Kính Viếng Tổ Đạt Ma - Bồ Đề Đạt Ma Và Giá Trị Siêu Việt Của Nền Thiền Học Việt Nam

Kính Viếng Tổ Đạt Ma

Vai đã mỏi, gót đã mòn nẻo quạnh 
Ta già đi, với từng bước trên đường
Tìm thấy gì, ngoài một vầng trăng lạnh

SÁNG TẠO - CÁCH NGHE PHÁP - THOÁT KHỎI NGŨ UẨN (THÂN KIẾN) - HỮU THỨC HÓA VÔ THỨC


SÁNG TẠO

Hỏi: Thưa Thầy, có người nói phút giây sáng tạo là trở về chính mình và người sáng tạo trong sự tỉnh thức đó cũng chính là Thượng Đế. Xin Thầy hoan hỷ giải thích, con xin thành kính tri ân Thầy!


- Khi trở về trọn vẹn với chính mình (thực tại thân thọ tâm pháp) tức trọn vẹn với Pháp. Pháp luôn mới mẻ nên khi sống thuận Pháp chính là sống sáng tạo. Sống hoàn toàn trọn vẹn với Pháp, vô vi, vô ngã gọi là Như Lai. Như Lai chính là Người Sáng Tạo mà Thiên Chúa giáo gọi là Thượng Đế. Sáng tạo không phải là sáng chế điều gì khác lạ với thiên nhiên do lý trí, do tưởng tượng của bản ngã chế tác, mà đó là sống trọn vẹn với sự vận hành luôn mới mẻ của Pháp.

Tu - Tham Thiền

Tu cùng không tu

Giảng về việc tu hành hay không tu hành, đều là lời trống không. Chúng ta nếu hiểu rõ thấu triệt chính mình có một phần tâm quang, ngay khi ấy biết rõ việc vô sự, thì sao lại bàn về tu cùng chẳng tu. Phật Thích Ca xuất gia tầm đạo, sáu năm tu khổ hạnh, bốn mươi chín ngày đêm ngồi dưới cội Bồ Đề, đến đêm cuối cùng ngắm vì sao chớp, liền ngộ đạo, nói kệ:
- Lạ lùng thay ! Lạ lùng thay ! Chúng sanh trên cõi đất đều có đầy đủ đức tướng trí huệ của Như Lai. Chỉ vì vọng tưởng chấp trước, nên không thể chứng đạo.

Sáng tạo – Bừng cháy sức mạnh bên trong

Bất kể bạn làm gì, chỉ cần bạn thực hiện một cách vui vẻ, đầy yêu thương và không nhằm mục đích kinh tế thì nó sẽ có tính sáng tạo, ngay cả việc nhỏ bé cũng trở nên vĩ đại.
Sáng tạo có nghĩa là yêu những gì bạn làm, là tận hưởng, là chào đón nó! Có thể chẳng ai biết điều đó, bởi ai lại đi ca ngợi người đã lau sàn? Lịch sử chẳng ghi nhận, báo chí cũng chẳng nêu tên hay đăng hình bạn vì những việc làm như thế. Nhưng chẳng sao hết! Giá trị nằm ngay trong chính công việc.

Tôi không tìm an lạc nữa

Sáng thứ hai, tôi hứa sẽ không tìm an lạc nữa
Cứ để lá bay, mây trôi, hoa rụng giữa bốn mùa
Nắng thì ấm, trời sẽ lạnh những ngày mưa
Bụi có vướng cũng không cần xoa phủi
Cứ nhìn và cảm nhận thôi,
mà chẳng mong chờ gì khác, như những ngày xưa

Mỗi Moment of Life của bạn hàng ngày là Thiền



Mỗi khoảnh khắc của cuộc sống của bạn là thực hành của bạn, nếu bạn muốn nhìn vào nó theo cách đó. Bạn có thể gọi nó là con đường của tantra; bạn có thể gọi nó là bất cứ điều gì bạn muốn. Nó không có vấn đề gì từ bạn sử dụng. Chỉ cần nắm bắt ý tưởng này:
Mỗi khoảnh khắc của cuộc sống là thiền định của bạn.

Có bao nhiêu cái tuệ?


Con không cần biết có bao nhiêu cái tuệ, cứ trở về trọn vẹn tỉnh thức với thân thọ tâm pháp con sẽ thấy tất cả với một sự khám phá đầy ngạc nhiên và mới mẻ. Tất cả chân lý đều có sẵn trong con, hãy thấy như nó đang là, đừng tìm kiếm mà hoá thành ảo tưởng.

Không thêm không bớt sống hồn nhiên
Tánh giác dung thông mọi não phiền
Tâm vốn sáng trong luôn tịch chiếu
Pháp thường thanh tịnh mãi uyên nguyên.


SÁNG TẠO PHÁT XUẤT TỪ THIỀN


Krishanmurti:
 Ở đây có mười lăm câu hỏi – câu hỏi nào nên đọc trước? Chúng ta có nên đọc câu hỏi đầu tiên hay không? “Thiền là gì và nó liên hệ với sự sáng tạo như thế nào?” Chúng ta có thể trả lời câu hỏi đầu tiên này hay không?

Ngộ Nhập bao sâu?

P: Thưa ngài, ta có thể ngộ nhập bao sâu?
K: Chúng ta có thể đặt câu hỏi như vầy hay không? Đa số chúng ta có một đời sống cực kỳ nông cạn và có thể sống với chiều sâu thăm thẳm và cũng có thể sinh hoạt bề mặt hay không? Tôi không chắc chắn là tất cả chúng ta đang cùng truy vấn cùng một sự việc. Chúng ta hướng đến một cuộc sống hời hợt và hầu hết chúng ta thỏa nguyện với hiện tượng đó.
  
P: Chúng tôi không thỏa mãn. Nhưng chúng ta không biết cách an trú thâm sâu

THIỀN QUÁN VỀ CÁI CHẾT VÀ VÔ THƯỜNG

Thiền quán vô thường làm cho tâm ta và pháp hòa lẫn nhau. Nếu không quán vô thường và phát sinh tuệ giác về vô thường, thì tâm ta và pháp sẽ không bao giờ lại gần nhau. Ta có thể hiểu vô thường trên bình diện trí thức, nhưng nếu không thiền quán về vô thường thì cho dù ta có tiếp nhận thêm giáo lý khác, tâm và pháp của ta vẫn không sẵn sàng hòa hợp. Nếu xét kỹ, ta sẽ thấy rằng vô thường là phương pháp tốt nhất để chuyển hóa tâm ta thành pháp thuần túy.

THỨC TỈNH VÀ SỐNG TRONG HIỆN TẠI

Bạn có thể tự nói với mình, "Không có sự đau khổ; không có gì để lo âu cả; không có gì để sợ hãi cả." Nhưng nếu bạn càng chấp chặt vào những dòng chữ nầy, chắc chắn bạn sẽ gặp những gì trái ngược lại. Đức Phật nói có sự đau khổ, nhưng Ngài cũng nói là có con đường đi ra khỏi khổ đau. Ngài nói: "Ta thuyết giảng cho chúng sanh hai điều: khổ đau và con đường đi ra khỏi khổ đau." Và Ngài dạy chúng ta về thực tại, tại đây và ngay bây giờ, chứ không phải về kiếp sau. Ngài không dạy rằng, "Nếu các con là những người con trai và con gái nhỏ ngoan ngoãn trong kiếp này, các con sẽ được hưởng phước trọn vẹn trong kiếp sau." Trái lại, Ngài dạy, "Ngay bây giờ -- tại đây và ngay bây giờ -- trí tuệ là sống trong hiện tại." Và nơi nào có trí tuệ và sự sáng suốt sẽ không còn khổ đau.

THIỀN QUÁN


THIỀN QUÁN


Đêm tịch mặc ta làm con ếch nhỏ
Ngó bóng mình vời vợi ánh trăng khuya
Nghe sinh tử đi qua từng hơi thở
Một lần đi sẽ mãi mãi không về

Tiếng cây lá chuyển mùa

Bà Darlene Cohen, một vị giáo thọ của thiền viện San Francisco Zen Center, có chia sẻ như sau về những biến đổi của cuộc sống.
Thân ta hiểu rõ lý vô thường
“Ba tôi, qua đời với chứng bệnh ung thư ruột già. Có lần trong lúc bị hành hạ với căn bệnh, ông quay sang bảo tôi, ‘Nhớ đừng bao giờ già nghe con!’ Câu nói ấy của ông mỉa mai ở điều là: làm như người ta có thể tránh được tuổi già vậy. Ba tôi thì lúc nào cũng thường hay tự châm biếm cái tuổi già của mình, ông nói ‘Ba già lắm rồi, Ba quen biết với cả cha mẹ của Thượng Đế!’

Thiền như việc lau sạch bụi

Ý nghĩ giống như bụi bặm, bám lấy tấm gương tâm trí. Ý nghĩ, ham muốn, tưởng tượng, kí ức - tất cả đều là hình dạng của bụi bặm. Bởi vì chúng, sự thuần khiết của tâm trí bị mất. Bởi vì chúng, khả năng phản xạ, phẩm chất tựa tấm gương của tâm trí bị mất. Cần có việc lau chùi liên tục.
Cho nên, thiền không phải là cái gì đó bạn làm một lần rồi quên đi, bởi vì từng khoảnh khắc cuộc sống bạn cứ dính bụi bặm. Điều đó cũng giống như khách lữ hành đi du hành. Mỗi ngày người đó lại bị bụi bặm dính vào trên quần áo mình, trên thân thể mình. Mọi ngày người đó đều phải tắm để lau sạch người mình. Ngày hôm sau người đó sẽ lại bị dính bụi.

Đừng Làm Một Vị Phật

Dù chúng ta có học bao nhiêu giáo pháp, chúng ta cũng chẳng đạt đến sự hài lòng nào nếu chúng ta không tự thân chứng ngộ sự thật tuyệt đối trong tâm và trái tim của mình.
Một trái táo là thứ ta nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng ta không thể nếm được vị của nó bằng mắt. Mắt chỉ nhìn thấy bề ngoài trái táo. Ta không thể nhìn thấy vị của nó, vị của nó có ở bên trong nó. Chỉ có cách là ta cầm lấy nó và ăn nó thì mới tự mình nếm được mùi vị của nó.

TÍN TÂM MINH

Tín Tâm Minh là bài minh luận về lòng tin. Tác giả là Tăng Xán (… - 606), tổ thứ ba của Thiền Trung Hoa, đời nhà Tùy.
Minh là bài răm, chép lại hoặc khắc in để ghi nhớ, và ở đây là bài tự thuật lại kinh nghiệm của bản thân mình. Tín Tâm là lòng tin. Nhưng ở đây không phải là lòng tin thường, thường gọi là tín ngưỡng. Thiệt vậy, đem chữ “tín” ghép vào chữ “tâm”, người xưa đã phá hết giới hạn của lòng tin mà trực tiếp nhắm ngay vào trung tâm điểm của sanh hoạt đạo giáo. Nhứt là từ ngày bồ tát Mã Minh viết bộ sách “Đại Thừa khởi tín luận” (luận về sự phát khởi lòng tin theo giáo lý Đại Thừa) thì chữ “tín” mang thêm một màu sắc siêu hình và tuyệt đối của phép nội quán, và có thể coi như là đồng nghĩa với “ngộ”. Và “ngộ” ấy chẳng phải cái gì khác hơn là “khởi tín”.

Trăng xưa vẫn một vầng trăng


Buổi sáng bước ra khỏi phòng, bãi cỏ xanh trải dài đến tận cuối chân trời. Phía xa kia là một dãy núi nằm yên trong sương mờ. Cơn mưa nhỏ chiều qua đã tạnh, tôi thấy những giọt nước còn đọng trên một tờ lá lấp lánh mặt trời. Hôm qua tôi dẫn bé Duy đi xuống thăm bờ ao trong khu rừng nhỏ dưới đồi. Duy cứ lăng xăng chạy trước đòi dẫn đường cho tôi. Nó bảo nó biết đường vì đã theo các chị xuống đây nhiều lần rồi. Con đường dốc phủ một lớp những sợi lá thông khô tròn dài và nhỏ. Tôi phải bước cẩn thận vì những sợi lá thông khiến con dốc có nơi dễ trơn trợt. Thế mà Duy vẫn cứ chạy thoăn thoắt phía trước, tôi phải gọi với theo mấy lần bắt nó phải chậm lại.

Giới Thiệu Văn Học Kinh Điển Pàli

I. PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ PHẬT GIÁO BIẾN CẢI 


Phật Giáo và triết học Phật Giáo đã tồn tại và có một thứ tiếng nói riêng biệt qua chính dòng văn học Pàli. Cho nên, một chút khái niệm về dòng văn học này rất cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu về cuộc đời và nhân cách của Đức Phật cũng như nền giáo lý mà Ngài đã để lại.
Kể từ sau sự có mặt của giống dân Aryan, kinh điển Veda đã có một vị trí độc tôn trong tầng lớp xã hội thượng lưu Ấn Độ . Tín ngưỡng Veda đã được người Aryan thờ phụng trong suốt nhiều thế kỷ. Họ là một dân tộc yêu đời nên vẫn xem lời cầu nguyện là một liều thuốc trường sinh. Chấp nhận chủ trương đa thần, họ cúng bái đủ thứ thần vật vốn chỉ là những cái thường thấy nhất trong thiên nhiên. Cái gì họ cũng coi là thần tượng rồi cứ vậy mà khấn nguyện, xưng tán.

Niệm chết - Mở hội cái chết

Bất kì ai được Phật điểm đạo, điều đầu tiên là thế này: ông ấy sẽ bảo người đó đi đến chỗ dàn thiêu và quan sát một xác người đang cháy, một xác chết đang bị đốt cháy. Trong ba tháng người đó không làm gì cả mà chỉ ngồi đó và quan sát.
Phật nói, “Đừng nghĩ về nó. Chỉ nhìn nó thôi.” Và cũng khó mà không đi đến ý nghĩ rằng sớm hay muộn thân thể bạn cũng sẽ bị đem đi thiêu. Ba tháng là thời gian dài, và liên tục, cả ngày lẫn đêm, bất kì khi nào có cái xác đem đi thiêu, người tìm kiếm lại thiền. Sớm hay muộn người đó sẽ bắt đầu thấy thân thể mình trên dàn thiêu. Người đó sẽ thấy bản thân mình bị đem thiêu. Nếu bạn rất sợ chết, bạn không thể thực hiện được kĩ thuật này, vì chính cái sợ sẽ bảo vệ bạn. Bạn không thể đi vào trong nó được. Hay, bạn chỉ có thể tưởng tượng trên bề mặt, nhưng con người sâu bên trong của bạn sẽ không ở trong đó. Thế thì chẳng có gì xảy ra với bạn cả.

TÂM TỰ DỤNG - CHÁNH KIẾN - NHÂN QUẢ - BẤT NHỊ - HẠNH PHÚC

TÂM TỰ DỤNG

Hỏi: Thưa thầy xin thầy cho con hỏi về dụng tâm và tâm tự dụng. Con có những kế hoạch hoặc mục tiêu cần làm thì có cần tập trung suy nghĩ để hoàn thành không? Đôi khi con thấy để tự nhiên lại có nhiều cái hay và thuận lợi cho mình lúc làm, không cần cố gắng. Kính Thầy dạy thêm ạ!

- Thấy là chính, không thấy rõ vấn đế mới phải suy nghĩ tính toán, còn nếu đã thấy ra thì không cần suy nghĩ tính toán gì cả. Giống như trong bàn cờ ai thấy được cục diện, thì tự nhiên đi nước cờ chính xác, còn người phải ngồi suy nghĩ tính toán từng quân cờ thì càng nghĩ càng rối. Người có trình độ có cái nhìn toàn diện nên thấy hết mà không cần tính toán, ngược lại người tính toán thì chỉ thấy được cục bộ mà thôi. Khi tâm thanh thản thoải mái thấy ra vấn đề dễ hơn, còn tính toán thì đau đầu vẫn không tính ra.

11 điều lưu ý khi tập thiền

1. Đừng mong đợi bất cứ gì, bạn hãy ngồi trở lại và nhìn xem cái gì xảy ra. Hãy xem toàn bộ [thiền tập] như một thử nghiệm; hãy tham dự tích cực vào chính thử nghiệm, nhưng đừng phân tâm vào chuyện mong đợi kết quả [thiền tập]. Do vậy, bạn đừng lo lắng về bất kỳ kết quả nào, hãy để thiền tập trôi chảy theo tốc độ và hướng đi riêng của nó. Hãy để thiền tập dạy cho bạn những gì nó muốn hiển lộ cho bạn. Sự tỉnh thức khi thiền tập là để giúp bạn thấy thực tại chính xác như nó là.

Chánh niệm về lời nói - Thiền Sư Ajaan Fuang Jotiko

Ajaan Fuang là người ít nói. Ông thường chỉ nói khi cần thiết: Tùy duyên, khi cần ngài cũng có thể cho ta những lời dạy chi tiết, dông dài. Trái lại, ngài chỉ nói một, hai tiếng hay đôi khi chẳng nói lời nào. Ngài tuân theo tôn chỉ của Thiền sư Ajaan Lee rằng: “Nếu sư muốn giảng Pháp cho người, nhưng họ không muốn nghe, hay chưa sẵn sàng lãnh hội những điều sư dạy, thì dù bài Pháp định giảng có thâm thúy đến đâu, đó cũng bị coi là những lời phù phiếm, vì nó không ích lợi gì”.

HIỂU BIẾT TRỌN VẸN

Chúng ta đang thực hành Thiền Minh Sát, trên nền tảng chánh niệm, có nghĩa là thiết lập chánh niệm vững chắc trên bốn nền tảng thân, thọ, tâm, pháp. Vậy khi thực hành, đặt căn bản trên chánh niệm, chúng ta quán sát sự vật tức là quán sát vật chất và tâm (ngũ uẩn). Chữ Pāḷi thường dùng để chỉ chánh niệm là Vipassanā hay Satipaṭṭhāna. Chữ Vipassanā có nghĩa hẹp hơn chữ Satipaṭṭhāna nhưng đôi khi chúng ta dùng hai chữ này cùng nghĩa. Ai cần phải hành Thiền Minh Sát? Thực hành Vipassanā hay thực hành Thiền Minh Sát là để thanh lọc bệnh của tâm có nghĩa là để thanh lọc tâm khỏi các phiền não. Bởi vì mọi người đều có phiền não, nên ai cũng cần hành Thiền Minh Sát.

THU THÚC LỤC CĂN - BỐ THÍ BA-LA-MẬT - NĂNG LƯỢNG

THU THÚC LỤC CĂN

Hỏi: Thưa Thầy, khi ăn nhận biết các vị mặn, ngọt, chua, chát, v.v… nhưng nếu thấy ngon thì có mất chánh niệm tỉnh giác không ạ? Thấy ngon có phải “cho là ngon” không ạ? Có vị tỳ khưu đã trộn lẫn thức ăn để không còn nhận ra các mùi vị. Đó có phải là kiềm chế, đánh lừa giác quan không và có trái với lẽ tự nhiên không ạ? Ai không ham thích ăn, ăn để sống chứ không sống để ăn thì ít bị dính mắc. Nhưng khi nghe, khó có thể chối bỏ tác dụng tinh tế, sâu rộng khó lường của âm nhạc nên đôi khi cảm thấy xúc động thì có phải là mất chánh niệm tỉnh giác không? Vậy những người làm việc trong lãnh vực âm nhạc có vấn đề trong việc tu tập không? Con kính xin Thầy giảng về việc thu thúc lục căn. Con cám ơn Thầy ạ!

Giải thoát khỏi mọi hành vi vị ngã mà không có cố gắng

Tất cả mọi tìm kiếm để thấy biết, tất cả mọi sự căng thẳng giả tạo về cảm giác – bằng những chất ma túy, bằng những giới luật, bằng những nghi thức lễ bái, sùng thượng, bằng cầu nguyện – đều toàn là hành vi vị ngã.

                             ◀◀  ⚫ ▶▶
        
Câu hỏi được đặt ra là: có thể nào giải thoát khỏi mọi hành vi vị ngã mà không có cố gắng, không nỗ lực giải trừ nó, để rồi tạo nên vấn đề không? Tôi hy vọng đã đặt câu hỏi rõ ràng, bằng không thì những điều được trình bày kế tiếp sau đây sẽ thiếu minh bạch hoàn toàn. Danh từ "tham thiền", đại khái, có nghĩa là suy xét một điều gì, khám phá nó, dừng lại với nó; hoặc cũng có thể danh từ ấy chỉ một tâm thái chiêm ngưỡng trong đó không có tư tưởng. Danh từ ấy rất ít có ý nghĩa đối với phần đất này của thế giới, nhưng nó mang một nghĩa lý phi thường ở Đông phương. Người ta đã viết nhiều về đề tài này, có nhiều trường phái giảng dạy những phương pháp và những hệ thống khác biệt về tham thiền. Theo tôi, tất cả những cái đó đều phải là tham thiền. Tham thiền là tự "làm trống rỗng" tâm thức mình, chứ ta không thể tự cưỡng bách làm trống rỗng tâm thức mình bằng cách thực hành một phương pháp, theo một trường phái hay hệ thống.

CHÁNH NIỆM - TÀM QUÝ


CHÁNH NIỆM

Hỏi: Thưa Thầy, nếu như mình làm việc gì sai xấu thì sự tập trung đó không được gọi là chánh niệm vì chánh niệm chỉ sử dụng cho việc làm đúng tốt thôi phải không ạ?

- Đối tượng của chánh niệm là thực tánh. Khi làm việc xấu thì đã là tà niệm rồi làm sao có chánh niệm được, thậm chí lúc đó dù có tập trung tâm ý (định) đi nữa cũng không phải là chánh định. Ngay cả, trong chánh niệm vẫn có những mức độ khác nhau. Chánh niệm ở mức độ ý thức thường chỉ thấy đối tượng khái niệm tục đế, khi ý thức ở mức độ tri kiến thanh tịnh thì mới tương thông với tánh biết. Lúc đó chánh niệm bước qua một mức độ khác đó là chánh niệm của tánh biết thấy được thực tánh Chân đế, hay còn gọi là thấy Sự Thật.

Sát na định - Định tĩnh lặng


Định vừa đủ để một sát-na tâm trụ lại giữa sự sinh diệt chớp nhoáng gọi là sát-na định (khaṇika samādhi). Định này chỉ cần một khoảnh khắc cực kỳ ngắn ngủi đủ để trọn vẹn với từng sát-na sinh-trụ-diệt trong diễn biến của tiến trình tâm trên một đối tượng, nếu định quá kiên cố và lâu dài (an chỉ định) thì không nắm bắt được loại đối tượng này.

NGẮM NHÌN TĨNH TẠI - Ai cũng có thể Thương Yêu

Quyển Ngắm Nhìn Tĩnh Tại gồm những bài viết chia sẻ về kinh nghiệm thiền tập. Sách được chia ra làm 4 phần: Buông xả, Có mặt, Tỉnh giác  Hiểu thương, mỗi như một bước chân nhỏ trên con đường trở về nhà.
1.  Buông xả. Đây là bước đầu của sự trở vềBuông xả ở đây là buông xả cái tâm mong cầu, nắm bắt vào một hạnh phúc hoặc ôm giữ một khổ đau nào đó của mình. Buông xả không có nghĩa là buông lung hoặc cố gắng làm một điều gì đó đặc biệt, mà là một thái độ của tâm biết quay về trọn vẹn trong sáng với những gì đang có mặt. Và cứ để chúng đến đi tự nhiên như mây bay trên đầu núi.
Kìa mây giăng trên núi
A, xuống cho thầy hay
Ơ mà thầy đang ngủ
Thôi cứ để mây bay
(Viên Minh)

BIẾT - THẤY - TƯỞNG - CHÁNH TƯ DUY


CÁI BIẾT

Hỏi: Thưa Thầy, khi vọng tưởng nhiều chỉ cần biết thôi đúng không ạ? Nhưng làm sao để tâm biết ấy thấy ra thực tánh chân đế?

- Tâm biết có hai phương diện: Tánh biết và tướng biết. Tánh biết vốn không sinh diệt, còn tướng biết tuỳ đối tượng mà có sinh diệt. Khi khởi tâm muốn biết tức đã rơi vào tướng biết sinh diệt. Khi tâm rỗng lặng hồn nhiên, tướng biết không dao động thì tánh biết tự soi sáng. Lúc đó tánh biết và tướng biết tương thông, vì tâm chưa bị cái “ta biết” che lấp, sai sử. Cho nên ngay cả đứa bé khi va chạm liền biết đau, khi đói liền biết bú v.v....
Nói cách khác, do bản ngã tham sân si, do tư tưởng, quan niệm, che lấp tâm biết nên mới sinh ra nhận thức và hành vi sai lầm, đưa đến phiền não khổ đau.

Những mẩu chuyện và lời dạy của Ngài Munindra

Ngài Munindra luôn nhắc nhở rằng chánh niệm là để thấy được sự thật trong từng giây phút. Thầy bảo Oren Sofer, “Cái gì đang xảy ra, đó là sự thật. Trong giây phút này, nếu tâm bạn bị xao lãng, đó cũng là sự thật. Hãy chấp nhận nó.”


Pháp Hành Đơn Giản 

Ngài Munindra luôn đề cao tính giản dị và thư thái. Joseph Goldstein nghĩ có lẽ Thầy đã lập lại hàng nghìn lần câu “Hãy giản dị và thư thái. Hãy chấp nhận mọi thứ y như chúng đang hiển bày”.

Hòa thượng Kim Triệu kể lại những sự liên hệ giữa ngài và thiền sư Munindra trong thập niên 1960 tại Ấn Độ

Tưởng niệm Anāgārika Munindra là ôn lại tấm gương cao đẹp của một bật thầy tràn đầy trí tuệ và từ bi.
Ngài Munindra là một trong những thiền sư Á châu ưu tú nhất trong kỷ nguyên truyền bá Phật pháp sang Âu Mỹ đồng thời cũng là một du sĩ Ấn độ đầu tiên đem Giáo pháp Nguyên thủy trở về hoằng dương ngay tại đất nước mà đạo Phật đã khởi sanh và hầu như đã bị mai một trong gần mười thế kỷ nay. Riêng đối với Sư, Ngài không những là vị ân sư dạy thiền Tứ Niệm Xứ đầu tiên mà còn là hiện thân của một người mẹ hiền đã hết lòng bảo bọc và dạy dỗ Sư hơn chín năm trời ở Bồ đề Đạo tràng.

Tái sinh - Ý nghĩa của sự giác ngộ.

 Tái sinh

Câu hỏi: Dưới cái nhìn của Đạo Phật, nếu không có cái ngã hay một linh hồn bất tử, thì ai hay cái gì sẽ được tái sinh? Ai hay cái gì sẽ nhận hậu quả của những hành động tốt hay xấu?

Trả lời: Thật ra trong ý nghĩa tận cùng và sâu xa nhất của vấn đề, sẽ không có người nào được tái sinh hay thọ nhận kết quả của việc mình làm. Cái được tái sinh chính là tham ái được liên tục tái diễn. Vì vô minh, tham ái phát sinh, và tham ái cho chúng ta cảm tưởng là có một người nào đó đang gặp khó khăn, một người nào đó đang phiền não và khổ sở.

Ý Nghĩa bài Thơ "MỚI TINH KHÔI"


Gà con đã nở rồi
A, chào bé của tôi!
Khu vườn này cho bé
Một ngày mới tinh khôi!

Đó là một bước ngoặt trong đời sống tu tập của thầy. Trước đó thầy hiểu Đạo theo kiểu truyền thống là phải nỗ lực tu hành, phải loại bỏ cái này, phải đạt được cái kia. Khi những nỗ lực đó không tới đâu, chỉ loay hoay ở trong cái vỏ ảo tưởng của bản ngã. Đến khi có những nhân duyên đưa đến giúp thầy bừng tỉnh, cảm hứng viết bài thơ này.

Thiền sư Viên Minh - Ý Nghĩa Bài Thơ "Đúng Ngọ"

 
 
ĐÚNG NGỌ

Ta không biết đâu suối nguồn an lạc

Sáng sớm ra vườn bón đậu trồng dưa
Ta không biết đâu bến bờ diệu giác
Đúng ngọ về chùa cất cuốc ăn trưa.


TÂM TỈNH THỨC

Trong khi hành thiền, thái độ của thiền sinh rất là quan trọng, quan trọng hơn cả kỹ thuật hay pháp môn thiền. Có thái độ đúng đắn trong lúc hành thiền là điều quan trọng nhất. Cho dù vị thiền sư hướng dẫn bạn là người giỏi nhất, có pháp môn nổi tiếng nhất, và có những kỹ thuật thiền thiện xảo nhất, nhưng nếu bạn không có thái độ đúng đắn trong lúc hành thiền, bạn sẽ không thể nào tiến bộ được.
Nhiều người hành thiền với thái độ mong cầu là họ sẽ đạt được một cái gì đó hay đạt đến một cảnh giới nào đó. Điều nầy không đáng ngạc nhiên vì thái độ của những người phàm phu như chúng ta là luôn nhắm đến sự thành đạt.

Vô thường, khổ, vô ngã - Giới luật


Vô thường, khổ, vô ngã

Hỏi: Thưa Thầy, con đọc trong quyển sách hướng dẫn Thiền của Ngài U Sīlananda, Ngài nói rằng mục đích của thiền Vipassanā là thấy thực tánh “vô thường, khổ, vô ngã”. Con hiểu cụm từ này rất mù mờ, ví dụ như khổ thì không phải lúc nào cũng có để mà thấy. Kính xin Thầy dạy cho con hiểu rõ hơn về vô thường, khổ, vô ngã?

BÀI PHÁP VÔ NGÔN

... Những bài thuyết giảng bằng văn tự và lời nói là ngón tay chỉ mặt trăng, là cú gõ cửa đầu tiên. Mục tiêu thấy là mặt trăng, không phải ngón tay, là làm cho cánh cửa mở chứ không phải là gõ cửa; một khi những phương tiện có thể làm đạt được mục tiêu thì mọi sự đều tốt đẹp. Mục tiêu một đời giảng pháp của Phật không phải chỉ là chuyển những lời nói văn tự.

Tạo ra cái ngã

Đau buồn của mọi người là gì? Khổ của họ là gì? Khổ của họ là, họ đã tạo ra bản ngã. Họ phải tạo ra nó – vì họ không biết cái ta của họ, và người ta không thể sống được mà không có cái ta. Họ không biết họ là ai, và người ta không thể sống được, không thể tồn tại được, mà không biết mình là ai. Cho nên phải làm gì? Họ đã tạo ra cái ngã giả.
Tìm cái thực dường như là gian nan. Tạo ra cái ngã tổng hợp, nhân tạo, chất dẻo, dường như rất dễ dàng. Chúng ta đã tạo ra bản ngã như cái thay thế. Nó là trung tâm giả cho chúng ta cảm giác rằng chúng ta biết chúng ta là ai. Nhưng cái ngã giả này thường xuyên trong nguy hiểm. Nó là giả – nó phải liên tục được hỗ trợ.

Buông xả mới có chánh niệm


Ngày nay, dường như chánh niệm (mindfulness) được hướng dẫn để áp dụng vào trong nhiều lãnh vực, và như một phương cách giải quyết mọi vấn đề. Như mỗi khi có một cơn giận hay buồn lo nào, chúng ta thường được nhắc nhở hãy dùng chánh niệm để tiếp xúc với cơn giận ấy. Và rồi với năng lượng của chánh niệm, những khó khăn ấy sẽ được chuyển hóa.
Nhưng theo ông Andrew Olendzki điều đó có thể sẽ dẫn đến một sự hiểu lầm về chánh niệm. Vì chánh niệm không phải chỉ đơn giản là một sự chú ý đơn thuần, mere attention, về đối tượng của nó. Ông viết “Khi ta giận ta có thể biết rõ là mình đang giận. Nhưng cái biết ấy sẽ không hề mang lại một sự chuyển hóa nào… Bạn có thể chú ý đến cơn giận của mình cả ngày, và cho phép nó có mặt ‘mà không phê phán’, trong khi nó vẫn cứ thiêu đốt sâu vào con tim mình.”
Chánh niệm là một tâm hành, mental formation, và theo ông thì muốn chánh niệm có được công năng chuyển hóa ta phải hiểu rõ về sự vận hành của nó.

TẦM NHÌN THÂM SÂU VỀ THẾ GIỚI

Trong suốt cuộc đời dài hoằng pháp, Đức Phật đã linh động điều chỉnh lời giảng dạy tùy theo khả năng và nhu cầu của thính chúng. Ngài dạy những kẻ hành xử liều lĩnh nên từ bỏ những đường lối tự làm mình thất bại và nên dấn thân làm những việc thiện lành để mang lại kết quả an vui. Ngài dạy những kẻ có khuynh hướng cam chịu đầu hàng số phận rằng nỗ lực của chúng ta trong hiện tại quyết định phẩm chất của đời sống hiện tại cũng như số phận chúng ta trong tương lai. Ngài dạy những người tin tưởng sự hiện hữu của con người sẽ chấm dứt khi chết, rằng chúng sanh vẫn còn tồn tại sau khi thân hoại mạng chung và sẽ tái sanh tùy theo nghiệp của họ. Ngài dạy những người chưa đủ thuần thục để đạt được những quả vị cao hơn nên có nguyện vọng tái sanh vào cõi thiên sống cùng chư thiên, và hưởng niềm hoan lạc huy hoàng của các cõi Thiên.
Tuy nhiên, một cuộc tái sinh hoan hỷ vào cõi thiên không phải là mục đích cuối cùng mà Đức Phật giảng dạy Giáo pháp.

Đơn giản hơn ta nghĩ (Con đường hạnh phúc theo lời Phật dạy)

Tu Tập là Bình Thường 

Vài năm trước đây, khi tôi chuẩn bị đi hướng dẫn một khóa tu thiền tại một thành phố ở xa, một người trong ban tổ chức điện thoại đến hỏi xem tôi có cần những món ăn gì đặc biệt không. Tôi cám ơn sự chăm sóc của anh và giải thích cho anh ta nghe về những sở thích ăn uống của tôi. Tôi nói rằng tôi thường không ăn điểm tâm gì nhiều, nhưng thích uống cà phê mỗi buổi 10 sáng. Anh trả lời, với một giọng rất ngạc nhiên, "Bà uống cà phê?" Tôi chợt ý thức là tôi mới vừa tự thú lỗi lầm trong sự tu tập của mình với anh ta. Tôi cần phải suy nghĩ thật nhanh tìm một lối thoát, mà phải cho có tư cách nữa kìa, làm sao để vẫn giữ được cái uy tín tâm linh của mình, rằng sự thật là tôi thích uống cà phê. Tôi nghĩ người ta thường hay có một số quan niệm hơi cao kỳ về thế nào là một người "biết tu tập."

Tư Tưởng của THIỀN SƯ RYÕKAN

Tư Tưởng của THIỀN SƯ RYÕKAN [1]

Ðây là những lời Ryõkan tự viết ra riêng cho chính mình như nhắc nhở những gì không nên phạm phải mà lại như những lời khuyên bảo vô cùng chính xác cho đời thường và ngay cả những người tu hành.

Trà Đạo ngày 27.12.2016 (CÁI THẤY - Cận Tử Nghiệp)

Cái Thấy

Hỏi: Xin Thầy giải nghĩa về cái THẤY?

- Thấy có nhiều nghĩa tuỳ loại:
   • Nhục nhãn: Cái Thấy bằng mắt thường
   • Thần nhãn: Cái Thấy bằng mắt thần của Chư Thiên
   • Tuệ nhãn: Cái Thấy đúng tánh tướng thể dụng của Pháp.
   • Thiên nhãn: Cái Thấy căn nghiệp và cõi giới chúng sinh.
   • Pháp nhãn: Cái Thấy thanh tịnh, ly trần vô cấu.
   • Phật nhãn: Cái Thấy của bậc đã hoàn toàn giác ngộ.

Người bình thường thấy bằng nhục nhãn, thuộc tri giác thì tuy không chính xác nhưng vẫn trung thực, chỉ khi tưởng, thức xen vào mới có đúng sai, tốt xấu.

Tiến trình tâm của các bậc định sắc giới, định vô sắc giới hay tâm siêu thế

 Hỏi: Giữa các vị thiền sư sống liễu liễu thường tri trong thực tánh, bản tâm và các vị niệm Phật được nhất niệm thanh tịnh, liệu hai trạng thái đó có giống nhau không khi một bên phát xuất từ tự lực và bên kia từ tha lực?   
     
-Thường tri thuộc về tuệ giác, trong đó giác là chính; nhất niệm thuộc về định niệm (cận hành) trong đó niệm là chính, vì vậy, dĩ nhiên, tính chất không giống nhau. Tuy nhiên, không giống nhau chứ không chống trái nhau. Trong thiền vipassanā, hai yếu tố tỉnh giác (liễu liễu thường tri) và chánh niệm (nhất niệm thanh tịnh) không thể tách rởi nhau trong tiến trình tuệ giác.    

“Bản chất của Thượng đế”

...“Thượng đế là quyền năng vô hạn và hiện diện khắp mọi nơi, ngài hiện diện trong tất cả những sự vật. Có một chấp nhận thuộc truyền thống của từ ngữ đó cùng tất cả nội dung của nó. Liệu người ta có thể được tự do khỏi hàng triệu năm của truyền thống này – nhận biết cũng như không-nhận biết, được tự do khỏi từ ngữ đó?”
“Tại một mức độ,” tôi nói, “có thể nói rằng người ta được tự do. Nếu anh sẽ hỏi tôi liệu tôi tin tưởng Thượng đế, liệu tôi tin tưởng Krishna, Rama, hay Shiva, tôi sẽ nói không. Nhưng đó không là vấn đề rốt ráo.”

Pháp phương tiện của các vị Tổ - Khởi tâm dụng pháp


Trong Tứ Diệu Đế mặc dù đều là Sacca nhưng có hai loại khác nhau. Khổ đế và Tập đế thuộc về thế gian, còn Đạo đế và Diệt đế thuộc về xuất thế. Khổ và tập là sự thực trong thế gian chứ không thực trong chân lý xuất thế. Còn nói phi pháp là để phân biệt với chánh pháp chứ cả hai đều là pháp cả. 
Khi đang sân mà chúng ta thấy rõ trạng thái sân như thực tánh thì sẽ không có cái gọi là “tôi sân”. Không có cái tôi duy trì hay loại bỏ sân thì sân tự biến mất trong bản chất vô thường sinh  diệt của nó.

Đại Trưởng Lão Hộ Tông VANSARAKKHITA



“Người đi còn lại nụ cười
Cho yêu thương nối tình người ngàn sau
Cho cây đơm lá xanh màu
Cho trăng sáng mãi nhịp cầu thủy chung”.

Trà Đạo ngày 17.09.2017 (Chánh Kiến - “Bặt dứt tư tưởng” - Thực hành Tứ Niệm Xứ - Thực tánh và Thực tướng – Pháp và Giác ngộ Pháp)



Chánh Kiến
 
Hỏi: Thưa Thầy có phải chánh kiến được tóm tắt bằng lời Đức Phật dạy cho ông Bāhiya “trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe…” chính là toàn bộ Đạo Đế? Như vậy có phải chánh kiến thuộc tánh biết hay bao gồm cả tánh biết và tướng biết?

- Chánh kiến là thấy pháp đúng như nó là, tức thấy được thực tánh chân đế của pháp. Cho nên câu “trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe…” chính là Chánh kiến mà cũng là Đạo đế.

Trà Đạo ngày 13.09.2017 (Tâm - Sự Sợ Hãi - Y Học Trong Phật Giáo)



Tâm 

Hỏi: Kính xin Thầy khai thị cho con bài kệ 4 câu:
        “Tâm chẳng tâm gì phải gọi tâm!
          Tâm không hình mạo cứ đâu tầm
          Ba đời không thể tìm tâm được
          Phật dạy tu tâm tâm ở đâu?”
      Con xin cám ơn Thầy ạ!

- Cố tìm tâm thì không thấy tâm, vì chính tâm đang tìm nó ở bên ngoài nên không tự thấy mình được:

Trà Đạo ngày 30.03.17 (Năng lễ sở lễ - Nhu cầu và vọng cầu)


Năng lễ sở lễ

Hỏi: Kính xin sư ông dạy chúng con thế nào là:
"Năng lễ sở lễ tánh không tịch,
Cảm ứng đạo giao nan tư nghị"

- Năng lễ là người lễ bái, sở lễ là Tam Bảo, tánh không tịch là bản chất tịch tịnh vắng lặng. Tự tánh của Tam Bảo là tịch tịnh nên khi lễ bái với tâm rỗng lặng thì không còn năng và sở, cả hai đều đồng tánh tịch tịnh. Đó là sự cảm ứng đạo giao hay sự tương thông không thể nghĩ bàn. Vậy khi lễ bái Tam Bảo tâm cần rỗng lặng mới có cảm ứng nhiệm mầu.