TẬN DỤNG THỜI GIAN SỐNG MỖI NGÀY


Giờ đã đến lúc trở về nhà sau khóa thiền. Để có thể mang theo nhiều lợi lạc nhất, chúng ta cần biết cách tổ chức cuộc sống hằng ngày của mình. Nếu ta trở về và cũng hành xử giống như trước đây, thì chỉ sau một tuần ta sẽ quên hết mọi thứ. Và khi đến với một khóa thiền khác trong tương lai, ta lại phải bắt đầu mọi thứ trở lại.
Làm sao ta biết mình còn bao nhiêu thời gian trong cuộc sống này. Đây là cuộc sống duy nhất mà ta có trách nhiệm. Ở đây ta còn có thể quyết định ngày nay làm gì. Tương lai không hiện hữu. Nói rằng, “Tôi sẽ hành thiền ‘ngày mai’”, là dại khờ. Không có ngày mai, chỉ có giây phút này. Khi cuộc sống kế tiếp đến, nó là cuộc sống này; thực ra đây là cuộc sống kế tiếpcủa ta. Có rất nhiều duyên cớ để không hành thiền hôm nay: Thời tiết, con cái, chồng, vợ, kinh tế, thực phẩm, đủ mọi thứ chuyện trên đời. Tuy nhiên, điều gì là tối ưu, là quyết địnhcủa riêng ta.

Không Dừng Tu Tập

Khi nói về Pháp, chúng ta phải hiểu rằng ý kiến của ta là một việc; còn Pháp là một việc khác.
Về pháp hành, bắt đầu bằng việc thiết lập năng lực của kham nhẫn, chịu đựng và sau đó quán chiếu. Quán chiếu các hoạt động của mình, việc đến việc đi của mình. Quán chiếu về điều mình sắp làm. Bất cứ điều gì phát khởi, đức Phật dạy chúng ta phải biết tất cả. Bất cứ Pháp phát khởi theo hướng nào, đức Phật dạy chúng ta phải biết tất cả. Nếu chúng ta biết tất cả thì khi bất cứ điều gì xảy ra cho chúng ta, bằng cách này hay cách khác, chúng ta đều biết rõ. Nó đúng chúng ta biết. Nó sai chúng ta biết. Hạnh phúc chúng ta biết. Khổ đau chúng ta biết. Chúng ta biết tất cả.

Vũ Trụ Quan Phật Giáo Thế Kỷ 21


Dù dùng lối nhìn tổng quát để quan sát các hành tinh lớn trong vũ trụ, hay dùng cái nhìn vi tế để quan sát các nguyên tử, phân tử, điện tử, quang tử v.v… thậm chí cho đến những vật chất vi tế đến độ mà nhục nhãn chẳng thể ghi nhận, chúng ta thấy tất cả mỗi mỗi đều có công năng mật mã (tức là về cơ nhân bản thể) phát ra làn sóng tin tức chẳng ngừng. Làn sóng này gọi là từ trường, từ lực, hay lực trường của hấp dẫn lực vạn hữu mà người phát hiện là Newton. Ấy là lực trường của hoằng quan.
Sau này, Einstein tiến thêm một bước, chứng minh định lý cho thấy tốc độ vật chất càng tiến gần đến tốc độ ánh sáng thì vật chất càng biến nhỏ đi về mặt khối lượng, trong khi lực trường thì lại càng biến mạnh hơn. Tuy vậy, dù là vi quan hoặc hoằng quan thì công năng của hai thứ này vẫn bị hạn chế về mặt số lượng bởi không gian và thời gian.

NGƯỜI GIÁC NGỘ

Theo dịch lý, vạn sự vận hành theo quy luật từ Cực lạc đến Cực khổ. Mùa xuân hoa lá đẹp tươi rồi sẽ dần heo tàn trơ trụi vào mùa đông. Sự vận hành của Pháp là sự xoay chuyển tự nhiên, vận hành đi từ cực này đến cực kia. Mình đi từ Cực khổ là cùng cực của đau khổ đến Thái là hạnh phúc. Rồi đến Cực Lạc là tận cùng của hạnh phúc rồi lại giảm sút đau khổ, đến Bĩ là thực sự đau khổ rồi đến Cực khổ là tận cùng đau khổ. Cứ như vậy, ai chiêm nghiệm sẽ thấy rõ. Vòng luân hồi sinh tử cứ là như vậy. Đức Phật nói thành trụ hoại không - Sinh trụ dị diệt.

Sống Tỉnh Thức


... trí tuệ Thiền Quán là một phép sống vô cùng năng động bởi nó luôn mang ý nghĩa trưởng dưỡng tất cả khả năng của chúng ta trong việc đối diện với bất cứ tình trạng hiện hữu nào mà mình đang sống qua, một cách sinh tử và chuyên nhất. Trong sinh phong này hoàn toàn không có gì mang tính tiêu cực hay bị động, mà ngược lại, đây chính là một phép sống vô cùng tích cực và năng động. Nếp sống thấu suốt đó là một con đường tối ưu để hành giả ghi nhận được trọn vẹn từng tình huống thực tại. Ta có thể mượn lời của Lão Tử trong Ðạo Ðức Kinh để giải thích, diễn tả nếp sống này là "Vô vi nhi hữu vi, hữu vi nhi vô vi - Làm mà như không làm gì cả, không làm gì cả nhưng thật ra đã làm rất nhiều". Nói vậy có nghĩa là bất cứ một cử động lớn nhỏ nào của chúng ta, dầu đối với những công việc nhỏ nhặt nhất, cũng đều được thực hiện một cách tỉnh thức và sáng suốt, dù xem ra về hình thức thì lại có vẻ ngớ ngẩn hay vô tâm. Ðây mới chính là phương tiện tối ưu để dẫn đến một thành quả thật sự nhiều ý nghĩa.

TẠI SAO CON NGƯỜI KHÓ GIÁC NGỘ ?

... tại sao con người chúng ta lại phải khổ công khó nhọc tu hành, tụng kinh, niệm Phật, tham thiền để cầu giác ngộ ? Bởi vì chúng ta đang sống với tập quán mê muội hết sức sâu nặng từ vô lượng kiếp. Chính vì cuộc sống là mê muội, đau khổ, đầy ảo tưởng nên mới phải tìm cầu giác ngộ. Con đường tìm cầu giác ngộ đã được Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni trải qua với 5 năm tầm sư học đạo và 6 năm tu khổ hạnh (từ năm ngài 19 tuổi sau khi cưới vợ được 3 năm và sinh đứa con trai là La Hầu La –Rahula- cho đến khi ngài chứng đạo dưới gốc cây Bồ Đề bên dòng sông Ni Liên Thiền vào năm ngài 30 tuổi).

Cuộc Trắc Nghiệm Hào Hứng Giữa Huệ Năng và Huyền Giác

...Sư Huyền Giác lại một Tăng sĩ thuộc thành phần trí thức. Trong hoàn cảnh ấy, sư phải khổ tu khổ nghiệm, phải đi hết con đường suy luận mới tiếp nhận được ánh sáng của trí tuệ không suy luận. Chính Sư kể lại con đường tu tập như sau trong Khúc Ca Chứng Đạo:Ta sớm bao năm chuyên học vấn,Từng viết sớ sao tìm kinh luận.Phân biệt danh tướng mãi không thôi,Vào biển đếm cát tự chuốc hận,Quả đáng bị Như Lai quở trách,Châu báu của người có ích gì?Lâu nay đắng đót rõ công suông,Uổng bấy lâu làm thân phong trần khách!
Thật vậy, Huyền Giác vào chùa từ thuở bé, tu tập theo kinh luận Phương Đẳng, và chuyên ròng về phép chỉ quán của phái Thiên Thai.

Cái gì đi tái sanh? (Lý Vô Ngã)

"Không là một, cũng không phải khác."
Thanh Tịnh Đạo

Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận có một linh hồn vĩnh cửuhay một bản ngã trường tồn mà con người đã thọ lãnh một cách bí ẩn, từ một nguồn gốc cũng không kém bí ẩn.
Một linh hồn mà trường cửu tất nhiên phải bất biến, trước cũng như sau. Nếu linh hồn mà người ta giả định là phần tinh túy của con người là trường tồnvĩnh cửu thì linh hồn không thể tái sanh hay hoại diệt, mà ta không thể giải thích vì sao "từ lúc sơ khởi, linh hồn nầy lại khác biệt rất xa với linh hồn kia."

CÁC GIAI ĐOẠN TUỆ - BA MƯƠI BẢY PHÁP TRỢ GIÁC NGỘ

Phật giáo đúng nghĩa không phải là những ngôi chùa, những pho tượng Phật, những hình thức bố thí, hay những lễ nghi, v.v... Mặc dù những điều vừa kể rất có giá trị, song chúng không đáp ứng được câu hỏi Phật giáo thực sự là gì. Nếu chúng ta nói rằng, đạo Phật thực sự là việc hành thiền, sử dụng chánh niệm và tỉnh giác để chứng đắc trí tuệ - nhờ vậy, tẩy trừ mọi phiền não và đoạn tận khổ đau - thì chúng ta đang đến gần câu trả lời. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa đạt đến chỗ thấu đáo.

Đem tình thương vào cuộc đời

... Với ánh mắt được tĩnh lặng nhờ năng lượng của sự hòa hợp và niềm vui của hạnh phúc, chúng ta thấy được sự sống của vạn vật. 
-William Wordsworth 
Có lần, chúng tôi đưa một vị thầy của chúng tôi từ Ấn Độ sang Hoa Kỳ. Sau một thời gian ở đây, chúng tôi hỏi ý kiến ông về sự tu tập Phật pháp của các thiền sinh bên này. Nói chung, ông rất lạc quan về những điều ông thấy, duy có một điều ông phê bình rõ rệt. Thầy tôi bảo, sự tu tập ở Tây phương làm ông nhớ đến hình ảnh của những người chèo thuyền. Họ dùng hết sức, cố gắng tinh tấn chèo và chèo... Nhưng chỉ có điều là họ đã quên mở sợi dây cột thuyền vào bến. Ông bảo, ông thấy người ta rất kiên nhẫn và nỗ lực tu tập để đạt đến những trạng thái thiền định cao. Những trạng thái siêu việt, thoát ra ngoài mọi ý niệm của không gian, thời gian, của thân và tâm. Nhưng ông không thấy người ta tha thiết gì đến cách đối xử với nhau trong đời sống hằng ngày.

QUAY VỀ TÁNH GIÁC

Ta được gì khi nhìn lại tâm mình? Thường chỉ là một khối hỗn loạn. Chúng ta cùng ngồi đây quán chiếu như những việc tu của các bậc A La Hán, Bồ Tát nhưng e rằng nếu mỗi chúng ta có thể tự gắn cho mình một máy ghi âm, thì chắc sẽ biết mức độ phóng thanh lớn cỡ nào, phải chăng đó mới thật là một cuộc quán xét? Phải chăng điều đó mới thật sự khuyến tấn ta lo trau dồi tâm linh ?
Vấn đề là ở chỗ ta cứ lao theo nếp sống văn hóa, đã dành không biết bao nhiêu thời giờ để chăm lo cho thân thể, nào là tập luyện mong cho có sức khỏe, nào là ăn uống điều độ đúng mức, nào là giữ gìn sạch sẽ, quần áo cho tươm tất. Điều đó dĩ nhiên quan trọng, nhưng chúng ta đã dành bao nhiêu quan tâm cho tâm linh của mình? Tâm đã thanh tịnh chưa? Chúng ta có trang điểm cho tâm mình bằng những ý tưởng thiện lành hay không? Nếu tâm có thể rộng mở thì nó sẽ đẹp như một tòa lâu đài, như ngôi bảo điện, hay sẽ là một đống ngổn ngang đổ nát, chỉ riêng ta biết mà thôi. Nếu không muốn sống gần đống rác, thì phải hiểu rằng chừng nào tâm còn loạn tưởng, thì chừng ấy còn phải sống gần gũi những thứ đó, vì tâm chất chứa điều gì thì cảnh sẽ hiện như thế. Đó mới chính là ngôi nhà của ta.

Chứng kiến vô chọn lựa - Không phương pháp

Chứng kiến vô chọn lựa

Một từ rất quí giá trong cách tiếp cận của Phật tới cuộc sống là samata. Samata nghĩa là bình thản, thăng bằng, cân bằng, vô chọn lựa. Không di chuyển tới các cực đoan, tránh cực đoan. Đau đớn và vui thú là hai cực đoan – không chọn lựa. Không né tránh và không níu bám. Chỉ ở giữa nó, quan sát, nhìn nó, không gắn bó.
Đau tới, để nó tới – bạn chỉ là tâm thức quan sát. Bạn chỉ là nhận biết. Có đau đầu, bạn chỉ quan sát nó. Không nói không với nó, không bắt đầu tranh đấu với nó; không phủ nhận nó, không né tránh nó. Không cố dấn thân bạn vào đâu đó khác để cho bạn được sao lãng khỏi nó. Để nó ở đó, bạn đơn giản quan sát. Và trong quan sát nó, cuộc cách mạng lớn xảy ra.

KHAI MỞ TÂM THỨC

Chúng ta có khả năng chuyển đổi thân, thì đối với tâm cũng thế. Thân có thể thay đổi như khi ta ăn ít hơn để giảm ký, hay ăn nhiều hơn để tăng trọng lượng; uống nhiều rượu thì hại gan, hút thuốc nhiều thì hại phổi. Ta có thể tậpthể dục để có bắp thịt, hay luyện tập để chạy nhanh hơn, nhảy cao hơn, hay tập dượt để có thể đánh tennis hay đá cầu. Thân có thể làm được nhiều thứ mà một người bình thường không biết mình có thể làm được vì họ không được tập luyện. Thí dụ, chúng ta biết có những người có thể nhảy hai hay ba lần cao hơn bình thường, hay chạy nhanh gấp mười lần người khác. Thật vậy, nhiều người có thể làm những điều phi thường với cơ thể họ. Tương tự, cũng có những người có thể sử dụng tâm họ trong những cách dường như rất kỳ diệu, mà thật ra tất cả đều do tập luyện.

Những Lời Dạy Vượt Thời Gian

Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
Người Tây phương thường vội vã, vì thế họ có những hạnh phúc và đau khổ cực kỳ lớn. Chính các phiền não này cũng có thể là nguồn trí tuệ sau này.
Để sống cuộc sống tại gia và thực hành Pháp, ta phải sống trong thế tục nhưng ở trên nó. Việc giử giới (sila), bắt đầu bằng năm giới căn bản. Đó là cội nguồn chính yếu đối với tất cả mọi việc thiện. Chúng loại bỏ tất cả những cái xấu khỏi tâm, loại bỏ những gì tạo ra sân hận và bực bội. Khi những điều căn bản này bị loại bỏ, thì tâm luôn ở trong trạng thái của định (samadhi).

Hãy xem phút giây hiện tại là bạn - Ở Trong Hiện Tại Khi Đang Suy Nghĩ - Eckhart Tolle

Ta hãy tưởng tượng nếu trái đất mà không còn loài người cư ngụ, chỉ có loài thú và cây cỏ sinh sống, khi đó liệu có thể còn quá khứ và tương lai chăng? Liệu thời gian còn có ý nghĩa hay không? Những câu hỏi như: “Mấy giờ rồi?”, “Hôm nay là ngày mấy?”… sẽ hoàn toàn vô nghĩa! Cây sồi hay con chim đại bàng sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nghe ai đó hỏi mấy câu hỏi trên. Có lẽ chúng sẽ hỏi lại rằng: “Lúc này là mấy giờ hả? Lúc này là Bây Giờ; thời gian là Bây Giờ, là Hiện Tại. Ngoài phút giây hiện tại ra, còn thứ gì khác nữa chăng?”.

Vị ngọt và sự nguy hại của thiền định hữu vi hữu ngã

...thiền vipassanā không phải chỉ là thiền tuệ tách rời khỏi thiền định như nhiều người thường hiểu lầm, vì trong thiền vipassanā đã có đủ Giới - Định - Tuệ, Bát Chánh Đạo rồi nên không cần thêm sở đắc thiền định hữu vi hữu ngã nào nữa. Đức Phật dạy năm yếu tố giác ngộ căn bản "tín - tấn - niệm - định - tuệ" cần được quân bình, nếu định nhiều quá sẽ sinh trì trệ. Ngay cả nhiều thiền sư nổi tiếng cũng không nhận ra điểm cực kỳ vi tế này. Họ chủ trương phải có sở đắc các bậc thiền định mới tu thiền tuệ được, họ không biết rằng định trong tuệ phải là chánh định chứ không phải định sắc ái, vô sắc ái. Trên thực tế, một hành giả tu tập thiền minh sát đầy đủ Giới - Định -Tuệ (3 trong 1) thì định của họ phát huy nhanh hơn nhiều so với người phải cố gắng rèn luyện thiền định qua nhiều giai đoạn sở đắc. Và khi đã sở đắc thiền định hữu vị hữu ngã rồi thì khó mà chuyển qua thiền minh sát được...

Tu Tập Thế Nào Cho Có Kết Quả ?

Hỏi:  Tôi là một Phật tử và cũng đã hành thiền hơn hai mươi năm. Nhưng tôi chưa bao giờ thật sự kinh nghiệm được một sự an lạc nào lâu dài. Tôi cũng đã được học hỏi và thực hành theo nhiều lời dạy của các thiền sư, nhưng sao thấy mình vẫn bị sai xử bỡi những cảm xúc và thói quen cũ. Nhiều lúc tôi tự hỏi, "Mục đích để làm gì đây?" Tôi cần phải làm gì bây giờ?

Những mẫu truyện Thiền thú vị (3)

Cảnh giới vô ưu

...J. Krishnamurti bảo:
Tư tưởng là những điều quen thuộc, những cái đã biết, không hể vươn tới điều mới lạ, cái hoàn toàn chưa biết. Chúng ta không thể bắc cầu nối kết giữa cái tầm thường và điều thánh thiện, không thể đo lường cái vô cùng bằng cái hữu hạn, không thể nhốt gió ngàn phương trong một vốc tay.
Ông khẳng định:
Chân Lý thì bất khả tri. Trí năng và cảm thọ không thể tìm được lối vào Chân Lý. Không có đường vào Chân Lý, và một phương cách tiếp cận nó chỉ là cái ngụy tạo của một đầu óc tham lam. Mọi con đường và phương cách của cái tôi tính toán phải được phá bỏ hoàn toàn

Sống trong thế gian với Phật Phap

Hầu hết mọi người vẫn không biết bản chất của thiền tập. Họ nghĩ rằng chỉ có thiền đi, thiền ngồi và nghe pháp là sự thực hành. Điều này đúng, nhưng đây chỉ là hình thức thực tập bên ngoài. Việc thực hành thực sự diễn ra khi tâm tiếp xúc với một đối tượng tri giác.
Đó là nơi để tu tập, là khi sự tiếp xúc với tri giác xảy ra. Lúc mọi người nói những điều mà chúng ta không thích bèn có sự giận dữ, nếu họ nói những điều mà chúng ta thích thú thì chúng ta phát khởi niềm vui. Ngay đây là nơi để tu tập. Chúng ta sẽ tu tập như thế nào với những điều này? Đây là điểm rất quan trọng. Nếu cả đời chúng ta chỉ chạy lòng vòng để đuổi theo hạnh phúc và tránh xa đau khổ thì dù chúng ta có thể thực hành cho đến ngày chúng ta nhắm mắt xuôi tay cũng không bao giờ thấy được Phât Pháp. Điều này chỉ vô ích. Khi niềm vui và nỗi khổ phát sinh chúng ta sử dụng Giáo Pháp như thế nào để thoát khỏi chúng? Đây là điểm tu tập.

Thật sự "HOÀN HẢO" là gì?

Có 2 sự hoàn hảo:
- "Hoàn hảo" như nó là
- "Hoàn hảo" theo ý mình
Tại sao Đức Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn?
Vì Đức Phật thấy ra mọi sự bất toàn, cho nên Ngài mới hoàn toàn giác ngộ...Giác ngộ hoàn toàn chính là thấy mọi sự mọi vật như nó là, chứ không phải hoàn hảo như ý mình cho là sẽ là...

Xin mời xem video clip dưới đây:

CỐT TỦY NHỮNG LỜI THUYẾT GIẢNG

Hỏi: Chúng ta có nên hình thành cái khái niệm về người nào đó hay chăng?

J. Krishnamurti:
Bộ chúng ta nên có khái niệm về người khác chăng? Bộ chúng ta nên hình thành một quan điểm, đánh giá, xét nét về người khác chăng? Khi bạn có khái niệm về thầy của bạn, thì có cái gì là quan trọng đối với bạn?
Tôi không nói về bản thân vị thầy, nhưng nói về cái khái niệm của bạn về vị thầy. Và đó là chuyện xẩy ra trong cuộc đời, đúng không?
Chúng ta đều có ý kiến về người này, người khác, đúng không? Chúng ta nói: " Hắn thì tốt", "Hắn thì phù phiếm", Hắn thì mê tín", "Hắn làm cái này, cái kia"...

Xướng họa: Trăng


Xướng

Trăng rớt bóng rung rinh lòng biển cạn
Sóng chênh chao như ảo mộng nghiêng đời.
Nước ôm trăng ngân vang lời kinh tạng
Hiện thực về ngày tháng vụt xa khơi.

Đối diện với nỗi sợ chết

Hỏi: Thưa Thầy, ai sống trên đời rồi cũng phải chết, và sợ chết luôn là nỗi sợ tiềm ẩn trong mỗi người chúng ta. Xin Thầy chia sẻ làm thế nào để chúng ta có thể chiến thắng nỗi sợ hãi này, và có được sự chuẩn bị thích đáng cho cái chết của mình được thanh thản, không lo lắng sợ hãi ạ?

HT Viên Minh: Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu tại sao chúng ta sợ chết. Thường chúng ta sợ hãi những gì chưa biết, những gì chúng ta không nắm chắc. Nỗi sợ chết cũng có khởi điểm như vậy. Cho dù đã đọc rất nhiều những tài liệu nói về cái chết, và ngay cả ở bên cạnh những người thân đang hấp hối, thì chúng ta vẫn không thực sự biết rõ cái chết xảy ra như thế nào, và nhất là sau khi chết chúng ta sẽ không còn tồn tại hay vẫn tiếp tục sống? Và nếu còn tiếp tục tái sinh thì sẽ đi về đâu? Ai cũng biết rồi mình cũng sẽ phải chết đi, nhưng những gì xảy ra khi chết và sau khi chết luôn là một dấu hỏi rất lớn. Hầu hết chúng ta đều chẳng biết gì về cái chết, nên chúng ta tưởng tượng mông lung mà sinh ra sợ hãi.

Sự Suy Niệm Của Nội Tâm

Hành thiền không phải để tạo ra bất cứ điều gì (hoặc sự tập trung, sự bình tĩnh, hay sự thấu hiểu v.v...) và chỉ để nhìn thấy rõ bất cứ cái gì dang xảy ra trong khoảnh khắc hiện tại với một cách thật đơn giản. Thay vì dự định hoặc tạo ra một sự bình thản hoặc sự thấu hiểu thì quý vị hãy cố gắng từ cái điểm đầu tiên của mình. Bởi vì quý vị luôn luôn đi lùi về phía sau của con đường.
Sự thiền tập cũng giống như sự nỗ lực để học cách chạy một chiếc xe đạp. Tại lúc đầu, quý vị nỗ lực nhiều và quý vị sẽ bị vấp ngã trong lúc luyện tập. Sau đó bằng việc luyện tập thường xuyên quí vị sẽ học được cách nỗ lực vừa đủ để giữ cho quý vị có thể ngồi trên chiếc xe đạp một cách vững chắc và quý vị có thể duy trì sự nỗ lực một cách quân bình để tiến về phía trước.

Bất lập văn tự

Bất lập văn tự ở đây chẳng có nghĩa là hoàn toàn không dụng đến ngôn từ , chữ nghĩa như nhiều người thường nhận lầm, hiểu lầm qua cách định nghĩa từng lời, từng chữ một cách máy móc và giản đơn. Phải hiểu cách rốt ráo, rằng Tông chỉ của Ngài Bồ-đề Đạt-ma không ràng buộc vào ngôn ngữ, chữ nghĩa hay triệt để y cứ vào kinh điển theo thứ lớp mà truyền pháp, tức cũng có nghĩa Tông môn này không ra ngoài chánh pháp