Một điểm đặc biệt đáng lưu ý là trong tám muôn bốn ngàn giáo pháp của Đức Phật gồm trong Tam Tạng Kinh, Luật, và Vi Diệu Pháp không thấy đề cập đến những hình thức lễ bái, thờ phụng, cúng kính (hiểu theo nghĩa thông thường). Do đó mỗi quốc độ có một lối lễ bái cúng dường riêng. Các hình thức lễ bái này phản ảnh phong tục tập quán của từng địa phương. Cách thiết trí bàn thờ Phật, cách hành lễ, cách tụng kinh, những lễ cụ để điều hòa tiếng kinh câu kệ mỗi nơi một khác. Âm nhạc của quốc gia cũng ảnh hưởng đến lễ nghi thờ lạy ở chùa chiền. Bởi lẽ kinh điển không ấn định một hình thức lễ bái nào nên nhiều nơi, vì ảnh hưởng của các tôn giáo khác, của tục lệ cổ truyền, những nghi thức mang đầy tính cách dị đoan mê tín được thu nhập khiến người bàng quan dễ có một nhận định sai lầm về đạo Phật.
Nghĩ về ý nghĩa của Phật giáoThiền tông qua vài suy luận triết học Heidegger
...Vừa viết xong nhan đề “Nghĩ về ý nghĩa đạo Phật Thiền tông qua vài suy luận triết học Heidegger” tôi sực ý thức rằng: tôi đã viết một nhan đề trái nghịch lại hẳn với tinh thần đạo Zen (Thiền). Người nào từng thể nhập Thiền đạo đều thấy rõ ràng tôi đã sai lầm ngay từ nhan đề… Vì sao?
Thoạt tiên, chúng ta để ý đến động từ “nghĩ”. Chúng ta thường nói một cách rất bình tĩnh: “Tôi nghĩ rằng… tôi nghĩ về… thánh nhân kia nghĩ rằng… triết nhân kia nghĩ… đại nhân kia nghĩ… Sartre nghĩ…”. Động từ “nghĩ” là một động từ thông thường hằng ngày mọi người đều dùng một cách ung dung, tự tại và bình thản. Ta nào ngờ động từ “nghĩ” là một động từ rất nguy hiểm và rất tai hại.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)