Ý nghĩa lễ thọ Hạnh Ðầu Đà & Hình ảnh đêm Đầu-đà tại Tổ đình Bửu Long

Kinh văn ghi lại, đức Phật từng giảng dạy cho tôn giả Ānanda rằng: việc thực hành Giáo Pháp của Như Lai là cúng dường Như Lai cao thượng và thiết thực nhất. Chúng ta tôn kính Ngài, đảnh lễ và cúng dường bằng những món ngon vật lạ, hương hoa mắc tiền nhưng những thứ đó không phải là sự cúng dường đúng nghĩa, với người con Phật, việc học và hành theo con đường của Ngài chính là cách cúng dường đến Thế Tôn ý nghĩa nhất.

PHÁP NGỮ 10 - Thiền Sư Viên Minh

Bốn lãnh vực để thiết lập chánh niệm.

Bạn đã biết bốn căn bản hay bốn nền tảng của sự thiết lập chánh niệm. Sở dĩ có bốn vì có bốn loại đối tượng:

1. Quán sát thân hay niệm thân: Ðôi lúc thân không có nghĩa là toàn thể cơ thể vật chất mà là một nhóm yếu tố hay thành phần của vật chất. Hơi thở cũng được gọi là thân. Những thành phần khác của thân cũng được gọi là thân ... Chữ thân ở đây phải hiểu là tất cả những gì liên hệ với thân.

NHÌN BẰNG ĐÔI MẮT PHẬT

... Đức Thế Tôn dạy chúng ta khi nhìn vạn pháp phải nhìn bằng đôi mắt Phật. Chữ vạn pháp chỉ ra hai thể loại. Một là pháp thế gian, hai là pháp xuất thế gian...
***

ĐỨC PHẬT DẠY PHÁP THẤY TÁNH

Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát.
Bài viết này sẽ sắp xếp các lý luận sao cho thực dụng, có lợi cho tất cả những người quan tâm và muốn bước vào Thiền Tông. Tính thực dụng trong cách an tâm sẽ trình bày cụ thể, trong mức có thể được. Bản thân người viết tự xét sở học bất toàn, nên sẽ tránh ý riêng tối đa, để chủ yếu dựa vào các kinh Pali phổ biến, có sẵn với các bản Anh văn trên mạng.
Hy hữu trong đời là gặp được, tin được và tu học được Phật pháp.

THỬ TÌM MỘT HƯỚNG ĐI ĐÍCH THỰC TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Trong Lời Tựa cuốn Thiền Tông Chỉ Nam (The Compass of Zen) Thiền sư Sùng Sơn có nói: “Đức Phật dạy chúng ta muốn vượt qua đại dương sanh tử cần phải dùng “Thuyền trí tuệ”(Pràjnã-ship). Cũng giống như tất cả các con tàu đi biển, con tàu này cần có một la-bàn. Nếu không có la-bàn thì không thể nào tìm thấy điểm đến của cuộc hành trình. Điều quan trọng nhất là phải nắm rõ phương hướng. Nếu phương hướng không rõ ràng, bạn sẽ đi lang thang nhiều năm trên các đại dương thăm thẳm. Bạn sẽ dễ dàng bị lạc mất hoặc chìm đắm ở giữa lòng biển khơi, hoặc bạn sẽ hết thực phẩm, bị mắc kẹt trên một số hoang đảo. Vì vậy, không có bất cứ điều gì quan trọng hơn trên cuộc hành trình của bạn, đó là phương hướng…”

“Ngộ Đạo Thi” (悟道詩)

“Trọn suốt ngày tìm chẳng thấy Xuân.
Giày gai đạp nát đỉnh mây ngần”.


Tâm trạng người tầm đạo cũng thế, buổi đầu thường hâm hở, đi học chỗ này, hỏi chỗ kia, tìm kiếm chỗ nọ, thấy chỗ nào có linh có nghiệm thì liền tới. Họ chạy theo phong trào tu học như chạy theo thời trang, cho rằng pháp môn này cao siêu hơn lối tu kia. Thầy kia thuyết pháp hay hơn thầy nọ, đuổi bắt ngôn từ chữ nghĩa, cố chấp theo kiến giải của mình. Mặc dù mình có Tâm Bồ đề, có Tánh Phật, có thể thành Phật, có kiến thức về giáo điển, giải thông về Phật pháp, nhưng cũng phải nhờ thiện hữu tri thức khai thị mới đượcTâm thông nhận ra Chân lý...

Nhận chân khổ đế

Nó dính ngoài da rồi đi vào thịt, từ thịt nó đi vào xương. Nó như con mối ăn vào thân cây, ăn vào thớ gỗ, ăn vào trong lõi, và cuối cùng thì cây chết.
Chúng ta lớn lên như vậy. Cha mẹ chúng ta dạy cho chúng ta nắm bắt và đeo níu, gán cho mọi thứ một ý nghĩa nào đó, tin tưởng một cách chắc chắn rằng chúng ta tồn tại như một thưc thểđọc lập, và rằng mọi thứ thuộc về chúng ta. Từ khi sinh ra chúng ta đã được dạy như vậy. Chúng ta nghe những diều này được nhắc đi nhắc lại mãi, và nó đã đi sâu vào tâm thức của chúng ta và ở lại đó như một thói quen cố hữu của chúng ta. Chúng ta được dạy là phải tạo nên mọi thứ, tích lũy và giữ gìn, xem những thứ đó là quan trọng và là tài sản của mình. Đó là những gì mà cha mẹ chúng ta biết, và là những gì mà cha mẹ dạy cho chúng ta. Vì vậy nó đi vào trong tâm trí, trong xương tuỷ của chúng ta.

Vài Làn Hương Pháp - Thiền sư Kim Triệu

Hành thiền là cách sống tự nhiên với luật thiên nhiên. Chẳng hạn như khi ngồi thiền ta hay biết hết các đối tượng đang diễn ra lúc bấy giờ, đến rồi đi. Chỉ nhìn chúng một cách tự nhiên như người ngồi bên bờ sông nhìn nước sông trôi qua, mắt chỉ nhìn mà không dính mắc vào dòng nước đang thay đổi trong từng giây từng phút.

Khám phá thế nào là định & các loại định - Phân biệt Thánh Định, Chánh Định & Tà Định

 Phần lớn chúng ta hành động, nói năng, suy nghĩ một cách vô thức. Và lắm khi tưởng chừng như chúng ta hành động có ý thức, chủ động và quyết đoán, nhưng thật ra chúng ta hành động như một con rối đang bị sai khiến bởi những xung động vô thức. Có thể chúng ta vẫn có ý thức nhưng chỉ là một loại ý thức mơ hồ, nặng tính si mê, phát xuất từ vô minh, thiếu tỉnh giác mà hậu quả là chúng ta đã gây ra nhiều khổ đau phiền muộn cho mình và người. Loại ý thức này thực ra chỉ là mặt nổi rất nhỏ so với mặt chìm rộng lớn của vô thức, cũng giống như phần trên mặt nước của một tảng băng so với phần chìm bên dưới. Hoặc hơn thế nữa ý thức chỉ là một điểm tiếp xúc của tâm trên một đối tượng, giống như điểm chạm của bánh xe khi lăn trên đường. Huống chi ý thức thường là chủ quan, bị giới hạn bởi ý niệm, tư tưởng, kiến thức, quan niệm, thành kiến v.v... che lấp nên khó mà thấy biết trung thực. Chỉ khi nào ý thức được hoàn toàn thanh tịnh, trong sáng thì mới phát huy được tánh biết vô hạn của tâm...