Kính Viếng Tổ Đạt Ma
Vai đã mỏi, gót đã mòn nẻo quạnh
Ta già đi, với từng bước trên đường
Tìm thấy gì, ngoài một vầng trăng lạnh
SÁNG TẠO - CÁCH NGHE PHÁP - THOÁT KHỎI NGŨ UẨN (THÂN KIẾN) - HỮU THỨC HÓA VÔ THỨC
SÁNG TẠO
Hỏi: Thưa Thầy, có người nói phút giây sáng tạo là trở về chính mình và người sáng tạo trong sự tỉnh thức đó cũng chính là Thượng Đế. Xin Thầy hoan hỷ giải thích, con xin thành kính tri ân Thầy!
- Khi trở về trọn vẹn với chính mình (thực tại thân thọ tâm pháp) tức trọn vẹn với Pháp. Pháp luôn mới mẻ nên khi sống thuận Pháp chính là sống sáng tạo. Sống hoàn toàn trọn vẹn với Pháp, vô vi, vô ngã gọi là Như Lai. Như Lai chính là Người Sáng Tạo mà Thiên Chúa giáo gọi là Thượng Đế. Sáng tạo không phải là sáng chế điều gì khác lạ với thiên nhiên do lý trí, do tưởng tượng của bản ngã chế tác, mà đó là sống trọn vẹn với sự vận hành luôn mới mẻ của Pháp.
Tu - Tham Thiền
Tu cùng không tu
Giảng về việc tu hành hay không tu hành, đều là lời trống không. Chúng ta nếu hiểu rõ thấu triệt chính mình có một phần tâm quang, ngay khi ấy biết rõ việc vô sự, thì sao lại bàn về tu cùng chẳng tu. Phật Thích Ca xuất gia tầm đạo, sáu năm tu khổ hạnh, bốn mươi chín ngày đêm ngồi dưới cội Bồ Đề, đến đêm cuối cùng ngắm vì sao chớp, liền ngộ đạo, nói kệ:
- Lạ lùng thay ! Lạ lùng thay ! Chúng sanh trên cõi đất đều có đầy đủ đức tướng trí huệ của Như Lai. Chỉ vì vọng tưởng chấp trước, nên không thể chứng đạo.
Giảng về việc tu hành hay không tu hành, đều là lời trống không. Chúng ta nếu hiểu rõ thấu triệt chính mình có một phần tâm quang, ngay khi ấy biết rõ việc vô sự, thì sao lại bàn về tu cùng chẳng tu. Phật Thích Ca xuất gia tầm đạo, sáu năm tu khổ hạnh, bốn mươi chín ngày đêm ngồi dưới cội Bồ Đề, đến đêm cuối cùng ngắm vì sao chớp, liền ngộ đạo, nói kệ:
- Lạ lùng thay ! Lạ lùng thay ! Chúng sanh trên cõi đất đều có đầy đủ đức tướng trí huệ của Như Lai. Chỉ vì vọng tưởng chấp trước, nên không thể chứng đạo.
Sáng tạo – Bừng cháy sức mạnh bên trong
Bất kể bạn làm gì, chỉ cần bạn thực hiện một cách vui vẻ, đầy yêu thương và không nhằm mục đích kinh tế thì nó sẽ có tính sáng tạo, ngay cả việc nhỏ bé cũng trở nên vĩ đại.
Sáng tạo có nghĩa là yêu những gì bạn làm, là tận hưởng, là chào đón nó! Có thể chẳng ai biết điều đó, bởi ai lại đi ca ngợi người đã lau sàn? Lịch sử chẳng ghi nhận, báo chí cũng chẳng nêu tên hay đăng hình bạn vì những việc làm như thế. Nhưng chẳng sao hết! Giá trị nằm ngay trong chính công việc.
Tôi không tìm an lạc nữa
Sáng thứ hai, tôi hứa sẽ không tìm an lạc nữa
Cứ để lá bay, mây trôi, hoa rụng giữa bốn mùa
Nắng thì ấm, trời sẽ lạnh những ngày mưa
Bụi có vướng cũng không cần xoa phủi
Cứ nhìn và cảm nhận thôi,
mà chẳng mong chờ gì khác, như những ngày xưa
Cứ để lá bay, mây trôi, hoa rụng giữa bốn mùa
Nắng thì ấm, trời sẽ lạnh những ngày mưa
Bụi có vướng cũng không cần xoa phủi
Cứ nhìn và cảm nhận thôi,
mà chẳng mong chờ gì khác, như những ngày xưa
Mỗi Moment of Life của bạn hàng ngày là Thiền
Mỗi khoảnh khắc của cuộc sống của bạn là thực hành của bạn, nếu bạn muốn nhìn vào nó theo cách đó. Bạn có thể gọi nó là con đường của tantra; bạn có thể gọi nó là bất cứ điều gì bạn muốn. Nó không có vấn đề gì từ bạn sử dụng. Chỉ cần nắm bắt ý tưởng này:
Mỗi khoảnh khắc của cuộc sống là thiền định của bạn.
Có bao nhiêu cái tuệ?
Con không cần biết có bao nhiêu cái tuệ, cứ trở về trọn vẹn tỉnh thức với thân thọ tâm pháp con sẽ thấy tất cả với một sự khám phá đầy ngạc nhiên và mới mẻ. Tất cả chân lý đều có sẵn trong con, hãy thấy như nó đang là, đừng tìm kiếm mà hoá thành ảo tưởng.
Không thêm không bớt sống hồn nhiên
Tánh giác dung thông mọi não phiền
Tâm vốn sáng trong luôn tịch chiếu
Pháp thường thanh tịnh mãi uyên nguyên.
SÁNG TẠO PHÁT XUẤT TỪ THIỀN
Krishanmurti: Ở đây có mười lăm câu hỏi – câu hỏi nào nên đọc trước? Chúng ta có nên đọc câu hỏi đầu tiên hay không? “Thiền là gì và nó liên hệ với sự sáng tạo như thế nào?” Chúng ta có thể trả lời câu hỏi đầu tiên này hay không?
Ngộ Nhập bao sâu?
P: Thưa ngài, ta có thể ngộ nhập bao sâu?
K: Chúng ta có thể đặt câu hỏi như vầy hay không? Đa số chúng ta có một đời sống cực kỳ nông
cạn và có thể sống với chiều sâu thăm thẳm và cũng có thể sinh hoạt bề mặt hay không? Tôi
không chắc chắn là tất cả chúng ta đang cùng truy vấn cùng một sự việc. Chúng ta hướng đến
một cuộc sống hời hợt và hầu hết chúng ta thỏa nguyện với hiện tượng đó.
P: Chúng tôi không thỏa mãn. Nhưng chúng ta không biết cách an trú thâm sâu
THIỀN QUÁN VỀ CÁI CHẾT VÀ VÔ THƯỜNG
Thiền quán vô thường làm cho tâm ta và pháp hòa lẫn nhau. Nếu không quán vô thường và phát sinh tuệ giác về vô thường, thì tâm ta và pháp sẽ không bao giờ lại gần nhau. Ta có thể hiểu vô thường trên bình diện trí thức, nhưng nếu không thiền quán về vô thường thì cho dù ta có tiếp nhận thêm giáo lý khác, tâm và pháp của ta vẫn không sẵn sàng hòa hợp. Nếu xét kỹ, ta sẽ thấy rằng vô thường là phương pháp tốt nhất để chuyển hóa tâm ta thành pháp thuần túy.
THỨC TỈNH VÀ SỐNG TRONG HIỆN TẠI
Bạn có thể tự nói với mình, "Không có sự đau khổ; không có gì để lo âu cả; không có gì để sợ hãi cả." Nhưng nếu bạn càng chấp chặt vào những dòng chữ nầy, chắc chắn bạn sẽ gặp những gì trái ngược lại. Đức Phật nói có sự đau khổ, nhưng Ngài cũng nói là có con đường đi ra khỏi khổ đau. Ngài nói: "Ta thuyết giảng cho chúng sanh hai điều: khổ đau và con đường đi ra khỏi khổ đau." Và Ngài dạy chúng ta về thực tại, tại đây và ngay bây giờ, chứ không phải về kiếp sau. Ngài không dạy rằng, "Nếu các con là những người con trai và con gái nhỏ ngoan ngoãn trong kiếp này, các con sẽ được hưởng phước trọn vẹn trong kiếp sau." Trái lại, Ngài dạy, "Ngay bây giờ -- tại đây và ngay bây giờ -- trí tuệ là sống trong hiện tại." Và nơi nào có trí tuệ và sự sáng suốt sẽ không còn khổ đau.
THIỀN QUÁN
THIỀN QUÁN
Đêm tịch mặc ta làm con ếch nhỏ
Ngó bóng mình vời vợi ánh trăng khuya
Nghe sinh tử đi qua từng hơi thở
Một lần đi sẽ mãi mãi không về
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)