Bạn có thể thiền định sâu đến mức nào? Bước đến tỉnh thức

Cốt tủy của đạo Phật là sự giác ngộ của Đức Phật. Cách đây nhiều thế kỷ tại Ấn Độ, tu sĩ du phương Gotama nhớ lại một kinh nghiệm jhana (định) từ thời còn thơ ấu, một trạng thái yên tĩnh sâu lắng, và chợt nhận ra rằng jhana là con đường dẫn đến tỉnh thức. Ngài đi đến một khu rừng yên tĩnh bên bờ một con sông lớn, ngồi xuống trên một chiếc đệm làm bằng cỏ dưới một gốc cây to, có bóng mát và tọa thiền.

Đôi lời dạy cuối cùng của Thiền Sư Ajahn Chah

Trong mỗi gia đình và mỗi cộng đồng, cho dẫu chúng ta sống trong thành phố hay ở thôn quê, trong rừng hay trên núi, chúng ta đều trải nghiệm hạnh phúc và đau khổ như nhau, nhưng đa phần chúng ta đều thiếu một nơi ẩn náu - một cánh đồng hay một ngôi vườn- nơi chúng ta có thể trau giồi những phẩm chất tích cực của tâm.
Chúng ta không hiểu rõ mục đích của cuộc sống này là gì và chúng ta nên làm những gì. Từ lúc bé thơ cho đến khi thành niên và rồi trưởng thành, chúng ta học để tìm sự giải khuây và tìm vui trong dục lạc, và chúng ta không bao giờ nghĩ rằng các mối nguy hiểm đang luôn rình rập chúng ta khi chúng ta bắt tay vào việc xây dựng cuộc sống, lập gia đình và v.v…

Thông Báo tham dự PHÁP THOẠI của Thiền Sư Viên Minh tại Úc


Thư mời tham dự Pháp thoại và khóa tu học
THIỀN TỨ NIỆM XỨ
với sự hướng dẫn của Hòa Thượng Thiền Sư Viên Minh

Trà Đạo ngày 13.09.2016 (Quá trình tu chứng đạo quả của bậc giác ngộ)


Quá trình tu chứng đạo quả của bậc giác ngộ

HỏiXin Thầy cho con biết biểu hiện gì của người tu gọi là chứng đạo quả? 

- Theo mô tả tiến trình tâm của các bậc Thánh từ Tu-đà-hoàn đến A-la-hán thì đạo là tuệ giác thấy rõ 2 đối tượng: Một là sự trói buộc (kiết sử) nào đang chấm dứt. Hai là liền ngay đó thấy rõ Niết-bàn. Như vị Tu-đà-hoàn thấy thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ diệt đi và đồng thời cũng thấy ra Niết-bàn. Còn bậc A-la-hán thấy ra Niết-bàn khi không còn kiết sử nào nữa, chấm dứt mọi phiền não. 

Trà Đạo ngày 20.09.2016 (Niết-bàn - Trạng thái)


Niết-bàn

Hỏi: Thưa Thầy Niết-bàn hay cảnh giới vô sanh của A-la-hán và của Đức Phật toàn giác có khác nhau không ạ?

- Niết-bàn, Vô Sanh không có cảnh giới. Tâm sinh ra tướng cảnh giới vì vậy còn có tướng cảnh giới thì còn sinh diệt: “Anicca vata sankhārā” hay cái gì có tướng thì đều không thật hữu: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” cho nên trong Vô Sanh, Niết-bàn không hề có khái niệm cảnh giới. Nghĩa là Niết-bàn, Vô Sanh không ở một nơi nào cố định nhưng đối với người giác ngộ thì Niết-bàn ở khắp mọi nơi, ở đâu cũng đều là Niết-bàn được cả.

Trà Đạo ngày 20.09.2016 (“Sử Dụng Tâm” - Niệm Tâm)


Sử Dụng Tâm

Hỏi: Bạch Thầy, Thầy giảng giúp con hiểu thêm về “Sử Dụng Tâm”. Con cảm ơn thầy ạ.
 
- Tâm vốn biết Pháp, bản chất của tâm (citta) là biết. Cho nên, những cụm từ thận trọng, chú tâm, quan sát, trở về, trọn vẹn, tỉnh thức, trong lành, định tĩnh, sáng suốt, rỗng rang, lặng lẽ, trong sáng, tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác hay Giới Định Tuệ, Bát Chánh Đạo... đều chỉ nguyên lý sử dụng tâm. Tâm tự nó biết ứng ra khi gặp duyên. Nếu tâm tự ứng ra thấy biết thì đúng, còn nếu cố sử dụng tâm để thấy biết hay tạo tác theo ý mình thì dễ bị rơi vào chủ quan của bản ngã.

VÌ ĐÂU NÊN NỖI

Con người ta sống trên đời thường tự chuốc lấy khổ đau, phiền não nhiều hơn gấp bội phần cái khổ không đáng phải khổ của một thân chúng sanh, ấy là vì vọng tâm chấp ngã, chấp pháp. Do vọng chấp có ngã, pháp, nghĩa là chấp thân tâm này và các pháp tướng tương quan, tương tác, tương sanh, tương diệt trong cảnh giới hữu hạn, luôn luôn biến dịch, đổi thay làm thật có nên người ta mới khởi tâm phân biệt ngã nhơn, bỉ thử, rồi thể hiện bằng hành động đấu tranh, giành giật, chiếm đoạt, trí trá, dối lừa, trốn tránh...không ngoài mục đích để thoả mãn bản ngã.

Trà Đạo ngày 10.09.2016 (Mối Quan Hệ Đúng Tốt)


Mối Quan Hệ Đúng Tốt

Hỏi: Thưa Thầy làm sao để có mối quan hệ mà không bị chi phối bởi sự đối đãi ạ. Để xây dựng một tình bạn mà không đem lại khổ đau cho nhau thì phải đối với nhau như thế nào?

- Trong cuộc sống đương nhiên phải có mối quan hệ. Thiên nhiên thường có sự tương giao tự nhiên, nhưng sống trong xã hội thì cần có mối quan hệ.

ĐÁNH THỨC VỊ PHẬT ĐANG NGỦ

....vấn đề quan trọng cần được hiểu-thấu. Tất cả những giáo lý Phật giáo luôn nhấn mạnh rằng mọi chúng sinh là: hoàn hảo trong bản chất tối thượng. Tiềm năng hoàn hảo này vẫn chưa được đánh thức và phát triển để đạt đến phẩm tính vĩ đại của quả vị Phật – hay là giác ngộ. Một chúng sinh chưa giác ngộ là vẫn trong vòng luân hồi, luôn tự huyễn hoặc mình, hay còn gọi bị trói buộc trong thế giới phàm tục. Còn những chúng sinh đã giác ngộ được biết như là các vị Phật. Từ Phật, nghĩa là con người đã tỉnh-thức hoàn toàn và phát triển trọn vẹn, một trạng thái giác-ngộ viên mãn. Khi thời điểm này đến, mọi nỗ lực sinh ra thành quả và cá nhân đó có sự tỉnh-thức trọn vẹn, khi đó là điểm đến cuối cùng – quả vị Phật đạt được.

BA BÀI KỆ CỦA LỤC TỔ HUỆ NĂNG

Bài này viết về ba bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng: bài kệ Kiến Tánh, bài kệ Vô Tướng trong Phẩm thứ ba của Kinh Pháp Bảo Đàn, và bài kệ thị tịch (kệ làm trước giờ lâm chung gọi là kệ thị tịch).
Lục Tổ Huệ Năng (638-713) là vị tổ thứ sáu của Thiền Tông Trung Quốc. Một ngày nọ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở chùa Đông Thiền huyện Hoàng Mai xứ Kỳ Châu bảo các đệ tử làm một bài kệ kiến giải chân tâm để chọn người truyền pháp và truyền y bát cho làm tổ đời thứ sáu. Nhân dịp này Thượng Tọa Thần Tú là vị giáo thọ dạy giáo pháp cho môn đồ trong chùa làm bài kệ sau đây: