó, nhưng tấm lòng của ông đã đến được rồi. Efim im lặng hồi lâu, rồi quay sang nói với người bạn mình, “Chân tôi tuy đã bước được đến Thánh địa rồi, nhưng tâm tôi thì không chắc…”
Trở về sẽ thấy ngay
Có lẽ câu truyện ấy cũng muốn nhắc nhở rằng, trên con đường tu học nơi nào cũng có thể là thánh địa, cũng có thể trở thành một chốn huyền thoại, nếu như ta biết tiếp xúc với những gì đang có mặt với một ý thức trong sáng, và tấm lòng chân thành.
Một trong những đặc tính của giáo pháp đức Phật là Ehipassiko, trở về đây thì sẽ thấy ngay thôi. Trong thiền quán, sự tu tập của ta không phải là tìm kiếm, hay dụng công để đạt được một cái gì đó, mà là buông xả để ta có thể sống tự nhiên và trong sáng với những gì đang có mặt trong thân tâm mình.
Và có lẽ thánh địa không phải là một nơi đặc biệt nào đó mà ta phải tìm đến, mà nó đang có mặt nơi đây với một cái thấy biết chân thật. Thiền quán nhắc nhở chúng ta tiếp xúc với sự việc xảy ra bằng chánh niệm và tỉnh giác. Bạn biết không, chúng ta không thể thở vào cùng một hơi thở này lần thứ hai, và bước chân này của ta cũng rất cá biệt và duy nhất. Nhưng nếu như không có yếu tố của chánh niệm và tỉnh giác, thì chúng cũng sẽ chỉ là tầm thường như bao những lần khác. Và vì vậy mà ta lại muốn lên đường tìm kiếm một cái gì mới lạ hơn.
Có biết bao nhiêu là những phương pháp và con đường, dẫn ta về một nơi xa xôi nào đó, mà mình cũng chưa thật biết tới, nhưng không mấy ai biết làm sao để trở về an trú được ở nơi này, bạn hả…
Quán thân trên ngoại thân
Tôi có dịp đi tham dự những khóa thiền tập. Có những khóa tu vì muốn giữ cho không gian được tĩnh lặng và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trong việc thực tập thiền quán, người ta đặt ra thật nhiều những điều luật thật chi li.
Trong bài kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (the Four Fondations of Mindfullness) Satipatthana Sutta, đức Phật có lặp lại nhiều lần về phương pháp quán niệm như sau, “Như vậy, vị ấy sống, quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân.” (One abides contemplating the body internally, or one abides contemplating of the body externally, or both internally and externally of the body). Và Phật lặp lại sự thực tập ấy trên cả bốn lãnh vực quán niệm: thân thể (body), cảm thọ (feeling), tâm ý (mind) và pháp (dharma).
Chúng ta có lẽ ai cũng có thể hiểu được về sự thực tập chánh niệm, ý thức được những gì đang có mặt ngay trong thân mình, quán thân trên nội thân. Nhưng thế nào là quán thân trên ngoại thân (contemplating of the body externally)?
Ông Joseph Godstein, tác giả quyển 30 Ngày Thiền Quán, có chia sẻ về điều này. Theo ông thì quán thân trên ngoại thân có nghĩa là chúng ta cũng cần phải thấy rõ được những phản ứng của mình khi tiếp xúc với ngoại cảnh, với những hành động của người chung quanh. Những âm thanh, những xao động do người khác gây nên, chúng có làm ta bực mình, phê phán gì chăng? Chúng ảnh hưởng đến cảm thọ và tâm ý của ta như thế nào?
Hiểu như vậy, thì ngồi yên trong một môi trường tĩnh lặng, chỉ mới là một phần của con đường quay trở về thôi, phải không bạn! Mà tôi nghĩ, nhiều khi chính sự tiếp xúc với những khó khăn chung quanh, lại có thể giúp ta trở về và thấy rõ mình hơn.
Là ở ngay nơi này
Các vị thiền sư dạy rằng, chúng ta không thể nào có được giải thoát và giác ngộ, nếu như mình xa lìa thực tại để tìm kiếm một trạng thái xa xôi nào khác. Vì tất cả bao giờ cũng đang vuông tròn và hoàn hảo, chỉ bị sai biệt vì sự mong cầu của mình mà thôi. Bà Mary Oliver có viết một bài thơ tựa là “Tôi đã quyết định” (I have decided),
Tôi quyết định đi tìm cho mình một ngôi nhà
Trên dãy núi xa, ở một nơi cao xanh và hẻo lánh
Nơi mà mình học cách sống an tĩnh
Trong cái lạnh và giữa sự lặng thinh
Người ta bảo,
ở những nơi đó mình có thể
khám phá ra được những điều thiên khải kỳ diệu.
Những gì mà ta hằng mơ ước
cuối cùng rồi sẽ có thể cảm nhận được
nếu như chưa thể hiểu hết.
Chắc chắn là sẽ chậm rồi,
đây nào phải một chuyến nghỉ hè đâu.
Và lẽ dĩ nhiên
là ý tôi muốn nói rằng,
ở lại ngay nơi mà mình đang ở đây
Bạn có theo được tôi không?
Mary Oliver
Và mặc dù chân ta tuy chưa bước đến nơi đó, nhưng biết đâu được, với một ý thức trong sáng và một tấm lòng chân thành, tâm mình cũng có thể đã về, đã đến nơi rồi, phải không bạn? Vì thật ra ta nào có rời khỏi nơi ấy bao giờ đâu…
Nguyễn duy nhiên