Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không. Nếu bản tính của hiện tượng là không, vậy thì cái tâm đối đãi muốn nhận đó là thật để có thể nắm bắt được hay trốn tránh, cùng cả một thế giới đang hiện ra như thực trước mắt, đều thực sự là không từng hiện hữu. Tuy nền tảng là bất sinh, nhưng vẫn hiện ra trước mắt như một trò ảo thuật. Bởi vì tính bất sinh, nên cũng chẳng từng hoại diệt. Điều vượt ngoài mọi suy luận nghĩ bàn đó được gọi là niết bàn.
TIẾNG CHIM RỪNG TRÚC
Phật giáo đã có ít nhất 2500 năm lịch sử; và có lẽ, cũng đã có chừng ấy lần các thế hệ Phật giáo đồ xao lòng nhớ lại câu chuyện Phật dự hứa ngày viên tịch, báo trước giây phút bỏ lại trần gian. Theo kinh xưa, chuyện đó xảy ra vào ngày rằm tháng Giêng cuối cùng trong đời Thế Tôn, để ba tháng sau đó, Ngài đi xa không về nữa. Bốn mươi lăm năm trước đó, cũng vào ngày rằm tháng Giêng, lần đầu tiên đức Phật xác nhận sự ra đời của Tăng đoàn với một lời giáo hối được xem là toàn bộ tinh thần Phật pháp về sau: Lánh ác, làm lành, thanh lọc nội tâm.
Đầu sào trăm thước
Thiền sư Cảnh Sầm là một vị thiền sư sống vào khoảng thế kỷ thứ 9, được thiền sư Nam Tuyền chứng minh đắc pháp, sau không ngụ tại một nơi nào mà chu du khắp nơi tuỳ duyên giáo hóa độ sinh, nên còn được gọi là Hòa thượng Trường Sa.
Một ngày nọ, nghe nói một vị bạn đồng sư là Hòa Thượng Hội có đến yết kiến thiền sư Nam Tuyền, sư sai một vị tăng đến hỏi rằng:
Một ngày nọ, nghe nói một vị bạn đồng sư là Hòa Thượng Hội có đến yết kiến thiền sư Nam Tuyền, sư sai một vị tăng đến hỏi rằng:
BỘ MẶT NGUYÊN THỦY
"Bộ mặt nguyên thủy” là một bài giảng của Ðại Ðăng Quốc Sư cho hoàng hậu Hanazono. Ðại Ðăng Quốc Sư (1281-1337) là một trong những vị thầy sáng chói nhất của giòng Lâm Tế Nhật Bản. Ngài đã ẩn mình một thời gian, giả trang là một người ăn mày để lánh khỏi danh vọng.
Vấn đạo Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma
Ðầu thế kỷ 20 một số bản văn cổ đã được khai phá ra ở Trung Quốc (động Ðôn Hoàng), trong đó có một số tài liệu được cho là của đệ tử Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đã ghi chép lại.Sau đây là một vài góp nhặt từ những bản ghi chép của đệ tử ngài Ðạt Ma.
Tâm và bản chất của Tâm
Quan niệm cách mạng trong Phật Giáo là, sự sống và chết ở ngay trong tâm, không đâu khác. Tâm được xem như nền tảng phổ quát của kinh nghiệm, kẻ sáng tạo ra hạnh phúc và khổ đau, kẻ sáng tạo ra cái ta gọi là sự sống và sự chết.
Có nhiều phương diện của tâm, nhưng có hai phương diện nổi bật hơn cả.
Có nhiều phương diện của tâm, nhưng có hai phương diện nổi bật hơn cả.
VI DIỆU-PHÁP HIỆN-THỰC TRONG CUỘC SỐNG
“ VI DIỆU-PHÁP HIỆN-THỰC TRONG CUỘC SỐNG ” là quyển sách giảng giải về sự sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống bình thường của mỗi người trong đời.
Vi-diệu-pháp hiện thực trong cuộc sống như thế nào?
Để hiểu biết rõ vấn đề này, cần phải nêu các thí dụ vấn đáp như sau:
Vi-diệu-pháp hiện thực trong cuộc sống như thế nào?
Để hiểu biết rõ vấn đề này, cần phải nêu các thí dụ vấn đáp như sau:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)