Những mẫu truyện về "BẢN NGÃ"

Cái tôi

Chuyện kể về một thầy tu sống trong sa mạc Ai Cập, một người vốn quá đau khổ trước cám dỗ đến nỗi không thể chịu được nữa. Vì thế ông quyết định rời căn phòng của mình và đi đến một nơi khác.
Khi ông đang mang dép để thực hiện quyết tâm, ông thấy một thầy khác đang ở cách ông một khoảng không xa. Thầy đó cũng đang xỏ dép vào chân.
“Thầy là ai?”, ông hỏi người lạ mặt.
“Tôi là cái tôi của anh”, người đó đáp. “Nếu vì tôi mà anh rời nơi này, thì tôi sẽ cho anh biết, dù anh đi đâu tôi cũng sẽ theo anh”.
Một khách hàng thất vọng nói với bác sĩ tâm lý, “Dù đi đâu, tôi vẫn dẫn chính mình theo - và nó làm hỏng hết”.
Cả điều bạn chạy trốn - lẫn điều bạn mong muốn - đều ở trong bạn.

Nét Đẹp Của Thiền


Thiền đồng nghĩa với cái đẹp. Người ta thường đề cập đến Chân-Thiện-Mỹ cho một tiêu chuẩn hoàn hảo. Tính chân thật tuyệt đối thường có vẻ lạnh lùng nhạt nhẽo của đệ nhất phong đầu bặt dứt ý niệm. Phải có thêm tính Mỹ để cái đẹp ngàn đời hiển hiện. Trong thơ văn Thiền Việt Nam, vẻ đẹp của chân lý tuyệt đối được biểu trưng bằng nhiều cách. Một cành mai của thiền sư Mãn Giác nở hoài từ vô thủy vô chung, mỗi độ xuân về thường được nhắc đến - Đôi ngỗng của thiền sư Pháp Thuận, từ thời đón sứ Tống đến nay cũng cứ bơi hoài, trong đó có cái đẹp thong dong lướt đi trên nước, như mọi thứ trong đời cứ lướt đi không vướng bận.