Ứng xử với cái chết

... Khi bạn sống trọn vẹn trong từng phút giây, bạn sẽ không còn sợ hãi cái chết, tuyệt đối không có gì để phải sợ hãi. Bạn đã sống cuộc đời của bạn, thưởng thức những ân sủng mật ngọt của nó, với vô vàn biết ơn. Cái chết lúc đó sẽ xuất hiện như một sự nghỉ ngơi dài, không là gì khác... Vì bạn đã biết sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc. Và khi cái chết đến, bạn cũng sẽ biết chết một cách trọn vẹn.

PHẬT QUẢ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC BẰNG HÀNH ĐỘNG CHỦ Ý

Bất kì cái gì được tạo ra một cách có chủ ý đều bị điều kiện hóa và vô thường, trong khi cái kia thì ngược lại, không được tạo ra và bất tử. Bởi vì nó là bất hoại, hiện thể thanh tịnh chỉ có thể được thấy bằng sự buông xả không chủ ý, không toan tính vào trạng thái tự nhiên. Hành động hướng đích là một tấm lưới bó buộc không dẫn chúng ta đến Phật quả gần thêm hơn một sợi tóc.

Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 trong Phật giáo Nam Tông - Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta)

Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 trong Phật giáo Nam Tông

Ngày Rằm tháng Sáu, có lẽ đối với người Việt Nam thì chỉ là một ngày Rằm bình thường, chẳng có chút gì gọi là quan trọng, nếu không nói là quá xa lạ với người Việt chúng ta.
Tuy nhiên, với Tăng Tín đồ Phật Giáo Nam truyền, ngày Rằm tháng Sáu có rất nhiều ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời lịch sử và hoằng pháp của Đức Phật. Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhapūjā.
Pūjā nghĩa là tôn kính, quý kính, còn có nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn. Āsaḷha là tên một tháng trong lịch của Ấn Độ. So với âm lịch Việt Nam, Āsaḷha tương ứng với tháng Sáu.

Chẳng cái gì mất đi trong cái trống rỗng

Cái mà hiện hữu, là bất sinh và bất diệt. Từ đâu mà việc sinh sẽ tới? Chẳng cái gì sinh ra từ cái trống rỗng. Cái chết xảy ra ở đâu? Chẳng cái gì mất đi trong cái trống rỗng. Cái mà hiện hữu là vĩnh hằng. Thời gian không tạo ra phân biệt cho nó; thời gian không ảnh hưởng tới nó. Sự tồn tại này không bên trong sự hiểu của chúng ta bởi vì các giác quan của chúng ta chỉ có thể hiểu hình và dạng. Các giác quan của chúng ta không thể hiểu thấu cái ở bên ngoài tên và hình.

Thấy ra nhờ biết buông xả

Biết rõ nhờ buông xả 
 
Tôi học được rằng, chánh niệm và tỉnh giác là hai yếu tố khác nhau về tính chất và tác dụng, nhưng chúng lại bổ túc và hầu như luôn đi đôi với nhau như hai mặt của bàn tay. Chánh niệm thuộc về định, và tỉnh giác thuộc về tuệ. Chánh niệm giữ tâm trọn vẹn trên đối tượng, và tỉnh giác soi sáng đối tượng.
Ví dụ như ta cầm một cây đèn pin để soi chiếu một vật gì. Giữ cho yên và chiếu đúng trên đối tượng là chánh niệm, soi sáng để thấy rõ đối tượng là tỉnh giác.

Thiền và Phương pháp - Thiền là thanh thản

Thiền và Phương pháp

Thiền không phải là kiểm soát, bởi vì kiểm soát tạo ra căng thẳng và thiền dựa trên thảnh thơi. Thiền có vài điều bản chất trong nó, dù bất kì phương pháp nào. Nhưng vài điều bản chất đó là cần trong mọi phương pháp. 
Thứ nhất là trạng thái thảnh thơi: không tranh đấu với tâm trí, không kiểm soát tâm trí, không tập trung.
Thứ hai, chỉ quan sát với nhận biết thảnh thơi bất kì cái gì đang diễn ra, không có bất kì can thiệp nào... chỉ quan sát tâm trí, một cách im lặng, không có bất kì phán xét nào, bất kì đánh giá nào.

Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp - Chẳng pháp nào không phải là Phật pháp

Có lẽ không ai trong chúng ta, những Phật tử tại gia, đặc biệt là những người căn cơ, có duyên lành với Đại thừa chánh pháp, ưa chuộng con đường trí huệ giải thoát của đức Phật, lại không từng nghe qua hay đọc qua ở đâu đó, chí ít là năm ba lần trong đời, lời dạy của đức Phật : "Tất thảy pháp đều là Phật pháp - Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp" hoặc "Nhất thiết pháp vô phi Phật pháp - Không gì chẳng phải là Phật pháp".

Sự khai phóng con tim thương yêu

Sống trong cuộc đời, chúng ta bao giờ cũng mong có một ngày sẽ biết thương mình sâu sắc hơn và gần gũi với người chung quanh hơn. Nhưng chúng ta hành động hoàn toàn ngược lại. Ta tự đóng kín mình, rất sợ sự thân mật, và mang mặc cảm ngăn cách, xa lìa với sự sống chung quanh. Chúng ta thèm khát tình thương nhưng cứ ôm chặt sự cô đơn. Chính cái ý tưởng sai lầm rằng mỗi chúng ta là một phần tử khác biệt, độc lập đã là nguồn gốc của nỗi đau này. Nhưng làm sao ta có thể giải thoát ra khỏi nó?
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta. Hạnh phúc ấy sẽ tỏa chiếu và biểu hiện ra thế giới chung quanh. Ta sẽ khám phá rằng: sự sống của ta nối liền với mọi sự sống khác. Chúng ta sẽ tiếp xúc được với nguồn năng lượng lớn của hạnh phúc, vượt ra ngoài mọi ý niệm và ước định. Và sự giải thoát ấy sẽ giúp ta sống tự tại trong cuộc đời, không còn bị chi phối hoặc giam giữ bởi những giới hạn do chính ta đặt ra.
Đức Phật gọi con đường tâm linh đưa đến sự giải thoát này là “sự khai phóng con tim thương yêu.

Ba câu trả lời lớn từ Giáo Lý Duyên Sinh.


Thứ nhất: Con ngươi` từ đâu đến?
Trả lời:
Con người từ quá khứ đến, từ những gì chúng ta đã làm trước đây;
từ những công việc vẫn chưa làm xong; từ những cái xấu và tốt trong quá khứ; từ tăm tối vô minh của chúng ta; từ những tham muốn của chúng ta. Vì thế, có thể nói chúng ta đi vào kiếp sống hiện tại này, mang theo với chúng ta những cái tốt và cái xấu của quá khứ.

Những hiểm họa của Tâm Định – Ajahn Chah

Tâm định (samàdhi) có thể đem lại nhiều tai hại cũng như nhiều lợi ích đến hành giả. Ta không thể nói quả quyết điều nầy hay điều nọ. Đối với người không có trí tuệ thì có hại, nhưng với người có trí tuệ thì tâm định đem lại nhiều lợi ích thật sự. Tâm định có thể đưa đến Tuệ Minh Sát.
Điều có thể gây tai hại lớn lao nhất cho hành giả là các tầng Thiền (Jhàna), tâm định với trạng thái vắng lặng vững chắc và thâm sâu. Tâm định nầy đem lại rất nhiều an lạc. Khi có an lạc là có thỏa thích.

Khi thỏa thích ắt có luyến ái, dính mắc, và bám níu chặt chẽ vào sự thỏa thích ấy. Hành giả không còn muốn quán chiếu gì khác nữa mà chỉ thỏa thích trong thọ cảm nhàn lạc mà mình đang hưởng.

Thiền Tuệ là Nghệ Thuật Sống - Sunlungu Vipassanā Meditation

1. Thiền sư Sunlun Sayadaw 

Thiền sư Sunlun Sayadaw là một người trung thực, lời nói nghiêm túc và súc tích, ngài có một sức mạnh nội tâm và rất cương quyết.
Ngài đắc được đạo quả Tu-đà-huờn - hương vị Níp-bàn đầu tiên - giữa năm 1920. Tháng sau, ngài đắc được đạo quả Tư-đa-hàm. Tháng thứ ba ngài đắc được đạo quả A-na-hàm... 

Cho đến tháng mười năm 1920, ngài đạt được đạo quả giải thoát cuối cùng A-la-hán. Sự thành đạt của ngài trong hàng ngũ chư tăng ai cũng biết đến và nhiều vị đến thử nghiệm ngài. Ngài là bậc giải thoát hoàn toàn, cho nên những câu trả lời của ngài giải tỏa những thắc mắc cho những ai tìm học.

MỘT VỊ TỲ-KHEO PHÀM NHÂN VÀ BỐN VỊ A-LA-HÁN

Khi Đức Phật đang trú ngụ tại Kỳ Viên Tịnh Xá, một vị Tỳ-kheo nọ lo lắng muốn biết cách làm thế nào để có thể chứng đắc Niết-bàn nên đã đi đến một vị A-la-hán nọ và hỏi, ‘Thưa hiền giả điều gì đòi hỏi phải có để thấy rõ Niết-bàn?’Vị A-la-hán trả lời, (Này hiền giả, để có được cái thấy rõ ràng về Niết Bàn, điều đòi hỏi phải có là phải biết và nhận ra sự sanh và diệt của sáu căn xứ- đó là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, và tâm- đúng như thực.) Danh và Sắc phải được nhận thức đúng như chúng thực sự là, tức thấy chúng chỉ là các hiện tượng sanh và diệt. Nếu một người có thể tuệ tri sáu căn xứ này đúng như thực, họ sẽ thấy và chứng đắc Niết-bàn. 

Bước nhảy lượng tử từ tâm trí sang vô trí

... Con người của chứng ngộ không bao giờ chết, không bao giờ luân hồi. Luân hồi dành cho người dốt nát, chuyển từ hình tướng này sang hình tướng khác, từ tính con vật này sang tính con vật khác. Nhưng với người đã thức tỉnh, với người đã chứng ngộ, không có chết và không có luân hồi. Người đó đơn giản khuếch tán vào trong tính toàn thể của vũ trụ.
Người đó thậm chí không để lại bước chân của mình và các dấu chân đằng sau hệt như bông tuyết biến mất hay tiếng vọng trong núi.
Người đó đơn giản vứt bỏ sự bó buộc của mình và làm toàn thể bầu trời là bản thể mình. Người đó ở mọi nơi và người đó không ở đâu cả nói riêng.

Ngôn ngữ của Chánh Pháp & Ngôn Ngữ thường ngày

 Phần đông chúng ta chỉ quen thuộc với lời nói thông thường hằng ngày, cái ngôn ngữ được người thường dùng đến, tức là ngôn ngữ bình dân thế tục. Ta còn chưa nhận thức ra được, có một loại ngôn ngữ rất đặc biệt, hoàn toàn khác hẳn: ngôn ngữ của tôn giáo, ngôn ngữ của Chánh Pháp (Dhamma).
Ngôn ngữ của Chánh Pháp là điều khác hẳn với lời nói thông thường hằng ngày. Cần nên ghi nhớ rõ điều nầy vào tâm. Lời nói thường và lời nói của Chánh Pháp là hai điều dị biệt nhau và cách nói năng cũng khác nhau. Lời nói hằng ngày là ngôn ngữ thế tục, tiếng nói của hạng bình dân còn chưa thông hiểu Chánh Pháp. Ngôn ngữ của Chánh Pháp là lời nói của những vị đãđạt được sự minh triết thâm viễn về Chơn Lý, về Chánh Pháp. Đã thâm nhập vào Chánh Pháp, các vị ấy diễn tả bằng những ngôn từ thích hợp với các kinh nghiệm của các vị ấy, và do đó mà ngôn ngữ Chánh Pháp đã ra đời. Cung cách đặc biệt trong lời nói, đó là điều mà ta gọi là ngôn ngữ của Chánh Pháp. Đó là một thứ ngôn ngữ khác hẳn với lời nói thường ngày.

Thập Nhị Nhân Duyên - Sự chấp nhận - Thiền sư Sayadaw U Jotika

Có hai cách hiểu về 12 nhân duyên (hay còn gọi là pháp tuỳ thuộc phát sinh) – paticcasamupāda. Đối với chúng ta, những người hành thiền, nó bắt đầu từ việc quan sát, chẳng hạn: cakkhuñ-ca paticca rūpe ca uppajjati cakkhuviññānam – mắt và cảnh sắc bên ngoài, bởi vì hai yếu tố này, nên nhãn thức sinh lên, và bạn có thể quan sát cả quá trình này. Tôi chơi trò này từ rất lâu; tôi cố gắng chánh niệm khi nhắm mắt lại và ý thức về nhãn thức. Tôi nhận thức được một cái gì đó, một ánh sáng mờ mờ hay một vài hình ảnh. Giữ chánh niệm, thật chánh niệm, tôi mở mắt ra và đột nhiên có cái gì đó rất khác lạ. Chơi như vậy cả một thời gian dài, tôi có thể thấy được sự sanh khởi của nhãn thức, một loại nhãn thức rất khác biệt. 

ĐỪNG XEM ĐÓ LÀ CHÂN LÝ - BỐN CHÂN LÝ CAO CẢ

ĐỪNG XEM ĐÓ LÀ CHÂN LÝ

Trong đạo Lão có một câu danh ngôn rất nổi tiếng như sau: "Đạo mà có thể nói ra, đó không phải là Đạo cứu cánh" ( Đạo khả đạo phi thường Đạo). Hoặc bạn cũng có thể nói rằng bạn chưa từng nghe nói về điều này, nhưng "Khi bạn quá tin vào một điều gì đó thì bạn khó nhận thức sáng suốt những điều khác"Cái chân lý mà bạn đang tin tưởng và bám víu vào đôi lúc sẽ làm bạn không còn thật sự sẵn lòng lắng nghe những điều gì mới mẻ nữa.