Tiếng cây lá chuyển mùa

Bà Darlene Cohen, một vị giáo thọ của thiền viện San Francisco Zen Center, có chia sẻ như sau về những biến đổi của cuộc sống.
Thân ta hiểu rõ lý vô thường
“Ba tôi, qua đời với chứng bệnh ung thư ruột già. Có lần trong lúc bị hành hạ với căn bệnh, ông quay sang bảo tôi, ‘Nhớ đừng bao giờ già nghe con!’ Câu nói ấy của ông mỉa mai ở điều là: làm như người ta có thể tránh được tuổi già vậy. Ba tôi thì lúc nào cũng thường hay tự châm biếm cái tuổi già của mình, ông nói ‘Ba già lắm rồi, Ba quen biết với cả cha mẹ của Thượng Đế!’

Thiền như việc lau sạch bụi

Ý nghĩ giống như bụi bặm, bám lấy tấm gương tâm trí. Ý nghĩ, ham muốn, tưởng tượng, kí ức - tất cả đều là hình dạng của bụi bặm. Bởi vì chúng, sự thuần khiết của tâm trí bị mất. Bởi vì chúng, khả năng phản xạ, phẩm chất tựa tấm gương của tâm trí bị mất. Cần có việc lau chùi liên tục.
Cho nên, thiền không phải là cái gì đó bạn làm một lần rồi quên đi, bởi vì từng khoảnh khắc cuộc sống bạn cứ dính bụi bặm. Điều đó cũng giống như khách lữ hành đi du hành. Mỗi ngày người đó lại bị bụi bặm dính vào trên quần áo mình, trên thân thể mình. Mọi ngày người đó đều phải tắm để lau sạch người mình. Ngày hôm sau người đó sẽ lại bị dính bụi.

Đừng Làm Một Vị Phật

Dù chúng ta có học bao nhiêu giáo pháp, chúng ta cũng chẳng đạt đến sự hài lòng nào nếu chúng ta không tự thân chứng ngộ sự thật tuyệt đối trong tâm và trái tim của mình.
Một trái táo là thứ ta nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng ta không thể nếm được vị của nó bằng mắt. Mắt chỉ nhìn thấy bề ngoài trái táo. Ta không thể nhìn thấy vị của nó, vị của nó có ở bên trong nó. Chỉ có cách là ta cầm lấy nó và ăn nó thì mới tự mình nếm được mùi vị của nó.

TÍN TÂM MINH

Tín Tâm Minh là bài minh luận về lòng tin. Tác giả là Tăng Xán (… - 606), tổ thứ ba của Thiền Trung Hoa, đời nhà Tùy.
Minh là bài răm, chép lại hoặc khắc in để ghi nhớ, và ở đây là bài tự thuật lại kinh nghiệm của bản thân mình. Tín Tâm là lòng tin. Nhưng ở đây không phải là lòng tin thường, thường gọi là tín ngưỡng. Thiệt vậy, đem chữ “tín” ghép vào chữ “tâm”, người xưa đã phá hết giới hạn của lòng tin mà trực tiếp nhắm ngay vào trung tâm điểm của sanh hoạt đạo giáo. Nhứt là từ ngày bồ tát Mã Minh viết bộ sách “Đại Thừa khởi tín luận” (luận về sự phát khởi lòng tin theo giáo lý Đại Thừa) thì chữ “tín” mang thêm một màu sắc siêu hình và tuyệt đối của phép nội quán, và có thể coi như là đồng nghĩa với “ngộ”. Và “ngộ” ấy chẳng phải cái gì khác hơn là “khởi tín”.

Trăng xưa vẫn một vầng trăng


Buổi sáng bước ra khỏi phòng, bãi cỏ xanh trải dài đến tận cuối chân trời. Phía xa kia là một dãy núi nằm yên trong sương mờ. Cơn mưa nhỏ chiều qua đã tạnh, tôi thấy những giọt nước còn đọng trên một tờ lá lấp lánh mặt trời. Hôm qua tôi dẫn bé Duy đi xuống thăm bờ ao trong khu rừng nhỏ dưới đồi. Duy cứ lăng xăng chạy trước đòi dẫn đường cho tôi. Nó bảo nó biết đường vì đã theo các chị xuống đây nhiều lần rồi. Con đường dốc phủ một lớp những sợi lá thông khô tròn dài và nhỏ. Tôi phải bước cẩn thận vì những sợi lá thông khiến con dốc có nơi dễ trơn trợt. Thế mà Duy vẫn cứ chạy thoăn thoắt phía trước, tôi phải gọi với theo mấy lần bắt nó phải chậm lại.

Giới Thiệu Văn Học Kinh Điển Pàli

I. PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ PHẬT GIÁO BIẾN CẢI 


Phật Giáo và triết học Phật Giáo đã tồn tại và có một thứ tiếng nói riêng biệt qua chính dòng văn học Pàli. Cho nên, một chút khái niệm về dòng văn học này rất cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu về cuộc đời và nhân cách của Đức Phật cũng như nền giáo lý mà Ngài đã để lại.
Kể từ sau sự có mặt của giống dân Aryan, kinh điển Veda đã có một vị trí độc tôn trong tầng lớp xã hội thượng lưu Ấn Độ . Tín ngưỡng Veda đã được người Aryan thờ phụng trong suốt nhiều thế kỷ. Họ là một dân tộc yêu đời nên vẫn xem lời cầu nguyện là một liều thuốc trường sinh. Chấp nhận chủ trương đa thần, họ cúng bái đủ thứ thần vật vốn chỉ là những cái thường thấy nhất trong thiên nhiên. Cái gì họ cũng coi là thần tượng rồi cứ vậy mà khấn nguyện, xưng tán.

Niệm chết - Mở hội cái chết

Bất kì ai được Phật điểm đạo, điều đầu tiên là thế này: ông ấy sẽ bảo người đó đi đến chỗ dàn thiêu và quan sát một xác người đang cháy, một xác chết đang bị đốt cháy. Trong ba tháng người đó không làm gì cả mà chỉ ngồi đó và quan sát.
Phật nói, “Đừng nghĩ về nó. Chỉ nhìn nó thôi.” Và cũng khó mà không đi đến ý nghĩ rằng sớm hay muộn thân thể bạn cũng sẽ bị đem đi thiêu. Ba tháng là thời gian dài, và liên tục, cả ngày lẫn đêm, bất kì khi nào có cái xác đem đi thiêu, người tìm kiếm lại thiền. Sớm hay muộn người đó sẽ bắt đầu thấy thân thể mình trên dàn thiêu. Người đó sẽ thấy bản thân mình bị đem thiêu. Nếu bạn rất sợ chết, bạn không thể thực hiện được kĩ thuật này, vì chính cái sợ sẽ bảo vệ bạn. Bạn không thể đi vào trong nó được. Hay, bạn chỉ có thể tưởng tượng trên bề mặt, nhưng con người sâu bên trong của bạn sẽ không ở trong đó. Thế thì chẳng có gì xảy ra với bạn cả.

TÂM TỰ DỤNG - CHÁNH KIẾN - NHÂN QUẢ - BẤT NHỊ - HẠNH PHÚC

TÂM TỰ DỤNG

Hỏi: Thưa thầy xin thầy cho con hỏi về dụng tâm và tâm tự dụng. Con có những kế hoạch hoặc mục tiêu cần làm thì có cần tập trung suy nghĩ để hoàn thành không? Đôi khi con thấy để tự nhiên lại có nhiều cái hay và thuận lợi cho mình lúc làm, không cần cố gắng. Kính Thầy dạy thêm ạ!

- Thấy là chính, không thấy rõ vấn đế mới phải suy nghĩ tính toán, còn nếu đã thấy ra thì không cần suy nghĩ tính toán gì cả. Giống như trong bàn cờ ai thấy được cục diện, thì tự nhiên đi nước cờ chính xác, còn người phải ngồi suy nghĩ tính toán từng quân cờ thì càng nghĩ càng rối. Người có trình độ có cái nhìn toàn diện nên thấy hết mà không cần tính toán, ngược lại người tính toán thì chỉ thấy được cục bộ mà thôi. Khi tâm thanh thản thoải mái thấy ra vấn đề dễ hơn, còn tính toán thì đau đầu vẫn không tính ra.

11 điều lưu ý khi tập thiền

1. Đừng mong đợi bất cứ gì, bạn hãy ngồi trở lại và nhìn xem cái gì xảy ra. Hãy xem toàn bộ [thiền tập] như một thử nghiệm; hãy tham dự tích cực vào chính thử nghiệm, nhưng đừng phân tâm vào chuyện mong đợi kết quả [thiền tập]. Do vậy, bạn đừng lo lắng về bất kỳ kết quả nào, hãy để thiền tập trôi chảy theo tốc độ và hướng đi riêng của nó. Hãy để thiền tập dạy cho bạn những gì nó muốn hiển lộ cho bạn. Sự tỉnh thức khi thiền tập là để giúp bạn thấy thực tại chính xác như nó là.

Chánh niệm về lời nói - Thiền Sư Ajaan Fuang Jotiko

Ajaan Fuang là người ít nói. Ông thường chỉ nói khi cần thiết: Tùy duyên, khi cần ngài cũng có thể cho ta những lời dạy chi tiết, dông dài. Trái lại, ngài chỉ nói một, hai tiếng hay đôi khi chẳng nói lời nào. Ngài tuân theo tôn chỉ của Thiền sư Ajaan Lee rằng: “Nếu sư muốn giảng Pháp cho người, nhưng họ không muốn nghe, hay chưa sẵn sàng lãnh hội những điều sư dạy, thì dù bài Pháp định giảng có thâm thúy đến đâu, đó cũng bị coi là những lời phù phiếm, vì nó không ích lợi gì”.