TÍNH KHÔNG VÀ HIỆN HỮU


Để phát sinh loại từ ái và bi mẫn thúc đẩy chúng ta kiếm tầm Phật quả, không phải cho riêng chúng ta mà vì lợi ích của những người khác, đầu tiên chúng ta phải đối diện với khổ đau bằng sự nhận diện những thể loại của nó. Đây là chân lý cao quý thứ nhất - khổ đế. Từ lúc chúng ta được sinh ra đến khi chết chúng ta đau khổ tinh thần và đớn đau thân xác (khổ khổ), khổ đau của sự thay đổi (hoại khổ), và khổ đau cùng khắp của điều kiện không thể kiểm soát (hành khổ). Chân lý thứ hai và thứ ba làm cho chúng ta thấu hiểu những nguyên nhân của khổ đau và cho dù những nguyên nhân ấy có được xóa đi hay không. Nền tảng của khổ đau là vô minh si ám – sự lĩnh hội sai lầm về chúng sinh (ngã) và các đối tượng (pháp) tồn tại một cách cố hữu (có tự tính).

Tánh Không Luận của Long Thọ (Nagarjuna)

Có gì khác biệt gì giữa Tánh Không Luận của Nagarjuna và giáo lý vô ngôn, bất khả tư nghị của ĐứcPhật không?
Không có khác biệt chút nào. Nếu có sự khác biệt thì đấy chỉ là cách phát biểu khác nhau. Long Thọ (Nagarjuna) là một triết gia vĩ đại, một trong những người kỳ tài nhất thế giới. Chỉ vài người trên thế giới, rất ít người, mới có phẩm chất thâm thúy như Nagarjuna. Cho nên, cách nói của Ngài là rất triết học, logic, tuyệt đối logic. Phật là nhà huyền học, không phải triết gia. Cách nói của Ngài nhiều thi vị hơn là triết lý. Hai phương pháp khác nhau, nhưng Nagarjuna nói y hệt như Phật nói. Cách phát biểu của họ chắc chắn là khác nhau, nhưng điều họ nói cần phải hiểu rõ.

Tìm hiểu Tánh Không

Bản chất đích thật của mọi hiện tượng

Thoạt nhìn thì các khái niệm về sự ngẫu biến và tánh không đươc trình bày trên đây có vẻ như hoàn toàn mâu thuẫn với nhau. Thế nhưng, nếu phân tích sâu xa hơn thì người ta cũng sẽ hiểu rằng các hiện tượng đều hiển hiện hay hiện hữu trong một khung cảnh hoàn toàn lệ thuộc vào nhau, và chính vì sự hiện hữu lệ thuộc đó mà các hiện tượng từ bản chất đều mang tính cách trống không (mọi hiện tượng chỉ có thể hiện hữu bằng cách lệ thuộc vào nhau, bên ngoài sự lệ thuộc đó ra thì sẽ không có một hiện tượng nào có thể hiện hữu hay hiển hiện ra được, đặc tính ấy gọi là tánh không của mọi hiện tượng). Do đó người ta có thể xác định rằng sự ngẫu biến (ngẫu nhiên, bất định, bất ngờ - contingency) và tánh không được thiết lập trên một cơ sở duy nhất chung cho nhau,