Hiền lành là mạnh nhất
Jesus nói, 'Người hiền lành là người được ân huệ, họ sẽ kế thừa trái đất này.' Phát biểu này có vẻ ngớ ngẩn, với người hiền lành sao? - họ chưa bao giờ đủ để kế thừa trái đất. Và chúng ta không thể quan niệm được rằng họ sẽ có khả năng kế thừa trái đất này. Nhưng Jesus đang nói điều gì đó rất chân lí: Người hiền lành là được ân huệ.
Mục
Osho,
TRÍCH ĐOẠN
NGƯỜI TƯ TƯỞNG & TƯ TƯỞNG
Thế giới này không khác gì bản thân chúng ta – thế giới này chính là bản thân của chúng ta. Thế nên, một điều đơn giản là: nếu chúng ta thay đổi, mỗi người chúng ta thay đổi, thì chúng ta sẽ thay đổi được toàn thế giới. Thậm chí nếu chỉ một người trong chúng ta thay đổi, thì đó cũng là một gợn sóng lăn tăn làm thay đổi thế giới này. Những điều tốt đẹp là một cái gì đó rất dễ lây lan.
Hỏi đáp: Pháp học 1 (THẦY VIÊN MINH)
1. Pháp vốn tự nhiên và tánh biết cũng tự nhiên thấy pháp.
Ngày gửi: 26-11-2012Câu hỏi: Kính chào Thầy,
Con có cảm nhận "tánh biết" là "tánh giác". Nếu ai muốn tu đúng đường điều đầu tiên nên học & hành "cái gốc" từ pháp môn của Thầy thì sẽ rất tốt vì nó rất tự nhiên, cho ta sự tu tập tự nhiên, đại ý như "tu như không tu vậy". Rồi từ cái gốc bền vững này có thể chăm bón và nở ra những cành lá, bông hoa quả khác cũng được, vì cái gốc tốt thì mọi cái khác đa phần cũng sẽ tốt (ý con nói những pháp môn cao siêu khác). Như con thấy "cái thêm vào này" lại không tốt, con có đọc "Đường Xưa Mây Trắng" Thầy Nhất Hạnh nói Đức Phật không khuyến khích người tu luyện tập cho mình thần thông. Con nghĩ là khi đã tu một cách tự nhiên rồi thì thần thông đến cũng tự nhiên đâu cần phải mong cầu, hay luyện tập gì...
Mong Thầy chỉ dạy thêm cho con, suy nghĩ con như vậy có đúng không ạ. Con cảm ơn Thầy.
KHỔ ĐAU VÀ GIẢI THOÁT
Quan hệ hỗ tương sâu sắc giữa mọi sự, mọi vật là một điều mà người học Phật luôn biết, và ngày nay đã được khoa học công nhận. Không có một chuyện gì có thể xảy ra mà không gây ra hoặc liên đới với những chuyện khác; dù trên bề mặt chuyện ấy có vẻ như là đã xảy ra một cách độc lập. Khi nào chúng ta còn phê phán và hay đặt tên một sự kiện, khi đó chúng ta còn khuynh hướng tách rời sự kiện ấy khỏi toàn thể đời sống. Sự nguyên vẹn của đời sống sẽ bị phân mảnh bởi thói quen suy tư ở trong ta. Tuy nhiên, toàn thể đời sống đã giúp làm cho biến cố này xảy ra. Và đó là một phần mạng lưới của sự tương quan, tương duyên mật thiết của vũ trụ.
Mục
Eckhart,
TRÍCH ĐOẠN
Con đường giác ngộ
Bồ Tát Đạo
Đức Phật cũng dạy các vị Thanh Văn chia ra nhiều hướng để truyền bá con đường giác ngộ, vì lợi ích chúng sinh, vì sự an lạc cho đời, thì Thanh Văn cũng có lòng vị tha vậy. Bồ Tát đích thực thì không có đeo hàm, không có đẳng cấp, không cần bất kỳ một nhãn hiệu nào. Vì người giác ngộ ví như mặt trời. Mặt trời thì chiếu sáng, đấy là chức năng tự nhiên của mặt trời.Những vị đã giác ngộ giúp khai ngộ cho người khác là điều tự nhiên, là chuyện đương nhiên.
Như vậy, ai tu hành đúng đắn theo đạo giác ngộ thì cũng đều là Bồ tát cả.
Người quan sát
Phật nói: cốt lõi bên trong nhất của bạn đơn giản là trống rỗng. Nó chưa bao giờ làm điều gì. Nó không thể làm được. Nó là nhân chứng, bởi chính bản chất của nó.
Hãy quan sát nó. Hãy tìm ra liệu điều ngài nói là đúng hay không.
Hãy quan sát nó. Hãy tìm ra liệu điều ngài nói là đúng hay không.
Mục
Osho,
TRÍCH ĐOẠN
Cái thực và cái không thực
Thực hành kiên định khu biệt giữa cái thực và cái không thực đem tới việc xua tan dốt nát.
Đây là một bước; thế rồi có bước khác. Chúng cả hai cùng làm việc với nhau. Nói bước kia là bước thứ hai là không hay lắm - chúng đi đồng thời. Nhưng tốt hơn cả là bắt đầu bước thứ nhất với khu biệt giữa cái được thấy và người thấy; thế thì bước kia sẽ là có thể, bởi vì bước kia là tinh tế hơn, phân biệt giữa cái thực và cái không thực.
Đây là một bước; thế rồi có bước khác. Chúng cả hai cùng làm việc với nhau. Nói bước kia là bước thứ hai là không hay lắm - chúng đi đồng thời. Nhưng tốt hơn cả là bắt đầu bước thứ nhất với khu biệt giữa cái được thấy và người thấy; thế thì bước kia sẽ là có thể, bởi vì bước kia là tinh tế hơn, phân biệt giữa cái thực và cái không thực.
Mục
Osho,
TRÍCH ĐOẠN
Hỏi đáp : THIỀN 1 [ THẦY VIÊN MINH]
TÁNH BIẾT TỰ THẤY PHÁP
Ngày gửi: 11-11-2012
Câu hỏi: Kính thưa Thầy. Sau một thời gian 'sóng gió' trong cuộc sống. Tâm con không suy nghĩ gì nhiều nữa. Khi nào con biết thì biết, khi không biết thì không biết. Bất chợt tự nhiên con phát hiện đang sống rất đơn giản và dễ dàng.
Dễ dàng đến mức 'không còn gì đơn giản và dễ dàng hơn được nữa'. Khi con nhìn vật gì thì tự nhiên con nhìn. Khi con chạm vào gì thì con chạm vào đó. Khi tai con nghe âm thanh gì thì tự nhiên con nghe. Khi tâm con nghĩ gì thì tự nhiên con nhận biết. Mọi chuyện tự nhiên diễn ra, đến và đi, thay đổi liên tục. Chợt con nhớ đến câu Phật dạy 'Trong nghe chỉ nghe, trong thấy chỉ thấy, trong xúc chạm chỉ xúc chạm...' Con xin thành thật chia sẻ và cám ơn tất cả.
Hỏi đáp về Cuộc sống 1 [ THẦY VIÊN MINH]
HÃY TỰ CỨU MÌNH
Ngày gửi: 15-11-2012
Câu hỏi: Thưa sư thầy, con xin hỏi. Con có một người bạn tên HTH, 62 tuổi. Trong năm nay, chồng cô bị tai nạn xe gãy chân, cô ấy thì bị mổ mắt 2 lần và vừa qua lại 2 lần đi cấp cứu...
Cô lại bị mất một số tiền rất lớn và cứ ray rứt hoài nên bị bệnh nặng.
Vừa qua, cô đã lập đàn Dược Sư Phật để cầu hết bệnh, cúng dường đến chùa, tụng kinh, niệm Phật và đi phóng sanh nhưng cũng không hết bệnh và vẫn bất an.
Con có nói với cô, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế này, có rất nhiều đại gia giàu có cũng đã mất rất nhiều tài sản, họ cũng rất đau khổ, cũng bị bệnh, có khi đi tù vì phá sản và nợ nần.
Xin sư thầy cho người bạn con một lời khuyên để có thể bình tâm trở lại.
Những bài Pháp ngắn (2) [THẦY VIÊN MINH]]
BẢN NGÃ
Albert Camus phát hiện trong ông cũng như trong mọi người đều có một "người xa lạ" (The Stranger). Con người hàng ngày hoạt động vui buồn khổ lạc lại chính là kẻ lạ mặt!
Ý ông muốn nói là mỗi người chúng ta đang sống như một kẻ vay mượn mọi thứ từ cuộc đời để hóa trang thành một cái "tôi", cái "tôi" đó không phải là con người thật của chính mình. Rồi bỗng một ngày kia mình thấy ra con người thật của mình thì bấy giờ mình lại thấy "nó" thật quá là xa lạ!
Albert Camus phát hiện trong ông cũng như trong mọi người đều có một "người xa lạ" (The Stranger). Con người hàng ngày hoạt động vui buồn khổ lạc lại chính là kẻ lạ mặt!
Ý ông muốn nói là mỗi người chúng ta đang sống như một kẻ vay mượn mọi thứ từ cuộc đời để hóa trang thành một cái "tôi", cái "tôi" đó không phải là con người thật của chính mình. Rồi bỗng một ngày kia mình thấy ra con người thật của mình thì bấy giờ mình lại thấy "nó" thật quá là xa lạ!
ĐỌC CÁI TÂM THIÊN NHIÊN
Ðường lối thực hành của chúng ta là tận tường nhìn sự vật và thấy sự vật rành mạch, rõ ràng. Chúng ta kiên trì cố gắng và đều đặn chuyên cần, nhưng không hấp tấp vội vàng. Cũng không quá lơ đễnh buông lơi để bê trễ. Ðây là vấn đề tuần tự dò dẫm lối đi và dần dần góp nhặt, gom chung lại. Tuy nhiên, mọi tập trung nầy đều hướng về một cái gì. Pháp hành của chúng ta có một mục tiêu.
Hãy thực với bản thân mình
Hãy nhớ phải thực với bản thân mình. Làm thế nào? Ba điều phải ghi nhớ. Một, đừng bao giờ nghe bất kì ai, điều họ nói bạn phải là: bao giờ cũng hãy lắng nghe tiếng nói bên trong của mình, điều bạn muốn là vậy. Bằng không toàn thể cuộc sống của bạn sẽ bị phí hoài.
Cả nghìn lẻ một cám dỗ xung quanh bạn bởi vì nhiều người có đó rao bán chuyện của họ. Đó là siêu thị, thế giới này, và mọi người đều quan tâm tới việc bán cái của mình cho bạn; mọi người đều là người bán hàng. Nếu bạn nghe quá nhiều người bán hàng bạn sẽ phát điên. Đừng nghe ai cả, hãy nhắm mắt lại và nghe tiếng nói bên trong. Đó chính là thiền tất cả là gì: lắng nghe tiếng nói bên trong. Đây là điều đầu tiên.
Mục
Osho,
TRÍCH ĐOẠN
TÁI SINH Ở PHƯƠNG TÂY (Reborn in the West)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi. Đây là một "talk show" của Mỹ. Khách mời là Dr. Hazel Denning, bác sĩ phân tâm học, là một phụ nữ có tuổi, thông minh, ăn nói rất lưu loát và là sáng lập viên của hội Association for Past life and Therapies (Hội Nghiên cứu kiếp trước kiếp sau để ứng dụng vào việc chữa trị). Là một người tiền phong trong lãnh vực này, bà đã đi nhiều nơi trên thế giới thuyết giảng về luân hồi.
Vượt qua khỏi Tôn giáo
Trong buổi thuyết giảng ở New York, Krishnamurti có trả lời một câu hỏi rất lý thú:
"...Theo một người nào đó chẳng bao giờ dẫn tới sự hoàn thiện. Một bông hoa violet không thể trở thành hoa hồng, nhưng một bông violet tự nó có thể trở thành một bông hoa hoàn hảo. Vì không cảm thấy chắc chắn, nên người ta thường đi tìm sự chắc chắn bằng cách bắt chước kẻ khác. Điều này sinh ra sự sợ hãi, rồi từ đó sinh ra ảo tưởng về nơi trú ẩn và niềm an ủi mà ta có thể tìm thấy nơi người khác, cũng như nhiều ý niệm sai lầm về các pháp môn, về thiền định và việc phục tùng một lí tưởng. Tất cả điều này chỉ bộc lộ sự thiếu hiểu biết về bản thân mình, và kéo dài tình trạng vô minh. Đó chính là nguồn gốc của phiền não, nhưng thay vì nhận biết nguyên nhân của nó, bạn lại cho rằng mình có thể tự hiểu mình nhờ một kẻ khác. Cái kiểu cách đi tìm một tấm gương để noi theo chỉ dẫn đến ảo tưởng và đau khổ. Chừng nào còn chưa tự hiểu biết chính mình, thì không thể có khai ngộ..."
CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC
Hầu như mọi nỗ lực của con người đều nhắm vào mục đích tìm kiếm một đời sống hạnh phúc. Nhưng thử hỏi mấy ai đã thành công trong mưu cầu tạo dựng một nền hạnh phúc đích thực. Nhiều người càng cố gắng truy tìm hạnh phúc thì nó càng trở nên xa vời đối với họ, trong khi nhiều người khác đã nắm sẵn hạnh phúc trong tay nhưng lại thả mồi bắt bóng để rồi cuối cùng hạnh phúc cũng vuột khỏi tầm tay.
Lời giới thiệu KRISHNAMURTI qua văn hào Henry Miller
Khắp thế giới không ai còn lạ gì tên tuổi Krishnamurti. Từ nửa thế kỷ nay, Krishnamurti đã đi lang thang cô độc khắp trái đất, đã kêu gọi mọi người giải phóng khỏi mọi nô lệ ràng buộc trong đời sống đau thương này.Tiếng nói của Krishnamurti là tiếng nói lặng lẽ của một con người đã tự giải phóng bản thân, của một con người đã trải qua tất cả mọi đau đớn không cùng, đã sống một triệu mùa ở hỏa ngục, đã tự giải thoát và nhìn thấy được Thực Tại toàn diện của đời sống, ca ngợi giòng đời vô tận, ngây ngất với tiếng cười lặng lẽ của mười triệu năm hư vô trong đêm tối nặng trĩu trái đắng mật đen.
Bàn về "BẢN NGÃ" qua các Bậc Thầy
- Mắt thấy, tai nghe, phổi thở, thân đi... nhưng bản ngã cho rằng tôi thấy, tôi nghe, tôi thở, tôi đi... Tất cả trong thân ngoài cảnh đều là sự vận hành tự nhiên của vạn pháp dù không có khái niệm "cái tôi" trong đó, nhưng cái tôi luôn cho rằng nó làm tất cả... Đó là bản ngã cướp công pháp.
- Thân, thọ, tâm, pháp đều là pháp tự nhiên... nhưng bản ngã đòi quyền sở hữu: Thân này là của tôi, tôi muốn hưởng cảm giác lạc, tôi thích an trú tâm định cao nhất... Tất cả vũ trụ vạn vật đều là của thiên nhiên nhưng tôi muốn thu năng lượng trời đất vào để được trường sinh bất tử, tôi muốn chiếm thêm biển, thêm đất để bành trướng đất nước tôi... Đó là bản ngã ăn trộm pháp.
Mục
Eckhart,
Krishnamurti,
Osho,
T.S Viên Minh,
TRÍCH ĐOẠN
krishnamurti nói về BẢN NGÃ
..Nếu bạn chấp nhận quan điểm cho bạn là một thực thể xã hội, thì hành động có vẻ đơn giản: bạn được huấn luyện bởi nền giáo dục, một sự gò ép tế nhị, và sự tiêm nhiễm thường xuyên một số tư tưởng để bạn thích hợp với một số khuôn mẫu ứng xử xã hội và hạnh kiểm. Mặt khác nếu bạn thực sự chấp nhận quan điểm tôn giáo về một quyền năng vô hình kiểm soát và dẫn dắt cuộc đời chúng ta, thì hành động của bạn sẽ có ý nghĩa khác hẳng những gì bạn đang làm hiện nay.
CỨ CHÈO
Con thương mến,
Hôm nay Thầy vừa đi Mỹ Tho về thì được HT cho đọc một lô thư của con, trong đó có hai bức thư gửi về Thầy đề ngày 15 -10 -1981 ở Sungi Bei và 31-10 -1981 tại Batnan. Thư đi đã chậm mà con lại đổi chỗ luôn nên viết thư cho con mà không hy vọng con đọc được tí nào, sợ rồi cũng như số phận những lá thư trước.Cách đây nửa tháng Thầy có nhận được thư T, T nói rất nhiều về vị sư người Anh và có nói Thầy viết thư cho ông ấy. Thầy biết viết gì bây giờ, vì cứ như T nói thì vị sư ấy khá gàn như trước đây Thầy cũng đã từng gàn với những lý lẽ vô phân biệt, bình đẳng... thật kêu mà rồi bây giờ lại thấy vô ích.
LỐI SỐNG SÁNG TẠO
Dr Thynn Thynn |
"....Hai sư phụ của tôi là người Miến-điện, viện chủ Sayadaw U Eindasara ở Rangoon và viện chủ Sayadaw U Awthada ở Henzada. Hai ngài là sư Phật giáo Nguyên thủy, nhưng giảng dạy Phật pháp theo lối không chính thống và rất năng động. Hai ngài tách rời khỏi lề lối cổ truyền là nhấn mạnh phương pháp ngồi thiền, thay vào đó hai ngài đặt trọng tâm vào cách 'nhìn thẳng vào bên trong và thực tập tỉnh giác trong mọi sinh hoạt thường ngày'.
Mục
Dr. Thynn Thynn.,
TRÍCH ĐOẠN,
VĂN
Trích đoạn sách " Mạng lưới tư tưởng và Thiền" Krishnamurti
“MẠNG LƯỚI TƯ TƯỞNG VÀ THIỀN” được hình thành từ hai tác phẩm riêng biệt trong dòng sách chính thức của Krishnamurti đã được công bố và giữ bản quyền bởi hai cơ sở Krishnamurti ở hai nước và vào những thời điểm khác nhau.
MẠNG LƯỚI TƯ TƯỞNG (nguyên tác: The Network Of Thought) được công bố và giữ bản quyền năm 1982 bởi cơ sở Krishnamurti ở Hoa Kỳ).
TỪ BỎ
Từ bỏ là con đường duy nhất qua đó những người đã biết tới thực tại tối thượng đã đi vào trong bất tử.
Từ "từ bỏ" này là rất phức tạp. Điều thoáng tới trong tâm trí bạn khi bạn nghe nó không phải là nghĩa đúng đâu. Nghĩa chung của từ bỏ là ở chỗ bạn từ bỏ của cải của mình. Bây giờ hiểu được điều này sẽ là tốt.
Từ "từ bỏ" này là rất phức tạp. Điều thoáng tới trong tâm trí bạn khi bạn nghe nó không phải là nghĩa đúng đâu. Nghĩa chung của từ bỏ là ở chỗ bạn từ bỏ của cải của mình. Bây giờ hiểu được điều này sẽ là tốt.
Mục
Osho,
TRÍCH ĐOẠN
KHÔNG bị lầm lạc giữa một rừng TƯ TƯỞNG
Melbourne, ngày 25 – 10 – 2012
Kính thưa Thầy,
Thời gian gần đây con có đọc một số bài viết trên mạng Internet của nhiều người tranh luận với nhau rất kịch liệt về hiện tượng một số Đạo Sư xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.
Cảnh đẹp mùa thu - THIỀN NGÔN
KRISHNAMURI nói về SỰ CÔ ĐƠN
Bạn có biết nổi cô đơn có nghĩa là gì không và bạn có ý thức rõ về nó hay không? Tôi rất nghi ngờ về điều đó, bởi vì chúng ta đã bóp nghẹt bản thân mình trong các hoạt động, trong sách vở, trong các mối quan hệ, trong những ý niệm, mà những thứ này thực ra ngăn cản chúng ta có thức giác về trạng thái cô đơn.
GIẢI NGHIỆP (câu chuyện về kẻ trộm)
Một thầy vĩ đại, Nagarjuna, được một kẻ trộm lớn hỏi...
Kẻ trộm này đã nổi tiếng khắp vương quốc và anh ta cũng láu lỉnh, thông minh tới mức anh ta chưa bao giờ bị bắt cả. Mọi người đều biết - anh ta thậm chí đã từng đánh cắp từ kho báu của nhà vua, nhiều lần rồi - nhưng họ không thể nào bắt được anh ta. Anh ta lảng tránh cực giỏi, một nghệ nhân bậc thầy.
Anh ta hỏi Nagarjuna, "Thầy có thể giúp được tôi không? Tôi có thể gạt bỏ được việc ăn trộm của mình không? Tôi cũng có thể trở nên im lặng và phúc lạc như thầy không?" Điều đó đã xảy ra trong hoàn cảnh nào đó.
BẤT KHẢ THUYẾT
Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
CÁI CHẾT VÀ SỰ SỐNG BẤT DIỆT
Khi bạn đi ngang qua một khu rừng nguyên sinh, chưa bị ô nhiễm hay xâm phạm bởi con người, bạn không chỉ có cảm nhận rằng đời sống chung quanh rất giàu có và đa dạng. Bạn sẽ đồng thời gặp những thân cây gãy đổ ngả nghiêng và những gốc cây đang mục nát, những chiếc lá bị thối rữa, những xác thú vật chết đang bị phân họai. Bất kỳ chỗ nào bạn để mắt nhìn, bạn sẽ thấy cái Chết và sự Sống đan quyện vào nhau.Tuy nhiên, khi nhìn kỹ hơn, bạn sẽ khám phá được rằng gốc cây đang mục nát và những đám lá thối rữa kia không những đang làm cho sự sống được tiếp diễn mà chính những gì đang mục rữa đó cũng tràn trề sự sống.
Mục
Eckhart,
TRÍCH ĐOẠN
Niết-bàn sinh tử thị không hoa
Ngày ........ tháng ........ năm ........
Pháp đệ thương mến,
Kể từ khi pháp nạn, hoàn cảnh đưa đẩy chúng mình phải rời am tranh bên đồi mây vắng, chia tay nhau mỗi người một ngã, như cánh nhạn lạc đàn từ giã quê hương đi tìm xứ lạ.
Hình ảnh ấy đã làm sống lại kỷ niệm ngày xưa, chắc đệ còn nhớ, một buổi chiều thu thật buồn và đẹp, huynh đệ mình đứng tựa hiên tây, ngắm cảnh hoàng hôn đang buông theo dòng nước lung linh xuôi về biển cả... Bỗng trong không khí tịch liêu đó, một con nhạn lạc đàn vươn cánh bay cao, vẽ ngang nền trời lam một làn khói bạc. Và vô tình, từ đỉnh Bạch Vân một cụm mây cô đơn len khỏi đồi cao bay ra đồng nội. Lúc đó huynh chợt nhớ đến câu thơ:
Cái đang là - CHƠN VỌNG (Krishnamurti - Viên Minh)
-
.Cái hoàn hảo - Cái đang là(Trích: Bút Hoa)
Tác giả: Krishnamurti
Dịch giả: Ẩn Hạc
...Kỳ dị thay, chúng ta luôn luôn tìm kiếm sự hoàn hảo trong một cái gì đó; điều này cho chúng ta phương tiện để hoàn thành, và thích thú về sự hoàn thành chắc chắn là lòng kiêu mạn. Kiêu hãnh thì thô bạo dưới mọi hình thức, và đưa đến tai họa. Ham muốn hoàn thành, bên trong lẫn bên ngoài, đều phủ nhận tình yêu và vắng bóng tình yêu, dù ta có làm gì đi nữa, mất mát và đau khổ sẽ ở đó. Tình yêu không hoàn hảo cũng chẳng bất toàn; chỉ khi tình yêu vắng bóng mới phát sinh hoàn hảo và bất toàn. Tình yêu không bao giờ tìm cầu một thứ gì hết; không tự muốn hoàn hảo. Tình yêu là ngọn lửa không khói; trong nỗ lực hướng đến hoàn hảo có cả một đống khói lớn; lúc đó hoàn hảo chỉ ở trong nỗ lực và đã biến thành máy móc, càng ngày càng hoàn toàn hơn trong thói quen, trong mô phỏng, và sinh ra lo sợ càng lớn mãi.
Lắng nghe AUDIO THIỀN (Thầy Viên Minh)
SỰ NỞ HOA CỦA TÂM THỨC NHÂN LOẠI
Mục
Eckhart,
TRÍCH ĐOẠN
4 phút 33 giây - ZEN
20 câu nói về Tâm Linh (Eckhart Tolle)
Mục
Eckhart,
LỜI HAY Ý ĐẸP,
Thiền Ngôn
Thiền Là Gì? (Osho)
Mục
Osho,
TRÍCH ĐOẠN
Thiền là gì? (KRISHNAMURTI)
Tâm thiền là vắng lặng nhưng không phải là sự yên lặng mà tư tưởng có thể nhận thức được. Thiền không phải là cái vắng lặng của một buổi tối. Nó thật sự vắng lặng khi tất cả những tư tưởng, lời nói và nhận thức hoàn toàn ngừng bặt. Tâm thiền này là tâm tôn giáo mà không bị quản thúc bởi một tôn giáo hay bất cứ một hình thức lễ nghi nào. |
Đừng hiểu lầm TINH TẤN
Không buông theo ngã dục
Luôn tùy thuận pháp hành
Đó chính là tinh tấn
Tích cực sống nhiệt thành
Viên Minh
...Tích cực hay cần mẫn chín chắn đúng mức được gọi là chánh tinh tấn, một trong bốn yếu tố quyết định để hoàn thành mọi việc:
1) Nguyện vọng chính đáng
2) Tinh cần đúng mức
3) Chuyên chú nhất tâm
4) Thông hiểu sự lý của tiến trình thực hiện
Đầy đủ bốn yếu tố này chúng ta có thể thực hiện thành công bất cứ việc gì dù khó đến đâu nên được gọi là bốn pháp như ý. Giả sử chúng ta luôn ấp ủ một nguyện vọng chính đáng và đã hiểu biết thành thạo sự việc, mà thiếu nỗ lực thích ứng thì cũng không thực hiện được nguyện vọng một cách như ý được.
1) Nguyện vọng chính đáng
2) Tinh cần đúng mức
3) Chuyên chú nhất tâm
4) Thông hiểu sự lý của tiến trình thực hiện
Đầy đủ bốn yếu tố này chúng ta có thể thực hiện thành công bất cứ việc gì dù khó đến đâu nên được gọi là bốn pháp như ý. Giả sử chúng ta luôn ấp ủ một nguyện vọng chính đáng và đã hiểu biết thành thạo sự việc, mà thiếu nỗ lực thích ứng thì cũng không thực hiện được nguyện vọng một cách như ý được.
Krishnamurti nói về cái chết
Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 1984
|
Tiến Trình Tâm (Citta vīthi) và Tâm (Citta)
Tiến trình tâm, tiếng Pāḷi gọi là Citta vīthi. Vīthi nghĩa là lộ trình, là sự diễn biến, hay dòng diễn tiến. Citta là tâm. Tâm tức là thức. Có sáu thức. Mặc dù 900 năm sau Đức Phật Niết-bàn, Thế Thân giới thiệu thêm hai thức là Mạt-na và A-lại-da, nhưng hai thức này không có gì mới lạ, nó nằm trong tiến trình tâm ngang qua sáu thức mà chúng ta sắp nói đến.
Lặng ngắm thiên nhiên (Eckhart Tolle)
Chiêm Ngưỡng Bảo Tháp Bửu Long - Cái thực và Kinh Điển
Thầy chỉ dạy CÁI THỰC
Kiến thức chẳng cần nhiều
Chỉ nhớ mỗi một điều
Trở về là THẤY PHÁP.
Đừng tìm kiếm đâu xa
Thấy là MINH là ĐẠO
Là Niết-bàn, không ta
Tự do ngoài vọng ảo.
Tuệ Trung
Bản Chất Chân Thật ( Eckhart Tolle)
“Sức mạnh lớn nhất là có thể chịu được không là gì cả”
Vô minh là không thấy tính không của thực tại mà lại thấy thành cái ta ảo tưởng nên sinh ra chấp ngã, còn ái dục là cái ngã ấy muốn thực tại trở thành “vật” mà mình quy định nên sinh ra chấp pháp. Một khi đã chấp ngã chấp pháp thì bắt đầu tạo tác để trở thành, có trở thành thì có thời gian, có nhân quả, nghiệp báo, có sinh tử và tất nhiên có phiền não khổ đau.
Chiêm ngưỡng hoa sen - Những đoạn văn hay
Cận Tử Nghiệp
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ thầy!Con tạ ơn thầy đã luôn tận tình giải tỏa thắc mắc ở những thư trước của con. Thầy ơi! Hiện tại ba con bị bệnh xơ gan cổ trướng, khó có thể qua khỏi. Giờ ba đã yếu lắm rồi. Con biết một ngày rất gần đây thôi, ba sẽ ra đi. Con đọc sách thấy người ta nói ý niệm cuối cùng rất quan trọng đối với việc tái sanh của người mất. Xin thầy cho con biết: "Con phải làm sao để giúp ba con giữ được thần thức tỉnh táo khi sắp mất ạ?" Con xin tri ân thầy!
Tánh Biết BANKEI
Tánh Biết hồn nhiên thật tinh khôi.
Có sẳn trong tâm khắp mọi loài.
Thấy biết trong ngoài đều minh bạch
Niết Bàn thanh tịnh chẳng xa xôi.
Cùng Ngắm Bonsai - Những điều Thầy dạy
Biến Cố 21.12.12 ???
Mến chào các bạn, mấy hôm nay Cội Nguồn nhận rất nhiều mail về tiên đoán những biến cố sẽ xãy ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2012.
Mộc mạc
Mộc mạc là giản dị: sống cuộc sống giản dị. Cuộc sống giản dị là gì? Nó giống như cuộc sống của đứa trẻ - bạn tận hưởng mọi thứ, nhưng bạn không níu bám.
Mục
Osho,
TRÍCH ĐOẠN
Ốc Đảo Tự Thân (Hỏi Đáp)
VỊ THẦY GỐC
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! Con có một câu hỏi canh cánh bấy lâu, mong được Thầy từ bi chỉ dạy. Làm thế nào để nhận ra ai là vị Thầy gốc của mình (Thầy của mình từ nhiều kiếp trước)? Đâu là kết nối nghiệp mà mình phải theo (Thiền tông, Mật tông, hay Tịnh độ? Nếu là Mật tông thì theo dòng truyền thừa nào?). Con đang theo Mật tông nhưng vẫn băn khoăn không biết con đường mình đi có đúng với căn cơ, duyên nghiệp của mình hay không?
Con kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe, an lạc!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)