TỈNH THỨC VÀ HIỂU BIẾT

Trong bài kinh Kalama nổi tiếng, thường được nhắc đến, Đức Phật đã đề ra mười điều mà ta không nên dựa vào để chọn người thầy hay để đi theo con đường tâm linh nào đó. Tất cả đều có liên quan đến một hệ thống niềm tin dựa vào truyền thống hay vào các cổ thư. Không tin nhưng ta phải tự tìm ra sự thật là điều Đức Phật thường nhấn mạnh. Nếu không làm thế, ta sẽ khó có được cái thấy nội tại, là bước đầu tiên đưa ta đến con đường đạo.
Cái thấy nội tại là một kinh nghiệm được thực chứng. Không có nó, tuệ giác không thể phát sinh.

Ngôn Ngữ Kinh Điển



Chân lý ở khắp nơi

Kiếm tìm chi ngôn ngữ
Khi tâm thật thảnh thơi
Chính là Dòng Bất Tử.

Thì Cành Mai Vẫn Nở

Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...

Bản tình ca duy nhất trong Kinh Điển Pali

Mãi đến tận giờ, có lẽ ít người ngờ rằng Hòa thượng Thích Minh Châu ngoài phong cách một học giả có văn phong cổ kính, nghiêm túc và khô khan nhất trong làng Phật giáo Việt Nam, còn là một ngòi bút tân kỳ và thơ mộng đáng bậc thầy của không riêng Phật giáo. Tác phẩm Trước Sự Nô Lệ Của Con Người, xuất bản giữa thập niên 1960 đã chứng minh điều đó. Nhưng vẫn chưa hết, cái duyên ngầm trong chữ nghĩa của Hòa thượng càng kinh người hơn khi ta có dịp so sánh các bài kệ trong bản dịch Kinh Tạng với nguyên tác Pāḷi hay qua bản dịch tiếng Anh.

Sự thấy biết trong thiền Minh Sát

...Hãy buông hết mọi ý đồ của bản ngã đi và để cho thân tâm được nghỉ ngơi vô sự. Khi tâm nghỉ ngơi vô sự thì tánh biết sẽ tự chiếu soi trong chánh niệm tỉnh giác một cách tự nhiên. Lúc đó chỉ thấy pháp đến đi như thế nào thì biết như vậy, không thêm bớt, không phản ứng, không cố nắm giữ hay loại bỏ gì cả. Đó chính lá thiền Minh Sát Tuệ chứ không phải đem bản ngã ra nỗ lực tìm kiếm điều gì. Hãy nhớ thiền Minh Sát là thấy ra sự thật chứ không phải đạt được điều gì...



Tấm gương thiền

Phần 1- Lời dẫn nhập:

Những người học Phật thời xưa không nói một câu nào không phải lời của Phật, cũng không làm một hành động nào không phải là hành động của Phật. Họ trân quý những giáo lý thiêng liêng trong kinh sách để lại với hết lòng thành kính.
Những người học Phật ngày nay giảng nói thao thao bất tuyệt và đề cao quá đáng những bài viết

ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG THẦN THÔNG NHƯ THẾ NÀO?

Thần thông của đức Phật là một trong những đề tài thu hút người viết, lôi cuốn người đọc. Trước nay, đã có nhiều bài viết về thần thông của đức Phật, nhưng tất cả chỉ bàn chung chung đi kèm với một số đoạn trích dẫn dài về những lần Phật thể hiện thần thông, đồng thời nhắc lại quan điểm của đức Phật rằng Ngài chỉ chú trọng đến giáo hóa thần thông. Thế nhưng, khi đọc kỹ một số kinh có nhắc đến các loại thần thông, người viết nhận ra còn nhiều điều thú vị chưa được trình bày một cách có hệ thống để thấy rõ quan điểm tuyệt vời của đức Phật đối với các loại thần thông. cách sử dụng thần thông của đức Phật trong quá trình hoằng hóa của Ngài sẽ được bàn sâu hơn trong bài viết này.

Tại sao tôi chọn làm Tỳ Khưu

Dưới đây là bài kệ của Ðại Ðức Ratthapala tóm lược lại cuộc đối thoại giữa Ngài và vua Koravya để nói lên lý do tại sao Ðại Ðức trở thành Tỳ kheo

"Tôi đã thấy biết bao người giàu có
Chưa bao giờ từ bỏ tánh tham lam
Vẫn mãi mê ham của cải bạc vàng
Vẫn khao khát chạy hoài theo khoái lạc

Bát Chánh Đạo: Giáo lý cao siêu của Đức Phật

Giáo lý về Bát Chánh Đạo của Đức Phật thường được xem như là một giáo lý sơ đẳng và căn bản - điều thường được dạy ở các lớp giáo lý chủ nhật hay trong các lớp sơ cấp ở đại học. Trong bài này tôi khẳng định rằng Bát Chánh Đạo thực ra là một giáo lý cao siêu và toàn hảo, một giáo lý mà các người học thiền cần phải học hỏi cho thật thông suốt.

Hiểu đúng Quy y Tam Bảo (TINH THẦN CỞI MỞ TIẾP THU CÁC TRUYỀN THỐNG TÔN GIÁO)



Các bạn đến từ các tôn giáo khác đôi khi cảm thấy không thoải mái với những biểu tượng của đạo Phật. Tình cảm nầy không nhất thiết xuất phát từ niềm tự hào về tôn giáo hay thái độ cố chấp mà chỉ vì các bạn ấy chưa quen với các biểu tượng Phật giáo. Trong một vài trường hợp, có bạn cảm thấy là khi đảnh lễ Tam Bảo, họ đang phản bội lại truyền thống tôn giáo của họ như Ky Tô giáo chẳng hạn. Nhưng tôi hy vọng cách trình bày về ý nghĩa của việc lễ bái Tam Bảo trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về bất cứ truyền thống tôn giáo nào. Sự hiểu biết nầy sẽ giúp bạn xử lý đúng đắn những truyền thống của Phật giáo và Ky Tô giáo. Đối với tôi, tinh thần của tất cả tôn giáo đều là một. Tôi không cho Đạo Phật là truyền thống tôn giáo duy nhất. Theo tôi, ý nghĩa tối hậu của tôn giáo là -- và phải là -- hướng về chân lý tuyệt đối và giúp loài người cởi mở và tiếp thu được chân lý tuyệt đối ấy.


Hiểu đúng pháp môn niệm Phật

...rất nhiều người hiểu đúng đã niệm Phật đạt tới chỗ nhất niệm thanh tịnh. Khi đã nhất niệm thanh tịnh thì tâm không còn thất niệm tán loạn nên tánh biết sáng suốt chiếu soi. Sự thanh tịnh sáng suốt này đưa đến chánh niệm tỉnh giác trong Thiền Vipassanā, hay liễu liễu thường tri trong Thiền Tông Đông Độ. Như vậy Thiền và Tịnh tuy khác tông môn nhưng đi cùng một hướng, đó là “nhất hướng xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn” trong giáo pháp mà đức Phật đã dạy. Như vậy, nếu hành giả nào còn chạy theo tham ái, chỉ muốn cố gắng để trở thành hay tìm cầu sở đắc thì dù Thiền, Tịnh hay Mật cũng đã đi lệch hướng giác ngộ giải thoát mà đức Phật đã từ bi khai thị...

Thiền Trường Sinh Học




... Tâm là yếu tố quan trọng, nếu tâm điềm đạm - không lo lắng sợ hãi - thì bệnh tự điều chỉnh. Cơ thể cực kỳ thông minh, mỗi tế bào có khả năng tự điều chỉnh nếu như được hỗtrợ bởi tâm rỗng lặng trong sáng và tự tin. Đồng thời biết nghiên cứu học hỏi để ăn uốngđúng dưỡng sinh, ngủ nghỉ hợp thiên nhiên, vận động cơ thể đúng quy luật tự nhiên v.v… cũng hỗ trợ cho thân phát huy khả năng tự động điều chỉnh.
Đó là lý do vì sao Hoàng Đế Nội Kinh dạy nguyên lý chữa bệnh là: “Điềm đạm hư vô chân khí tùng chi, tinh thần nội thủ bệnh an tùng lai” và Lão tử dạy: “Phù duy bệnh bệnh thịdĩ bất bệnh” (Thấy bệnh chỉ là bệnh thì đã là không bệnh)...

Phẩm Chất Của Chánh Niệm




Chánh niệm là một trong những năng lực tâm linh giúp tạo được thành công trong hành thiền. Nếu bạn không hiểu trọn vẹn và thực hành đầy đủ, bạn có thể phí phạm nhiều thời giờ trong hành thiền.


Trung tâm bản ngã (Ái Ngã)

...Con người ai cũng có trải qua đoạn đường “ái ngã” đó cả, nhưng ít người nhận ra mặt bất toàn của nó vì nghĩ rằng tất nhiên phải vậy. Người thấy mình yếu kém thì sinh tự ti, người thấy mình ưu thế thì sinh tự đại, nhưng nói chung người “ái ngã” luôn thấy mình là trung tâm. Ảo tưởng trung tâm này biến mỗi cá thể (individual) thành một cá nhân (personal) với những cá tính do mình huân tập được. Chỉ cá nhân mới có cái trung tâm ảo tưởng, còn cá thể thì luôn hòa đồng vào sự vô hạn của Đất Trời. Như vậy, cái gọi là “chính mình” được thể hiện theo 3 cách...

TỨ DIỆU ĐẾ - Ajahn Sumedho

Lúc Đức Phật vừa đại ngộ dưới cội bồ đề, Ngài nghĩ, "Chắc sẽ không có người hiểu được những gì ta vừa chứng ngộ; nó quá vi tế. Vì thế, ta không nên bận tâm tìm cách giải thích; Ta không hy vọng gì nữa về việc nầy và sẽ tiếp tục ngồi dưới cội bồ đề."
Nhưng lúc đó, thần Phạm thiên Sahampati, vị tượng trưng cho lòng bi mẫn với tất cả chúng sanh, hiện ra và thưa với Phật, "Bạch Thế Tôn, con thấy vẫn có những người với đôi mắt chỉ dính chút bụi mờ.Cung thỉnh Ngài giảng Pháp vì lợi lạc của số người ít ỏi nầy." Đức Phật nghĩ, "Thế thì ta sẽ cố gắng. Ngồi mãi dưới gốc cây bồ đề nầy không hữu ích cho ai cả. Vả lại, ta cũng chưa có ý định làm gì khác." Rồi Ngài tự hỏi, "Thế thì ta nên giảng Pháp cho ai?" Sau khi đắn đo suy nghĩ, Ngài quyết định đi đến thành Benares tìm lại năm người bạn đã cùng tu khổ hạnh với Ngài và đã rời bỏ Ngài ra đi khi họ nghĩ rằng Ngài không còn đủ ý chí để cùng tu khổ hạnh với họ.

Tìm kiếm sự nương tựa

...Những vị thầy, những người bạn tốt chỉ là người sẵn sàng trợ giúp và chia sẻ với con thôi, chính con mới là người tự mình giác ngộ giải thoát. Đức Phật dạy “Mỗi người là nơi nương tựa của chính mình, không ai khác là nơi nương tựa của mình được” ...

Nhận thức bản chất thật của đời sống

...Trong họa có phúc, trong phúc có họa khó lường lắm, có điều các con phải thấy rằng những pháp đến đi chỉ để giúp các con biết cách giữ thăng bằng nội tâm thôi. Pháp gì đến không quan trọng mà quan trọng là các con có giác ngộ giải thoát hay không...
...Và đức Chúa dạy: “Hỡi những kẻ gánh nặng, hãy đến vói ta gánh của ngươi sẽ được nhẹ nhàng”. Đến với ta chính là trở về bản tánh Tịnh Như của con đó. Vì vậy sau những trải nghiệm khó khăn thầy chắc rằng các con sẽ trưởng thành trong nhận thức bản chất thật của đời sống...


Chuẩn bị cho ngày tận thế

...Bản chất của thế giới duyên khởi này là vô thường, khổ, vô ngã, vì vậy người Phật tử không đợi đến ngày tận thế mới chuẩn bị mà bất cứ nơi đâu và lúc nào cũng thường tinh tấn chánh niệm tỉnh giác. Nói cách khác, một người thường thận trọng chú tâm quan sát mọi hành động, nói năng, suy nghĩ nơi thực tại thân tâm thì người ấy sẽ sáng suốt, định tĩnh, trong lành trong mọi lúc mọi nơi, như vậy, dù sống hay chết, dù tận thế hay không thì người ấy vẫn sống không phóng dật vì đã thấy rõ bản chất sinh diệt vô thường từng sát-na của thế giới hữu tướng. Đức Phật luôn nhắc nhở chúng ta rằng mọi sinh vật đều có sinh - lão - bệnh - tử theo định luật sinh - trụ - dị - diệt của mọi vật. Và đối với trái đất, các hành tinh, thái dương hệ v.v… đều vận hành theo định luật thành - trụ - hoại - không. Trái đất chúng ta đang bước vào giai đoạn hoại và sẽ có ngày trở thành không. Điều đó đối với người Phật tử đã thấm nhuần đạo pháp thì không có gì đáng ngạc nhiên hụt hẫng cả...