Trong phương diện thực tánh chân đế, tâm và pháp vốn hoàn hảo, nên nếu trở về với tự tánh thì có thể lập tức "đốn ngộ" nên Pháp mới được gọi là sanditthiko, akāliko, ehipassiko... (thực tại hiện tiền, vượt khỏi thời gian, trở về là thấy...). Đó là cái ngộ của vô sư trí. Tuy nhiên, trong phương diện khái niệm tục đế thì dù có đốn ngộ vẫn phải trải qua 4 giai đoạn tiến hóa mới hoàn thành hậu đắc trí. Hai trí này phải hợp tác song song, không thể bỏ qua giai đoạn "tiệm tu" nào thì mới giác ngộ hoàn toàn được.
Bài học sinh động về giáo lý Duyên Khởi
Chư Phật không phải là những người tạo ra những thứ mới lạ, mà là người phơi bày cho thiên hạ nhìn thấy những điều vốn đã có sẳn nhưng hầu hết không thể nhìn ra. Những cái thấy đó quan trọng vì chúng giúp người thấy chấm dứt được đau khổ, cái đi ra từ những ngộ nhận. Giáo lý Duyên Khởi hay Tứ Đế cũng đều là những vấn đề của muôn thuở. Từ vô thủy đến vô chung, những nguyên tắc đó đã là luật chung của vạn hữu. Qua lời Phật, ta có thể nhìn thấy những nguyên tắc đó vốn dĩ bàng bạc khắp mọi khía cạnh của đời sống, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Trong mấy dòng chữ ngắn ngủi này, chúng tôi muốn giới thiệu đại lược về giáo lý Duyên Khởi, một vấn đề giáo lý quan trọng có thể nói là bậc nhất của Phật giáo nguyên thủy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)