Quan sát, chỉ nhìn im lặng. Là nhân chứng.
Quan sát nghĩa là nhìn vào mọi sự không có đánh giá nào, không nói nó tốt không nói nó xấu - bởi vì chẳng cái gì là tốt và chẳng cái gì là xấu. Mọi sự đơn giản là điều chúng đang là.
Bông hồng là bông hồng và gai là gai; gai không xấu mà bông hồng cũng không tốt.
Tuyệt Quán luận
ĐOẠN MỘT
Ðại đạo vốn không lặng, bao la mà thâm diệu, không thể lấy tâm mà hỏi, không thể lấy lời mà giải được. Nay cho là có hai người đang cùng nhau luận bàn những điều chân thực. Sư chủ tên Nhập Lý, đệ tử hiệu là Duyên Môn. Lúc bấy giờ tiên sinh Nhập Lý lặng yên không nói, bỗng Duyên Môn đứng dậy hỏi rằng:
- Cái gì gọi là tâm? Thế nào là an tâm?
Ðáp: - Không cần phải lập ra tâm để mà cố cho được an, thế gọi là an vậy.
Ðại đạo vốn không lặng, bao la mà thâm diệu, không thể lấy tâm mà hỏi, không thể lấy lời mà giải được. Nay cho là có hai người đang cùng nhau luận bàn những điều chân thực. Sư chủ tên Nhập Lý, đệ tử hiệu là Duyên Môn. Lúc bấy giờ tiên sinh Nhập Lý lặng yên không nói, bỗng Duyên Môn đứng dậy hỏi rằng:
- Cái gì gọi là tâm? Thế nào là an tâm?
Ðáp: - Không cần phải lập ra tâm để mà cố cho được an, thế gọi là an vậy.
NGŨ THÔNG & THẮNG TRÍ - LỢI ÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH:
NGŨ THÔNG & THẮNG TRÍ (abhiññā): Thần thông là loại hình khoa học tâm linh đạt được nhờ một sức mạnh nội tâm gọi là thắng trí, trí tuệ siêu việt này phát sinh từ thiền định ở mức độ cao. Hành giả sau khi đạt được tứ thiền, đã có những pháp thuần thục, đã tu tập bốn điều kiện như ý một cách đầy đủ, có thể đạt được năm loại thần thông sau đây:
Con đường của tự do
Tánh Không là bản tánh của sự vật và tâm thức, mà vật chất và tâm thức chỗ nào cũng có, nên tánh Không ở khắp tất cả. Nói riêng về con đường, thì tánh Không có mặt trên suốt con đường, từ bước đầu đến bước cuối.
Tánh Không là sự không có hiện hữu cố hữu và nội tại của tất cả sự vật thuộc vật chất và thuộc tâm thức.
Xướng Họa: Một Vầng Trăng
Xướng
Bước chân nào
còn đồng vọng âm vang
Nơi phố cổ,
không - thời - gian đứng lại!
Mưa tơi bời,
gió trêu thân tứ đại!
Người mỉm
cười, mây nước một màu thôi!
Hạt nhân của hạnh phúc
Hạnh phúc là một ước vọng chân thành và cũng là mục đích tối hậu của đời sống con người. Mặc dù mỗi người có một cách mô tả khác nhau về giấc mơ hạnh phúc của mình, nhưng trên căn bản của thực tại, hạnh phúc bao giờ cũng cưu mang trong chính nó một sức sống tràn đầy sinh lực của cảm xúc an bình được sinh khởi từ bản thể của nội tâm. Vì vậy, khi tâm bất an chúng ta sẽ không thể nào chế tác được năng lượng hạnh phúc cho dù hoàn cảnh và điều kiện sống có hoàn hảo đến mức nào đi nữa.
THÊNH THANG
ta sống thênh thang một đời gió lộng
chẳng vướng mây trời,
vướng núi, vướng cây
ta bước tới bước lui và thở
ngắm nhân tình
cùng sương trắng lay bay
chẳng vướng mây trời,
vướng núi, vướng cây
ta bước tới bước lui và thở
ngắm nhân tình
cùng sương trắng lay bay
Gương Thiền - Thiền Gia Quy Giám
(1)
Có một vật sáng sủa ẩn mật, từ vô thủy đến nay chưa từng sanh, chưa từng diệt, gọi tên không được, diễn tả không được.
Một vật đó là vật gì?
Người xưa có bài tụng:
Khi Cổ Phật chưa sanh
Một vật đã toàn nên
Thích Ca cũng không hiểu
SÁT-NA HIỆN TẠI VÀ THỰC TÍNH PHÁP
1. Sát-na hiện tại (ārammaṇapaccuppannā)*
Sát-na hiện tại có thể được định nghĩa như là một thời điểm nảy sanh của danh và sắc, được nhận biết bằng ba Danh là tinh tấn (ātapī), chánh niệm (sati) và tỉnh giác (sampajjañña) - gọi tắt là yogavacara - độc lập với ước muốn của con người.
Muốn nhận thức rõ sát-na hiện tại chúng ta phải biết, đối tượng của ba Danh (làm nhiệm vụ quán sát) phải là thực tại tuyệt đối (paramattha), tức là Danh và Sắc; đối tượng ấy phải nằm trong Tứ Niệm Xứ (thân, thọ, tâm, pháp); khi thực hành, cũng không nên lẫn lộn các đối tượng. Chẳng hạn, khi đang quán sắc ngồi, nếu có sự đau nhức, đừng quán danh biết điều đó. Chỉ cần biết sắc ngồi khổ là đủ, tức là chỉ nên quán "thân trong thân"; Danh và Sắc cần được thấy trong sát-na hiện tại, nghĩa là phải được thấy ở một thời điểm độc lập với ý muốn chủ quan của chúng ta.
Sát-na hiện tại có thể được định nghĩa như là một thời điểm nảy sanh của danh và sắc, được nhận biết bằng ba Danh là tinh tấn (ātapī), chánh niệm (sati) và tỉnh giác (sampajjañña) - gọi tắt là yogavacara - độc lập với ước muốn của con người.
Muốn nhận thức rõ sát-na hiện tại chúng ta phải biết, đối tượng của ba Danh (làm nhiệm vụ quán sát) phải là thực tại tuyệt đối (paramattha), tức là Danh và Sắc; đối tượng ấy phải nằm trong Tứ Niệm Xứ (thân, thọ, tâm, pháp); khi thực hành, cũng không nên lẫn lộn các đối tượng. Chẳng hạn, khi đang quán sắc ngồi, nếu có sự đau nhức, đừng quán danh biết điều đó. Chỉ cần biết sắc ngồi khổ là đủ, tức là chỉ nên quán "thân trong thân"; Danh và Sắc cần được thấy trong sát-na hiện tại, nghĩa là phải được thấy ở một thời điểm độc lập với ý muốn chủ quan của chúng ta.
Bất lập văn tự
Bất lập văn tự ở đây chẳng có nghĩa là hoàn toàn không dụng đến ngôn từ , chữ nghĩa như nhiều người thường nhận lầm, hiểu lầm qua cách định nghĩa từng lời, từng chữ một cách máy móc và giản đơn. Phải hiểu cách rốt ráo, rằng Tông chỉ của Ngài Bồ-đề Đạt-ma không ràng buộc vào ngôn ngữ, chữ nghĩa hay triệt để y cứ vào kinh điển theo thứ lớp mà truyền pháp, tức cũng có nghĩa Tông môn này không ra ngoài chánh pháp mà hơn hai ngàn rưỡi năm trước đức Phật đã truyền cho Sơ tổ Ấn độ Ma-ha Ca-Diếp, ngay giữa hội Linh sơn khi Phật đưa tay có cầm nhành sen vàng giơ lên trước đại chúng, mà tất cả đều ngơ ngác, duy chỉ có Ngài Ma-ha Ca-diếp đã nhìn Phật mỉm cười lãnh thọ Tâm pháp, cũng là pháp thượng thừa tối vi diệu "Không pháp" từ đức Phật. Phật đã ấn chứng việc truyền thừa Tâm pháp cho Tổ Ca-diếp qua lời tuyên bố trước đại chúng: ‘ Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, Pháp môn vi diệu, nay trao lại cho Ma-ha Ca-diếp.’
Cốt lõi tương đồng giữa Thiền Vipassanā và Thiền Tông - Biểu Đồ Vận Hành 18 Giới
Một số điểm cốt lõi tương đồng giữa Thiền Vipassanā và Thiền Tông:
1) Kiến Tánh và Thấy Biết Như Thực: thấy tánh không có nghĩa là tách thực tại ra phần này là tướng, phần kia là tánh, cái này là thị cái kia là phi, cái này là tiểu cái kia là đại… rồi chọn cho mình một phần vừa với tầm vóc hạn hẹp của mình để thấy. Cũng không vội phê phán theo bất cứ bảng giá trị nào, mà phải thấy pháp đúng như nó là. Tổ Huệ Năng đã nói “không nghĩ thiện không nghĩ ác” cứ ngay đó mà thấy bản lai diện mục. Đã đánh giá dù đánh giá theo tiêu chuẩn nào, thì vẫn coi chừng mắc bệnh thiền, như câu “Thức đắc bổn tâm bổn tánh chính thị tông môn đại bệnh” đã minh xác. Ngộ là ngộ toàn diện, nghĩa là, hoặc bỏ toàn bộ hoặc lấy toàn bộ (Thật tế lý địa bất thọ nhất trần, sự sự môn trung bất xả nhất pháp), chứ đừng cắt xén cho vừa với cái khuôn lý tưởng của bản ngã rồi yên tâm dán vào nhãn hiệu Thiền Tông hay Thiền Nguyên Thủy.
1) Kiến Tánh và Thấy Biết Như Thực: thấy tánh không có nghĩa là tách thực tại ra phần này là tướng, phần kia là tánh, cái này là thị cái kia là phi, cái này là tiểu cái kia là đại… rồi chọn cho mình một phần vừa với tầm vóc hạn hẹp của mình để thấy. Cũng không vội phê phán theo bất cứ bảng giá trị nào, mà phải thấy pháp đúng như nó là. Tổ Huệ Năng đã nói “không nghĩ thiện không nghĩ ác” cứ ngay đó mà thấy bản lai diện mục. Đã đánh giá dù đánh giá theo tiêu chuẩn nào, thì vẫn coi chừng mắc bệnh thiền, như câu “Thức đắc bổn tâm bổn tánh chính thị tông môn đại bệnh” đã minh xác. Ngộ là ngộ toàn diện, nghĩa là, hoặc bỏ toàn bộ hoặc lấy toàn bộ (Thật tế lý địa bất thọ nhất trần, sự sự môn trung bất xả nhất pháp), chứ đừng cắt xén cho vừa với cái khuôn lý tưởng của bản ngã rồi yên tâm dán vào nhãn hiệu Thiền Tông hay Thiền Nguyên Thủy.
Mục
PHÁP THOẠI,
T.S Viên Minh,
THƠ,
VĂN
VẺ ĐẸP PHẬT PHÁP (CHÂN - THIỆN - MỸ)
Chúng ta thường nghe các tôn giáo cũng như đạo học Đông phương thường nói đến Chân Thiện, Mỹ mà đạo Phật cũng có nói đến Chân, Thiện, Mỹ; vậy chân, thiện, mỹ là gì và nội hàm ngữ nghĩa của nó như thế nào?
Theo đạo Phật, muốn thấy được cái Chân, Sự Thật thì phải có trí tuệ. Có trí tuệ mới thấy rõ chân lý được! Từ thấy rõ chân lý, ta có thể có hướng đi đúng, lập tâm, lập hạnh đúng; và không còn bị tham sân phiền não chi phối. Vậy, Chân phải được xem như cái gốc, cái Thể; còn Thiện, Mỹ là cành nhánh, hoa trái, là Tướng, Dụng để chúng ta sống với cuộc đời.
Theo đạo Phật, muốn thấy được cái Chân, Sự Thật thì phải có trí tuệ. Có trí tuệ mới thấy rõ chân lý được! Từ thấy rõ chân lý, ta có thể có hướng đi đúng, lập tâm, lập hạnh đúng; và không còn bị tham sân phiền não chi phối. Vậy, Chân phải được xem như cái gốc, cái Thể; còn Thiện, Mỹ là cành nhánh, hoa trái, là Tướng, Dụng để chúng ta sống với cuộc đời.
NHÂN QUẢ (Phật Lý Qua Liêu Trai)
Pháp thoại và Thư Tri Ân Thầy Viên Minh nhân chuyến hoằng Pháp Úc Châu 2016
Mục
Như Tuệ,
PHÁP THOẠI,
T.S Viên Minh,
THƠ,
VĂN,
Viên Hướng
SỰ HÀI HÒA TRONG ĐỜI SỐNG - SỰ HÀI HÒA GIỮA SINH VÀ TỬ
SỰ HÀI HÒA TRONG ĐỜI SỐNG
Đời sống không thể thiếu sự quan hệ giữa mọi người với nhau, nhưng mà chúng ta đã làm cho những mối liên hệấy trở nên đau khổ, đáng chán, vì chúng ta đã đặt nền tảng trên căn bản cá nhân và tình yêu chiếm hữu . Người ta có thể yêu mà không chiếm hữu chăng? Bạn sẽ tìm được câu trả lời đích thực, không phải là trong sự lẩn trốn, không phải bằng những lý thuyết cao siêu, hoặc bằng niềm tin, nhưng là xuyên qua sự thấu hiểu về căn nguyên của sự lệ thuộc và sự chiếm hữu . Nếu người ta thấu hiểu sâu xa cái vấn đề liên hệ giữa họ với người khác thì họa may chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề rắc rối trong sự liên hệ giữa chúng ta với xã hội, vì xã hộicũng chỉ là sự mở rộng từ chính chúng ta mà thôi .
Đời sống không thể thiếu sự quan hệ giữa mọi người với nhau, nhưng mà chúng ta đã làm cho những mối liên hệấy trở nên đau khổ, đáng chán, vì chúng ta đã đặt nền tảng trên căn bản cá nhân và tình yêu chiếm hữu . Người ta có thể yêu mà không chiếm hữu chăng? Bạn sẽ tìm được câu trả lời đích thực, không phải là trong sự lẩn trốn, không phải bằng những lý thuyết cao siêu, hoặc bằng niềm tin, nhưng là xuyên qua sự thấu hiểu về căn nguyên của sự lệ thuộc và sự chiếm hữu . Nếu người ta thấu hiểu sâu xa cái vấn đề liên hệ giữa họ với người khác thì họa may chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề rắc rối trong sự liên hệ giữa chúng ta với xã hội, vì xã hộicũng chỉ là sự mở rộng từ chính chúng ta mà thôi .
Cách nào dễ dàng nhất để tìm thấy Thượng Ðế ?
Hỏi :
– Cách nào dễ dàng nhất để tìm thấy Thượng Ðế ?
Krishnamurti đáp :
– Tôi e rằng không có cách dễ dàng nào để thấy được Thượng Ðế đâu, bởi vì việc tìm Thượng Ðế là việc khó khăn, gian khổ nhất. Thượng Ðế có phải là cái mà tâm trí chúng ta tạo ra chăng? Bạn biết tâm trí chúng ta là cái gì rồi. Nó chẳng qua cũng chỉ là kết quả của thời gian, và nó có thể tạo ra bất cứ loại ảo giác nào. Nó có khả năng tạo ra tư tưởng, phóng chiếu đủ loại tưởng tượng, sáng tác đủ loại hư cấu. Nó luôn luôn bận bịu chuyện gom góp, liệng bỏ, chọn lựa. Ôm trong lòng những thành kiến, hẹp hòi, nông cạn, cái tâm vọng động dựa theo ý mình mà vẽ ra hình ảnh Thượng Ðế.
– Cách nào dễ dàng nhất để tìm thấy Thượng Ðế ?
Krishnamurti đáp :
– Tôi e rằng không có cách dễ dàng nào để thấy được Thượng Ðế đâu, bởi vì việc tìm Thượng Ðế là việc khó khăn, gian khổ nhất. Thượng Ðế có phải là cái mà tâm trí chúng ta tạo ra chăng? Bạn biết tâm trí chúng ta là cái gì rồi. Nó chẳng qua cũng chỉ là kết quả của thời gian, và nó có thể tạo ra bất cứ loại ảo giác nào. Nó có khả năng tạo ra tư tưởng, phóng chiếu đủ loại tưởng tượng, sáng tác đủ loại hư cấu. Nó luôn luôn bận bịu chuyện gom góp, liệng bỏ, chọn lựa. Ôm trong lòng những thành kiến, hẹp hòi, nông cạn, cái tâm vọng động dựa theo ý mình mà vẽ ra hình ảnh Thượng Ðế.
Hỏi Đáp: Giác Ngộ
Bạch Ngài cho con hỏi. Một người ngộ rồi nhưng có thể chưa giải thoát, có phải không? Và một người tâm giải thoát nhưng có thể chưa ngộ, có phải không? Con cám ơn Ngài.
Trả lời:
Trả lời:
Sự Giác Ngộ...
Ánh Sáng cho Chính Mình
Mỗi người phải được tự do để trở thành ánh sáng cho chính mình. “Ánh sáng cho chính mình”. Ánh sáng này không thể nhận được từ người khác, cũng không thể thắp lên bằng ngọn nến của người khác. Nếu bạn thắp bằng ngọn nến của người khác, nó chỉ là ngọn nến, nó có thể bị thổi tắt. Sự nghiên cứu ráo riết để tìm ra thế nào là ánh sáng cho chính mình là một phần của thiền quán. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem thế nào là ánh sáng cho chính mình và sự có ánh sáng này nó đặc biệt quan trọng đến mức nào.
VÌ SAO PHỤ NỮ DỄ ĐI ĐẾN GIÁC NGỘ HƠN ĐÀN ÔNG?
Những chướng ngại để đi đến giác ngộ của phụ nữ có giống như của đàn ông không?
Vâng, nhưng chỉ khác vài điểm. Nói chung, phụ nữ dễ cảm nhận được những cảm xúc phát sinh ở trong mình và an trú ở trong cơ thể của họ dễ dàng hơn, vì thế tự nhiên họ dễ đi vào trạng thái ung dung tự tại hơn và có khả năng dễ đi đến giác ngộ hơn là đàn ông. Đây là lý do tại sao nhiều nền văn minh cổ chọn những nhân vật hay hình tượng phụ nữ để đại diện hay mô tả về thực tại vô hình tướng và vượt thoát. Người nữ thường được xem như người mẹ khai sinh ra mọi vật, duy trì và nuôi dưỡng chúng suốt thế giới hữu hình.
Vâng, nhưng chỉ khác vài điểm. Nói chung, phụ nữ dễ cảm nhận được những cảm xúc phát sinh ở trong mình và an trú ở trong cơ thể của họ dễ dàng hơn, vì thế tự nhiên họ dễ đi vào trạng thái ung dung tự tại hơn và có khả năng dễ đi đến giác ngộ hơn là đàn ông. Đây là lý do tại sao nhiều nền văn minh cổ chọn những nhân vật hay hình tượng phụ nữ để đại diện hay mô tả về thực tại vô hình tướng và vượt thoát. Người nữ thường được xem như người mẹ khai sinh ra mọi vật, duy trì và nuôi dưỡng chúng suốt thế giới hữu hình.
CUỘC ĐỜI LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC
Tinh tuý của cuộc đời là trí tuệ.
Loại trí tuệ quan trọng bậc nhất là trí tuệ giải thoát.
Giáo Dục
Nếu nhà giáo dục quan tâm đến sự tự do cá nhân, và không có sẵn những thành kiến, thì ông ta sẽ giúp cho đứa trẻ tự khám phá ra cái tự do đó bằng cách khuyến khích nó hiểu được môi trường sống, cá tính, tôn giáo và hoàn cảnh xuất thân của gia đình nó, với tất cả những ảnh hưởng đã có thể thâm nhập vào nó.
Nếu trong trái tim của các bậc thầy đầy ắp tình thương yêu và lòng ham chuộng tự do thì, bằng sự sáng suốt, tỉnh táo, họ sẽ giúp từng đứa học trò điều nó cần và giúp nó giải quyết những khó khăn; như thế có nghĩa là họ sẽ không chỉ hành động như điều khiển những cái máy theo phương pháp và công thức, mà tạo cơ hội cho học sinh của họ, là những con người, được tự phát triển khả năng, với sự cảnh giác và giám sát.
Nếu trong trái tim của các bậc thầy đầy ắp tình thương yêu và lòng ham chuộng tự do thì, bằng sự sáng suốt, tỉnh táo, họ sẽ giúp từng đứa học trò điều nó cần và giúp nó giải quyết những khó khăn; như thế có nghĩa là họ sẽ không chỉ hành động như điều khiển những cái máy theo phương pháp và công thức, mà tạo cơ hội cho học sinh của họ, là những con người, được tự phát triển khả năng, với sự cảnh giác và giám sát.
Sự sống vẫn đang có mặt
... Chúng ta chỉ có mỗi giây phút này thôi, dầu có vội vã đến đâu bạn cũng không thể nào sống trong hai giây phút cùng một lần được.
Trong những giây phút dừng lại, và có mặt với hiện tại, những dự án tương lai của ta có thể bị chậm bớt hay trì hoản đi, nhưng bạn biết không, điều mà ta có thể sẽ tìm lại được trong giây phút ấy là cuộc đời của chính mình. Và dù ta có hoàn tất được gì hay không, sự sống nhiệm mầu, con đường hạnh phúc, vẫn đang hiện hữu ở bất cứ nơi nào mình thật sự trọn vẹn có mặt...
Trong những giây phút dừng lại, và có mặt với hiện tại, những dự án tương lai của ta có thể bị chậm bớt hay trì hoản đi, nhưng bạn biết không, điều mà ta có thể sẽ tìm lại được trong giây phút ấy là cuộc đời của chính mình. Và dù ta có hoàn tất được gì hay không, sự sống nhiệm mầu, con đường hạnh phúc, vẫn đang hiện hữu ở bất cứ nơi nào mình thật sự trọn vẹn có mặt...
Công án Thiền: chó có phật tính không?
Thiền có một phương pháp đặc biệt cho cách thiền. Họ gọi nó là 'công án'. Công án là câu đố. Nhưng nó không giống như câu đố thường. Nó là câu đố mà không thể giải được. Câu đố bình thường có thể được giải, chúng được ngụ ý để được giải. Chúng có thể khó, nhưng chúng không phải là không thể được. Công án là câu đố không thể được. Bạn không thể giải được nó; không có cách nào để giải nó.
Chẳng hạn, đây là một công án Thiền: tiếng vỗ tay của một bàn tay là gì? Nếu bạn dùng hai bàn tay âm thanh được tạo ra, nhưng nếu bạn dùng chỉ một bàn tay, âm thanh được tạo ra là gì?
Chẳng hạn, đây là một công án Thiền: tiếng vỗ tay của một bàn tay là gì? Nếu bạn dùng hai bàn tay âm thanh được tạo ra, nhưng nếu bạn dùng chỉ một bàn tay, âm thanh được tạo ra là gì?
SỐNG TRONG THẾ GIAN VỚI PHẬT PHÁP
Hầu hết mọi người vẫn không biết bản chất của thiền tập. Họ nghĩ rằng chỉ có thiền đi, thiền ngồi và nghe pháp là sự thực hành. Điều này đúng, nhưng đây chỉ là hình thức thực tập bên ngoài. Việc thực hành thực sự diễn ra khi tâm tiếp xúc với một đối tượng tri giác. Đó là nơi để tu tập, là khi sự tiếp xúc với tri giác xảy ra.
Lúc mọi người nói những điều mà chúng takhông thích bèn có sự giận dữ, nếu họ nói những điều mà chúng ta thích thú thì chúng ta phát khởi niềm vui. Ngay đây là nơi để tu tập. Chúng ta sẽ tu tập như thế nào với những điều này? Đây là điểm rất quan trọng. Nếu cả đời chúng ta chỉ chạy lòng vòng để đuổi theo hạnh phúc và tránh xa đau khổ thì dù chúng ta có thể thực hành cho đến ngày chúng ta nhắm mắt xuôi tay cũng không bao giờ thấy được Phât Pháp.
Lúc mọi người nói những điều mà chúng takhông thích bèn có sự giận dữ, nếu họ nói những điều mà chúng ta thích thú thì chúng ta phát khởi niềm vui. Ngay đây là nơi để tu tập. Chúng ta sẽ tu tập như thế nào với những điều này? Đây là điểm rất quan trọng. Nếu cả đời chúng ta chỉ chạy lòng vòng để đuổi theo hạnh phúc và tránh xa đau khổ thì dù chúng ta có thể thực hành cho đến ngày chúng ta nhắm mắt xuôi tay cũng không bao giờ thấy được Phât Pháp.
Thư mời tham dự Pháp thoại tại Perth - Australia
Kính thưa quý đạo hữu,
Cách đây 3 năm, nhóm Thuận Pháp tại Perth có kính thỉnh mời Hòa Thượng Thiền Sư Viên Minh đến Perth 2 tuần để hướng dẫn Phật tử thông hiểu về Pháp Thiền Tứ Niệm Xứ và đã được Thầy hứa khả.
Cách đây 3 năm, nhóm Thuận Pháp tại Perth có kính thỉnh mời Hòa Thượng Thiền Sư Viên Minh đến Perth 2 tuần để hướng dẫn Phật tử thông hiểu về Pháp Thiền Tứ Niệm Xứ và đã được Thầy hứa khả.
LỜI KHUYÊN CHUẨN BỊ CHO PHÚT LÂM CHUNG AJAHN CHAH
Hôm nay tôi không mang đến cho bạn bất kỳ một món quà gì về mặt vật chất, mà tôi sẽ tặng bạn món quà Pháp bảo, những lời dạy của Đức Phật. Hãy nghe cho kỹ đây, bạn của tôi. Bạn nên hiểu rằng ngay cả đối với Đức Phật, Đấng đã tích lũy công đức và phước báu trong vô lượng kiếp cũng không thể tránh được cái chết về mặt thể xác. Khi đến tuổi già, Ngài đã từ bỏ thân xác của mình như buông bỏ một gánh nặng. Giờ đây, bạn cũng phải học để hài lòng với ngần ấy năm bạn đã chung sống với thân xác này. Bạn nên cảm thấy rằng như vậy là đã đủ.
THÁI ĐỘ TÂM LINH CỦA ĐẠO PHẬT
...Nơi diễn đàn hôm nay, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày vài ba điểm cần thiết để đánh tan những ngộ nhận có thể có được của người xa lạ với tư tưởng chính yếu của đạo Phật. Trước hết, chúng tôi xin vào đề ngay rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo, dù nghĩa “tôn giáo” hiểu theo truyền thống Tây phương hay Đông phương. Nói đến “tôn giáo” là nói đến “tín ngưỡng”, “giáo hội”, “giáo quyền”, “thần quyền”, “thần khải”, v.v... Đạo phật gồm có đủ những điều vừa kể, nhưng điều quan trọng nhất là tất cả chúng ta cần phải lưu tâm: Những điều vừa kể không làm đạo phật trở thành đạo phật, mà chỉ là những hình thức tất yếu xuất phát từ sự thoái hóa tinh thần của những người tự nhận là theo đạo Phật. Đạo phật không phải là “tôn giáo” mà cũng không phải là “triết lý” hay “triết học”...
HT. Thích Minh Châu nói chuyện tại
Viện Đại Học Vạn Hạnh ngày 6/4/1967
HT. Thích Minh Châu nói chuyện tại
Viện Đại Học Vạn Hạnh ngày 6/4/1967
Nơi ấy là đây
Không biết trời bên ấy tháng này ra sao, vùng tôi ở trời đang vào thu lộng gió và mưa nhiều. Mấy hôm nay, buổi chiều thường có những cơn mưa kéo ngang qua đây. Có những ngày nắng với một bầu trời lồng lộng gió. Trên con đường nhỏ rừng cây xôn xao, rộn ràng tiếng lá, những mầu sắc tung bay trong không trung. Ngày mưa làm sáng thêm lên những tờ lá đủ màu dưới ánh nắng trong. Buổi sáng có tiếng chim hót, có ánh nắng ấm mặt trời tan sương mù ngoài cửa sổ.
TÔI VẪN BIẾT
Tôi vẫn biết vào ngày trời không nắng
Bầu trời buồn mây xám phủ che vương
ĐẠO hay ĐỜI luôn ôm ấp tình thương
Lòng bạn XÁM đừng hỏi " người xa vắng"
Bạn có thể thiền định sâu đến mức nào? Bước đến tỉnh thức
Cốt tủy của đạo Phật là sự giác ngộ của Đức Phật. Cách đây nhiều thế kỷ tại Ấn Độ, tu sĩ du phương Gotama nhớ lại một kinh nghiệm jhana (định) từ thời còn thơ ấu, một trạng thái yên tĩnh sâu lắng, và chợt nhận ra rằng jhana là con đường dẫn đến tỉnh thức. Ngài đi đến một khu rừng yên tĩnh bên bờ một con sông lớn, ngồi xuống trên một chiếc đệm làm bằng cỏ dưới một gốc cây to, có bóng mát và tọa thiền.
Đôi lời dạy cuối cùng của Thiền Sư Ajahn Chah
Trong mỗi gia đình và mỗi cộng đồng, cho dẫu chúng ta sống trong thành phố hay ở thôn quê, trong rừng hay trên núi, chúng ta đều trải nghiệm hạnh phúc và đau khổ như nhau, nhưng đa phần chúng ta đều thiếu một nơi ẩn náu - một cánh đồng hay một ngôi vườn- nơi chúng ta có thể trau giồi những phẩm chất tích cực của tâm.
Chúng ta không hiểu rõ mục đích của cuộc sống này là gì và chúng ta nên làm những gì. Từ lúc bé thơ cho đến khi thành niên và rồi trưởng thành, chúng ta học để tìm sự giải khuây và tìm vui trong dục lạc, và chúng ta không bao giờ nghĩ rằng các mối nguy hiểm đang luôn rình rập chúng ta khi chúng ta bắt tay vào việc xây dựng cuộc sống, lập gia đình và v.v…
Chúng ta không hiểu rõ mục đích của cuộc sống này là gì và chúng ta nên làm những gì. Từ lúc bé thơ cho đến khi thành niên và rồi trưởng thành, chúng ta học để tìm sự giải khuây và tìm vui trong dục lạc, và chúng ta không bao giờ nghĩ rằng các mối nguy hiểm đang luôn rình rập chúng ta khi chúng ta bắt tay vào việc xây dựng cuộc sống, lập gia đình và v.v…
Thông Báo tham dự PHÁP THOẠI của Thiền Sư Viên Minh tại Úc
Thư mời tham dự Pháp thoại và khóa tu học
THIỀN TỨ NIỆM XỨ
với sự hướng dẫn của Hòa Thượng Thiền Sư Viên Minh
Mục
PHÁP THOẠI,
T.S Viên Minh,
THÔNG BÁO
Trà Đạo ngày 13.09.2016 (Quá trình tu chứng đạo quả của bậc giác ngộ)
Quá trình tu chứng đạo quả của bậc giác ngộ
Hỏi: Xin Thầy cho con biết
biểu hiện gì của người tu gọi là chứng đạo quả?
- Theo mô tả tiến trình tâm của các bậc Thánh từ Tu-đà-hoàn đến A-la-hán thì đạo là tuệ giác thấy rõ 2 đối tượng: Một là sự trói buộc (kiết sử) nào đang chấm dứt. Hai là liền ngay đó thấy rõ Niết-bàn. Như vị Tu-đà-hoàn thấy thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ diệt đi và đồng thời cũng thấy ra Niết-bàn. Còn bậc A-la-hán thấy ra Niết-bàn khi không còn kiết sử nào nữa, chấm dứt mọi phiền não.
Mục
PHÁP THOẠI,
T.S Viên Minh,
TRÀ ĐẠO,
VĂN
Trà Đạo ngày 20.09.2016 (Niết-bàn - Trạng thái)
Niết-bàn
Hỏi: Thưa Thầy Niết-bàn hay cảnh giới vô sanh của A-la-hán và của Đức Phật toàn giác có khác nhau không ạ?
- Niết-bàn, Vô Sanh không có cảnh giới. Tâm sinh ra tướng cảnh giới vì vậy còn có tướng cảnh giới thì còn sinh diệt: “Anicca vata sankhārā” hay cái gì có tướng thì đều không thật hữu: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” cho nên trong Vô Sanh, Niết-bàn không hề có khái niệm cảnh giới. Nghĩa là Niết-bàn, Vô Sanh không ở một nơi nào cố định nhưng đối với người giác ngộ thì Niết-bàn ở khắp mọi nơi, ở đâu cũng đều là Niết-bàn được cả.
Mục
PHÁP THOẠI,
T.S Viên Minh,
TRÀ ĐẠO,
VĂN
Trà Đạo ngày 20.09.2016 (“Sử Dụng Tâm” - Niệm Tâm)
Sử Dụng Tâm
Hỏi: Bạch Thầy, Thầy giảng giúp con hiểu thêm về “Sử Dụng Tâm”. Con cảm ơn thầy ạ.
- Tâm vốn biết Pháp, bản chất của tâm (citta) là biết. Cho nên, những cụm từ thận trọng, chú tâm, quan sát, trở về, trọn vẹn, tỉnh thức, trong lành, định tĩnh, sáng suốt, rỗng rang, lặng lẽ, trong sáng, tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác hay Giới Định Tuệ, Bát Chánh Đạo... đều chỉ nguyên lý sử dụng tâm. Tâm tự nó biết ứng ra khi gặp duyên. Nếu tâm tự ứng ra thấy biết thì đúng, còn nếu cố sử dụng tâm để thấy biết hay tạo tác theo ý mình thì dễ bị rơi vào chủ quan của bản ngã.
Mục
PHÁP THOẠI,
T.S Viên Minh,
TRÀ ĐẠO,
VĂN
VÌ ĐÂU NÊN NỖI
Con người ta sống trên đời thường tự chuốc lấy khổ đau, phiền não nhiều hơn gấp bội phần cái khổ không đáng phải khổ của một thân chúng sanh, ấy là vì vọng tâm chấp ngã, chấp pháp. Do vọng chấp có ngã, pháp, nghĩa là chấp thân tâm này và các pháp tướng tương quan, tương tác, tương sanh, tương diệt trong cảnh giới hữu hạn, luôn luôn biến dịch, đổi thay làm thật có nên người ta mới khởi tâm phân biệt ngã nhơn, bỉ thử, rồi thể hiện bằng hành động đấu tranh, giành giật, chiếm đoạt, trí trá, dối lừa, trốn tránh...không ngoài mục đích để thoả mãn bản ngã.
Trà Đạo ngày 10.09.2016 (Mối Quan Hệ Đúng Tốt)
Mối Quan Hệ Đúng Tốt
Hỏi: Thưa Thầy làm sao để có
mối quan hệ mà không bị chi phối bởi sự đối đãi ạ. Để xây dựng một tình bạn mà
không đem lại khổ đau cho nhau thì phải đối với nhau như thế nào?
- Trong cuộc sống đương nhiên phải có mối quan hệ. Thiên nhiên thường có sự tương giao tự nhiên, nhưng sống trong xã hội thì cần có mối quan hệ.
Mục
PHÁP THOẠI,
T.S Viên Minh,
TRÀ ĐẠO,
VĂN
ĐÁNH THỨC VỊ PHẬT ĐANG NGỦ
....vấn đề quan trọng cần được hiểu-thấu. Tất cả những giáo lý Phật giáo luôn nhấn mạnh rằng mọi chúng sinh là: hoàn hảo trong bản chất tối thượng. Tiềm năng hoàn hảo này vẫn chưa được đánh thức và phát triển để đạt đến phẩm tính vĩ đại của quả vị Phật – hay là giác ngộ. Một chúng sinh chưa giác ngộ là vẫn trong vòng luân hồi, luôn tự huyễn hoặc mình, hay còn gọi bị trói buộc trong thế giới phàm tục. Còn những chúng sinh đã giác ngộ được biết như là các vị Phật. Từ Phật, nghĩa là con người đã tỉnh-thức hoàn toàn và phát triển trọn vẹn, một trạng thái giác-ngộ viên mãn. Khi thời điểm này đến, mọi nỗ lực sinh ra thành quả và cá nhân đó có sự tỉnh-thức trọn vẹn, khi đó là điểm đến cuối cùng – quả vị Phật đạt được.
BA BÀI KỆ CỦA LỤC TỔ HUỆ NĂNG
Bài này viết về ba bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng: bài kệ Kiến Tánh, bài kệ Vô Tướng trong Phẩm thứ ba của Kinh Pháp Bảo Đàn, và bài kệ thị tịch (kệ làm trước giờ lâm chung gọi là kệ thị tịch).
Lục Tổ Huệ Năng (638-713) là vị tổ thứ sáu của Thiền Tông Trung Quốc. Một ngày nọ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở chùa Đông Thiền huyện Hoàng Mai xứ Kỳ Châu bảo các đệ tử làm một bài kệ kiến giải chân tâm để chọn người truyền pháp và truyền y bát cho làm tổ đời thứ sáu. Nhân dịp này Thượng Tọa Thần Tú là vị giáo thọ dạy giáo pháp cho môn đồ trong chùa làm bài kệ sau đây:
Lục Tổ Huệ Năng (638-713) là vị tổ thứ sáu của Thiền Tông Trung Quốc. Một ngày nọ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở chùa Đông Thiền huyện Hoàng Mai xứ Kỳ Châu bảo các đệ tử làm một bài kệ kiến giải chân tâm để chọn người truyền pháp và truyền y bát cho làm tổ đời thứ sáu. Nhân dịp này Thượng Tọa Thần Tú là vị giáo thọ dạy giáo pháp cho môn đồ trong chùa làm bài kệ sau đây:
Ngôn ngữ
Một phen buông hết ngôn từ
Buông luôn cả một chữ như trên đầu
Thong dong thực tại nhiệm mầu
Niết-bàn, Sinh tử… biển dâu khác gì!
Mục
T.S Viên Minh,
THƠ,
Thơ Thầy Viên Minh,
VĂN
QUÁN NIỆM HƠI THỞ
HÃY THẤY CÁC PHÁP NHƯ NÓ ĐANG XẢY DIỄN
Trong đạo Phật, chúng ta hành thiền để thấy các pháp thật sự như nó đang xảy diễn. Đó là việc học và hiểu được bản chất của thế giới tự nhiên bằng cách chứng ngộ trực tiếp. Đó không phải là học và hiểu thế giới tự nhiên bằng những lý thuyết trong sách vở hay qua tư tưởng của một vị nào đó. Đó là quá trình xem xét và học hỏi trực tiếp -- bằng cách quan sát và lắng nghe. Trong các trường đại học, bạn làm rối rắm mọi việc bằng cách học đủ loại vấn đề, nhưng trong thiền định, bạn đơn giản mọi việc. Bạn chỉ quán sát mọi việc như nó đang xảy diễn.
Khi quán niệm hơi thở (anapanasati), bạn thấy hơi thở sinh rồi diệt, và hơi thở vào là điều kiện cho hơi thở ra. Nhưng không phải chỉ có thế thôi. Có sự "thấy biết" hơi thở; có tâm sở mà chúng ta gọi là tâm chánh niệm. Và chúng ta dùng "cái tâm thấy biết" hay tâm chánh niệm nầy để thấy biết những gì đang xảy ra -- tức là để thấy các pháp điều kiện và các pháp không điều kiện. Đây là con đường giúp chúng ta vượt qua và đi lên trên tất cả, con đường của sự tỉnh thức, chứ không phải con đường trốn tránh cuộc đời.
Trong đạo Phật, chúng ta hành thiền để thấy các pháp thật sự như nó đang xảy diễn. Đó là việc học và hiểu được bản chất của thế giới tự nhiên bằng cách chứng ngộ trực tiếp. Đó không phải là học và hiểu thế giới tự nhiên bằng những lý thuyết trong sách vở hay qua tư tưởng của một vị nào đó. Đó là quá trình xem xét và học hỏi trực tiếp -- bằng cách quan sát và lắng nghe. Trong các trường đại học, bạn làm rối rắm mọi việc bằng cách học đủ loại vấn đề, nhưng trong thiền định, bạn đơn giản mọi việc. Bạn chỉ quán sát mọi việc như nó đang xảy diễn.
Khi quán niệm hơi thở (anapanasati), bạn thấy hơi thở sinh rồi diệt, và hơi thở vào là điều kiện cho hơi thở ra. Nhưng không phải chỉ có thế thôi. Có sự "thấy biết" hơi thở; có tâm sở mà chúng ta gọi là tâm chánh niệm. Và chúng ta dùng "cái tâm thấy biết" hay tâm chánh niệm nầy để thấy biết những gì đang xảy ra -- tức là để thấy các pháp điều kiện và các pháp không điều kiện. Đây là con đường giúp chúng ta vượt qua và đi lên trên tất cả, con đường của sự tỉnh thức, chứ không phải con đường trốn tránh cuộc đời.
TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT & GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT.
Một chỗ thấy biết vắng lặng, trong trẻo, bất động, vô ngại, vô biên hốt nhiên hiển hiện trước mắt người con Phật, đồng "một" thực tại phi thời gian, đã làm đảo lộn các chuẩn mực và mọi giá trị qui ước xưa cũ vốn có từ thuở lọt lòng của người ấy, đối với cuộc sống và cảnh giới này. Mặc dù các định chuẩn ấy, cũng là kinh nghiệm hiểu biết được tích lũy, phát triển và ăn sâu vào tận tim óc, máu thịt như một chùm giây mơ rễ má, mà một sát na trở về trước, tưởng chừng khó bề bứt tách ra khỏi óc não, nhưng chỉ sát na sau, nó vẫn phải bị loại trừ, bị tan biến, chí ít là ẩn hiện mờ nhạt trước một chỗ thấy biết tuyệt đối, tự tại, hiển nhiên, không đến không đi, nếu người ấy không động niệm phân biệt.
Sinh Tử qua Lăng Kính của Người Giác Ngộ
Hai chữ “Sinh Tử” đã khiến cho biết bao nhiêu người bất kể trí ngu giàu nghèo từ xưa đến nay đều phải lưu ý tới và khổ tâm vì nó. Người trí thì đối diện với nó và tìm cách để giải quyết nó để thoát khỏi nó một cách vĩnh viễn. Kẻ ngu thì sợ hải nó, trốn tránh nó và làm mọi cách để quên nó trong hiện tại một cách tạm thời. Người giàu không thể dùng tiền để mua lấy cái chiêu bài “miễn tử” mà người nghèo cũng không thể thoát khỏi sự chết. Bởi sanh già bệnh chết là bốn cái khổ chính chung của loài người và muôn loài chúng sanh. Vậy sinh tử là cái gì mà khiến cho bao nhiêu người phải để tâm đến? Phần đông con người quan niệm rằng sinh là sự hiện hữu của một cái thân hình tướng và tử là sự mất của cái thân hình tướng chính nó. Cũng có người cho rằng sinh tử là sự khởi niệm và diệt niệm nơi tâm trong từng sát-na. Tuy rằng thân và tâm đều sinh diệt theo định luật của vô thường vô ngã trong phạm vi tương đối, nhưng cái sinh diệt ấy là hư vọng của những người sống trong chiêm bao qua cái thấy của người giác ngộ đã vượt ngoài tương đối hay ở trong Bản Thể Tuyệt Đối. Nói một cách khác, đối với người Giác Ngộ thì thật không có sinh tử.
Con đường để đi đến giác ngộ
...Con đường để đi đến giác ngộ, không phải lúc nào cũng thênh thang rộng mở, sắc màu điểm tô, mà con đường đi đó, có những vấn đề của riêng nó, thăm thẳm xa, với bao gập ghềnh, gian khổ, từ nội tâm cho đến ngoại cảnh, từ bên trong lẫn bên ngoài. ...
....Trong sự tu tập, không có thuận duyên, chỉ có nghịch duyên, không có thuận cảnh, chỉ có nghịch cảnh, nhưng từ trong đó, từ trong nghịch cảnh mới có thuận duyên, từ trong nghịch duyên mới có thuận cảnh, từ trong khổ đau mới cần đến giải thoát. Khi nhận biết tinh tường, thấu rõ, thì thuận nghịch, khổ đau sẽ chuyển hóa, thành chất liệu, tương tác, vượt lên, hổ trợ cho nhau. Tu là đi trên con đường nghịch dòng, con đường gian nan vất vả, con đường khổ ải, con đường ít người dám vượt qua, bước tới, nhưng đó lại là con đường của người tu và muốn tu, nếu quyết lòng bền chí thì sẽ vượt qua đến đích. Con đường, cũng chính là con đường của không đường, và chỉ mỗi con đường của không đường đó, mới đủ năng lực nhiệm mầu đưa ta vượt thoát, bước vào cánh cửa không môn.
....Trong sự tu tập, không có thuận duyên, chỉ có nghịch duyên, không có thuận cảnh, chỉ có nghịch cảnh, nhưng từ trong đó, từ trong nghịch cảnh mới có thuận duyên, từ trong nghịch duyên mới có thuận cảnh, từ trong khổ đau mới cần đến giải thoát. Khi nhận biết tinh tường, thấu rõ, thì thuận nghịch, khổ đau sẽ chuyển hóa, thành chất liệu, tương tác, vượt lên, hổ trợ cho nhau. Tu là đi trên con đường nghịch dòng, con đường gian nan vất vả, con đường khổ ải, con đường ít người dám vượt qua, bước tới, nhưng đó lại là con đường của người tu và muốn tu, nếu quyết lòng bền chí thì sẽ vượt qua đến đích. Con đường, cũng chính là con đường của không đường, và chỉ mỗi con đường của không đường đó, mới đủ năng lực nhiệm mầu đưa ta vượt thoát, bước vào cánh cửa không môn.
Vẻ đẹp cái chết như một phần cuộc sống - Sống, chết, và Tồn tại
Chết phải là cái gì đó lạ thường, giống như sống. Đau khổ, phiền muộn, buồn bã, vui vẻ, những ý tưởng vô lý, sở hữu, ganh ghét, thương yêu, sự hành hạ dày vò của cô độc – tất cả việc đó là sống. Và muốn hiểu rõ chết, chúng ta phải hiểu rõ tổng thể của sống, không chỉ nhận một mảnh của nó rồi sống cùng mảnh đó, như hầu hết chúng ta đều làm. Ngay lúc hiểu rõ sống có hiểu rõ chết, bởi vì sống và chết không tách lìa.
Mục
K,
Krishnamurti,
PHÁP THOẠI,
TRÍCH ĐOẠN
Khiêm cung
Một lúc nào đó, biết ngồi lại để thấm thía tinh thần uyên áo mà giản dị của Phật pháp, chúng ta có thể sẽ thấy được ý nghĩa quan trọng tuyệt vời của cái gọi là cách đối nhân xử thế hay nói gọn hơn, là phép sống ở đời. Ở đây chúng ta sẽ có được những kinh nghiệm quý giá về quy luật đối xứng trong từng hành động, ngôn ngữ và cả ý nghĩa của mình nữa. Mọi sự luôn để lại một hiệu quả thích đáng. Tôi đặc biệt nhấn mạnh và có hứng thú trong đề tài này vì qua chính nó, ta sẽ có rất nhiều vấn đề để nói. Cái tuyệt vời của phép sống mà tôi sắp nói tới không phải chỉ được quan tâm vì nó đã được nói tới nhiều trên các trang sách mà hơn thế nữa, nó là một thứ kinh nghiệm tâm linh tự chứng hết sức đặc thù đòi hỏi một công phu trau luyện của bản thân.
Tất cả những gì bạn cần là sự tỉnh thức với tâm từ ái "All You Need Is Kindfulness"
“Kindfulness” là danh từ mới do Ajahn Brahm đặt ra để chỉ “mindful” nghĩa là “sati”, tỉnh thức (hay thường được gọi là chánh niệm) với “kindness”- tâm từ ái. Ajahn luôn luôn nhấn mạnh rằng chỉ chánh niệm không thôi chưa đủ mà chúng ta cần phải thêm vào đó cái "nguyên tố kỳ diệu của tâm từ ái".
Nghệ thuật lắng nghe - Quan sát chính mình
Nghe trong tĩnh lặng
Này bạn, có bao giờ bạn ngồi thật yên lặng, không chú ý tới bất cứ điều gì, không cố gắng tập trung tư tưởng, mà chỉ ngồi với một trí não hết sức tĩnh lặng, thật sự tịch tịnh? Bấy giờ bạn mới nghe tất cả phải không? Bạn nghe những âm thanh từ xa, rồi gần hơn và thật gần ngay cạnh bạn – có nghĩa là bạn đang nghe tất cả. Trí não không bị hạn chế phải nghe từ duy nhât một kênh nông cạn hẹp hòi nào cả. Nếu bạn có thể nghe như thế, nghe trong tĩnh lặng, trong tự do giải thoát, không căng thẳng, bạn sẽ thấy nội tâm thay đổi một cách kỳ diệu – một đổi thay ngoài sự mong muốn hay yêu cầu của bạn, và trong cuộc đổi thay đó có cái đẹp vô cùng và tuệ giác sâu thẳm.
Này bạn, có bao giờ bạn ngồi thật yên lặng, không chú ý tới bất cứ điều gì, không cố gắng tập trung tư tưởng, mà chỉ ngồi với một trí não hết sức tĩnh lặng, thật sự tịch tịnh? Bấy giờ bạn mới nghe tất cả phải không? Bạn nghe những âm thanh từ xa, rồi gần hơn và thật gần ngay cạnh bạn – có nghĩa là bạn đang nghe tất cả. Trí não không bị hạn chế phải nghe từ duy nhât một kênh nông cạn hẹp hòi nào cả. Nếu bạn có thể nghe như thế, nghe trong tĩnh lặng, trong tự do giải thoát, không căng thẳng, bạn sẽ thấy nội tâm thay đổi một cách kỳ diệu – một đổi thay ngoài sự mong muốn hay yêu cầu của bạn, và trong cuộc đổi thay đó có cái đẹp vô cùng và tuệ giác sâu thẳm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)