Ngồi Thiền - Buông bỏ

Hôm nay tôi muốn nói về ngồi thiền. Ở đây Đạo Nguyên bắt đầu như sau trong Phổ khuyến tọa thiền nghi, bản văn nền tảng về ngồi thiền:
Đạo vốn hoàn hảo và hiện hữu khắp nơi, làm sao có thể phụ thuộc vào thực hành và chứng ngộ ? Thừa pháp thì tự do và vô ngại, cần gì nỗ lực tập trung ? Thật vậy, toàn thân vốn lìa hẳn bụi bặm thế gian, ai có thể tin vào một phương tiện chùi sạch nó ? Đạo không hề rời khỏi người ta, nó ở ngay chỗ người ta hiện hữu, rời đây hay kia để thực hành phỏng có ích gì?

Cái gì còn lại sau chứng ngộ

Cái gì còn lại sau chứng ngộ

- Thầy đã nói chứng ngộ là có tính cá nhân, nhưng tính cá nhân có còn lại sau chứng ngộ không?


Đáp: Không. Tính cá nhân không còn lại sau chứng ngộ, nhưng chứng ngộ có tính cá nhân. Bạn sẽ phải hiểu điều đó. Sông rơi vào đại dương. Khi nó đã rơi vào, sông đã biến mất - không có tính cá nhân của sông còn lại, nhưng chỉ riêng một sông rơi vào trongđại dương. Bạn rơi vào trong đại dương của chứng ngộ như một cá nhân: bạn không thể đem vợ bạn đi cùng bạn được hay bạn của bạn đi cùng bạn - không có cách nào. Bạn đi một mình. Không ai có thể đem được bất kì ai.
Làm sao bạn có thể đem được bất kì ai? Khi bạn thiền bạn thiền một mình. Khoảnh khắc bạn nhắm mắt lại và bạn trở nên im lặng, mọi người đã biến mất - vợ, bạn, con. Cái gần nhất cũng không còn gần; cái gần nhất bây giờ là xa nhất. Trong im lặng sâu của bạn, bình thản bên trong, bạn tồn tại một mình. Một mình này sẽ rơi vào trong đại dương.

CHÚNG TA ĐANG SỐNG

Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền có lần viết:
Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
Thanh Tâm Tuyền. (Phục sinh)

Có thể nói đó là nỗi bi quan lớn nhất của con người: Không nhận ra rằng mình đang sống. Và dường như thế giới ngày nay đang trải qua cơn khủng hoảng như vậy, dẫn đến sự phổ biến của Thiền Chánh niệm như một phương tiện tìm lại một phần đời sống, một phần “con người” của mình.
Vâng. Chúng ta đang sống. Đó là một sự thật, ít nhấttrong thế giới hiện tượng, nơi chúng ta đang lăn lộn trong đó. Vì vậy, biết rằng chúng ta đang sống là một việc quan trọng.