Thực hành thuận pháp
Khi chúng ta bắt đầu sử dụng sự tĩnh lặng và bình an đã phát triển trong quá trình thiền tập để quán chiếu những đối tượng đó, thì trí tuệ sẽ sanh khởi. Đó là cái tôi gọi là trí tuệ. Đó là thiền vipassāna. Nó không phải là thứ có thể giả mạo. Nếu chúng ta có trí, thiền vipassāna sẽ phát triển một cách tự nhiên. Chúng ta không phải đặt tên cho những gì đang diễn ra. Nếu chỉ có một chút tuệ giác rõ ràng, chúng ta gọi là “một ít thiềnvipassāna”. Khi tuệ giác rõ ràng lớn hơn một chút, ta gọi là “vipassāna vừa phải”. Nếu hiểu biết hoàn toàn theo sự thật, chúng ta gọi là “vipassāna tối hậu”. Cá nhân tôi thích sử dụng từ trí tuệ (paññā) hơn là vipassāna.
Những chướng ngại đối với thiền tập - Ba phương pháp đối trị
Cả thế giới xung quanh và thế giới trong tâm chúng ta đều chứa đầy những xung lực chống đối và thù địch, gây ra đau khổ và phiền não cho chúng ta. Từ những kinh nghiệm đau đớn của chính bản thân mình, chúng ta biết rằng mình không đủ mạnh mẽ để đối diện và chinh phục tất cả những xung lực thù địch trong một trận chiến công khai. Ở thế giới bên ngoài, chúng ta chẳng bao giờ có được mọi thứ y như mình mong muốn, trong khi ở thế giới bên trong, các tình cảm, xung động cảm xúc và những ý thích bất chợt thường đẩy qua một bên những yêu cầu của phận sự, trách nhiệm, lý lẽ và những khát vọng cao hơn của chúng ta.
Chứng Đạo Ca - Chánh Định
1. Chứng Đạo Ca
Quân bất kiến:
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thật tánh tức Phật tánh
Huyễn hóa không thân tức Pháp thân
Pháp thân giác liễu vô nhất vật
Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật
Ngũ uẩn phù hư không khứ lai
Tam độc thủy bào hư xuất một
Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật
Ngũ uẩn phù hư không khứ lai
Tam độc thủy bào hư xuất một
TRÍ THÔNG MINH – TRÍ TUỆ
Thiền sinh: Con đang cố gắng để chánh niệm trên bất cứ những gì đang diễn ra. Thầy đã dạy chúng con là phải chánh niệm một cách thông minh. Xin thầy giảng kỹ hơn cho con một chút về vấn đề này ạ.
Thiền sư: Miễn là tâm bạn giữ được trạng thái quân bình, buông xả thì tất cả những việc bạn cần phải làm chỉ là để tâm mình rộng mở và thu nhận (tất cả những gì đang đến, đang diễn ra). Bất cứ cái gì đến, bạn phải tư duy về nó một cách trí tuệ (như lý tác ý). Là một thiền sinh hành thiền Vipassanā, trước hết bạn phải biết chấp nhận bất cứ điều gì đang diễn ra.
Thiền sư: Miễn là tâm bạn giữ được trạng thái quân bình, buông xả thì tất cả những việc bạn cần phải làm chỉ là để tâm mình rộng mở và thu nhận (tất cả những gì đang đến, đang diễn ra). Bất cứ cái gì đến, bạn phải tư duy về nó một cách trí tuệ (như lý tác ý). Là một thiền sinh hành thiền Vipassanā, trước hết bạn phải biết chấp nhận bất cứ điều gì đang diễn ra.
Trà Đạo ngày 14.07.2016 (Đừng hiểu lầm Khổ Đế)
Đừng hiểu lầm Khổ Đế
Có 3 loại
khổ:
1. Khổ tự nhiên:
1. Khổ tự nhiên:
Khổ tự nhiên như đói quá, no quá, nóng quá, lạnh
quá v.v… thì ai sinh ra trên đời, từ Phật đến chúng sanh đều phải có. Khổ này
cực kỳ quý giá, là món quà Tạo Hóa hay Pháp tặng cho mỗi người, nếu không có
khổ này thì trở thành đất đá (không có cảm giác biết nóng lạnh v.v...). Cái khổ
này là tự nhiên và cần thiết như bản năng sinh tồn trong đời sống giúp chúng ta
biết rõ mức nguy hiểm đến mạng sống để tránh. Biết sống tức là biết trân quí
giá trị cái khổ này của đời sống.
Mục
PHÁP THOẠI,
T.S Viên Minh,
TRÀ ĐẠO,
VĂN
Trà Đạo ngày 14.07.2016 (Thấy Pháp - Tánh Không)
Thấy Pháp
Hỏi: Xin Thầy giải thích câu "Giản dị mới uyên thâm" trong bài thi kệ của Thầy.
“Giản dị mới uyên thâm”, chính là cốt lõi thể hiện trong lời đức Phật dạy ông Bāhiya: “Trong thấy chỉ là thấy. Trong nghe chỉ là nghe. Trong xúc chỉ là xúc. Trong biết chỉ là biết... không có cái “ta” Bāhiya nào trong đó, dù quá khứ, tương lai hay hiện tại”. Vừa nghe xong lập tức Bāhiya thấy ra cái “ta” chỉ là ảo tưởng, trong thấy biết của căn môn đối với trần cảnh chỉ có tánh biết đang biết pháp vận hành mà thôi, và ngay đó Bāhiya đã hoàn toàn giác ngộ giải thoát.
Mục
PHÁP THOẠI,
T.S Viên Minh,
TRÀ ĐẠO,
VĂN
Hiểu rõ chính mình - Krishnamurti
Hiểu biết sáng tỏ bản chất chân thật của mọi hiện tượng sẽ mở toang cánh cửa hạnh phúc, đó cũng là tột đỉnh của tôn giáo – là chân lý; nhưng muốn nhận ra chân lý này, chúng ta phải chú ý đúng đắn, đơn thuần vào nó, như sự tự diễn tả của tự thân vẻ đẹp và hân hoan, mà không thể được đo lường hay dựa vào bất cứ ý niệm nào.
Ánh sáng của sự thật và ân phước của nó sẽ bị hủy diệt, khi cái trí trở thành là nơi trú ngụ của “cái tôi” – bản ngã. Hiểu rõ chính mình là khởi đầu của tuệ tri ; nếu như không thể hiểu rõ về chính mình, mọi học hỏi đều dẫn đến những mâu thuẩn, tranh chấp và đau khổ.
Ánh sáng của sự thật và ân phước của nó sẽ bị hủy diệt, khi cái trí trở thành là nơi trú ngụ của “cái tôi” – bản ngã. Hiểu rõ chính mình là khởi đầu của tuệ tri ; nếu như không thể hiểu rõ về chính mình, mọi học hỏi đều dẫn đến những mâu thuẩn, tranh chấp và đau khổ.
Tri Kiến Như Thật
Lời dạy của Ðức Phật không hề mang ý nghĩa đem lại cho chúng ta một thứ cảm giác sống "thưởng thức" nào cả, mà là nhắm đến khả năng hiểu biết như thật về bản chất của chính từng cảm nghiệm. Giáo lý của Ðức Phật mang một tinh thần chủ đạo là dạy ta khám phá tất cả ý nghĩa cái gọi là sự hiện hữu. Chúng ta sống thiền định là vứt bỏ đi những ảo vọng thành kiến, chận đứng cái căn cội đau khổ của kiếp người và thấu suốt được bản chất của vạn hữu. Ðây chính là một hướng đời độc lập...Chúng ta chỉ đơn giản sống trong sự tỉnh thức về hơi thở: Ðơn giản biết mình qua từng hơi thở vào ra, sống thật trọn vẹn với chúng. Nhưng chúng ta làm vậy để làm gì nào? Tôi nghĩ rằng mọi người ở đây rồi cũng sẽ có thể tự trả lời cho mình câu hỏi đó. Một khi tâm hồn đã trở nên yên lặng, khả năng chú niệm đã vững vàng hơn, đời sống của chúng ta lúc này sẽ là từng giây phút tỉnh thức và hết mình với tất cả những gì đang xảy ra...
KHAI THỊ CỦA THIỀN SƯ DOZEN (ĐẠO NGUYÊN).
Đạo Nguyên bắt đầu như sau trong bản văn nền tảng về thiền: “Đạo vốn hoàn hảo và hiện hữu khắp nơi, làm sao có thể phụ thuộc vào những thực hành hay chứng ngộ? Thừa pháp thì tự do và vô ngại, cần gì nỗ lực tập trung!?. Thật vậy, toàn thân vốn lìa hẳn bụi bặm thế gian, ai có thể tin vào một phương tiện chùi sạch nó? Đạo không hề rời khỏi con người, nó ở ngay chỗ người ta hiện hữu, rời đây hay kia để thực hành thì nào đâu có ích gì” ?
Đời sống này, vốn đã tốt đẹp theo cách của nó. Mọi sự xảy ra là một biểu lộ của “giác ngộ bổn nguyên” cho dù ta có biết điều đó hay không. Chúng ta không cần có một điều kiện nào khác, không cần tăng thêm hay giảm bớt cái gì. Cơn mưa của Pháp rơi mỗi lúc, đều đặn và tự do trên mọi sự; mỗi sự vật nhận mưa và dùng nó theo cách riêng của nó.
Đời sống này, vốn đã tốt đẹp theo cách của nó. Mọi sự xảy ra là một biểu lộ của “giác ngộ bổn nguyên” cho dù ta có biết điều đó hay không. Chúng ta không cần có một điều kiện nào khác, không cần tăng thêm hay giảm bớt cái gì. Cơn mưa của Pháp rơi mỗi lúc, đều đặn và tự do trên mọi sự; mỗi sự vật nhận mưa và dùng nó theo cách riêng của nó.
THIỀN ZEN - TRI KIẾN PHI KIẾN
Thiền không có bắt đầu và kết thúc....khi chưa tỏ ngộ, chưa nhận ra bản tính tịch nhiên vắng lặng chiếu soi nơi mình, thì chưa thật sự tham thiền, chưa biết thiền là gì và vẫn còn đứng ngoài ngưỡng cửa thiền. Mọi hành vi tạo tác của chúng ta dù có tinh vi khôn khéo đến đâu, thì cũng chỉ là sự cân nhắc tính toán dọ dẫm của ý thức mà thôi, nên không thể tránh khỏi vụng về dại dột lầm lẫn và đưa đến xung đột. Khi tỏ ngộ được tâm thái tự do, an nghỉ tuyệt đối của tự tâm, thì khi ấy cuộc sống mới tràn đầy ý nghĩa, và mọi động thái luôn được soi sáng. Một tầm nhìn mới về nhân sinh và vũ trụ được mở ra; thấy cõi đời không là biển khổ nữa, mà là một bức họa lung linh mầu nhiệm, một bản hợp tấu tuyệt vời. Chúng ta không nhìn đời bằng ánh mắt hoang vu, mà bằng đôi mắt bình đẳng và tràn đầy yêu thương chân thật.
Mục
Thích Minh Điền,
Thiền Tông,
VĂN
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)