Suy ngẫm và thiền
Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần nhớ là ở chỗ suy ngẫm sẽ không giúp ích chút nào. 'Suy ngẫm' không là gì ngoài lời đẹp cho ‘suy nghĩ'. Người mù có thể liên tục nghĩ về ánh sáng, người đó có thể đi tới những kết luận nào đó nữa, nhưng những kết luận đó không thể đúng được. Dù chúng dường như là đúng thế nào, chúng nhất định là giả, không thực.
Trăng trên trời là một thứ và trăng được phản xạ trong hồ im lặng là thứ khác toàn bộ. Trăng này tồn tại, trăng kia chỉ là việc phản xạ. Nếu bạn nhảy vào trong hồ im lặng bạn sẽ không có khả năng nào bắt giữ được trăng; ngược lại, bạn thậm chí có thể khuấy động sự phản xạ vì hồ sẽ bị khuấy động.
Nghiệp Quá Khứ Trở Thành Vô Hiệu Lực Như Thế Nào? - HỎI ĐÁP VỀ NGHỆP
Nghiệp Quá Khứ Trở Thành Vô Hiệu Lực Như Thế Nào?
Việc vô lượng nghiệp quá khứ trở thành vô hiệu lực kể từ sát-na đoạn trừ hoàn toàn thân kiến như thế nào có thể được minh hoạ như sau:
Trong một xâu chuỗi hột, nhiều hột được xâu lại với nhau bằng một sợi chỉ chắc chắn, nếu một hột được bứt ra, tất cả những hột khác cũng sẽ rơi theo hột đó. Nhưng nếu sợi chỉ được tháo ra, lúc đó có lấy bất kỳ hột nào đi cũng không ảnh hưởng gì đến những hột khác vì không còn một sự nối kết nào giữa chúng nữa.
Một chúng sinh còn thân kiến thường chứa trong tâm sự chấp thủ mạnh mẽ đối với các uẩn trong những kiếp quá khứ và những đại kiếp quá khứ bằng cách biến chúng thành cái ‘Tôi’. Họ nghĩ ‘Ta đã từng có cơ hội làm người, làm chư thiên hoặc phạm thiên trong những kiếp quá khứ và đại kiếp quá khứ.’ Như vậy, họ đã xâu được sợi chỉ gọi là thân kiến xuyên qua các kiếp sống.
Việc vô lượng nghiệp quá khứ trở thành vô hiệu lực kể từ sát-na đoạn trừ hoàn toàn thân kiến như thế nào có thể được minh hoạ như sau:
Trong một xâu chuỗi hột, nhiều hột được xâu lại với nhau bằng một sợi chỉ chắc chắn, nếu một hột được bứt ra, tất cả những hột khác cũng sẽ rơi theo hột đó. Nhưng nếu sợi chỉ được tháo ra, lúc đó có lấy bất kỳ hột nào đi cũng không ảnh hưởng gì đến những hột khác vì không còn một sự nối kết nào giữa chúng nữa.
Một chúng sinh còn thân kiến thường chứa trong tâm sự chấp thủ mạnh mẽ đối với các uẩn trong những kiếp quá khứ và những đại kiếp quá khứ bằng cách biến chúng thành cái ‘Tôi’. Họ nghĩ ‘Ta đã từng có cơ hội làm người, làm chư thiên hoặc phạm thiên trong những kiếp quá khứ và đại kiếp quá khứ.’ Như vậy, họ đã xâu được sợi chỉ gọi là thân kiến xuyên qua các kiếp sống.
ĐỐI MẶT VỚI THỰC TẠI
Hạnh phúc và khổ đau đều luôn hiện hữu ở đây, chúng hòa lẫn trong nhau. Đối với một người thực chứng cao thì sự khác nhau giữa các chứng loạn thần kinh và sự thông minh là rất khó nhận biết do bởi đôi khi các biểu hiện bên ngoài của cả hai đều như nhau. Năng lực sáng tạo cơ bản của sự sống - sinh lực - dâng trào và lan tỏa trong tất cả hiện hữu. Nó có thể được nhận biết như một năng lực tràn đầy, không đè nén, tự do và mãnh liệt. Hoặc nó cũng có thể được nhận biết như một thứ năng lực hạn hẹp, xấu xa và gây thương tổn. Mặc dù có quá nhiều lời hướng dẫn, chỉ bảo, nhiều phương pháp thực tập, nhưng tựu trung vẫn là làm sao để trở nên thật sự chân thành đối với những gì tồn tại trong trí óc của bạn - những ý nghĩ, những cảm xúc những cảm giác của thân thể, cả những gì tạo nên cái chúng ta gọi là "Tôi" hay "Ta". Không ai khác có thể phân loại cho bạn những gì có thể chấp nhận và những gì nên chối bỏ, những gì được xem như có thể giúp bạn tỉnh dậy hay làm bạn mê ngủ.
Phật Giáo
"Giáo Pháp mà Như Lai đã chứng ngộ quả thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi luận lý, tế nhị, chỉ có bậc thiện trí mới thấu hiểu." -- Trung Bộ Kinh
Thế nào là nhất tâm?
“Nếu như tâm ta chỉ chú tâm về một hướng, thì tự chính nó sẽ trở thành một chướng ngại. Nó sẽ là một sự xao lảng, ngăn trở không cho ta thấy được mọi tình huống khác đang xảy ra. Cũng như đứng trước một khu rừng mùa thu, nếu như ta chỉ chú tâm nhìn vào một chiếc lá, ta sẽ thấy được mỗi chiếc lá ấy thôi. Và nếu như ta không vướng mắc vào một chiếc lá nào, thì cả khu rừng thu muôn màu kia sẽ hiển lộ một cách nhiệm mầu.”
... nhất tâm cũng là một thái độ rộng mở. Một thái độ rộng mở là điều kiện cho một cái thấy sáng tỏ, nó giúp ta có thể tiếp nhận được thực tại một cách trọn vẹn...
Tĩnh Lặng và Trí Tuệ
...Thường thì tâm người không tĩnh tại, nó luôn động vọng, chạy nhảy suốt thời gian. Chúng ta phải làm cho tâm mạnh mẽ. Làm tâm mạnh không giống như làm cho thân mạnh. Để có thân thể mạnh mẽ, ta tập luyện thể dục, gồng ép nó để nó được mạnh mẽ. Để làm tâm mạnh mẽ thì chúng ta phải làm cho nó bình yên, không lăng xăng, không nghĩ này nghĩ nọ. Hầu hết chúng ta không có tâm bình an, nó chưa bao giờ được bình an, nó cũng không có một năng lực định tâm (samadhi), vì vậy chúng ta cần phải thiết lập nó trong một giới hạn. Chúng ta ngồi thiền, với cái ‘‘người biết”. Nếu chúng ta thúc ép hơi thở quá dài hay quá ngắn, chúng ta không có sự cân bằng, và tâm sẽ không được bình an. Chỗ này giống như khi chúng ta bắt đầu đạp bàn đạp máy may. Đầu tiên chúng ta phải tập đạp bắt nhịp, đến khi chân đạp đúng theo nhịp thì chúng ta mới may được.
Theo dõi hơi thở cũng giống vậy. Chúng ta không cần quan tâm hơi thở ngắn dài hay mạnh yếu ra sao, chúng ta chỉ nhìn nó, nhìn theo nó. Ta không xía gì vào nó, chỉ đơn thuần nhìn theo hơi thở tự nhiên đi vào, đi ra. Khi nào nó cân bằng, chúng ta lấy nó làm đối tượng thiền.
Theo dõi hơi thở cũng giống vậy. Chúng ta không cần quan tâm hơi thở ngắn dài hay mạnh yếu ra sao, chúng ta chỉ nhìn nó, nhìn theo nó. Ta không xía gì vào nó, chỉ đơn thuần nhìn theo hơi thở tự nhiên đi vào, đi ra. Khi nào nó cân bằng, chúng ta lấy nó làm đối tượng thiền.
Bước đi trong tỉnh giác
Bước đi với sự thanh thản
Trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta bước đi với những bước chất đầy những mối băn khoăn, lo nghĩ – đè nặng bởi sợ hãi. Bạn có thể nói rằng cuộc sống của chúng ta được xây dựng bằng những tháng và năm của âu lo. Đó là lý do ta không thể bước đi một cách thanh thản.
Thế giới này đầy những vẻ đẹp, với nhiều con đường đẹp đẽ và quyến rũ để chúng ta lựa chọn. Có những con đường ngào ngạt mùi hương của hoa, và được tô điểm bằng các màu sắc trang nhã.
Nhưng chúng ta đi ngang qua chúng không ý thức, không ngừng lại để chiêm ngưỡng cảnh vật chung quanh với những bước chân loạng choạng của một người không thoải mái.
Trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta bước đi với những bước chất đầy những mối băn khoăn, lo nghĩ – đè nặng bởi sợ hãi. Bạn có thể nói rằng cuộc sống của chúng ta được xây dựng bằng những tháng và năm của âu lo. Đó là lý do ta không thể bước đi một cách thanh thản.
Thế giới này đầy những vẻ đẹp, với nhiều con đường đẹp đẽ và quyến rũ để chúng ta lựa chọn. Có những con đường ngào ngạt mùi hương của hoa, và được tô điểm bằng các màu sắc trang nhã.
Nhưng chúng ta đi ngang qua chúng không ý thức, không ngừng lại để chiêm ngưỡng cảnh vật chung quanh với những bước chân loạng choạng của một người không thoải mái.
Cảnh giới niết bàn
Phật bảo Subhuti: ‘Vậy, Subhuti, lắng nghe cho rõ và chăm chú!’
‘Hành giả đi theo con đường của bồ tát cần phải nghĩ rằng,“Tất cả các loài chúng sinh trong vũ trụ, dù nhiều vô lượng, ta phải dẫn dắt họ đến niết bàn, nơi chẳng còn để lại cái gì ở phía sau. Tuy nhiên, mặc dù vô lượng vô biên chúng sinh đã được dẫn dắt vào niết bàn, nhưng thật ra không có chúng sinh nào được dẫn vào niết bàn cả.” Và tại sao? Bởi vì nếu vị bồ tát còn có ý nghĩ về “chúng sinh” thì không thể gọi là “bồ tát”. Tại sao vậy? Bởi vì, nếu một ai đó còn có ý nghĩ về ta, về người, về linh hồn, về mạng sống, thì không phải là bồ tát.”Tôi yêu Phật Gautam, vì đối với tôi, ông ấy là cốt lõi tinh hoa của tôn giáo. Ông ấy không phải là người sáng lập Phật giáo - Phật giáo chỉ là sản phẩm phụ - nhưng ông ấy là người bắt đầu cho một loại tôn giáo hoàn toàn khác trên khắp thế giới. Ông ấy là người sáng lập ra tôn giáo phi tôn giáo. Ông ấy đã đề xuất không phải là tôn giáo mà là tinh thần tôn giáo. Và đây là thay đổi triệt để vĩ đại trong lịch sử tâm thức con người.
Trước Phật đã từng có nhiều tôn giáo, nhưng chưa bao giờ có tinh thần tôn giáo thuần khiết.
Mục
Osho,
TRÍCH ĐOẠN
Chân Như
Hãy cố hiểu từ chân như. Giáo lý của Đức Phật xoay quanh từ ấy. Trong thuật ngữ của Ngài, từ ấy là tathata - chân như. Toàn bộ quan điểm của Phật Giáo có thể quy về từ ấy, sống với từ ấy, sống một cách thâm sâu đến nỗi khái niệm ấy mất hẳn, và bạn trở thành chân như. Thí dụ, bạn bị bệnh. Thái độ của chân như là: chấp nhận nó "Đó là bản chất của cơ thể." Đừng tranh đấu, đừng chống đối. Bạn bị nhức đầu - hãy chấp nhận nó. Đó là luật tự nhiên. Bỗng nhiên có sự thay đổi, bởi vì khi có thái độ như thế, sự thay đổi sẽ theo như hình với bóng. Nếu chấp nhận bạn nhức đầu, nó sẽ dịu hẳn đi.
Hãy thử đi. Nếu bạn thấy khó chịu và chấp nhận, nó sẽ biến mất.
Hãy thử đi. Nếu bạn thấy khó chịu và chấp nhận, nó sẽ biến mất.
Mục
Osho,
TRÍCH ĐOẠN
NIẾT BÀN - VÌ SAO BIẾT NIẾT-BÀN LÀ VUI?
NIẾT BÀN
Hỏi: Kính thưa Sư! Cho con hỏi trong khóa giảng thiền, Thầy nói rằng Niết-bàn ở trong tâm ta không ở đâu cả. Vậy khi Đức Phật tịch về cõi Niết-bàn mà kinh sách thường nói là ở đâu?
Theo con nghĩ Niết-bàn là một cõi mà Đức Phật đã về ở vì Ngài đã thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác thì không thể thành tro bụi được, cũng như bên Bắc Tông quý Thầy nói cõi Cực lạc Tây phương của Đức Phật A-di-đà vậy.
Theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy tu như PHẬT sẽ thành PHẬT rồi về đâu?
Ứng dụng Thiền định vào đời sống thường nhật
Làm thế nào để đưa cuộc tu của mình vào từng sinh hoạt trong mỗi phút giây đời sống? Ðó là một câu hỏi vô cùng quan trọng. Nó đòi hỏi ở chúng ta một sự tỉnh thức được kết hợp nhuần nhuyễn với tất cả khả năng bản thân: Từ những vận động sinh lý, những sinh hoạt lớn nhỏ, các cảm giác tâm sinh lý cùng tất cả các mối đối giao quan hệ,... mỗi thứ đều là những phút giây Thiền Ðịnh cả.
Đi đâu loanh quanh
Làm Thế Nào Để Phát Triển Tâm Không Dính Mắc - How To Develop A Mind That Clings To Nothing
Người ta nói rằng một trong những vị tổ sư lớn của truyền thống Thiền là tổ Huệ Năng (Hui Neng), đã giác ngộ khi ngài nghe một câu kệ trong Kinh Kim Cương(một trong những bài giảng dạy chính yếu của Đức Phật).
Câu kệ đó có thể được dịch bằng nhiều lối khác nhau, tuy nhiên, một dòng chính yếu trong đó nói rằng, "Hãy phát triển tâm không dính mắc."
Câu kệ đó có thể được dịch bằng nhiều lối khác nhau, tuy nhiên, một dòng chính yếu trong đó nói rằng, "Hãy phát triển tâm không dính mắc."
Mục
Leo Babauta,
VĂN
TỈNH THỨC VỀ SỰ CHẾT
Giống như khi dệt vải
Ta đi đến kết thúc
Với những sợi chỉ mịn màng xen vào nhau
Đời sống của con người cũng như vậy
- ĐỨC PHẬT
Thật quan trọng để tỉnh thức về sự chết – để quán chiếu rằng ta sẽ không sống mãi trên cuộc đời này. Nếu ta không tỉnh thức về sự chết, thì ta sẽ không tận dụng tất cả những thuận lợi của đời sống con người quý giá này mà ta đang có được. Nó trọn vẹn ý nghĩa vì căn cứ trên việc ấy thì những tác động quan trọng có thể được hoàn thành.
Phân tích sự chết không phải để rồi sợ hãi nhưng để trân trọng đời sống quý giá này, mà trong thời gian sinh tồn ta có thể tiến hành nhiều sự thực tập quan trọng. Thay vì khiếp đảm, ta cần quán chiếu rằng khi sự chết đến, thì ta sẽ đánh mất cơ hội tốt đẹp này để thực tập. Trong cung cách quán chiếu này về sự chết, nó sẽ mang đến nhiều năng lượng hơn cho sự thực tập của ta.
Ta cần chấp nhận rằng sự chết đến trong tiến trình bình thường của sự sống.
Mục
ĐỨC DALAI LAMA,
VĂN
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)