Bản Ngã và Sự Giáo Dục
Bản ngã của một người được hình thành bởi sự giáo dục của gia đình, trường sở, tôn giáo, xã hội v.v... cộng với sự tập thành do thói quen, tình cảm, lòng ham muốn và sự ngu muội của mỗi cá nhân, khiến họ trở thành những “kẻ xa lạ” như Albert Camus nói. Xa lạ là xa lạ với chính bản chất đích thực của mình. Cho đến khi con người thật hoàn toàn tê liệt thì kẻ xa lạ cũng đã chiếm ngự hoàn toàn, lúc đó ta hoàn toàn nô lệ cho kẻ chiếm ngự ta.
Gương soi
Tuy nhiên, "mặt nạ" của ta cũng có lúc bị rơi xuống, hay ta quên không mang nó lên, lúc đó ta mới thoáng thấy hình dáng thực sự của nó ra sao. Thường thì sự thật quá đau lòng đến nỗi ta không chịu đựng được. Ta vội vã che đậy nó lại. Vì chúng ta đã quen thay đổi mọi thứ đến nỗi ta không thể chấp nhận chính chúng ta. Trong lúc đó, dưới tấm mặt nạ, gương mặt thật của ta đang thối rữa vì thiếu không khí, ánh sáng, vì chúng ta không bao giờ nghĩ đến việc lau chùi nó cho sạch sẽ.
Làm tĩnh lặng tâm trí
Phật không thuyết giảng niềm tin nào - tin vào Thượng đế, cõi trời hay địa ngục. Toàn thể nhấn mạnh của ông ấy là tạo ra không gian im lặng bên trong bạn. Bạn đã đầy tri thức; bạn không cần nhiều tri thức nữa. Bạn cần nhiều hồn nhiên. Bạn cần hồn nhiên như đứa trẻ nhỏ. Bạn cần nhiều ngỡ ngàng, nhiều kính nể, nhiều rõ ràng.
Và tất cả những điều này tới với bạn khi tâm trí im lặng. Khi tâm trí im lặng bạn trong giao cảm với sự tồn tại; khi tâm trì ồn ào bạn bị ngắt ra. Ồn ào riêng của bạn vận hành như bức tường quanh bạn. Im lặng là cây cầu; tri thức, ồn ào, là rào chắn. Và mọi tri thức đều tạo ra ồn ào trong bạn. Bạn càng biết nhiều, bạn càng trở nên được thấm nhuần, bạn càng đầy rác rưởi, đồ đồng nát.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)