NÍU BÁM

Bạn càng khổ, bạn càng níu bám. Người hạnh phúc không níu bám vào sống. Điều này sẽ có vẻ ngược đời ở bề mặt bên ngoài, nhưng nếu bạn xuyên thấu sâu sắc, bạn sẽ hiểu vấn đề là gì.
Những người khổ bao giờ cũng hi vọng, lạc quan. Họ bao giờ cũng hi vọng rằng cái gì đó sắp xảy ra ngày mai. Những người đã sống trong khổ sâu sắc và địa ngục đều đã tạo ra cõi trời, ý tưởng, thiên đường, cực lạc. Nó bao giờ cũng là ngày mai; nó không bao giờ tới.

Nhận thức đúng thực tế

Hiện diện 

“Ở đâu con sẽ tìm được sự Thức Giác?” 
“Ở nơi đây.” 
“Chừng nào điều đó xảy ra?” 
“Đang xảy ra ngay bây giờ đây.” 
“Vậy tại sao con không cảm nghiệm được?” 

Bệnh và sự giác ngộ.

Lão tử dạy: “Phù duy bệnh bệnh thị dĩ bất bệnh” (Thấy bệnh chỉ là bệnh thì đã là không bệnh)
...
Đôi lúc bệnh lại thức tỉnh chúng ta và giúp chúng ta thoát khỏi tà kiến và tham ái, nên nhiều vị Thánh đã giác ngộ nhờ những cơn bệnh ngặt nghèo...

Từ Bi của chư Phật

Từ Bi của chư Phật không như người ta thường hiểu là cứu khổ ban vui, mà là qua khổ vui của cuộc sống khai mở cho họ thấy ra sự thật để giác ngộ, khi đã giác ngộ thì tự giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của cái khổ cái vui tương đối ở đời, nên dù sống trong vui khổ của cuộc đời, người giác ngộ vẫn ung dung tự tại, có thế mới giúp chúng sanh tự biết chuyển mê khai ngộ cho mình và có thể thấy rằng “Tự do là ung dung trong ràng buộc, hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau”.

Tìm gặp Thượng Đế trong thinh lặng


Gặp Thượng Đế 


Linh Sư thường nói :
- Mỗi từ ngữ, mỗi hình ảnh mà người ta dùng để diễn tả Thượng Đế chỉ là bóp méo hơn là trình bày.
Đệ tử thắc mắc :
- Thưa thầy, vậy người ta phải nói về Thượng Đế như thế nào ?
- Bằng cách tịnh khẩu.
- Thưa, vậy tại sao thầy lại nói ?
Linh Sư phá lên cười :
- Bởi vậy các con chớ nên nghe lời thầy. Các con hãy lắng nghe sự thinh lặng.

Khám phá trực tiếp


Khám phá trực tiếp

Bạn muốn hiểu rõ mình là thế nào, đúng theo bản chất trung trực của mình thì bạn phải cần có một trí óc linh hoạt nhanh nhẹn, sống động phi thường, bởi vì những gì đang là hiện thể thì thường xuyên biến dạng hóa thân từng giây phút, luôn luôn thay đổi, mà muốn dõi theo, quan sát sự thay đổi linh động ấy một cách nhanh nhẹn, nhất định tâm trí không bị ràng buộc theo một tín điều hay một tín ngưỡng nào, bất cứ khuôn mẫu hành động đặc thù nào.
Muốn hiểu thực chất, thực tính của mình, bạn phải ý thức, trí óc phải được tự do, trí óc phải nhanh nhẹn, thức thời linh động, chỉ có trí óc như vậy mới được tự do, không bị ràng buộc trong tất cả tín ngưỡng, trong tất cả hệ trình ý niệm, vì những tín ngưỡng và những lý tưởng chỉ cho bạn một sắc thái nào đó và làm phân tán bại hoại trực kiến chân chính.

Vọng tưởng - Chơn vọng

Vọng tưởng

Cái ý tưởng muốn kiểm soát vọng tưởng của bạn chính là một vọng tưởng, đổi Tâm Phật thành ra vọng tưởng. Vọng tưởng vốn không có thực chất khi nó sinh khởi. Sự thật chúng chỉ là những cái bóng, những sự việc bạn đã thấy và nghe khi gặp cơ hội lại trồi lên.
Cố mà đàn áp vọng tưởng thì cũng là mê muội.

TÌM LẠI BẢN CHẤT CHÂN THỰC CỦA MÌNH

Hiểu biết sâu sắc về chính mình không có liên quan gì đến những ý nghĩ bất chợt trong suy nghĩ của bạn. Hiểu biết về chính mình có gốc rễ vững vàng ở trong Hiện Hữu, chứ không phải khuynh hướng tự đánh mất mình trong những dòng suy tư ở trong đầu.

Bồ tát - Osho

Bồ tát có nghĩa là vị phật về bản chất, vị phật còn trong hạt mầm, vị phật còn ngủ, nhưng với mọi tiềm năng thức tỉnh. Theo nghĩa đó mọi người đều là bồ tát, nhưng không phải mọi người đều có thể được gọi là bồ tát - chỉ những người đã bắt đầu mò mẫm đi tìm ánh sáng, người đã bắt đầu khao khát bình minh, trong trái tim người đó hạt mầm không còn là hạt mầm mà đã trở thành chồi, đã bắt đầu lớn lên. Bạn là bồ tát bởi vì khát khao của bạn được có ý thức, được tỉnh táo, bởi vì cuộc truy tìm của bạn về chân lí. Chân lí không xa xôi, nhưng có rất ít người may mắn trên thế giới khao khát về nó.

Sống tùy duyên thuận pháp


Thế nào là sống tuỳ duyên thuận pháp?
Cuộc sống luôn thay đổi. Môi trường tự nhiên mỗi lúc một khác: Sáng - trưa - chiều - tối, mặt trăng mọc - mặt trời lặn. Mỗi năm có bốn mùa biến dịch: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Trong mỗi tình huống, mỗi trạng thái của cuộc sống lúc nào cũng có 2 mặt đối lập: thành - bại, được - mất, hơn - thua, vui - khổ, cao - thấp, sang - hèn, v.v… nghĩa là trong họa có phúc, trong âm có dương. Tất cả những hoàn cảnh ấy đều là điều kiện hỗ tương cho sự sống gọi là DUYÊN.

Kinh Tụng Pali: KINH VÔ NGÃ TƯỚNG - ANATTALAKKHAṆA SUTTA - The Discourse on the Not-self Characteristic

Sau khi chuyển Pháp luân vào ngày rằm tháng 6 tại khu rừng Isipatana gần kinh thành Bārāṇasī, khi nhóm 5 vị tỳ khưu đã tuần tự chứng đắc quả Nhập lưu, Đức Thế Tôn thuyết bài kinh này, nhằm ngày thứ 5 của tuần trăng xuống, vì mục đích giải thoát giác ngộ. Này quý vị thiện tri thức, nay chúng tôi tụng bài kinh ấy.


Tánh không

Tánh không rốt ráo là bản chất đang là của pháp... không bị ý niệm, nhất là ý niệm bản ngã tham-sân-si (vô minh, ái dục) che lấp. Khi không bị bản ngã tham-sân-si che lấp thì tất cả pháp đều là chân không diệu hữu chứ không phải là không có gì cả.