Đến chỗ rỗng lặng cùng cực thì cứ để yên như vậy...




...Cứ thế mà sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha chứ còn nghi ngờ gì nữa!
Cái con gọi là “một trạng thái thật bình thường nhưng rất trong sáng, vượt ngoài mọi ý niệm” sẽ xuất hiện trong một thoáng nào đó khi con vắng bặt cái ta ảo tưởng và lập tức tánh biết bỗng như mặt trời lóe sáng lên khi bầu trời gió lặng mây tan....

...Hãy tiếp tục chiêm ngoạn sự sống, đừng dừng lại ở đâu, đừng cố nắm giữ điều gì, rồi con sẽ khám phá biết bao điều thú vị bất ngờ. Đó là cánh cửa của mọi điều kỳ diệu.

HIỂU RÕ và QUAN SÁT chính mình


Những vấn đề của thế giới là những vấn đề quá rộng lớn, quá phức tạp, đến độ muốn hiểu rõ và vì thế giải quyết được chúng người ta phải tiếp cận chúng một cách rất chân thật và mộc mạc; và chân thật, mộc mạc đó, không phụ thuộc vào những hoàn cảnh bên ngoài cũng như không phụ thuộc vào những thành kiến và tâm trạng đặc biệt của chúng ta. Như tôi đã trình bày, giải pháp không thể tìm được qua những hội nghị, những kế hoạch, hay qua sự thay thế những vị lãnh đạo cũ kỹ bằng những vị lãnh đạo mới mẻ, và vân vân. Chắc chắn, giải pháp nằm trong người tạo tác của vấn đề, trong người tạo tác của sự ranh mãnh, của sự hận thù và của sự bất hòa to tát đang tồn tại giữa những con người.

SỰ CHỈ TRÍCH - hình thành cái khái niệm về người nào đó..


Hỏi: 
Ngồi lê mách lẻo có cái giá trị trong sự phát hiện bản thân, nhất là trong sự phát giác về người khác. Một cách nghiêm túc, tại sao lại không dùng sự ngồi lê mách lẻo để khám phá "cái đang là", thực tại. Dù từ ngữ "ngồi lê mách lẻo" đã bị nhiều thế hệ chỉ trích, nhưng điều đó không làm cho tôi phải ớn lạnh, sợ hãi nó. 
Krishnamurti: 
 Tôi thắc mắc tại sao chúng ta lại có thói ngồi lê mách lẻo? Không phải vì lý do nó phơi bày chuyện của những người khác cho chúng ta thấy. Và tại sao chúng ta lại muốn chuyện của những người khác bị phơi bày ra? Tại sao bạn lại muốn biết chuyện của những người khác? Tại sao lại có vấn đề đặc biệt quan tâm đến người khác này?