QUAY VỀ TÁNH GIÁC

Ta được gì khi nhìn lại tâm mình? Thường chỉ là một khối hỗn loạn. Chúng ta cùng ngồi đây quán chiếu như những việc tu của các bậc A La Hán, Bồ Tát nhưng e rằng nếu mỗi chúng ta có thể tự gắn cho mình một máy ghi âm, thì chắc sẽ biết mức độ phóng thanh lớn cỡ nào, phải chăng đó mới thật là một cuộc quán xét? Phải chăng điều đó mới thật sự khuyến tấn ta lo trau dồi tâm linh ?
Vấn đề là ở chỗ ta cứ lao theo nếp sống văn hóa, đã dành không biết bao nhiêu thời giờ để chăm lo cho thân thể, nào là tập luyện mong cho có sức khỏe, nào là ăn uống điều độ đúng mức, nào là giữ gìn sạch sẽ, quần áo cho tươm tất. Điều đó dĩ nhiên quan trọng, nhưng chúng ta đã dành bao nhiêu quan tâm cho tâm linh của mình? Tâm đã thanh tịnh chưa? Chúng ta có trang điểm cho tâm mình bằng những ý tưởng thiện lành hay không? Nếu tâm có thể rộng mở thì nó sẽ đẹp như một tòa lâu đài, như ngôi bảo điện, hay sẽ là một đống ngổn ngang đổ nát, chỉ riêng ta biết mà thôi. Nếu không muốn sống gần đống rác, thì phải hiểu rằng chừng nào tâm còn loạn tưởng, thì chừng ấy còn phải sống gần gũi những thứ đó, vì tâm chất chứa điều gì thì cảnh sẽ hiện như thế. Đó mới chính là ngôi nhà của ta.

Chứng kiến vô chọn lựa - Không phương pháp

Chứng kiến vô chọn lựa

Một từ rất quí giá trong cách tiếp cận của Phật tới cuộc sống là samata. Samata nghĩa là bình thản, thăng bằng, cân bằng, vô chọn lựa. Không di chuyển tới các cực đoan, tránh cực đoan. Đau đớn và vui thú là hai cực đoan – không chọn lựa. Không né tránh và không níu bám. Chỉ ở giữa nó, quan sát, nhìn nó, không gắn bó.
Đau tới, để nó tới – bạn chỉ là tâm thức quan sát. Bạn chỉ là nhận biết. Có đau đầu, bạn chỉ quan sát nó. Không nói không với nó, không bắt đầu tranh đấu với nó; không phủ nhận nó, không né tránh nó. Không cố dấn thân bạn vào đâu đó khác để cho bạn được sao lãng khỏi nó. Để nó ở đó, bạn đơn giản quan sát. Và trong quan sát nó, cuộc cách mạng lớn xảy ra.