“Sống trong thực tại” là chủ đề cuốn sách và cũng là chủ đề buổi nói chuyện giao lưu với các doanh nhân của HT.Viên Minh - tác giả quyển sách nêu trên, diễn ra tối 13-11 tại Gem Center (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM).
Chương trình do nhóm G20 Business Dinner tập hợp các doanh nhân ngoài 40 tuổi có những thành công nhất định trong thương trường trên nhiều lĩnh vực kết hợp với Báo Người Đô Thị phối hợp tổ chức.Nhận thức đúng Thiền Chỉ và Thiền Quán
Một vị thiền sư nói: “Tâm thanh tịnh là giới, tâm bất động là định, biết tâm thanh tịnh nhưng không sinh tưởng thanh tịnh, biết tâm bất động mà không sinh tưởng bất động, cho đến thiện ác đều phân biệt được nhưng vẫn tự tại, trong đó không bị nhiễm, đó gọi là tuệ”.
“Hãy ở trong thế gian, nhưng đừng thuộc về thế gian.”
Thiền sư vĩ đại, Daie, nói, “ Tất cả lời dạy của những hiền nhân, thánh nhân, những đạo sư, đều nhằm thuyết giảng duy nhất một điều: chúng là những bình luận về tiếng kêu hốt nhiên của bạn, “ A, Cái Này!”
Khi đột nhiên bạn sáng tỏ, và một niềm vui và nỗi hân hoan lớn khởi lên trong bạn và toàn bộ bản thể bạn, mọi thớ thịt của cơ thể bạn, tâm trí bạn, và linh hồn bạn nhảy múa và bạn nói, “ A, cái này, Alleluia![1]” – một tiếng kêu lớn của niềm vui khởi lên trong bản thể bạn – đó là sự chứng ngộ. Bỗng nhiên nước mắt chảy xuống từ những cái rui (rafter) trên mái nhà. Bạn trở nên một phần của vũ điệu vĩnh cửu của sự hiện hữu.
Khi đột nhiên bạn sáng tỏ, và một niềm vui và nỗi hân hoan lớn khởi lên trong bạn và toàn bộ bản thể bạn, mọi thớ thịt của cơ thể bạn, tâm trí bạn, và linh hồn bạn nhảy múa và bạn nói, “ A, cái này, Alleluia![1]” – một tiếng kêu lớn của niềm vui khởi lên trong bản thể bạn – đó là sự chứng ngộ. Bỗng nhiên nước mắt chảy xuống từ những cái rui (rafter) trên mái nhà. Bạn trở nên một phần của vũ điệu vĩnh cửu của sự hiện hữu.
Biết sống một mình
... Con người ta thường rất sợ cô đơn, một mình. Thế nhưng có những lúc một mình lại là lúc an bình và thanh thản nhất. Suy cho cùng thì chúng ta sinh ra một mình, chết đi cũng một mình, và có những nỗi niềm không thể diễn tả cùng ai, chỉ có một mình mình biết. Thế thì tại sao không tập làm quen sống một mình, hay nói cách khác, sống với chính mình? Có thể vì chúng ta không biết "mình là ai" và cảm thấy bất an, sợ hãi trước sự bất minh ấy. Câu hỏi muôn thuở "ta từ đâu tới, và đi về đâu" không bao giờ có câu trả lời rõ ràng nhất định, mà phải mỗi người tự tìm ra cho mình.
Chính những lúc ở một mình, không bị cuốn theo những cảnh tượng xôn xao bên ngoài, ta mới có dịp để nhìn lại chính mình, hay nói đúng hơn, trở lại với tâm mình. Tâm ta lúc nào cũng ở đó, như ngôi nhà quen thuộc bị bỏ quên, hay như người bạn tri kỷ nhưng không bao giờ được biết đến.
Chính những lúc ở một mình, không bị cuốn theo những cảnh tượng xôn xao bên ngoài, ta mới có dịp để nhìn lại chính mình, hay nói đúng hơn, trở lại với tâm mình. Tâm ta lúc nào cũng ở đó, như ngôi nhà quen thuộc bị bỏ quên, hay như người bạn tri kỷ nhưng không bao giờ được biết đến.
NGÔN NGỮ TAM MUỘI CỦA THIỀN SƯ VIÊN CHIẾU
"Cây héo vào xuân hoa nở rộ
Gió đưa nghìn dặm nức hương thần."
Thiền Uyển Tập Anh (Anh Tú Vườn Thiền) ghi về sư như sau: " Thiền Sư Viên Chiếu (999-1090) thuộc thế hệ thứ bảy dòng Vô Ngôn Thông.Thiền Sư họ Mai, tên Trực người huyện Long Đàm châu Phúc Điền, là con người anh thái hậu Linh Cảm đời Lý. Thuở nhỏ ông thông minh mẫn tuệ, hiếu học. Nghe tiếng trưởng lão ở chùa Mật Nghiêm giỏi xem tướng, ông bèn đến nhờ xem hộ. Trưởng lão xem kỹ tướng mạo rồi nói: "Ngươi có duyên với Phật Pháp, nếu xuất gia tất sẽ là vị Thiện Bồ Tát; nếu không thì thọ yểu chưa biết thế nào".
Sư cảm ngộ rồi từ biệt thân quyến tìm đến thụ nghiệp với thiền sư Định Hương ở núi Ba Tiêu. Trong những năm ấy, sư suy cứu thiền học, chuyên chú trì tụng kinh Viên Giác, tinh thông phép Tam quán. Một đêm sư đang ngồi thiền định thì mơ thấy Văn Thù Bồ Tát cầm dao mổ bụng lôi ruột sư ra rửa, rồi trao cho diệu dược để chửa vết thương. Từ đó sư hiểu sâu ngôn ngữ Tam muội, thuyết giảng trôi chảy. Sau sư đến vùng gần kinh kỳ dựng chùa trù trì, người đến theo học đông nườm nượp."
Bản tình ca của Krishnamurti - Giao cảm với thiên nhiên
Trở về TỰ TÁNH con đường chấm dứt mọi khổ đau
Khi trở về tự tánh
Mới biết không còn “ta”
Cũng không còn sinh diệt
Mới biết không còn “ta”
Cũng không còn sinh diệt
Chỉ thấy pháp đang là…
...trong thời mạt pháp thì nhiều người không còn hiểu ý chỉ của Tổ khai tông nên đã biến Tông môn này thành tín ngưỡng và thay vì niệm Phật để trở về tự tánh thanh tịnh sáng suốt thì đã hướng ngoại tìm cầu cảnh giới Tây phương Cực Lạc bên ngoài; thay vì chết đi cái ngã ảo tưởng để hiển lộ Tánh Giác Sáng Chói Vô Lượng đã bị hiểu thành khi lâm chung được Phật Vô Lượng Quang tiếp dẫn; thay vì hành theo giới định tuệ, thất giác chi, bát chánh đạo… thì hiểu thành hàng hàng lớp lớp vàng ngọc, trân châu, bảy báu; thay vì 4 Đạo, 4 Quả và Niết-bàn thì hiểu thành Chín Đài Hoa Sen v.v… vì vậy mà sinh tâm hướng ngoại cầu huyền, quên mất tự tánh vốn thanh tịnh trong sáng, không sinh không diệt...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)