Nhạc Lễ ngày nay - Nhạc cổ trong rặng thông

Kính Bạch Thầy! Theo như con biết thì Giới Bổn mà Phật dạy không cho phép các vị Tỷ-kheo đã xuất gia "múa hát và xem múa hát" nhưng không cấm đối với hàng Tại gia (ngoại trừ các ngày thọ Bát Quan Trai và từ hàng Sa-di thọ đủ 10 Giới là đã cấm tuyệt điều này). Nhưng trong quá trình hành Pháp và hoằng Pháp hiện nay, con thấy Quý Thầy cũng tham gia "quá nhiều" vào các lễ hội ca múa nhạc, đặc biệt là các ngày lễ lớn như Vu Lan hay Phật Đản vừa qua... Như vậy sẽ tạo nên nhiều bất tiện hoặc đôi khi là những sự cố ảnh hướng đến hình ảnh Trang Nghiêm và Thanh Tịnh của Tăng Già.
Như vậy, "không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin và không tăng trưởng niềm tin của những người đã có đức tin".
Kính bạch Thầy! Có cách nào để "dung hòa" giữa việc hoằng Pháp lợi sinh mà vẫn giữ gìn vẹn toàn Giới Pháp của chư Phật? Đây cũng là nỗi băn khoăn của những người chưa đủ duyên Xuất Gia như con và hết lòng lo cho vận mệnh của Chánh Pháp.
Kính chúc Thầy Pháp thể khinh an - Chúng Sinh dị độ!

Bản Nguyên - Không Có Mê Và Ngộ




Vô thường vốn lẽ diệu thường 
Tử sinh mới thấy tỏ tường vô sinh 
Hữu vô như bóng với hình 
Vô minh cùng với chữ minh một vần.

Viên Minh


An lạc vượt ngoài thế gian

Thực hành Giáo Pháp là công trình vô cùng quan trọng. Nếu không có pháp hành tất cả hiểu biết của chúng ta chỉ là hiểu biết trên bề mặt, chỉ hiểu biết cái vỏ bề ngoài. Cũng giống như ta đã có một loại trái cây nhưng chưa bao giờ ăn đến. Mặc dầu trái cây sẵn có trong tay, nhưng ta không hưởng lợi ích của nó. Chỉ bằng cách thực sự có ăn, ta mới cảm nhận được mùi vị của trái.
Đức Phật không ca ngợi những ai chỉ tin tưởng suông nơi người khác. Ngài tán dương người hiểu biết bên trong chính mình. Cũng như trái cây kia, nếu ta đã có nếm qua rồi thì không cần phải hỏi ai khác cũng đủ biết nó chua hay ngọt thế nào.

Vô thường có nghĩa là luôn mới


Anica, vô thường, là chân lý. Chân lý có mặt để chúng ta nhận chân ra nó, nhưng chúng ta thường không nhìn kỹ, nhìn rõ nó. Đức Phật nói: “Những ai thấy Pháp là thấy Ta.” Nếu chúng ta nhận ra vô thường, tính chất không chắc chắn, trong tất cả các pháp, thì tâm nhàm chán, buông xả sẽ phát sinh: “Ôi, thì cũng chỉ có thế! À, ra vậy! Thật sự cũng chẳng có gì quan trọng quá, cũng chỉ có vậy!” Tâm trở nên rất chắc chắn về điều đó: “Nó chỉ có chừng ấy!” Sau khi nhận thức được như thế, chúng ta không cần phải làm điều gì quá khó khăn trong công phu thiền quán của mình. Bất cứ điều gì chúng ta đối mặt, tâm sẽ nói: “Chỉ có thế!” và tâm dừng lại. Chấm dứt mọi chuyện. Chúng ta sẽ nhận ra rằng tất cả các hiện tượng đều giả tạo; không có gì chắc chắn hay thường hằng, mà đúng ra tất cả mọi thứ không ngừng thay đổi và có đặc tính của vô thường, khổ và vô ngã. Nó giống như một trái banh sắt đã được nung đỏ trong lò lửa. Phần nào của trái banh sắt đó không nóng? Hãy thử sờ nó đi, nếu bạn muốn. Sờ phía trên, nó nóng. Sờ phía dưới, cũng nóng. Sờ hai bên, cũng nóng. Tại sao nó nóng? Vì nguyên trái banh sắt đó nóng đỏ ở khắp nơi. Hiểu được như thế, chúng ta sẽ không sờ nó. Khi tâm bạn khởi nghĩ: “Cái này thật tốt! Tôi rất thích! Ước gì tôi được nó!” thì đừng dành cho những tư tưởng đó một sự tin cậy nào; đừng coi chúng quan trọng quá. Nó là một trái banh sắt nóng đấy. Nếu bạn sờ vào phần nào của trái banh, nếu bạn cố cầm nó lên, bạn sẽ chịu nhiều đau đớn, da của bạn sẽ phỏng rộp, chảy máu.