Có một vấn đề để chúng ta phải suy nghĩ là có bao giờ bỏ ra chút ít thời gian để tự tìm thấy những mối quan hệ giữa những khía cạnh tế nhị của cuộc đời Ðức Phật với cuộc tu và đời sống của chúng ta hay không. Ðó là một việc làm hết sức ý nghĩa đối với chúng ta hôm nay, dù xét về thời gian chúng ta đã là những hậu nhân sanh sau Ngài đến hàng mấy mươi thế kỷ. Chúng ta đã học hỏi được điều gì, từ kiến thức sách vở cho đến những ứng dụng thực tế ngay trong chính đời sống mình?
Có lắm cách nhìn về Ðức Phật. Trước hết, Ngài được xem là một nhân vật lịch sử có thật, đã ra đời tại miền Bắc Ấn Ðộ vào khoảng thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 trước Tây Lịch và đã trở thành một Ðức Phật ở tuổi 35. Bằng vào cách nhìn mang tính sử học và dung dị như vậy, ta có thể hiểu Ngài một cách chi tiết và điển hình bằng thái độ, tâm tư, trí tuệ trong tinh thần đồng loại.
Pháp vị cho chúng ta
Ngày 01 tháng Giêng,
- “Bạch Thế Tôn, làm sao Ngài có thế vượt qua được dòng thác lũ kia?”
- “Này thiện nam tử, không dừng lại, không cưỡng cầu ráng sức, Thế Tôn đã vượt qua.”
- “Nhưng thế nào là không cưỡng cầu, không dừng lại mà Ngài có thể vượt qua được dòng sông?”
- “Một khi ta đứng lại, có nghĩa là ta đã bị chìm, nhưng nếu ta vùng vẫy chống cự, ta cũng sẽ bị cuốn phăng đi. Tuyệt diệu nhất là ta không đứng cũng không chống cự, mà uyển chuyển, ta sẽ vượt qua được dễ dàng dòng sông Sinh Tử.”
Buddha, In The Connected Discourses of The Buddha
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)