Trà Đạo ngày 29.08.2017 (Người có Đức – Tánh biết của con chó)


Đức trong Chân Đế & Đức trong Tục Đế.

Hỏi: Kính xin Thầy chỉ dạy về chữ "Đức". Người sống như thế nào là người có Đức? Người ta thường nói tâm lành sinh ra Đức tức là người sống vị tha giúp đỡ người khác phải không thưa Thầy?

- Chữ Đức có 2 nghĩa chính, đó là nghĩa theo chân đế và nghĩa theo tục đế:

Quả vị Phật & các tầng Thánh Quả

Chấp đoạn chấp thường

Hỏi: Thưa Thầy, Do còn nỗi sợ thế gian quá lớn nên muốn giải thoát theo nghĩa biến mất hoàn toàn khỏi thế gian, hoặc theo nghĩa từ bỏ thế gian để đến cõi thường hằng, tu tập chấp đoạn chấp thường như thế có giác ngộ giải thoát thật sự được không?
-Tất nhiên là không. Do không thấy sự thật mới chấp thường, chấp đoạn. Thật ra, trong Pháp vốn có thường có đoạn, vì có pháp vô thường như pháp tướng hữu vi sinh diệt, có pháp không vô thường sinh diệt như pháp tánh vô vi tịch tịnh – Niết-bàn. Nhưng vấn đề là ở chỗ thấy một chiều - biên kiến - nên mới chấp thường, chấp đoạn, gọi là chấp nhị nguyên. Nếu đã chấp thì đều là ảo tưởng, không đối diện với sự thật.

Trà Đạo ngày 26.08.2017 (Niệm Pháp - Cốt lõi của Thiền Vipassanā)



Niệm Pháp

Hỏi: Khi con chuyên niệm thân, hoặc khi làm việc gì một mình thì con chánh niệm tỉnh giác dễ hơn, nhưng khi con tiếp xúc với người khác hoặc công việc có quan hệ phức tạp con thấy bị chi phối không thể niệm thân, thọ hay tâm rõ ràng được. Như vậy là do sao?

- Lúc đầu chánh niệm tỉnh giác còn yếu, hành giả thường chỉ niệm thân, niệm thọ hoặc niệm tâm riêng, nhưng khi tương đối nhuần nhuyễn hơn thì họ sẽ thấy thân thọ và tâm có liên hệ mật thiết trong một chuỗi diễn biến chứ không còn riêng rẽ nữa, lúc đó đối tượng của giác niệm sẽ uyển chuyển linh động hơn rất nhiều, nên cách chánh niệm tỉnh giác cũng phải thay đổi, không thể khư khư cứng nhắc nơi thân, thọ hay tâm thôi được mà tầm nhìn cần rộng hơn thì mới đủ sức thấy hết mọi diễn biến.

Trà Đạo ngày 24.08.2017 (Làm sao sử dụng được Tánh Biết/ "Thị pháp trụ pháp vị"/ Sự khác biệt giữa chánh niệm tỉnh giác với ý thức)



Làm sao sử dụng được Tánh Biết

Hỏi: Kính thưa Sư Ông, làm sao để tánh biết hoạt động tự nhiên - tùy duyên thuận Pháp? Hay có thể sử dụng được tánh biết không?

- Tánh biết vốn tự nhiên và tự động soi chiếu, nên không thể dụng ý như trong ý thức thuộc tướng biết được. Lúc đầu người ta sống với tướng biết - gọi là tri kiến - qua trải nghiệm và chiêm nghiệm cuộc sống của 6 thức. Nhưng tri kiến luôn bị giới hạn trong nhận thức giữa căn và trần nên có khi đúng khi sai khi tốt khi xấu... mà hầu hết dựa trên những khái niệm tục đế, nhờ lúc giới tịnh, tâm tịnh mà có kiến tịnh.

Hỏi đáp: Bố Thí

Khi làm phước không nên tham cầu quả báo

Hỏi: Kính thưa Thầy, là một người Phật Tử, mỗi khi đi làm phước hay dâng cúng một lễ vật gì đến Chư Tăng thì mình có nên cầu nguyện để mong được như ý mà mình mong muốn không? Hay là để tâm trong sạch cung kính mà dâng cúng không nên cầu nguyện một điều gì? Và khi làm phước mà mong được gieo giống lành đắc Đạo quả Niết Bàn trong vị lai có được không? Kính mong Thầy hoan hỷ giải đáp? 

Bản Nguyên – Cốt lõi của sự giác ngộ

Bản nguyên
Hỏi: Kính xin Thầy giúp con hiểu bài thơ của Thầy:
Vô thường vốn lẽ diệu thường 
Tử sinh mới thấy tỏ tường vô sinh 
Hữu vô như bóng với hình 
Vô minh cùng với chữ minh một vần.
- “Vô thường vốn lẽ diệu thường” vô thường là bản chất muôn đời của mọi hiện tượng (pháp tướng). Vì định luật vô thường đã là diệu thường rồi nên đừng cố tìm cái thường nào khác mà chỉ cần thấy diệu thường trong vô thường là được. Diệu thường là thấy vô thường mà tâm vẫn bình thường chứ không mong nó thường như ý mình. Chính vì trong vô thường mà mong thường nên mới sai lầm và đau khổ.

Trà Đạo ngày 22.08.17 (Hiểu đúng Chánh Định trong Bát Chánh Đạo - Sự khác biệt tu tập trong Đạo Phật và các Tôn giáo khác)


Hiểu đúng Chánh Định trong Bát Chánh Đạo

Hỏi: Thưa Thầy, tại sao Đức Phật xếp Chánh Định sau Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo, có phải để Chánh Niệm nhuần nhuyễn rồi mới định không thưa Thầy? Vậy Chánh Định trong Bát Chánh Đạo phải hiểu và thực hành thế nào cho đúng ạ?

- Tâm rỗng lặng tự nhiên là chánh định, khởi tâm cố tu luyện định này định nọ thì liền mất chánh định, chỉ rơi vào định hữu vi hữu ngã trong Tam giới mà thôi.

Trà Đạo ngày 08.08.2017 (Đức Tin - Mục đích chính của người tu)

Đức Tin

Hỏi: Thưa Thầy, có thật pháp môn tụng Chú là linh hiển? Có người tụng chú với đức tin lớn mà thay đổi cuộc sống. Điều này do ngẫu nhiên, do phước của người tụng hay do Chú có linh nghiệm?

- Theo nguyên lý thì tụng gì không thành vấn đề, miễn khi tụng tập trung được tâm ý thì đều có năng lực. Sự tập trung này phần lớn có được nhờ đức tin vào tha lực. Luyện bùa, trì Chú, thôi miên, niệm Phật, niệm Chúa, thiền định, thần thông v.v… cũng đều cần có sức mạnh tập trung mới thành tựu. Tưởng đó là nhờ tha lực nhưng sức mạnh đó chính là do “nội lực tự sinh” mà có. Thực ra, tự lực và tha lực cũng chỉ là một khi đi đến tận cùng.

Trà Đạo ngày 19.08.17 (Tánh Biết - Sự Cô Đơn)


Tánh Biết

Hỏi: Thưa thầy làm sao nhận ra Tánh Biết?

- Có một cách dạy con từ trong bào thai gọi là thai giáo. Cha mẹ nói chuyện vui vẻ để truyền những thông tin tích cực cho thai nhi mặc dù thai nhi chưa có ý thức, chưa có nhận thức qua mắt tai mũi lưỡi thân ý, nên không hiểu cha mẹ nói gì theo khái niệm ngôn ngữ tục đế nhưng nó vẫn cảm nhận được tấm lòng của cha mẹ khiến thai nhi vẫn nhận được tín hiệu tinh thần. Điều đó chứng minh rằng tánh biết đã có trước khi hình thành tướng biết qua 6 căn và 6 thức.

Trà Đạo ngày 15.08.17 (TRƯỜNG ĐÀO TẠO PHẬT)


Trường đào tạo Phật

Hỏi: Thưa thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?

- Đời là trường học lớn mà con người được tự do chọn bài học của mình, nhưng chọn kiểu nào cũng đều có bài học đầy gian khó, không có kiểu học nào bình yên trong tháp ngà được cả.
Con đường nào cũng có được mất, hơn thua, thành bại, vui khổ như nhau. Nếu xem trọng "được mất hơn thua thành bại vui khổ" thì sẽ không bao giờ vừa lòng toại ý. Nhưng nếu xem cuộc đời là môi trương giác ngộ thì, "được mất hơn thua thành bại khổ" lại là những bài học tuyệt vời.

Trà Đạo ngày 12.08.2017 (Sự im lặng - Sự sợ hãi - Trọn vẹn với hiện tại)


Sự im lặng và lắng nghe

Hỏi: Xin Thầy giảng về sự im lặng trong mối quan hệ đối nhân xử thế?

- Trong mối quan hệ giao tiếp cần im lặng lắng nghe để hiểu được ý người nói mới biết nên tuỳ cơ ứng đáp cho thích hợp hoặc nên giữ im lặng khi biết nói ra không ích gì cho cả đôi bên. Trong mối quan hệ xã hội, ngã chấp thường làm cho vấn đề rắc rối hơn. Vội vàng đối đáp khi chưa thấu rõ vấn đề chỉ tạo ra bất đồng và mâu thuẫn. Vì vậy có câu nói, một lời đã nói ra ngựa hay cũng không đuổi kịp (Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy) nên khi nói phải cẩn thận, tốt nhất là nên “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Hồi thầy mới học Đạo, có chút lý thuyết Kinh Luận gặp ai cũng cố thuyết phục người ta, về sau mới phát hiện chẳng ai tiếp thu gì cả, vì thực ra mình chỉ cố khoe kiến thức hơn là giúp họ thấy ra Sự Thật.

Chứng kiến - Đồng nhất

Trong con người, chiều thứ ba của tâm thức bắt đầu. Con người tồn tại chỉ như tảng đá tồn tại, con người kinh nghiệm sự hiện hữu của mình cũng như bất kì con vật nào kinh nghiệm, nhưng con người cũng có thể nhận biết về hai trạng thái khác. Con người có thể tồn tại, con người có thể biết rằng mình tồn tại, và con người cũng có thể biết rằng mình biết rằng mình tồn tại. Việc kinh nghiệm này tại điểm thứ ba được gọi là chứng kiến.

Cuộc sống là cơ hội cho Thiền.

Phật đã không cho bạn bất kì đối thể nào để thiền về. Ông ấy đã không bảo bạn thiền về Thượng đế, ông ấy đã không bảo bạn thiền về mật chú, ông ấy đã không bảo bạn thiền về hình ảnh. Ông ấy đã bảo bạn làm những điều nhỏ trong cuộc sống với nhận biết thảnh thơi. Khi bạn ăn, ăn một cách toàn bộ – nhai một cách toàn bộ, nếm một cách toàn bộ, ngửi một cách toàn bộ. Chạm vào bánh mì, cảm thấy hình thể bánh. Ngửi bánh mì, ngửi hương vị. Nhai nó, để cho nó tan biến vào trong con người bạn, và vẫn còn ý thức – và bạn đang thiền. Và thế thì thiền là không tách rời khỏi cuộc sống.

BÀN VỀ TRONG TRẮNG


Cái mà hồn nhiên, dù nó làm bất kỳ việc gì, luôn luôn trong trắng; nhưng hồn nhiên không là sản phẩm của suy nghĩ.

                                   ***

Sáng hôm đó con sông có màu bạc đục, bởi vì thời tiết lạnh và có mây. Những chiếc lá phủ đầy bụi, và khắp mọi nơi đều có một lớp bụi mỏng – trong căn phòng, trên hành lang, và trên cái ghế. Thời tiết đang trở nên lạnh lẽo hơn, chắc phải có nhiều tuyết trên dãy núi Himalayas; người ta có thể cảm thấy gió buốt lạnh từ phương Bắc, ngay cả những con chim cũng nhận biết được nó. Nhưng sáng hôm đó con sông có một chuyển động lạ thường của riêng nó; dường như nó không bị làm gợn chút sóng nào bởi gió, dường như nó bất động và có chất lượng không thời gian mà tất cả dòng nước đều thụ hưởng. Đẹp đẽ làm sao đâu! Chẳng thắc mắc tại sao con người đã biến nó thành một con sông thiêng liêng. Bạn có thể ngồi ở đó, trên hàng hiên, và yên lặng nhìn ngắm nó trong không-thời gian. Bạn không đang mơ mộng; những suy nghĩ của bạn không ở trong bất kỳ phương hướng nào – đơn giản, chúng không-hiện diện.

Như Lý tác ý - Vô Thức & Vô Ký


 Như Lý tác ý

Hỏi: Thưa Thầy, cho con hỏi: hiểu tác ý thế nào cho đúng?

- Trước hết cần xác định “tác ý” được dịch từ manasikāra hay từ cetanā, vì đôi lúc cả hai thuật ngữ Pāli này đều được dịch là tác ý như nhau. Khi nói “như lý tác ý” hoặc “phi như tác ý” thì biết đó là manasikāra, còn khi nói “tác ý thiện” hoặc “tác ý bất thiện” thì đó là cetanā. Nếu nghi ngờ một thuật ngữ Phật học Hán Việt thì nên tra lại gốc cổ ngữ Pāli hoặc Sanskrit mới hiểu chính xác được.

Trải qua phiền não thấy được Bồ-đề


Có chút đắng chút cay
Cho đời thêm hương vị
Dù thăng trầm, đổi thay
Pháp tánh vẫn như thị.

Trà Đạo ngày 05.08.2017 (Tánh Biết không Sinh Diệt - Hoạt động của bản ngã & Tâm Từ)


Tánh Biết không sinh diệt

Hỏi: Xin Thầy dạy rõ sự không sinh diệt của Tánh Biết ạ?

- Cụm từ “không sinh không diệt” thường bị hiểu lầm là thường tồn bất biến. Không phải chỉ Tánh Biết mà ngay cả Bốn Nguyên Tố Vật Chất (Tứ Đại) cũng có tánh không sinh không diệt. Chẳng hạn như tánh lửa đâu có sinh diệt. Nếu nói lửa diệt thì tại sao khi bật que diêm lại có lửa, nếu lửa đã diệt rồi thì dù cho làm bất cứ gì đi nữa cũng không có lửa, nên rõ ràng là lửa không diệt.

Trà Đạo ngày 03.08.2017 (Nhận Thức đúng về "Chuyển Hóa & Cứu Độ - Tiểu Ngã & Đại Ngã")

Chuyển hoá tự thân và chuyển hoá bên ngoài

Hỏi: Theo con nghĩ dù pháp môn tu nào cũng đều có chung một mục đích là đạt được sự yên bình, an lạc và tự tại của mình, nếu muốn đạt được như vậy con người phải giải phóng mọi xiềng xích nô lệ của thân và tâm. Giải phóng nô lệ của tâm bên trong là thoát khỏi tham sân si làm cho mình phiền não, và giải phóng nô lệ của thân bên ngoài là thoát khỏi áp bức bóc lột từ xã hội làm mình khổ đau. Có phải mục đích an lạc hạnh phúc ngay hiện tiền của người tu hành là thoát mọi xiềng xích nô lệ tinh thần và thể xác như đã nêu trên?

Có bao nhiêu thực tánh để kiến

... Kiến tánh thì có thể kiến đi kiến lại nhiều lần mới có thể triệt ngộ, chứ pháp nhãn xa trần ly cấu nơi tâm A-la-hán thì không cần phải kiến tánh, đơn giản chỉ vì tánh đã hiện toàn chân thì cần gì phải kiến nữa.
(Một sinh viên khác hỏi:)
- Sư vừa nói “Kiến tánh thì có thể kiến đi kiến lại nhiều lần”, sư cũng nói kiến tánh là thấy thực tánh, vậy có bao nhiêu thực tánh để kiến, nếu một thì không cần kiến nhiều lần, nếu khác thì sao gọi là thực tánh?

UẨN VÀ KHÔNG


“ Nầy Xá-lợi tử! Sắc chính là không, không chính là sắc, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy”. (Tâm kinh Bát-nhã)
Cái gì là sắc, cái ấy là không, cái gì là không, cái ấy là sắc.
Khi nói đến sắc, thì năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) và “không” đã có ở trong sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Có nghĩa là mỗi thành tố (uẩn) đều chứa đủ năm thành tố và “không”. Và cả “không” cũng không nằm riêng ngoài năm thành tố, không có năm thành tố thì cũng không có cái gọi là “không”.
Thế giới được tạo lập từ uẩn. Đời sống của chúng ta được xây dựng và bị bao vây bởi uẩn. Chỉ có tự do khi nào chúng ta nhận ra rằng uẩn là không, uẩn là giải thoát.

Trà Đạo ngày 25.07.2017 (Tự Nhiên và Vô Tâm)


Hỏi: Con có trải nghiệm về sự thấy của con, nhất là sau khi phạm sai lầm lương tâm con dằn vặt đau khổ, cộng thêm đầu căng thẳng và đau bao tử. Nhờ thư giãn buông xả và làm việc gì cũng thận trọng, quan sát… con thấy trong con chuyển hẳn hoàn toàn, không còn đau khổ nữa. Thật đúng như trong bài kệ của Thầy con đọc được:
Vô minh và tham ái...
Diệt tận bằng trí tuệ
Kính mong Thầy chỉ dạy thêm?


- Con nhận thức và hành xử như vậy là đúng. Trong tu tập nhiều hành giả thường cố gắng sắp đặt cái gì đó trước cho việc hành trì của mình, như phải ngồi thế này, giữ Tâm thế kia, để mong đạt được thế nọ… nhưng thật ra không phải như vậy, mà là cứ sống bình thường trong đời sống hàng ngày, ngay đó biết quan sát mà thấy ra và học cách hành xử sao cho đúng tốt là được.

Tiến trình tương quan giữa lý và sự trong kinh Hoa Nghiêm

Thời xưa, Lão Tử cũng đã từng than: “Mất đạo mới đến đức, mất đức mới đến nhân, mất nhân mới đến nghĩa,  mất nghĩa mới đến lễ. Ôi!  lễ ấy là sự mỏng manh của lòng trung tín mà là đầu mối của  hỗn loạn…”.
Đó cũng chính là thời mạt pháp trong Phật Giáo chúng ta! Sự xuống cấp từ Đạo đến Lễ cũng như từ Thực Tánh Pháp đến kinh luận hậu sinh diễn ra như sau:

Tâm an bình

Nếu có lúc nào ngồi tĩnh lặng, dừng suy nghĩ một chút và nhìn lại tâm mình, bạn sẽ ngạc nhiên thấy mình đang cảm thấy an bình nơi tâm. Có thể bạn cũng đồng ý điều đó, nhưng lại sẽ phản bác ngay rằng sự an bình đó chỉ là thoáng qua thôi. Điều đó cũng tạm cho là đúng, nhưng nếu xét kỹ hơn, bạn sẽ thấy trạng thái an bình này, dù thoáng qua hay không, cũng đã có sẵn nơi bạn, vì bạn đâu cần phải cố gắng làm gì mà vẫn có nó, phải không?
Chúng ta sinh ra bản chất là đã có một tâm an bình, nếu không, làm sao ta có thể cảm nhận như thế được?

Bạn không cần phải chạy đôn chạy đáo lo hành thiền để tìm kiếm sự an bình, cũng không cần phải học từ người nào hay sách nào để được an bình như vậy.

SỰ TRUYỀN THÔNG KHÔNG LỜI

"Phật tánh của thầy luôn luôn chiếu sáng từ thầy mặc dù thầy không thể tự thấy. Nó luôn luôn trong sáng và không có lượng bụi nào có thể vấy bẩn nó được... Con Đường vào cái Không Cùng nằm ở phía bên kia cái nhìn của thầy. Hãy nhìn vào bên trong để thấy Phật tánh của mình đang chiếu sáng!"


Trà Đạo ngày 09.02.2017 (Luân Hồi & Tái Sinh)


Luân Hồi  & Tái Sinh


Hỏi: Thưa Thầy, luân hồi thật sự được hiểu thế nào trong Phật Giáo, hay vấn đề này bị nhầm lẫn với thuyết tái sinh trong Bà La Môn Giáo và một số tín ngưỡng Tây Phương, vì từ Hán Việt “tái sinh” tiếng Pháp viết là "réincarnation” là sự lặp lại về đơn vị gốc, ví dụ: Người giàu nghèo sang hèn v.v… cứ thế trở lại nguyên gốc. Còn tiếng Phạn saṃsāra là luân hồi là lang thang, trôi nổi.

Sự vận hành của 18 giới

Trong Bát-nhã Tâm Kinh có đoạn: vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị,  xúc, pháp, nãi chí vô ý thức giới chính là nói đến 18 giới, cái mà chúng ta đang xem xét sự vận hành của nó đây.
Trong các bộ kinh chính thống của cả Nguyên Thủy, Tiểu Thừa và Đại Thừa đều chỉ nói sáu thức. Mãi đến 900 năm sau Đức Phật Niết-bàn, luận sư Vô Trước và Thế Thân mới đề cập đến mạt-na thức và a-lại-da thức trong môn Duy Thức Luận nổi tiếng của ông.
Ở đây chúng ta nên lưu ý một điểm là, sở dĩ truyền thống  Abhidhamma Nguyên Thủy hay các tông phái trước đó không nói đến hai thức này, vì không xem đó là những tâm thức riêng mà chỉ là những giai đoạn đóng vai trò tác dụng trong tiến trình của một tâm mà thôi.